Bạn đang xem bài viết Thiết Kế Header Cho Website: Khái Niệm, Phân Loại Và Cách Ứng Dụng được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Header là gì?
Trong bố cục web, header là phần trên cùng (đỉnh) của trang web. Nó là khu vực giới thiệu về trang web, nơi mọi người nhìn thấy đầu tiên trước khi tìm hiểu sâu hơn. Header được xem như “lời mời gọi” với nhiệm vụ cung cấp thông tin cốt lõi về sản phẩm digital để người dùng có thể nắm bắt thông tin chỉ trong vài giây. Các tiêu đề thường được định vị trong «Site Menus» và là yếu tố quan trọng trong việc điều hướng bố cục trang web.
Header bao gồm những gì?
Header có thể bao gồm nhiều yếu tố layout, ví dụ:
Điều này không có nghĩa tất cả các yếu tố đề cập trên đều được sử dụng trong cùng một header, vì chúng có thể gây ra quá tải thông tin. Càng nhiều đối tượng thu hút sự chú ý của người dùng, càng khó tập trung vào trọng tâm. Dựa trên nhiệm vụ thiết kế và mục tiêu kinh doanh, nhà thiết kế, đôi khi cùng với các chuyên gia marketing cần quyết định lựa chọn chiến lược quan trọng và chọn chúng từ danh sách hoặc bổ sung thêm.
Phần header trên cùng nằm trong vùng nhận thức trực quan đầu tiên. Nó được chia thành hai khối, phần trung tâm sử dụng không gian trắng để phân tách hình ảnh
Các yếu tố điều hướng được xây dựng xung quanh logo và tên thương hiệu. Các liên kết được sắp xếp phù hợp để người dùng dễ dàng di chuyển đến thông tin cần thiết.
Tại sao Header lại quan trọng?
Điều đầu tiên cần xem xét là người dùng thường quét văn bản khi tương tác với trang web. Theo những nghiên cứu khác nhau, bao gồm các ấn phẩm của Nielsen Norman Group, nhóm UXPin và những người khác, có một số mẫu quét phổ biến cho các trang web, trong đó có 3 loại mẫu phổ biến nhất: Z, Zig-Zag và F.
Mô hình Z khá điển hình cho các trang web có sự trình bày thống nhất thông tin nhưng ít phân cấp hình ảnh. Nó đánh dấu bốn vùng hoạt động – và hai trong số chúng đi qua khu vực header.
Mô hình Zig-Zag điển hình cho các trang có khối nội dung được phân chia bằng hình ảnh. Mắt của người đọc đi từ trái sang phải bắt đầu từ góc trên bên trái và di chuyển qua tất cả các trang đến góc trên bên phải.
Header có thể hỗ trợ trong việc trình bày dữ liệu cần thiết cho người dùng một cách nhanh chóng và cung cấp trải nghiệm người dùng tích cực thông qua điều hướng rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi trang web đều cần tiêu đề. Có nhiều giải pháp sáng tạo mang đến các mẫu thiết kế hiệu quả. Mọi trường hợp thiết kế trang web đều cần phân tích và nghiên cứu đối tượng mục tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thực hành thiết kế
Khả năng đọc và phân cấp hình ảnh
Việc lựa chọn kiểu chữ cho các header và màu nền phải được nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt. Người dùng phải có khả năng quét và cảm nhận thông tin cơ bản này càng nhanh càng tốt mà không gặp nhiều khó khăn. Nếu không, giao diện sẽ không thân thiện với người dùng.
Header gồm tiêu đề là yếu tố trung tâm, hai liên kết hoạt động ở dạng cơ bản, liên kết đến chế độ trực tiếp và trường tìm kiếm
Trang web này có bố cục được xây dựng trên hệ thống lưới đứt quãng, do đó header phải tương ứng với cách trình bày này.
Một điều quan trọng nữa là có nhiều cách khác nhau để header chuyển đổi trong quá trình trải nghiệm. Một số trang web sử dụng header cố định, luôn luôn hiển thị và hoạt động tại bất kỳ điểm tương tác nào; một số trang web ẩn header trong quá trải nghiệm. Ngoài ra còn có các trang web không ẩn hoàn toàn header nhưng thu nhỏ kích thước trong quá trình cuộn trang, có nghĩa là chúng ẩn thông tin phụ và chỉ để lại các yếu tố chính của bố cục.
Menu hamburger
Một giải pháp thiết kế header khá phổ biến là ẩn các liên kết cơ bản bằng nút hamburger.
Thiết kế với phiên bản đơn giản của menu hamburger với không gian trắng tách hai khối chức năng
Mặc dù menu hamburger vẫn có nhiều vấn đề gây tranh cãi trong thiết kế web và ứng dụng bởi tính trừu tượng cao, song chúng vẫn được sử dụng rộng rãi như một yếu tố của header. Vì vậy, quyết định về việc áp dụng nút hamburger nên được thực hiện sau khi nghiên cứu người dùng và định nghĩa về khả năng và nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Header cố định
Header cố định là một sự lựa chọn an toàn vì khả năng sử dụng và áp dụng hiệu quả. Trên thực tế, nó cung cấp cho người dùng khu vực điều hướng có sẵn tại bất kỳ điểm tương tác nào, điều này có thể hữu ích cho các trang có nội dung dài.
Thiết kế của trang web bên trên được trình bày có header cố định và tuân theo nguyên tắc tối giản
Một cách tiếp cận khác đầy sáng tạo và tối giản cho thiết kế header
Menu đôi
Menu đôi trong header có thể trình bày hai lớp điều hướng. Đây là ví dụ điển hình.
Trang web cũng sử dụng tiêu đề cố định bao gồm hai cấp độ điều hướng. Phân cấp hình ảnh và typographic giúp trải nghiệm người dùng tích cực
Tóm lại
Header là vùng chiến lược quan trọng đối với bất kỳ trang web nào. Mỗi trường hợp cần có phương pháp tiếp cận riêng để tương thích với đối tượng mục tiêu cụ thể. Và đừng quên, nghiên cứu người dùng kĩ lưỡng luôn là cách tuyệt vời để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho thiết kế header.
Biên tập: Thao Lee
Nguồn: tubikstudio
Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Doanh Nghiệp Nhà Nước
Doanh nghiệp nhà nước là gì? Thế nào là một doanh nghiệp nhà nước? Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm như thế nào? Và pháp luật quy định về các loại doanh nghiệp nhà nước ra sao?
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
– Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:
Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
Xin chào Luật sư Dương Gia. Tôi có 1 câu hỏi như sau: Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ có 51% vốn của tổng công ty, 49% vốn cổ phần. Tổng công ty có 87% vốn nhà nước, 13% vốn cổ phần. Vậy công ty tôi có là công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hay không ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ có 51% vốn của tổng công ty và 49% vốn cổ phẩn. Trong đó tổng công ty có 87 % vốn Nhà nước và 13 % vốn cổ phần.
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đó mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước.
Với trường hợp của công ty bạn, do tổng công ty chỉ có 87% vốn Nhà nước và 13% vốn cổ phần, chưa đáp ứng được điều kiện tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Vì vậy, tổng công ty bạn không phải là doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó, công ty mẹ có có 51% vốn của tổng công ty và 49% vốn cổ phẩn, do tổng công ty không phải là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công ty mẹ cũng không phải doanh nghiệp Nhà nước. Và dẫn đến, công ty TNHH một thành viên có 100 % vốn công ty mẹ không phải là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công ty này cũng không phải là doanh nghiệp Nhà nước.
Khái Niệm Khách Thể Của Tội Phạm Và Sự Phân Loại Của Nó
Khách thể của tội phạm là 01 trong 04 yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm. Việc xác định đúng khách thể của tội phạm có ý nghĩa rất lớn và là mấu chốt để định tội danh. Vậy thì khái niệm khách thể là gì?
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. . . những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên, không phải mọi hành vi gây thiệt hại đến các quan hệ đó đều là hành vi phạm tội. Nội dung của hành vi gây thiệt hại phải đến mức “nguy hiểm đáng kể” mới bị coi là tội phạm.
gồm 3 loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.
+ Là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị các tội phạm xâm hại. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm phạm đến khách thể chung của tội phạm.
+ Các khách thể chung: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
+ Là nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất, liên hệ qua lại với nhau, được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm các tội phạm xâm hại.
+ Là cơ sở để phân loại các tội phạm trong phần các tội phạm của luật hình sự thành các chương.
Nhóm các tội xâm hại tính mạng, danh dự nhân phẩm của con người được quy định trong chương XII BLHS năm 1999.
+ Là quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm BLHS bảo vệ bị một loại tội phạm trực tiếp xâm hại.
+ Là căn cứ để quy định các lạo tội phạm vào các chương, mục nhất định của BLHS.
Ví dụ: BLHS có tội danh “phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” đối với tội phạm xâm phạm các quan hệ xã hội về an ninh quốc gia.
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Khái Niệm,Đặc Điểm Và Phân Loại
Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.
Văn bản pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Văn bản pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành
Ở Viêt Nam những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước bao gồm: Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực do mình quản lý mà pháp luật quy định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật như: Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…
Những VBPL mà được ban hành bởi chủ thể không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành thì không có hiệu lực pháp luật.
Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
– VBPL được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo,…Với mỗi VBPL cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với việc ban hành VBPL.
Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể
Nội dung của VBPL chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.
Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn bản.
– Về tên gọi: Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật có tên gọi khác nhau như: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư,…
– Về thể thức: VBPL là quy định cách trình bày văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện
Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể.
Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định bổ nhiệm, quyết định khen thưởng,…
Văn bản hành chính
Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triểm khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Văn bản hành chính không quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền, nội dung.
Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thiết Kế Header Cho Website: Khái Niệm, Phân Loại Và Cách Ứng Dụng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!