Bạn đang xem bài viết Thời Hạn Niêm Yết Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THỦ TỤC NIÊM YẾT VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
Theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: ” 1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Như vậy, bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có di sản đều có thể tiến hành công chứng. Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai thông báo khai nhận di sản thừa kế:
– Cơ quan tiếp nhận niêm yết: Ủy ban nhân dân xã(phường) nơi thường trú hoặc tạm trú cuối cùng; và Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi có di sản hoặc bất động sản
III. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG , ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Thủ Tục Niêm Yết Văn Bản Phân Chia Di Sản Thừa Kế
Lượt xem:
1906
, Chuyên mục: Dịch vụ pháp lý Cập nhật:
THỦ TỤC NIÊM YẾT VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 1998 thì “niêm yết” là động từ dùng để chỉ việc “dán giấy để báo cho công chúng”. Còn theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa – Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006, “niêm yết” được hiểu là việc dán giấy để thông báo chính thức, công khai cho công chúng biết về một vấn đề nào đó. Mục đích của việc niêm yết nhằm công khai hóa những thông tin cần cho công chúng biết về một sự kiện, sự việc, con người hoặc một vấn đề nhất định, qua đó, để công chúng kiểm tra về độ chính xác của các thông tin; phát hiện những gian dối, giả mạo, sai lệch của các thông tin, từ đó giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan niêm yết) có được những quyết định đúng đắn. Việc niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản nhằm hạn chế tình trạng bỏ sót các đồng thừa kế, hạn chế tranh chấp phát sinh.
Thứ nhất: Địa điểm tiến hành niêm yết
Căn cứ Điều 8 Nghị định 29/2015/NĐ-CP:
– Niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
– Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
– Nếu di sản chỉ gồm có động sản mà trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc niêm yết được thực hiện tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
Trong đó: Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006 được hướng dẫn bởi Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống; nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú; nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
Thứ hai: Thủ tục tiến hành niêm yết
– Căn cứ Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP pháp luật chỉ ấn định duy nhất một cách thức thực hiện niêm yết thừa kế “Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện”.
– Trong mọi trường hợp, tổ chức hành nghề công chứng luôn phải cử công chứng viên hoặc nhân viên đến thực hiện niêm yết thừa kế trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền. Và lúc này, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn chỉ là “bảo quản” và “xác nhận” niêm yết thừa kế đó trong khoảng thời gian là 15 ngày.
Trên thực tế, không phải lúc nào việc thực hiện niêm yết thừa kế cũng diễn ra một cách suôn sẻ bởi quá trình này luôn cần được sự hỗ trợ, hợp tác rất chặt chẽ từ phía Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có trách nhiệm bảo quản niêm yết.
-S-
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ
ZALO: 03.2518.2518
ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.
CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Thời Hạn Niêm Yết Văn Bản Yêu Cầu Công Chứng Phân Chia Di Sản Thừa Kế Của Nười Đã Mất Là Bao Lâu ?
Cách chia di sản thừa kế khi chồng mất ? Thời hạn niêm yết văn bản phân chia di sản thừa kế ? Cách thức xác định phân chia di sản thừa kế ? … Luật Minh Khuê tư vấn cách thức xác định di sản thừa kế, và cách phân chia cho những người thuộc diện thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay:
1. Thời hạn niêm yết văn bản phân chia di sản thừa kế ?
Thưa Luật sư, tôi hiện đang công tác tại Văn phòng Công chứng Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Tôi có nhận yêu cầu công chứng hồ sơ phân chia di sản thừa kế, người để lại di sản mất ở Thành phố Hồ Chí Minh, di sản thừa kế để lại là bất động sản ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Văn phòng Công chứng của chúng tôi tiến hành niêm yết ở UBND xã nơi có bất động sản và UBND phường Tân Thới Nhất, Quận 12, nơi người mất cư trú cuối cùng.
Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và nhân sự, chúng tôi chỉ gửi công văn và thông báo niêm yết cho UBND phường Tân Thới Nhất mà không thể mang công văn và thông báo gửi trực tiếp. UBND phường yêu cầu chúng tôi phải trực tiếp niêm yết có sự chứng kiến của đại diện UBNd phường chứ không thể tính theo dấu bưu điện để tính 15 ngày niêm yết. Tôi đã tìm hiểu nhưng chưa thấy có văn bản nào quy định phải trực tiếp niêm yết ?
Trả lời:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng:
Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
…………
theo đó, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản “do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tài trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Mặc dù, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về quy trình niêm yết nhưng từ những căn cứ trên thì chúng tôi cho rằng Văn phòng công chứng của bạn vẫn phải trực tiếp đến trụ sở Ủy ban nhân dân nhân tại nơi có di sản và nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
2. Tư vấn cách chia di sản thừa kế khi chồng mất ?
Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi. Bố mẹ chồng tôi đã sang tên căn nhà ông bà và chúng tôi đang ở cho chồng tôi, trên sổ hồng có ghi rõ là tài sản của cha mẹ cho con.
Xin hỏi nếu sau này chồng tôi mất thì ai sẽ được thừa hưởng căn nhà này?
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện căn nhà đã được đứng tên bởi chồng bạn. Như vậy, chồng bạn là chủ sở hữu căn nhà nên sẽ có toàn quyền quyết định đối với tài sản này. Hiện bạn đang băn khoăn là không biết khi chồng bạn mất thì tài sản này sẽ thuộc về ai? Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 nếu trường hợp chồng bạn mất có để lại di chúc thì sẽ chia theo di chúc mà chồng bạn để lại:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
3. Tư vấn cách thức xác định phân chia di sản thừa kế ?
Cháu chào luật sư, xin hỏi: Cháu có 1 câu hỏi muốn hỏi luật sư.mong luật sư giúp cháu ạ.gd cháu có 4ng.trước khj lấy mẹ cháu về.bố cháu có 4ng còn.4ng còn riêg của bố cháu sốg ở 1manhr đất riêg,và mảnh đất hiện tại e con nhà cháu đag ở là tên sổ đỏ của bố mẹ cháu.và bố cháu đã mất,k để lại di chúc gì.và bây giờ mẹ cháu định sag tên cho a trai cháu.vậy fải làm như thế nào ạ ?
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
4. Tư vấn chia di sản thừa kế không có di chúc ?
Thưa luật sư, Em xin hỏi: Gia đình cha em có 6 anh em ông nội bà nội chết đi không để lại di chúc. Những anh chị em của Bố Em có quyền hưởng tài sản để lại không ? Bố Em là trai út ở chung với ông bà nội và đang ở trên tài sản đó. Những anh chị em của khác của Bố đều có gia đình riêng hết .
Theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì: ông bà nội của bạn có 6 anh em, ông nội bà nội chết đi không để lại di chúc, cha bạn là con trai út, sống chung với ông bà nội và anh chị em của cha b ạn đều có gia đình riêng hết. Việc ông bà nội của bạn chết mà không để lại di chúc thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của ông bà nội sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
5. Luật sư tư vấn chia di sản thừa kế theo di chúc ?
Thưa Luật sư, Kính mong luật sư của công ty tư vấn cho tôi về pháp luật chia di sản thừa kế với tình huống như sau: Tôi sinh năm 1986, tôi là con ngoài giá thú không có bố, mẹ tôi chỉ có tôi là đứa con duy nhất, mẹ tôi có tài sản là quyền sử dụng 1000 m2, đất năm 2004 mẹ tôi lập tờ di chúc tại UBND xã để lại di sản thừa kế cho tôi một phần đất là 100m2 trong quyền sử dụng đất của mẹ tôi được cấp là 1000m2 số còn lại 900m2 mẹ tôi di chúc để lại cho 2 người cháu cùng tuổi với tôi (di chúc được UBND xã chứng thực).
Năm 2010 mẹ tôi lập hợp đồng cho tặng tôi 600m2 trong tổng diện tích 1000m2 mẹ tôi được cấp và nằm trong di chúc mẹ tôi lập tại UBND xã năm 2004 và tôi đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tôi cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất đã thu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ của mẹ tôi và cấp mới cho mẹ tôi bằng một quyền sử dụng đất mới với diện tích còn lại là 400m2. Khi lập hợp đồng cho tặng tôi quyền sử dụng đất mẹ tôi không báo UBND xã huỷ tờ di chúc lập năm 2004. Năm 2011 mẹ tôi mất, hai đứa cháu của mẹ tôi đòi chia di sản theo di chúc mẹ tôi lập năm 2004 nhưng chỉ đòi phần 400m2 là sổ chủ quyền mới của mẹ tôi còn lại… Kính mong luật sư tư vấn cho tôi biết di chúc của mẹ tôi lập năm 2004 nêu trên có bị vô hiệu toàn bộ hay không? Hay chỉ vô hiệu phần QSDĐ đã cho tôi, tôi phải làm gì để giữ phần di sản thừa kế của mẹ tôi để lại là 400m2 QSDĐ nêu trên. Rất mong được sự giúp đỡ của quý Luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Người gửi: T.K
Năm 2011 bẹ bạn mất, như vậy khi này di chúc của mẹ bạn lập năm 2004 sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên lúc này di sản thừa kế của mẹ bạn chỉ còn một phần. Di chúc của mẹ bạn chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Cụ thể khoản 3 Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005
3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Công Chứng Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế
Thông tin thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai
Cách thực hiện thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai
Trình tự thực hiện
Bước 1:
Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng.Thời gian tiếp nhận hồ sơ:– Sáng : từ 07h00 đến 11h00;– Chiều: từ 13h30 đến 16h00.(Trừ Chủ nhật và các ngày lễ).
Bước 2:
Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai
Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Áp dụng mẫu số 29/VBN của Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006)
Giấy chứng tử của người để lại di sản
Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.(Áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật)
Di chúc (Áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo di chúc)
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản để lại
Giấy chứng minh nhân dân người khai nhận
Hộ khẩu.Nếu là bản sao phải xuất trình bản chính để Công chứng viên kiểm tra đối chiếu.
Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng NaiPhí và lệ phí của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai
Phí công chứng
Mức thu tính trên giá trị tài sản phân chia: – Dưới 100.000.000 đồng mức thu lệ phí là 100.000đồng – Từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch – Từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng – Từ trên 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp). Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Thông tư liên tịch 91/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng do Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp ban hành
Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng NaiLược đồ Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai
Cập nhật thông tin chi tiết về Thời Hạn Niêm Yết Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!