Xu Hướng 10/2023 # Thống Kê Tiệm “Nail” Ở Mỹ # Top 18 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Thống Kê Tiệm “Nail” Ở Mỹ # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thống Kê Tiệm “Nail” Ở Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đế chế nail Việt, tên gọi mà báo giới Mỹ thường nhắc đến khi đề cập đến nghề nail trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Tuy nhiên, những đạo luật gần đây đã khiến “đế chế” này lâm vào khó khăn.

Ngành công nghiệp chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân (nail) – ngành công nghiệp mang lại doanh thu gần 7 tỷ USD ở Mỹ. Các con số thống kê cho thấy số người Việt làm nail chiếm gần một nửa tổng số người làm nghề này ở Mỹ.

Trong số 1.868 tiệm nail có đăng ký ở bang Florida, có tới 1.152 cửa hàng do người Việt làm chủ.

Các tiệm Nail tập trung nhất là các thành phố California, Texas, Louisiana. Chỉ riêng ở Texas, theo các cơ quan chức năng ở đây đã có khoảng hơn 5.000 tiệm nail với 25.000 nhân viên đang hành nghề.

Theo thống kê tháng 3/2010 thì người Việt có 73.164 cửa hàng với số nhân công 374.345 người, và có 5 thành phố lớn có nhiều cửa hàng nhất là Houston (862), New York (796), Los Angeles (460), Miami (279) và San Francisco (302).

Trên toàn nước Mỹ có khoảng 150.000 người Việt có giấy phép làm việc trong ngành công nghiệp này, và người Việt đang điều hành khoảng 27.000 tiệm nail trong tổng số 60.000 tiệm nail

Người Việt không chỉ cặm cụi làm đẹp móng tay, chân cho khách mà còn mở thêm cửa hàng cung cấp vật liệu, hóa chất, dụng cụ cho các tiệm nail. Với bản chất vốn khéo léo, chịu khó, người Việt đã nhanh chóng làm chủ thị trường béo bở này.

Nghề nail (nghề làm móng) gần như là dành cho người Việt trên đất Mỹ. Theo thống kê từ tờ Nail Magazine số người Việt có chiếm đến 55- 65 phần trăm trong tổng số người có bằng nail toàn nước Mỹ. Tại một số vùng có đông người Việt, các tiệm nail do người Việt làm chủ có khi lên đến trên 90 phần trăm.

Có không ít người đã trở thành triệu phú nhờ nghề nail, nhiều người sở hữu hàng chuỗi tiệm nail, thuê mướn nhân công, chủ yếu là người gốc châu Á. Các tiệm nail của người Việt giờ đây còn chen chân được vào hệ thống siêu thị Wal-Mart, với 850 tiệm hoạt động tại hệ thống cửa hàng khổng lồ này. Theo số liệu của Bộ Lao động, lương trung bình của người làm nail là 9,56 USD một giờ. Tính tổng cộng, thu nhập trung bình của người làm nail là từ 25.000 đến 30.000 USD, có người tới 60.000 USD một năm.

Sự có mặt của người Việt trong nghề nail đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành dịch vụ này, cũng như làm thay đổi thói quen của nhiều người Mỹ, góp phần làm phong phú ngành dịch vụ thẩm mỹ trị giá hơn 33 tỷ USD ở nước này.

Nếu như trước đây, người Việt chiếm lĩnh thị phần ngành công nghiệp này bằng những yếu tố chiều khách giỏi, kinh doanh linh động nhạy bén, biết vận dụng các chiến lược cạnh tranh khôn khéo, và đặc biệt là giá cả thì nay, người Việt còn minh chứng khả năng chiếm lĩnh thị trường bằng nghệ thuật design móng tuyệt hảo. Đó là lí do cụm từ nail art ngày càng phổ biến, khi mỗi chiếc móng được người Việt tạo tác thành một tác phẩm nghệ thuật. Thậm chí người Việt còn tạo ra những mẫu móng 3D, có gắn đá, pha lê và nhiều vật liệu trang sức.

Đế chế lung lay vì luật

Ngoài việc có thể bị tạm treo bằng, còn nhiều qui định khác khiến các chủ hiệu nail rất dễ bị phạt. Và mức phạt cho mỗi lần vi phạm là khá nặng.

Song đáng tiếc khá nhiều trường hợp bị phạt bởi những nguyên nhân không đáng có. Thậm chí, nhiều người còn bị phạt một cách oan uổng. Thứ nhất, phần đông người Việt hành nghề nail không thạo tiếng Anh, bởi thế không nắm rõ những yêu cầu mà luật đặt ra với chính cửa hàng của mình. Một nguyên nhân khác, là luật mới chỉ qui định một cách tổng quát mà không đi vào chi tiết. Do đó, thanh tra có thể đưa ra những đòi hỏi quá khắt khe. Chẳng hạn như luật buộc khăn sạch phải để riêng trong một ngăn, tuy nhiên, thanh tra kiểm tra thấy khăn không được xếp gọn cũng phạt, mặc dù đó là khăn sạch. Lại có chủ tiệm bị phạt 100 USD chỉ vì không viết chữ “đã rửa sạch” lên một cục đá mài, cho dù cục đá mài này mới toanh, chưa một lần được sử dụng.

Sau khi luật được áp dụng, đã có nhiều cơ sở hành nghề nail của người Việt bị phạt vì các vi phạm. Một số hiệu còn buộc phải đóng cửa vì mức phạt quá nặng.

Đó là lí do khiến khoảng 400 chủ tiệm nail tại bang California tập hợp nhau lại để tìm cách bảo vệ nghề nghiệp của mình. Sau một cuộc họp sôi nổi tại TP. Westminter, những chủ tiệm người Việt hành nghề nail đã thống nhất thành lập Hiệp hội những người Việt tại Mỹ hành nghề nail và tóc. Hiệp hội này nhận được sự cố vấn của các luật sư có tiếng trong cộng đồng người Việt tại Mỹ là Nguyễn Quốc Lân và Dina Nguyễn.

Những thành viên của Hiệp hội sẽ giúp đỡ nhau học hỏi cách thức gìn giữ sạch sẽ, bảo trì trang cụ hợp với tiêu chuẩn vệ sinh theo luật lệ hiện hành, đặc biệt là đấu tranh chống lại việc lạm dụng luật mới của một số quan chức chính quyền.

Mua Tiệm Nail Ở Mỹ: Những Thủ Tục Pháp Lý Cần Biết

Một trong những lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ mà người Việt mình ưa thích và bỏ tiền đầu tư vào nhất, đó là việc mua lại các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại Mỹ, nhất là những tiệm nail của người Việt.

Thân chào các bạn,

Một trong những lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ mà người Việt mình ưa thích và bỏ tiền đầu tư vào nhất, đó là việc mua lại các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại Mỹ, nhất là những tiệm nail của người Việt. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam có đủ kinh nghiệm và khôn ngoan để lựa chọn để mua lại một tiệm nail có tỷ suất lợi nhuận cao, và với giá mua hợp lý nhất. Tự nhiên hầu hết những nhà đầu tư Việt không am hiểu về các thủ tục pháp lý trong việc sang nhượng, mua bán một cơ sở kinh doanh tại Mỹ, đặc biệt là đối với tiệm nail, vì đây là loại hình kinh doanh đặc thù, đòi hỏi phải tuân thủ theo một số điều kiện thủ tục theo quy định. Trong phạm vi bài viết này mình xin giới thiệu khái quát về các thủ tục pháp lý để để mua bán một tiệm nail tại Mỹ.

Thủ tục pháp lý đầu tiên trong việc mua bán một tiệm nail tại Mỹ, đó là bên mua cần thiết phải tìm hiểu việc người chủ trung tâm thương mại nơi có tiệm nail có đồng ý cho người chủ tiệm nail được sang lại hợp đồng thuê mặt bằng cho người mua hay không. Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu người chủ mặt bằng, trung tâm thương mại không đồng ý, thì người mua lại tiệm nail chỉ có thể để kinh doanh trong khoảng thời gian còn lại của hợp đồng thuê mặt bằng mà thôi. Và hết thời gian này buộc tiệm nail phải di dời đi nơi khác. Trên nguyên tắc thi việc di dời này có thể thực hiện được, Tuy nhiên, trên thực tế thì gần như không thể, bởi vì lợi nhuận của một tiệm nail thường gắn liền với vị trí địa lý của tiệm nail đó, phụ thuộc vào lượng khách hàng địa phương, cũng như là tên tuổi có tiệm gắn với khu vực dân cư đó. Thành ra, nếu tiệm nail dời đi chỗ khác, thì sẽ mất đi lượng khách quen rất nhiều mà tiệm đã gây dựng được nên trước đây.

Việc người chủ mặt bằng trung tâm thương mại từ chối việc người chủ tiệm sang nhượng hợp đồng thuê lại cho người mua rất ít khi xảy ra, và thường khi là người chủ tiệm nail chậm trễ nhiều lần trong việc trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng, để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, mất vệ sinh tạo ra nguy cơ cháy nổ … trong những trường hợp như vậy, thường là người chủ mặt bằng, trung tâm thương mại sẽ từ chối việc chuyển nhượng hợp đồng thuê. Nhiều chủ mặt bằng trung tâm thương mại rất khắt khe trong việc kiểm tra uy tín của người mua lại tiệm nail. Họ thường kiểm tra khả năng tài chính của người mua lại tiệm nail bằng cách thức phổ biến là kiểm tra điểm credit. Tuy nhiên, đối với người mua là ở Việt Nam, thì thường là những người mua này không có điểm credit tại Mỹ, bởi vậy là người chủ mặt bằng trung tâm thương mại thường là sẽ yêu cầu người chủ tiệm nail (người bán) đồng bảo trợ tài chính cho người mua, tức là phải chịu trách nhiệm trả tiền thuê mặt bằng trong trường hợp người mua không có khả năng chi trả tiền thuê.

Bước tiếp theo trong việc mua bán tiệm nail, đó là các bên mua và bán cần phải kết với nhau một thỏa thuận mua bán, thường gọi là Bill of Sales, hay sale agreement. Trong thỏa thuận này phải thể hiện đầy đủ các điều khoản của một hợp đồng mua bán. Việc soạn thảo hợp đồng mua bán này bài các bên nên giao cho một văn phòng chuyên về các thủ tục pháp lý này để soạn thảo được bản hợp đồng đảm bảo quyền lợi nhất cho cả bên mua và bên bán.

Trước khi đặt bút viết vào thỏa thuận mua bán, bên mua cần thiết phải kiểm tra những trách nhiệm pháp lý, những khoản nợ tài chính mà bên bán vẫn còn chưa thực hiện. nhưng khoảng cách nhiệm pháp lý này bao gồm những khoản tiền phạt từ State board, khoản tiền bồi thường cho khách hàng theo quyết định bản án của tòa án, những khoản nợ thuế… những khoản nợ tài chính bao gồm các khoản vay mượn từ tổ chức cá nhân để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của tiệm nail, nợ lương nhân viên, nợ từ người cung cấp đối với những dụng cụ nguyên vật liệu mua nhưng chưa trả tiền, những coupons khuyến mãi đã phát hành nhưng chưa thu hồi…

Việc kiểm tra trách nhiệm pháp lý trách nhiệm tài chính này là rất quan trọng, vì nếu người bán không kiểm tra kỹ, thì sau khi thủ tục mua bán được hoàn tất người bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những khoảng cách nhiệm pháp lý, trách nhiệm tài chính này.

Thông thường, việc ký kết thỏa thuận không cạnh tranh sẽ diễn ra cùng lúc với việc ký kết thỏa thuận mua bán. Trong lĩnh vực đặc thù như kinh doanh tiệm nail, khách hàng của tiệm phần lớn là những cư dân địa phương, và họ biết đến tiệm là do vị trí địa lý của nó, và thường là khách hàng đã quen với tiệm nail với người chủ tiệm với người thợ nào trong tiệm thì họ hay tìm đến đến với người chủ hay người thợ đó. Bởi vậy, nếu không ký kết thỏa thuận không cạnh tranh, thì người bán sau đó có thể ra mở một tiệm nail gần đó, đồng thời sẽ kéo thợ và khách hàng về tiệm mới của mình, là người mua tiệm sẽ không thể có khách cũng như không đủ thợ để tiếp tục kinh doanh. Chính vì điều đó đó gần như như trong tất cả các giao dịch mua bán tiệm nail, thỏa thuận không cạnh tranh là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán. Bởi vậy người mua tiệm cần nhờ một văn phòng có kinh nghiệm để soạn thảo một thỏa thuận không cạnh tranh đầy đủ các điều khoản bảo vệ cho quyền lợi của người mua.

Một trong những thiếu sót quan trọng mà người mua tiệm nail thường hay mắc phải nhất là những người mua là nhà đầu tư từ Việt Nam. đó là hiện nay phần lớn khách hàng có xu hướng chuyển sang thanh toán phí dịch vụ bằng thẻ. Việc này đòi hỏi trong tiệm phải có có đặt máy cà thẻ thanh toán. Thông thường, các công ty cho thuê máy cà thẻ thường yêu cầu người chủ tiệm phải có số an sinh xã hội hoạch mã số thuế cá nhân, thì lúc đó họ mới đồng ý ký kết hợp đồng cho thuê máy cà thẻ. Nhà đầu tư từ Việt Nam thường là không có số an sinh xã hội thật là mã số thuế cá nhân để để được thuê máy cà thẻ thanh toán. Vì vậy, người mua tiệm làm nhà đầu tư từ Việt Nam cần lưu ý nội dung này, và cần thiết phải có cá nhân, tổ chức có mã số thuế cá nhân, số an sinh xã hội để để giúp đứng tên trong hợp đồng thuê máy cà thẻ thanh toán.

Khâu cuối cùng trong thủ tục mua bán tiệm nail, đó là người mua phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của tiểu bang, của thành phố nơi có tiệm nail, có thể phải xin thêm một số giấy phép cần thiết tùy vào quy định của mỗi địa phương.

Tóm lại, các nhà đầu tư nếu có ý định mua tiệm nail thì nên hết sức chú ý thủ tục pháp lý trong việc mua bán tiệm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà rủi ro và thiệt hại phần lớn sẽ thuộc về người mua tiệm.

Vụ Giết Chủ Tiệm Nail Ở Mỹ: Nghi Phạm Được Chỉ Định Luật Sư

Tại Mỹ, văn phòng người bào chữa công chịu trách nhiệm cung cấp đại diện pháp lý cho những công dân không thể thuê luật sư.

Theo đài Fox News, trong lần xuất hiện tại tòa án Las Vegas đầu tiên kể từ khi được di lý từ bang Arizona, Whipple cũng đã từ bỏ quyền đọc cáo trạng của Công tố viên chống lại cô.

Dẫn hồ sơ tòa án, Fox News cho biết Whipple sẽ tiếp tục bị giam giữ mà không được bảo lãnh cho đến ngày ra tòa tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 30-1.

Nghi phạm 21 tuổi trên đã được đưa vào Trung tâm giam giữ hạt Clark hôm 18-1 và đang phải đối mặt với ba tội danh, bao gồm sát nhân bằng vũ khí có thể gây chết người, trộm cắp và cướp bằng vũ khí có thể gây chết người.

Whipple đã bị các nhân viên của Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt giữ tại thành phố Glendale, bang Arizona, vào ngày 11-1 vừa qua, gần hai tuần kể từ lúc gây ra vụ án mạng tại tiệm nail của bà Ngọc Q. Nguyen, chủ tiệm, đồng thời là người bị sát hại.

Theo báo Las Vegas Review-Journal, Whipple đã xuất hiện trước một thẩm phán ở hạt Maricopa của bang Arizona hôm 12-1 và ký giấy cho phép nhà chức trách đưa cô này trở lại hạt Clark của bang Nevada mà không phải ra tòa thêm lần nào nữa ở bang Arizona.

Vụ án mạng xảy ra vào ngày 29-12-2023, khi Whipple đến làm móng tại tiệm Crystal Nails & Spa của bà Nguyen nhưng thẻ tín dụng của cô này từ chối chấp nhận thanh toán hóa đơn 35 USD.

Whipple khi đó nói với bà Nguyen rằng cô ta sẽ ra xe để lấy tiền trả nhưng rồi lái xe chạy đi, kéo theo người phụ nữ gốc Việt khi đó đang cố giữ lại chiếc xe. Bà Nguyen được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong không lâu sau đó.

Cảnh sát xác định Whipple là nghi phạm sát hại bà Nguyen và đã công bố rộng rãi hình ảnh cô này hôm 3-1, tức hơn một tuần trước khi cô gái này bị bắt giữ.

Người giết chủ tiệm nail gốc Việt đã vào tù ở Las Vegas

Nghề Nail Ở Mỹ Gặp Đại Nạn: Bộ Lao Động Hoa Kỳ Tiến Hành Chiến Dịch Kiểm Tra Tiệm Nail

Đến năm 2023 vừa qua, Bộ Lao Động liên bang Hoa Kỳ lần đầu tiên đã trực tiếp nhập cuộc và chọn vùng Seattle của tiểu bang Washington để tiến hành những vụ kiểm tra bất ngờ không báo trước nhắm vào các tiệm Nail. Mục đích kiểm tra cũng là để đảm bảo việc thi hành luật lệ lao động trong tiệm Nails và các thợ Nail phải được phân loại là “employee” hoặc “independent contractor” đúng theo quy định của luật liên bang, ngăn chận những vi phạm trong vấn đề lương bổng quy định bởi Đạo Luật Tiêu Chuẩn Lao Động Công Bằng (the Fair Labor Standards Act). The Fair Labor Standards Act (FLSA) là luật liên bang ra đời năm 1938 bảo đảm một số phúc lợi cho người làm việc ở Mỹ, đặc biệt là quyền được hưởng mức lương tối thiểu (minimum wages) theo luật hiện hành, và lương giờ phụ trội (overtime wages) gấp một rưỡi lương tối thiểu cho các giờ làm việc sau 40 giờ trong một tuần lễ. Tuy nhiên, luật FLSA không áp dụng cho “independent contractor.”

Cũng nên biết rằng những vụ kiểm tra của Bộ Lao Động liên bang nhắm vào tiệm Nail sẽ không phải chỉ nhằm vào vấn đề chủ tiệm phân loại thợ Nail là “independent contractor” một cách trái phép, nhưng chính yếu là để bảo đảm các tiệm Nail phải thi hành đúng đắn luật FLSA nếu thợ làm trong tiệm là “employee.” Vì vậy, những chủ tiệm Nail có thợ là “employee” (trả lương bằng mẫu W-2) mà không hiểu rõ vấn đề lương bổng quy định bởi luật FLSA, cũng rất dễ bị phạt vạ trong những vụ kiểm tra của Bộ Lao Động.

Để xác định thế nào là “independent contractor,” cơ quan lao động hiện nay vẫn dựa vào 11 yếu tố trắc nghiệm do sở thuế vụ liên bang IRS đề ra. Các yếu tố trắc nghiệm của IRS được đăng tải trong tập tài liệu “Publication 15-A” do cơ quan này ấn hành, và được chia thành ba hạng loại: Sự kiểm soát hành vi; sự kiểm soát về tài chánh; và sự huấn luyện mà chủ cung cấp cho nhân công. Tuy nhiên, các yếu tố do IRS đề ra cho thấy việc định nghĩa thế nào là “independent contractor” cho đến nay vẫn còn nhiều phức tạp và mâu thuẩn, đặc biệt là đối với người hành nghề thợ Nail. Và chủ tiệm Nail dùng 1099-MISC trả công cho thợ vì vậy cần phải hiểu rõ vấn đề thì mới tránh bị phạt vạ khi có cuộc kiểm tra của cơ quan thuế vụ và lao động. Ngoài ra, luật lệ trong vấn đề này tại các tiểu bang cũng có thêm nhiều sự khác biệt và không đồng nhất, rất dễ gây ngộ nhận cho chủ tiệm Nail trong việc chứng minh thợ Nail là “independent contractor.”

Vấn nạn nghề Nail: Trả lương bằng tiền mặt

Từ mấy chục năm nay, hầu hết các tiệm Nail của người Việt vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn thường bao lương và trả một phần lương cho thợ bằng tiền mặt. Trong thời gian sắp đến, với sự gia tăng kiểm tra các vi phạm trong vấn đề lương bổng nhắm vào tiệm Nail do Bộ Lao Động liên bang Hoa Kỳ đề xướng, việc trả tiền mặt cho thợ Nail sẽ là một thứ ‘lợi bất cập hại’ đối với khá nhiều chủ tiệm Nail. Lý do đơn giản là vì chủ tiệm khi trả lương bằng tiền mặt cho thợ Nail, sẽ không có chi phiếu để chứng minh số tiền lương thật sự đã trả theo đúng với số giờ làm việc của người thợ. Và trong trường hợp đó, nếu đang dùng W-2 để trả lương cho thợ, hoặc dùng 1099-MISC mà không chứng minh được thợ là “independent contractor,” chủ tiệm trả tiền mặt cho thợ sẽ dễ bị xem là đã vi phạm luật FLSA khi bị kiểm tra bởi cơ quan lao động, hoặc tệ hại hơn nữa là khi bị thợ Nail kiếm chuyện khiếu nại hay kiện cáo trước tòa án như thường xảy ra trong thời gian gần đây. Cần lưu ý rằng thợ Nail dầu đi làm chui bất hợp pháp hay không có bằng hành nghề cũng vẫn được bảo vệ bởi luật FLSA, vì vậy sẽ có quyền kiện chủ tiệm vi phạm luật lao động để đòi bồi thường.

Năm 2012 vừa qua, cơ quan lao động tiểu bang New York sau khi đến kiểm tra tiệm Cindy’s Total Care tại Manhattan, đã kiện chủ tiệm này ra tòa vì không có sổ sách ghi giờ làm việc của thợ Nail theo đúng luật lao động và đã bao lương hàng ngày trả bằng tiền mặt cho thợ làm việc trên 40 giờ mỗi tuần, vì vậy không chứng minh được là đã trả đầy đủ lương giờ overtime cho thợ theo luật FLSA. Kết quả là tòa án đã buộc chủ tiệm Cindy’s Total Care phải bồi thường tiền lương overtime và tiền thiệt hại tổng cộng $235,920 cho một số thợ Nail đã có thời gian làm việc tại tiệm này.

Tại California, tổ chức Asian Law Caucus chuyên trợ giúp pháp lý cho người Á châu hồi cuối năm 2011 đã giúp cho khoảng 125 thợ Nail mà phần đông là người Việt nộp đơn kiện Natalie Salon tại tòa án quận San Mateo, cáo buộc chủ tiệm vi phạm luật FLSA. Natalie Salon là công ty do người Việt làm chủ có nhiều tiệm Nail tại vài thành phố trong vùng vịnh San Francisco. Đơn kiện cáo buộc Natalie Salon đã trả lương khoáng cho thợ Nail không tương xứng với số giờ làm việc hàng ngày và giờ overtime của thợ theo luật lao động, không cho thợ có giờ nghỉ để ăn trưa, trừ bớt tiền tips khi khách trả cho thợ bằng thẻ tín dụng, và không cho thợ nói tiếng Việt trong lúc làm việc. Cuối tháng Hai 2013 vừa qua, mặc dầu không nhận lỗi đã vi phạm luật lao động, Natalie Salon đã phải đồng ý trả $750,000 để dàn xếp vụ kiện kéo dài quá tốn kém.

Tóm lại, rất nhiều tiệm Nail lớn nhỏ tại các tiểu bang Hoa Kỳ do người Việt làm chủ đã bị phạt vạ và thưa kiện trong thời gian gần đây vì không hiểu rõ hoặc vì xem thường các luật lệ lao động áp dụng trong nghề Nail. Có tiệm với vài ba người thợ Nail cũng bị kiểm tra và phạt vạ bởi cơ quan lao động hoặc sở thuế IRS. Và qua sự kiện Bộ Lao Động liên bang Hoa Kỳ trực tiếp đề xướng những vụ kiểm tra bất ngờ nhắm vào các tiệm Nail trong vùng Seattle trong năm 2012 vừa qua, chắc chắn rằng tiệm Nail tại nhiều nơi trên nước Mỹ sẽ tiếp tục là mục tiêu kiểm tra của Bộ Lao Động liên bang trong thời gian sắp đến. Khi vi phạm được tìm thấy qua một cuộc kiểm tra không báo trước của Bộ Lao Động, chủ tiệm Nail sẽ bị phạt hoặc bị truy tố trước tòa án dân sự, và có thể phải bồi hoàn cho thợ Nail các khoản tiền lương đã không trả đúng theo luật lao động. Giám đốc văn phòng Bộ Lao Động miền Tây Hoa Kỳ là ông Ruben Rosalez cho biết riêng Bộ Lao Động liên bang Hoa Kỳ trong hai năm qua đã thâu lại được hơn $688,000 tiền lương mà các tiệm Nail trả thiếu cho thợ. Cũng cần lưu ý rằng chủ tiệm Nail sau khi bị phạt vạ bởi cơ quan lao động, còn có thể bị sở thuế vụ IRS kiểm toán để truy thâu các khoản thuế đã không trả đầy đủ theo luật thuê mướn “employee.”

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không nên chờ đến lúc ‘mất trâu rồi mới lo rào chuồng’ thì đã quá muộn. Để tránh bị phạt vạ và rắc rối với luật pháp gây thiệt hại cho công việc làm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến cả đời sống gia đình, những chủ tiệm Nail trả lương cho thợ bằng W-2 phải chuẩn bị để khi bị kiểm tra, hoặc trong trường hợp thợ Nail khiếu nại hay thưa kiện, sẽ có đầy đủ hồ sơ ghi rõ số giờ mà thợ Nail đã có mặt tại tiệm theo sự sắp xếp của chủ tiệm, dầu có làm việc hay không, cùng với bằng chứng đã trả lương đủ số giờ mà thợ có mặt ở tiệm theo đúng quy định của luật FLSA. Về phần chủ tiệm Nail dùng 1099-MISC để trả công cho thợ Nail thì cần phải hiểu rõ và áp dụng các quy định trong việc sử dụng “independent contractor,” và quan trọng hơn hết là phải có thể chứng minh người thợ đó là “independent contractor” theo đòi hỏi của luật lệ hiện hành nếu bị kiểm tra. Đây là một việc khá phức tạp cần sự giải thích và hướng dẫn của giới chuyên môn, chứ không đơn giản là dùng một tờ hợp đồng để dán nhãn hiệu “independent contractor” cho người thợ như nhiều chủ tiệm Nail lâu nay vẫn lầm tưởng một cách tại hại. Và như đã trình bày ở phần bên trên, chủ tiệm Nail tại hai tiểu bang New Jersey và Pennsylvania không thể dùng 1099-MISC để trả công cho thợ làm trong tiệm của mình.

Nguồn: Vietlifestyle, baonuocviet.org

Lao Đao Nghề Nail Ở Mỹ

Thời trang vẽ móng, hay như cách nhiều người Việt vẫn gọi: “làm nail,” đã trở thành con đường cho hàng ngàn người nhập cư tại Mỹ vươn lên thành tầng lớp trung lưu. Nhưng giờ đây khó khăn của nền kinh tế Mỹ đang đặt ngành kinh doanh nail trước ngã ba đường. Tiền công rẻ, một yếu tố từng khiến cho người Việt có thể nhanh chóng thống lĩnh ngành công nghiệp có giá trị ước tính khoảng 6 tỷ USD, hiện nay lại đang gây ra những khó khăn cho các chủ tiệm nail, buộc họ phải tìm cách đổi mới phương thức kinh doanh.

Trang Nguyễn đến Mỹ năm 1980. Thành công trong việc kinh doanh tiệm nail của anh là một ví dụ điển hình của những người Mỹ gốc Việt. Cũng giống như hầu hết những người Việt, anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng và chút vốn tiếng Anh ít ỏi. Sau một thời gian làm thợ ở một tiệm cắt tóc, anh đổi sang nghề làm nail, nhờ học được từ người họ hàng sở hữu một tiệm nail.

Một bộ móng tay được trang trí đẹp. Ảnh: Odyssey Nail Systems

Giờ Trang là chủ của một công ty đa quốc gia Odyssey Nail Systems. Công ty của Trang ngoài việc kinh doanh bán các sản phẩm làm nail còn cung cấp dịch vụ đào tạo các chủ tiệm nail. Thành công mà Trang đạt được là bốn danh hiệu vô địch thế giới về thời trang nail và rất nhiều giải thưởng khác.

Là một nghệ sĩ vẽ móng, Trang Nguyen mong muốn được thấy nhiều hơn nữa những đam mê nghề nghiệp từ các chủ tiệm nail người Mỹ gốc Việt.

Nhưng khi nghĩ về ngành công nghiệp đã mang đến cho anh sự khởi đầu ở một đất nước mới, anh cũng lo rằng những thói quen cố hữu của thợ nail đang khiến cho ngành này gặp khó khăn.

“Thế hệ những người làm móng mới cần phải có niềm đam mê,” anh nói. “Họ cần thực sự tự hào về công việc của một họa sĩ vẽ móng.”

Lịch sử ngành dịch vụ làm đẹp và nail của người Mỹ gốc Việt bắt đầu từ năm 1975. Khi đó, Tippi Hedren, nữ diễn viên được chú ý nhất cho vai diễn của mình trong phim “The Birds” của Alfred Hitchcock đã sắp xếp cho 20 người Việt Nam được học và đào tạo để trở thành những thợ làm nail.

20 phụ nữ này đã trở thành nhân tố cốt lõi của ngành công nghiệp rộng khắp toàn quốc. Ngày nay có đến hàng chục nghìn tiệm nail hoạt động do các chủ tiệm là người Mỹ gốc Việt điều hành.

Theo Tạp chí Nails, người Mỹ gốc Việt nắm giữ đến 40% ngành công nghiệp nail ở Mỹ. Ban đầu, giá cả chính là một lợi thế cạnh tranh của các tiệm nail Việt. Họ có thể lấy công rẻ một chút vì những người thợ làm thuê cho họ cũng chấp nhận một mức lương thấp hơn. Điều này có nghĩa là với một số tiền tương đối ít, khả năng tiếng Anh cơ bản và một vài kỹ năng đào tạo về thẩm mỹ thì những người nhập cư Việt có thể mở một tiệm làm móng. Với lượng khách hàng ổn định họ có thể kiếm đủ tiền mua nhà và nuôi dạy con cái.

Trang Nguyễn, chủ của nhiều cơ sở đào tạo nghề làm móng. Ảnh: Odyssey Nail Systems

Nhưng khi thị trường đã trở nên bão hòa, các chủ tiệm nail là người Việt chỉ biết tìm đến một cách cạnh tranh duy nhất, đó là giảm giá. Chu kỳ cắt giảm giá liên tục đang chứng minh một điều rằng ngành công nghiệp làm móng không ổn định về lâu dài.

Duyên Hằng trước đây đã từng sở hữu 25 tiệm nail ở Florida. Nhưng giờ chị dành phần lớn thời gian cho công việc làm tư vấn cho các chủ tiệm. Chị cho rằng các chủ tiệm nail nên tìm cách khác để cạnh tranh. “Họ nên tìm tòi và học hỏi nhiều hơn chứ không nên chỉ nghĩ đến việc giảm giá,” chị nói. “Bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể mở được một cửa hàng, nhưng hiện nay, có đến 50% số các cơ sở làm ăn gặp vấn đề. Nhiều nơi đang làm ăn giống như 20 hay 30 năm trước.”

Trang cũng tán thành suy nghĩ của chị.

“Họ chỉ tập trung vào việc lôi kéo khách đến tiệm. Giống như một cái máy. Họ quên mất một điều rằng đây là một nghề kinh doanh dịch vụ. Bạn không thể cứ tiếp tục làm như thế,” anh nói. “Khách hàng có thể vào tiệm của bạn một lần vì giá rẻ nhưng liệu họ có quay lại không? Liệu họ có giới thiệu bạn bè đến tiệm của bạn không?”

Những thất bại trong việc đổi mới phương thức kinh doanh tiệm nail có thể gây ra những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Cuộc hội thảo gần đây do Hiệp hội thương mại quốc gia của người Mỹ gốc Việt diễn ra ở ngoại ô Washington, DC có sự tham dự của cả những người “ngoại đạo” với ngành công nghiệp làm nail, nhưng cộng đồng của họ đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thành công hay thất bại của ngành nail.

“Ngành công nghiệp làm móng ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của tôi,” Thai Hung Nguyen, chủ một văn phòng bất động sản nói. 60-65% khách hàng của anh là người Mỹ gốc Việt. “Nếu họ rơi vào tình trạng thua lỗ, họ không thể có khả năng mua nhà trả góp.”

Nguyen băn khoăn liệu ngành công nghiệp này có thể khôi phục và tái phát triển, và tương lai của nó sẽ ra sao.

Theo Nguyen và Hằng, chìa khóa cho sự khôi phục và phát triển chính là chất lượng dịch vụ khách hàng.

“Giá cả cũng quan trọng nhưng không quan trọng hơn dịch vụ và chất lượng,” Hằng nói. Chị khuyên các tiệm nail là nên bắt đầu một số những thay đổi nhỏ như lập ra một hệ thống tích điểm thưởng dành cho các khách hàng thường xuyên, tạo ra sự thu hút mời gọi đối với khách hàng, hay lập ra quy định đối với tất cả nhân viên trong cửa hàng cũng phải có bộ móng thời trang.

John Ho, chủ của tiệm Spa Yvonne’s Day ở Bắc Virginia đang nỗ lực thay đổi phương thức kinh doanh.

Gia dình Ho mở Yvonne’s 16 năm trước và sau đó mở thêm hai tiệm khác. Anh đã sáng tạo phương pháp chăm sóc chân gọi là Doctor Fish. Với phương pháp này, khách hàng được ngồi trên chiếc ghế mát xa, ngâm chân trong một bể có chứa những chú cá nhỏ. Những chú cá này sẽ rỉa hết các tế bào da chết trên chân của khách. Anh được mời xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ để quảng bá cho phương pháp mới này.

Khách hàng được cá mát xa chân trong một tiệm làm móng của người Việt. Ảnh: AP.

Ho thừa nhận giá ở cửa hàng của anh cao hơn các tiệm xung quanh nhưng anh nói rằng công việc kinh doanh của anh vẫn rất tốt bởi vì anh đề cao yếu tố chất lượng cũng như đưa ra hàng loạt phương pháp mới và đặc biệt là không bao giờ làm ẩu cho khách.

“Chúng tôi có rất nhiều khách quen,” anh nói, mặc dù “quanh đây số lượng các tiệm nail của người Việt nhiều hơn số các cửa hàng ăn nhanh McDonald.”

Một số khách hàng cực kỳ trung thành với tiệm của Ho.

Mary Miller, trước đây sống gần Yonne’s nhưng giờ cô chuyển đến Tennessee nói rằng cô qua Yvonne’s để chăm sóc móng bất cứ khi nào cô trở lại thị trấn. Tại đây cô cũng được khuyến mại thêm các dịch vụ khác như bấm huyệt tay, chân và thái dương.

“Yvonne’s thật là tuyệt vời!” cô nói. “Tôi đến đây từ những ngày đầu họ mở cửa hàng. Tôi đến cửa hàng ở gần nhà hiện nay nhưng chất lượng không được như thế này!”

Chị Hằng có niềm tin rằng nhiều chủ tiệm người Việt, như Ho, có thể thích ứng được với môi trường mới. Chị nói: “Hầu hết người Mỹ gốc Việt làm việc rất tốt. Bàn tay họ thật kỳ diệu.”

Theo Thu Cao (VNE /VOA)

Vài Số Liệu Thống Kê Về Quỹ Hưu Trí Tự Nguyện Ở Mỹ (Trang Web Lhbội)

Vài số liệu thống kê về quỹ hưu trí tự nguyện ở Mỹ

Người Mỹ khi về già được chính phủ cấp tiền Social Security. Người đã đi làm, đóng thuế lâu năm hơn thì được tiền Social Security cao hơn. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn được khuyến khích tự để dành thêm tiền cho tuổi già theo điều 401(k) của luật thu nhập. Người lãnh lương ở Mỹ tự quyết định sẽ trích bao nhiêu tiền từ lương hàng tháng để chuyển vào tài khoản 401(k), các chủ công ty cũng thưởng thêm một phần vào tài khoản của nhân viên.

Tiền gửi vào tài khoản 401(k) không phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp cho tới khi chủ tài khoản rút tiền ra dùng khi về hưu. Tiền trong tài khoản 401(k) được một công ty quản lý quỹ đầu tư sinh lời theo nhiều cách (trái phiếu, cổ phiếu…), chủ tài khoản có thể chọn trong các cách đầu tư đó. (Từ Tháng Mười Hai năm 2013, ở Việt Nam cũng đã có các quỹ hưu trí tự nguyện theo kiểu này.)

Trung bình cộng của số dư của mọi tài khoản 401(k) là 89.300 USD (Fidelity) và 101.650 USD (Vanguard), nhưng số dư của tài khoản ở mức giữa (cao hơn một nửa số các tài khoản và thấp hơn một nửa số các tài khoản còn lại) thì chỉ có 31.396 USD. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là một số ít các tài khoản có số dư lớn, các tài khoản đó thuộc về những người có thu nhập cao, làm lâu năm và ít đổi chỗ làm. (Ít đổi chỗ làm thì nhận được nhiều tiền thưởng từ chủ doanh nghiệp hơn.)

Tài khoản của những người sắp về hưu thì lớn hơn số trung bình nhiều: trung bình cộng của các tài khoản của những người trên 55 tuổi ở Fidelity là 165.200 USD và trung bình cộng của các tài khoản của những người từ 55 đến 64 tuổi ở Vanguard là 180.771 USD. Ngoài tài khoản 401(k) ra, người Mỹ thường có thêm các tài sản khác cho hưu trí như tài khoản IRA, nhà đất… Trung bình cộng của tổng số dư tài khoản 401(k) và IRA của nhóm người trên 55 tuổi ở Fidelity là 261.400 USD.

Một số người có tài khoản hưu trên một triệu USD. Tuổi trung bình của các triệu phú hưu trí đó là 59, trung bình thu nhập hàng năm của họ không quá 150.000 USD, họ gửi 14% thu nhập vào quỹ hưu trí và được chủ công ty thưởng thêm 5% thu nhập, họ làm việc cho một chủ hơn 30 năm. (Các bạn đã thấy hai yếu tố để trở thành triệu phú hưu trí chưa? Đó là: tiết kiệm và làm lâu năm cho công ty có chính sách thưởng hưu trí. Chính sách thưởng hưu trí đem lại lợi ích cho cả nhân viên và chủ công ty: nhân viên có nhiều tiền hưu trí hơn, chủ công ty có nhiều nhân viên trung thành nên đỡ tốn chi phí huấn luyện nhân viên mới. Sau gần một năm ra đời chính sách hưu trí tự nguyện, vẫn chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam thực hiện việc thưởng hưu trí cho nhân viên 😞)

Tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập trung bình là 8% ở Fidelity và 7% ở Vanguard. Sẽ rất khó sống khi về hưu sau 60 tuổi nếu tỉ lệ tiết kiệm gửi vào quỹ hưu trí thấp hơn 10% thu nhập. Có một tin mừng là hầu hết các công ty đều có thưởng thêm vào khoản tiết kiệm hưu trí nên tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập tăng lên, ở Fidelity là 12,3% và ở Vanguard là 10,2%. (Đó là con số tiết kiệm trung bình của xã hội Mỹ, mỗi người có cách sống khác nhau sẽ cần có mức tiết kiệm khác nhau. Để biết mức tiết kiệm cần có của chính mình thì dùng bảng tính KHTC.)

Tỉ lệ phân bố tiền đầu tư Những người từ 45 tuổi trở xuống để 85% tiền hưu trí vào cổ phiếu, trong khi những người từ 65 tuổi trở lên để 50% vào cổ phiếu. Những người có số dư từ một triệu USD trở lên để tới 75% vào cổ phiếu. Đối với những người sắp về hưu mà để nhiều tiền vào cổ phiếu như vậy có quá cao không? Nên nhớ rằng người ta có thể sống hơn 90 tuổi, nghĩa là chưa dùng hết tiền hưu trong vài chục năm (thì để trong cổ phiếu vẫn có lợi).

Người Mỹ đã để dành như vậy, người Việt Nam càng phải để dành nhiều hơn vì tiền lương hưu rất thấp hoặc không có lương hưu. Bạn hãy tính xem tổng tài sản của gia đình có tăng nhanh như hình trong trang này không. Tài sản của gia đình không cần tính bằng USD hay cây vàng mà tính gấp bao nhiêu lần chi tiêu hàng tháng. Chỉ cần sắp xếp lại cho chi tiêu gia đình giảm một chút là tài sản sẽ tăng lên ngay.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thống Kê Tiệm “Nail” Ở Mỹ trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!