Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (hiện nay do Sở Tư pháp) cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp:
* Đối với công dân Việt Nam
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu và bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.
– Bản sao hộ chiếu (kèm theo trang có visa còn thời hạn, hoặc thẻ tạm trú) và bản sao công chứng xác nhận tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời gian làm việc: 10 ngày làm việc
Cơ quan thực hiện: Sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi công dân Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc người nước ngoài cư trú.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục cấp lý lịch tư pháp của Công ty Luật Việt An:
Tư vấn các thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
Tư vấn hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo qui định;
Hoàn thiện hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho khách hàng;
Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phiếu Lý Lịch Tư Pháp Là Gì ? Dịch Vụ Cấp Phiếu Số 1, Phiếu Số 2
Phiếu lý lịch tư pháp là gì ? Phiếu lý lịch tư pháp số 1, phiếu lý lịch tư pháp số 2 có nội dung như thế nào ? Dịch vụ làm lý lịch tư pháp uy tín.
Phiếu lý lịch tư pháp là gì
Theo quy định tại Luật lý lịch tư pháp 2009 Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Sở tư pháp, Trung tâm quản lý lý lịch tư pháp quốc gia) cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm 2 loại: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, bổ sung hồ sơ hành chính theo quy định của pháp luật
Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 1
Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm có:
Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Tình trạng án tích:
Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2
Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm có:
Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Tình trạng án tích:
Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Thủ tục làm lý lịch tư pháp ở 02 cơ quan sau: Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp là 2 cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Trình tự thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:
Bản chụp CMND hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Đối với Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là người yêu cầu
Cơ quan, tổ chức này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định .
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1. Tuy nhiên cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp của LawKey
Khách hàng chỉ cần ngồi nhà và nhận kết quả
Hồ sơ cung cấp đơn giản: chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân + ảnh thẻ.
Thời gian nhanh chóng và có thể thay đổi phục vụ theo nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp thường cho mọi đối tượng: người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài; Việt Kiều; người Nước ngoài; người Việt Nam đang ở trong nước.
Dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp không phụ thuộc vào giới hạn địa lý của khách hàng.
Phí dịch vụ xin Phiếu lý lịch tư pháp siêu rẻ, trọn gói.
LawKey cung cấp các dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp với hồ sơ đơn giản, thời gian nhanh chóng, uy tín và tiết kiệm nhất cho khách hàng:
Mẫu Tờ Khai Yêu Cầu Cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp Mới Nhất
Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Mục đích xin để làm gì?
Theo Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích lý lịch tư pháp là lý lịch của cá nhân về các loại sau:
– Án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
– Tình trạng thi hành án
– Về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản
Theo đó, mục đích của việc xin lý lịch tư pháp là để:
– Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có án tích hay không, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi bị Tòa tuyên bố phá sản không
– Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng
– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lý lịch tư pháp có mấy loại?
Theo luật, lý lịch tư pháp có 2 loại là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
Trong đó, phiếu số 1 cấp cho các đối tượng sau đây:
– Công dân Việt Nam
– Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Phiếu số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng
Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp
– Thẩm quyền cấp: Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp các tỉnh, thành phố có trách nhiệm cấp
– Giấy tờ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản chụp);
+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (bản chụp)
Lưu ý là phải tự mình đi xin mà không được phép ủy quyền cho người khác làm hộ khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp sô 2. Còn với việc đi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì có thể làm ủy quyền.
Nếu là cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì sẽ gửi văn bản yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng còn có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác.
– Lệ phí: Mức phí đối với việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định trong Quyết định 2244/QĐ-BTP cụ thể như sau:
+ 200.000 đồng/lần/người.
+100.000 đồng/lần/người với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ
+ Miễn phí với các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số
– Thời hạn:
+ Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
+ Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu khi gặp trường hợp khẩn cấp
+ Không quá 20 ngày khi cần phải xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, khi người yêu cầu có thời gian cư trú ở nhiều nơi, thậm chí còn ở nước ngoài.
Ví dụ cụ thể điền trong Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/27/mau-to-khai-cap-ly-lich-tu-phap_1204151733_2711130429.doc
Mục “kính gửi” Gửi đến Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Ví dụ: Kính gửi: Sở tư pháp tỉnh Thanh Hóa
Mục “Họ và tên” Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
Ví dụ: NGUYỄN LAN ANH
Mục “Nơi sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú” Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
Mục “Giấy CMND/Hộ chiếu” Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu kèm số, ngày cấp, cơ quan cấp
Mục “Quá trình cư trú của bản thân” ghi rõ thời gian từ năm 14 tuổi đến hiện tại đã cư trú tại bao nhiêu địa điểm. Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
Mục “Yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2” thì tích dấu vào phần này. Đáng lưu ý là:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
Dịch Thuật Công Chứng Phiếu Lý Lịch Tư Pháp Ở Đâu?
Dịch thuật công chứng phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
Nội dung câu hỏi: Chào luật sư, tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh muốn thông dịch phiếu lý lịch tư pháp sang Tiếng Anh thì phải thông dịch ở đâu? Quang – Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, để có thể sử dụng phiếu lý lịch tư pháp ở nước ngoài, bạn cần thực hiện thủ tục chứng nhận như sau:
Hồ sơ chứng nhận gồm
01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.
Bản chính giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; Hoặc 01 bản chụp giấy tờ chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện và không cần phải chứng thực.
Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Thời hạn giái quyết chỉ 1 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ* Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.
Như vậy, việc dịch thuật công chứng tại Cục lãnh sự có quá nhiều bất cập như chi phí cao, thời gian chờ đợi làm thủ tục và nhận hồ sơ kéo dài, chất lượng bản dịch không đảm bảo. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể liên hệ dịch vụ dịch thuật công chứng lấy nhanh, uy tín của Công ty Luật TinLaw tại văn phòng 63, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh. TinLaw tự hào là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn luật đặc biệt có khả năng dịch thuật công chứng lý lịch tư pháp cho hơn 50 ngôn ngữ trên thế giới: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Thụy Điển, tiếng La tinh, … Liên hệ ngay chuyên viên dịch thuật công chứng của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc!
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!