Xu Hướng 3/2023 # Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần # Top 6 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Tổng số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu tương ứng với tổng số vốn mà thành viên góp vào công ty cổ phần.

Trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần các thành viên có quyền chuyển nhượng cổ phần cho thành viên khác trong công ty hoặc người ngoài công ty nếu có nhu cầu góp vốn trở thành thành viên của công ty cổ phần (trừ những loại cổ phần không được chuyển nhượng hoặc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp).

Bước 1: Tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông, thông qua Biên bản họp và Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần

Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Sau khi Đại hội đồng cổ đông thông qua Biên bản và Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng tiến hành kí kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, có xác nhận của đại diện công ty.

Bước 3: Ký biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Sau khi hai bên hoàn tất toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng thì hai bên kí Biên bản thanh lý hợp đồng, có xác nhận của đại diện công ty.

Bước 4: Ghi nhận thông tin của thành viên mới vào sổ đăng ký cổ đông

Người nhận cổ phần (bên nhận chuyển nhượng) chỉ trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ cổ đông.

Bộ hồ sơ chuyển nhượng cổ phần hoàn chỉnh bao gồm những tài liệu như sau:

– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung về việc chuyển nhượng cổ phần, có chữ kí của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần: Đầy đủ thông tin về bên chuyển nhượng, Bên nhận chuyển nhượng, thông tin về số cổ phần chuyển nhượng, giá trị, thời điểm thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng do hai bên kí và đại diện của công ty kí xác nhận.

– Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần: Biên bản cũng có nội dung thông tin đầy đủ của hai bên, ngoài ra có nội dung xác nhận đã hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ chuyển nhượng và thanh toán với nhau, không còn bất kì quyền nghĩa vụ nào khác theo hợp đồng chuyển nhượng đã kí. Hợp đồng do hai bên kí và đại diện của công ty kí xác nhận.

– Sổ đăng ký cổ đông mới: Doanh nghiệp tiến hành bổ sung thông tin của bên nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông với tư cách là cổ đông mới của công ty.

Luật Ánh Sáng Việt hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Như đã nêu ở những phần trên, việc chuyển nhượng cổ phần có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu thành viên, cơ cấu vốn góp trực tiếp tác động đến hoạt động của công ty. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần kịp thời, đúng quy định.

Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình chuyển nhượng cổ phần như làm sai hoặc làm thiếu các bước chuyển nhượng; chuẩn bị hồ sơ giấy tờ không đủ hay không hợp lệ. Để không rơi vào những khó khăn này, doanh nghiệp có thể liên hệ đến Luật Ánh Sáng Việt, các chuyên viên, Luật sư có kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn trọn bộ hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng cổ phần đầy đủ và hợp lệ. Nếu sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần của chúng tôi, quý khách sẽ nhận được:

– Quý khách được tư vấn đầy đủ về điều kiện, quy trình chuyển nhượng cổ phần;

– Quyết định, Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;

– Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

– Sổ đăng ký cổ đông mới;

– Giấy chứng nhận phần vốn góp mới;

– Hướng dẫn sửa đổi điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi

Hotline liên hệ tư vấn thủ tục chuyển nhượng cổ phần 0988975005.

Thủ tục đăng ký, thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

Đăng ký giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Chuyển Nhượng Cổ Phần Trong Năm 2022

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đang có nhiều công ty hoạt động với nhiều loại hình khác nhau, một trong số đó là công ty cổ phần. Công ty cổ phần có nhiều ưu điểm của công ty đối vốn. Tính chất đó thể hiện rõ nhất ở việc tự do chuyển nhượng cổ phần của các thành viên.

1. Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần

Cổ phần về bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty. Vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần là vốn điều lệ của công ty, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty. Cổ phần không bị hạn chế về thời gian, nó luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty.

Xét về nguyên tắc chung thì các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình. Nếu so sánh với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty cổ phần có nguyên tắc chuyển nhượng vốn linh hoạt và tự do hơn (công ty TNHH hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty). Có sự khác biệt này là do công ty cổ phần là công ty đối vốn, công ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn thì không quan trọng. Vì vậy, công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở.

Tính tự do chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần cũng là đặc điểm chỉ có ở công ty cổ phần và có ý nghĩa quan trọng như sau:

Về phương diện kinh tế, tính dễ dàng chuyển nhượng cổ phần tạo ra sự năng động về vốn song vẫn giữ được sự ổn định trong công ty cổ phần.

Về phương diện pháp lý thì khi một người đã góp vốn vào công ty, họ không có quyền rút vốn, trừ trường hợp công ty giải thể. Vì vậy, một thành viên công ty không muốn ở công ty thì chỉ có cách chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đối với công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng và thuận tiện, điều đó tạo cho công ty cổ phần một cấu trúc vốn mở với việc cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.

Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần:

Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo điều lệ của công ty. Mặc dù có điều lệ quy định, nhưng vẫn phải ghi việc hạn chế đó trên cổ phiếu tương ứng.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng.

Cổ phần của cổ đông sáng lập sở hữu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm kể từ khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông có quyền chuyển nhượng cho người khác. Điều kiện này không áp dụng đối với cổ đông sáng lập tham gia góp vốn sau khi đăng ký doanh nghiệp.

Cách thức chuyển nhượng cổ phần có thể được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán:

Nếu chuyển nhượng thông qua hợp đồng thì các bên tham gia chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật Dân sự.

Nếu chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự thủ tục và việc ghi nhận sở hữu phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán.

Tính tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông làm cho cổ đông trong công ty cổ phần thay đổi, song tài sản công ty vẫn ổn định bảo đảm cho hoạt động bình thường của công ty. Có thể khẳng định, nhờ có tính tự do vận động của cổ phần mà đã phát sinh thị trường chứng khoán.

4. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần:

a. Trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

Các bên lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

Chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

b. Trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:

Các bên lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.

Đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có)

Thu nhập tăng thêm từ việc chuyển nhượng vốn góp/cổ phần là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân (nếu bên chuyển nhượng là cá nhân) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu bên chuyển nhượng là tổ chức).

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:

[Thuế] = 20% x [Thu nhập chịu thuế]

[Thu nhập chịu thuế] = [Giá chuyển nhượng] – [Giá mua của phần vốn chuyển nhượng] – [Chi phí chuyển nhượng]

Trong đó:

Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợphợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.

Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.

Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợpkhác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:

Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.

Chi phí chuyển nhượng

Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

Cổ đông của công ty thay đổi tuy nhiên tài sản công ty vẫn ổn định.

Công ty có thể tiến hành thay đổi/ bổ sung cổ đông.

Trường hợp việc chuyển nhượng cổ phần dẫn tới thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập thì cần tiến hành thủ tục thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập theo quy định của Nghị định 78/2015 ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2015.

Cá nhận chuyển nhượng cổ phần cần lưu ý đến quy định nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần.

a) Tư vấn thủ tục chuyển nhượng vốn góp

Tư vấn thủ tục tiến hành chuyển nhượng cổ phần

Tư vấn hệ quả pháp lý khi chuyển nhượng cổ phần

Tư vấn nộp thuế khi chuyển nhượng cổ phần

b) Làm dịch vụ trọn gói chuyển nhượng cổ phần

Soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng cổ phần;

Nộp hồ sơ chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan có thẩm quyền

Theo dõi việc xử lý hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền và nhận kết quả chuyển nhượng cổ phần

c) Những ưu việt của dịch vụ chuyển nhượng cổ phần của Luật Thái An:

Bạn được tư vấn đầy đủ và toàn diện về việc chuyển nhượng cổ phần

Chi phí trọn gói hết sức hợp lý

Dịch vụ trọn gói

Thời gian nhanh chóng

Chào Bán Và Chuyển Nhượng Cổ Phần Trong Công Ty Quy Định Thế Nào?

10/08/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chào bán cổ phần là một hình thức tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần thông qua việc tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc chào bán và chuyển nhượng cổ phần trong công ty?

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về chào bán và chuyển nhượng cổ phần trong công ty.

Hiện nay, việc chào bán và chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Để chào bán cũng như chuyển nhượng cổ phần phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, thủ tục, phương án và trình tự thực hiện. Vì vậy nếu bạn có thắc mắc thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về chào bán và chuyển nhượng cổ phần như:

+ Nắm được các chủ thể được thực hiện;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục chuyển nhượng và chào bán cổ phẩn;

+ Biết được quy định của pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ;

1. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau đây:

+ Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;

+ Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;

+ Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

+ Các trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty quy định.

2. Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thực hiện theo quy định sau đây:

+ Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Thông báo phải được đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.

+ Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến phát hành và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Thời hạn xác định trong thông báo phải hợp lý đủ để cổ đông đăng ký mua được cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua do công ty phát hành;

+ Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác;

3. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua theo quy định và được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

4. Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.

5. Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

6. Điều kiện, phương thức và thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Chính phủ quy định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ.

Hiện tại việc chào bán cổ phần riêng lẻ được áp dụng và hướng dẫn tại Nghị định Số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ.

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần

Thành lập công ty cổ phần là thủ tục khá phức tạp, bao gồm: Những việc cần làm trước khi thành lập công ty cổ phần, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần, trình tự thủ tục thành lập công ty cổ phần, những việc cần làm sau khi thành lập công ty cổ phần…

1. Lưu ý trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần

– Điều kiện thành lập công ty cổ phần

– Cách đặt tên Công ty cổ phần

– Hướng dẫn về địa chỉ trụ sở của Công ty cổ phần (Chọn địa chỉ trụ sở, địa điểm hoạt động (nếu có), các đơn vị trực thuộc (nếu có)

– Hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần (các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, các ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề)

– Hướng dẫn về vốn điều lệ của Công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký) (theo mẫu)

– Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập) (Liên hệ với Công ty luật Thái An)

– Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu)

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:

a. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (chứng thực)

b. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:

+ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96 Luật Doanh nghiệp).

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

– Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu – Liên hệ với Công ty luật Thái An để biết quy định về người nộp hồ sơ và người nhận kết quả)

Lưu ý: Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:

– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định (xem mục D).

– Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

+ Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.

+ Nộp hồ sơ tại quầy, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

– Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp:

+ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ chưa hợp lệ) + Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ hợp lệ)

– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

* Lưu ý: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau.

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

– Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật;

– Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Cách thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:

– Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

5. Cơ quan tiến hành thủ tục thành lập công ty cổ phần

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

6. Thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Bố cáo thành lập công ty cổ phần: Đăng trên cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp

– Khắc dấu:

– Thông báo sử dụng con dấu

– Kê khai thuế: lập hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận (nơi doanh nghiệp có trụ sở chính).

– in hoá đơn.

– Hàng tháng, hàng quý, hàng năm kê khai và nộp thuế môn bài và nộp các loại thuế khác theo quy định của pháp luật thuế.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp về thủ tục hoặc để được sử dụng dịch vụ thành lập công ty cổ phần nhanh nhất với chi phí thấp nhất!

Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!