Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Thay Đổi Người Chịu Trách Nhiệm Chuyên Môn Của Phòng Khám được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Luật Tiền Phong) – trong trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại phòng khám vắng mặt trên 180 ngày hoặc không làm việc tại phòng khám nữa hoặc thậm chí là các trường hợp chuyển nhượng phòng khám thay nguời đứng đầu thì đều phải thực hiện thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám.
1. Hồ sơ thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám– Công văn đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn trước đây của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Giấy xác nhận thời gian thực hành hoặc tài liệu chứng minh người được bổ nhiệm có đủ thời gian hành nghề để là người chịu trách nhiệm chuyên môn;
– Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khámBước 1: Nộp hồ sơ đến Sở Y tế nơi phòng khám đặt trụ sở.
Bước 2: Sở Y tế xem xét và giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
– Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, phòng khám phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3. Nhận kết quả
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì sẽ cấp giấy phép hoạt động mới cho phòng khám.
Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email [email protected] để được tư vấn.
CommentsThay Đổi Người Chịu Trách Nhiệm Chuyên Môn Của Cơ Sở Khám Chữa Bệnh Thay Đổi Người Chịu Trách Nhiệm Chuyên Môn Của Cơ Sở Khám Chữa Bệnh
Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Nghị định số 109/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh Bước 1: Chuẩn bị hồ sơHồ sơ đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Đơn đề nghị theo Mẫu 07 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trước đây;
Quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Giấy xác nhận quá trình đã hành nghề 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ
Hồ sơ thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được lập thành 01 bộ và gửi tới cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời gian quy định tại điểm b khoản này; nếu không cấp, cấp lại, điều chỉnh thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
3. Mẫu đơn đề nghị Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnhTên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ………………………………………………………………………..
Địa điểm: ………………………….. 3 ………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………… Email (nếu có): …………………………………..
Đề nghị điều chỉnh Giấy phép hoạt động vì thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Hồ sơ bao gồm: 4
1. Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm CMKT trước đây
□
2. Quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm CMKT mới
□
3. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm CMKT mới
□
4. Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng người chịu trách nhiệm CMKT mới
□
5. Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc tài liệu chứng minh quá trình thực hành của người chịu trách nhiệm CMKT mới
□
6. Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp
□
2 Cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
3 Địa chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4 Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với những giấy tờ có trong hồ sơ.
4. Dịch vụ ACC có lợi ích gì?Tự hào là đơn vị hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
Điều Kiện Đối Với Người Chịu Trách Nhiệm Chuyên Môn Của Cơ Sở Kinh Doanh Dược
– Là một đơn vị luật uy tín và nhiều kinh nghiệm, Luật Tiền Phong đã tư vấn và thực hiện xin phép hoạt động cho rất nhiều cơ sở kinh doanh dược trên khắp cả nước. Về điều kiện của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dược, chúng tôi xin được tư vấn cho các quý Khách hàng như sau:
1. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược và có 05 năm (đối với cơ sở sản xuất thuốc) và 03 năm (đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc) thực hành chuyên môn tại cơ sở dược tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tôt nghiệp đại học ngành dược hoặc y đa khoa hoặc sinh học và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp cơ sở sản xuất dược liệu: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có văn bằng chuyên môn theo quy định và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, y đa khoa hoặc sinh học và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có văn bằng chuyên môn theo quy định và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp quầy thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp ngành dược và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp tủ thuốc trạm y tế xã thì thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp ngành dược và có 1 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp. Nếu trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành y hoặc cao đẳng, trung cấp ngành y;
+ Trường hợp cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có văn bằng chuyên môn theo luật định và có 01 năm thực hành tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám chữa bệnh phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, y đa khoa, y dược cổ truyền và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, y đa khoa hoặc sinh học và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người phụ trách công tác dược lâm sàng phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh;
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cố truyền: Người phụ trách công tác dược lâm sàng phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền và có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.
2. Điều kiện với người phụ trách đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc – Với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang:+ Người phụ trách về bảo đảm chất lượng phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc;
+ Trường hợp cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm: Người phụ trách về bảo đảm chất lượng bằng tốt nghiệp đại học ngàng dược, y đa khoa hoặc sinh học;
+ Trường hợp cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang: Người phụ trách về bảo đảm chất lượng bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hoặc hóa học và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người phụ trách về bảo đảm chất lượng phải có bằng tốt nghiệp đại học/cao đẳng/trung cấp ngành dược hoặc ngành y dược cổ truyền hoặc Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Đáp ứng các điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn là điều kiện bắt buộc khi đăng ký hoạt động kinh doanh dược. Luật Tiền Phong cung cấp dịch vụ xin Giấy phép cơ sở kinh doanh dược trọn gói cho Quý khách hàng.
Vui lòng liên hệ hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386 để nhận được hỗ trợ chi tiết.
Thủ Tục Thay Đổi Nơi Đăng Ký Khám Chữa Bệnh Ban Đầu
Trong quá trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế có thể sẽ xảy ra nhiều tình huống sai sót thông tin cá nhân hoặc do nhu cầu mà muốn thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Dự liệu trước được điều này nên pháp luật đã quy định rõ về quyền thay đổi lại thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế cho người dân. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được nếu muốn thay đổi lại nơi khám chữa bệnh ban đầu thì cần làm những gì. Do đó, qua nội dung bài viết này Tổng đài tư vấn 19006557 sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin về Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được là các cơ sở y tế, bệnh viện được người dân tham gia bảo hiểm y tế đăng ký là nơi khám chữa bệnh đầu tiên cho người dân khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2014 thì người dân khi tham gia đóng bảo hiểm y tế sẽ có quyền thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Đồng thời tại Luật bảo hiểm y tế cũng quy định người dân tham gia bảo hiểm y tế thì có thể lựa chọn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào mà không bị hạn chế.
Tức là trong quá trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thì người dân có thể đi đăng ký lại bất cứ bệnh viện khám chữa bệnh viện khám chữa bệnh ban đầu nào nếu có nhu cầu.
Quy định này đã tạo điều kiện rất tốt cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Bởi vì nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thường được đăng ký tại các cơ sở y tế gần với nơi ở hoặc nơi làm việc để người dân thuận tiện trong việc sử dụng hoặc trong những tình huống cần cấp cứu.
Tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất công việc của từng người mà thường xuyên phải thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi cả nơi cư trú. Do vậy việc ở một tỉnh mà thẻ bảo hiểm lại được đăng ký tại một bệnh viện thuộc tỉnh khác thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập khi sử dụng.
Do vậy pháp luật quy định việc thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là quyền của những người tham gia đóng bảo hiểm.
Hiện nay tại các tỉnh thành trên khắp cả nước thì mỗi quyện, huyện đều đã thành lập rất nhiều các cơ sở được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Cách thức thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầuNgười dân khi có nhu cầu thì phải trải qua các bước Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như sau:
Người dân tiến hành chuẩn bị hồ sơ yêu cầu đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu
Hồ sơ đăng ký lại nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm các loại giấy tờ gồm:
– Đối với đơn vị có nhu cầu:
Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của những người tham gia bảo hiểm y tế được soạn thảo theo mẫu D07-TS
– Đối với cá nhân có nhu cầu:
Tờ khai dùng để cung cấp và thay đổi lại thông tin của người tham gia bảo hiểm y tế được soạn thảo theo mẫu TK1-TS mà pháp luật quy định
– Thẻ bảo hiểm y tế tại thời điểm hiện tại vẫn còn giá trị hiệu lực
– Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ để chứng minh nhân thân như: Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân hoặc giấy khai sinh bản sao đã được công chứng hợp pháp
– Yêu cầu về số lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi hoàn tất xong hồ sơ thì người dân hoặc đại diện đơn vị tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây là Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Quận/Huyện nơi trước đó đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cá nhân hoặc đơn vị
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả làm việc
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía người dân hoặc đại diện đơn vị thì cơ quan bảo hiểm xã hội xã tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh thông tin trong hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ho người dân hoặc cho đơn vị theo cơ sở khám chữa bệnh mới mà người dân hoặc đơn vị đăng ký
– Nếu hồ sơ bị thiếu hoặc sai thông tin thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết và trả lại hồ sơ yêu cầu người dân hoặc đơn bị sửa đổi, bổ sung lại hồ sơ.
– Thời gian giải quyết yêu cầu tối đa là 5 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ.
Tuy nhiên sẽ có trường hợp thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn 5 ngày, trong trường hợp người dân hoặc đơn vị nộp hồ sơ yêu cầu sau ngày 21 của tháng cuối cùng trong quý, thì kết quả sẽ được trả vào ngày làm việc đầu tiên của quý mới.
Và hiện nay khi đi thực hiện việc thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì người dân sẽ không bị mất bất cứ một khoản phí nào.
Tư vấn Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu qua tổng đài 19006557, nếu như Qúy khách cần tư vấn thêm về vấn đề này hoặc giải đáp các thắc mắc khác thì hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn 19006557 để được chúng tôi hỗ trợ.
Tác giả
Phạm Kim OanhBà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
Phạm Vi Hoạt Động Chuyên Môn Của Phòng Khám Nha Khoa
Hỏi: Tôi và một số người bạn dự định mở phòng khám nha khoa ngoài giờ nhưng băn khoăn không biết được hoạt động trong phạm vi nào? Mong luật sư tư vấn.
LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:
Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 25 Văn bản hợp nhất số 01 VBHN – BYT ngày 26 tháng 2 năm 2023 Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt được hoạt động trong phạm vi:
– Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
– Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;
– Nắn sai khớp hàm;
– Điều trị laser bề mặt;
– Chữa các bệnh viêm quanh răng;
– Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
– Làm răng, hàm giả;
– Chỉnh hình răng miệng;
– Chữa răng và điều trị nội nha;
– Tiểu phẫu thuật răng miệng;
– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Trân trọng./.
====================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 0976714386
Hotmail: [email protected]
Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email [email protected] để được tư vấn.
Comments
Người Ký Nháy Phải Chịu Trách Nhiệm Gì?
Thưa luật sư, Tôi là trợ lý giám đốc, công việc của Giám đốc rất bận rộn nên tôi thường xuyên phải ký nháy (chữ ký nhỏ bên trên chữ ký của xếp). Tôi muốn hỏi những rủi ro pháp lý mà tôi có thể gặp phải khi thường xuyên phải ký những chữ ký này? (Phương Trinh, Đà Nẵng).
Trả lởi:
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ – NXB Từ điển Bách khoa – 2007 thì: Ký tên là viết thay tên họ mình theo lối riêng để người khác không bắt chước được. Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt do chúng tôi Nguyễn Như Ý chủ biên- NXB ĐH Quốc gia TP HCM – 2009 thì ký tên là tự ghi tên mình theo ký hiệu riêng và cố định để xác định trách nhiệm đối với văn bản nào đó.
Đối với công tác văn thư hiện nay ở nước ta, Chính phủ quy định: ởã cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
Tuy nhiên, trong văn bản của một số các cơ quan và tổ chức phát hành, ngoài chữ ký của người đứng đầu có thẩm quyền và con dấu cơ quan, có nhiều văn bản xuất hiện thêm 1 – 2 có khi 3 chữ ký ngắn, nhỏ ở phần cuối văn bản, có nơi gọi đó là ký tắt, cũng có nơi gọi là ký nháy.
Ký tắt, ký nháy là gì? Khái niệm, giá trị pháp lý của nó thế nào?
Theo quan niệm khá phổ biến của nhiều cơ quan, ký tắt, ký nháy là chữ ký của người có trách nhiệm, nhằm xác định văn bản trước khi ban hành đã được rà soát đúng thẩm quyền, đúng nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản giúp cho người ký chính thức văn bản yên tâm về văn bản được phát hành đúng pháp luật.
Cũng cùng mục đích như trên, nhưng có những cơ quan như: Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, Trường Đại học Thủy sản… thì quy định và gọi là ký tắt; còn những cơ quan như: Bộ Thủy sản, Viện Vật lý và điện tử thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, UBND các quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng); Tây Hồ (Hà Nội); Đồ Sơn (Hải Phòng); Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Ban Thi đua khen thưởng Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh… thì quy định và gọi là ký nháy.
Thực ra, hai cách gọi này không đồng nghĩa với nhau và cũng có nhiều cách định nghĩa, khái niệm khác nhau.
Ký tắt là gì?
Từ điển Tiếng Việt của tác giả Vĩnh Tịnh – Viện Ngôn ngữ, NXB Lao Động 2006 và Từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Hùng Thắng, Thanh Hương, Bàng Cẩm, Minh Nhựt – NXB Thống kê 2006 có định nghĩa: “Ký tắt là ký với chữ ký tắt, không phải như chữ ký thường”(?). Còn theo Từ điển Tiếng Việt Ngôn ngữ học Việt Nam của nhóm tác giả Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lâm – NXB Thanh Hóa 1998 thì ký tắt là kí để ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên thương lượng trước khi ký chính thức.
Trong một phạm vi khác, ký tắt là một hành vi được luật hóa, quy định tại điều 2, Luật số 41/2005/QH11 “Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế” năm 2005, trong đó có giải thích từ ngữ:”Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.” Như vậy, ký tắt là việc các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo ký xác nhận văn bản. Trong đó, dự thảo là văn bản đã được thông qua, có giá trị pháp lý rõ ràng và chắc chắn không phải là chữ ký tắt như các cách hiểu thông thường mà một số cơ quan đã quy định và thực hiện như nói ở trên.
Về ký nháy, qua tra cứu nhiều tài liệu nhưng chưa tìm thấy khái niệm hay định nghĩa nào nói về ký nháy.
Thực tế ở nước ta, có một số văn bản khi phát hành có chữ ký gọi là ký tắt, ký nháy khá to, rõ; lại có chữ ký nằm sau phần “TM.UBND…” hoặc sau, trên chữ ký của “BỘ TRƯỞNG BỘ…” ( Thông tư Liên tịch số 06/2011/TTLT ngày 6.6.2011 của Bộ Nội vụ – Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm cho người đọc văn bản thấy phản cảm và có suy nghĩ khác nhau về chữ ký chính thức của người có thẩm quyền .
Hiện nay, thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2010/NĐ-CP của Chính phủ không quy định việc ký tắt, ký nháy. Như vậy, việc để các chữ gọi là ký tắt, ký nháy xuất hiện trong văn bản khi phát hành là trái quy định của pháp luật.
Để góp phần hoàn thiện các quy định về hình thức, thể thức văn bản quản lý hành chính công, trước hết các cơ quan quản lý công không nên để các chữ ký gọi là ký tắt, ký nháy xuất hiện trong văn bản của cơ quan mình khi ban hành và phát hành rộng rãi ra công chúng. Đồng thời, cơ quan có chức năng cần yêu cầu các cơ quan ban hành văn bản phải tuân thủ đúng về thể thức văn bản QPPL và văn bản hành chính được quy định tại Nghị định số 09/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư; hướng dẫn thực hiện điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP và hướng dẫn công tác kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành. Ngoài ra, đối với một số văn bản quan trọng cần phải có chữ ký của người kiểm tra văn bản trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành thì có thể hướng dẫn thống nhất về ký kiểm tra (không nên gọi là ký tắt, ký nháy) theo hướng: quy định rõ thẩm quyền và phạm vi chịu trách nhiệm của người ký; hình thức, kích thước và phải đăng ký chữ ký kiểm tra văn bản với cơ quan thẩm quyền; trên mỗi tờ văn bản (nếu văn bản có nhiều tờ) đều phải có chữ ký kiểm tra; về vị trí chữ ký kiểm tra trên mỗi tờ văn bản, nên có một ô nhỏ cuối văn bản và chỉ được ký trong phạm vi ô đó. Chữ ký kiểm tra chỉ ký trên “bản gốc văn bản” để lưu hồ sơ và chỉ lưu hành nội bộ cơ quan; khi ban hành “bản chính văn bản” và sao chụp phát hành đến các đối tượng thi hành thì phải xử lý kỹ thuật, không nên để hiển thị phần chữ kiểm tra.
Tác giả: Nguyễn Văn Hậu
(: Câu trả lời được biên tập dựa trên bài viết “Giá trị pháp lý của ký nháy, ký tắt” của tác giả Nguyễn Văn Hậu đăng trên Báo điện tử Đại biểu Nhân Dân ngày 06/02/2012. Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Thay Đổi Người Chịu Trách Nhiệm Chuyên Môn Của Phòng Khám trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!