Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch Của Ubnd Quy Định Như Thế Nào ? được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn đọc hỏi: Tôi đọc báo thấy có trường hợp khi đi xin xác nhận sơ yếu lý lịch tại UBND phường xã thì bị xác nhận rằng là không chấp hành quy định của địa phương, hoặc xác nhận là hay vi phạm pháp luật. Vậy cho tôi hỏi UBND được xác nhận gì vào trong sơ yếu lý lịch ? Thủ tục này được thực hiện như thế nào ? Quy định ở đâu ? Xin cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Thực tế pháp luật không có thủ tục cụ thể quy định về việc xác nhận sơ yếu lý lịch của cá nhân, do đó, các UBND cấp phường, xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận nơi đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận. Đặc biệt, có UBND cấp phường, xã còn xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những công dân hoặc hộ gia đình của công dân này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.
Do đó, ngày 20 tháng 03 năm 2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã ban hành Công văn 1520/HTQTCT-CT hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch như sau:
“UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân”
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trong đó cụ thể hóa thủ tục chứng thực chữ ký tại Điều 24 của Nghị định với cách thức thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Việc chứng thực bị từ chối sau khi người thực hiện chứng thực kiểm tra và phát hiện:
Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Về thời hạn thực hiện thủ tục hành chính nêu trên được quy định như sau: Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Ngoài ra, thủ tục chứng thực chữ ký hay xác nhận sơ yếu lý lịch còn được hướng dẫn bổ sung tại Điều 2 Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Đối với những việc chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
2. Khi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ và người thực hiện chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà, yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này.”
Ngoài ra, Công văn 1352/HTQTCT-CT hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành cũng đã quy định:
“Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng đối với các trường hợp: … chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân“
Về nội dung lời chứng chứng thực chữ ký phải theo mẫu sau:
Ngày …….. tháng ……. năm …….
(Bằng chữ ………………………………………………)
Tại ……………………………………., ….. giờ ….. phút. Tôi …………..……….., là ………………………………..
Chứng thực
Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.
Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) – SCT/CK, CĐ
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
Các nội dung lời chứng chứng thực chữ ký hay xác nhận sơ yếu lý lịch không theo mẫu trên đều sai quy định.
Bạn đọc tham khảo để nắm được các nội dung cần trao đổi với UBND phường xã khi thực hiện thủ tục xác nhận sơ yếu lý lịch không đúng quy định.
Hướng Dẫn Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch Xin Việc
Xác nhận sơ yếu lý lịch hiện nay ở mỗi địa phương lại thực hiện khác nhau. Có nơi xác nhận chữ ký, có nơi xác nhận nội dung theo yêu cầu của công dân? Vậy cách xác nhận nào là đúng?
Chứng thực chữ ký hoặc nội dung trong sơ yếu lý lịch
Ngày 20 tháng 3 năm 2014, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực ban hành Công văn số 1520/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch, theo đó: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân.
Chỉ chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Hướng dẫn trên đã tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc trong xác nhận sơ yếu lý lịch khi chưa có quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trên cả nước.
– Tuy nhiên, đến ngày 10/4/2015, khi mà Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành thì tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 có quy định thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với trường hợp chứng tờ khai lý lịch cá nhân. Như vậy, theo Nghị định 23 thì tờ khai lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) chỉ chứng thực chữ ký chứ không chứng nhận nội dung như hướng dẫn của Công văn 1520 trước đây. Nhưng thực tế những nơi tiếp nhận lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) thường yêu cầu phải có xác nhận của chính quyền địa phương là nội dung khai trong lý lịch là đúng, do đó công dân đề nghị UBND cấp xã xác nhận nội dung tờ khai lý lịch là đúng để họ đi xin việc và thực tế UBND cấp xã đã xác nhận theo đề nghị của công dân.
(Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm cá nhân để xin việc? )
– Và theo Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực về việc quán triệt thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch thì: Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (bao gồm UBND cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng) tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định…của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; c hỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
(Một số hạn chế về chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch)
Như vậy, Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đều quy định, hướng dẫn chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân chỉ chứng thực chữ ký, không còn chứng thực nội dung.
Vậy việc UBND cấp xã xác nhận nội dung lý lịch là đúng có phù hợp với Nghị định 23 và Công văn 873/HTQTCT-CT hay không? Theo quan điểm của người viết thì xác nhận như vậy là không đúng theo tinh thần Nghị định 23 và hướng dẫn Công văn 873/HTQTCT-CT nhưng lại phù hợp với thực tế, giải quyết được yêu cầu chính đáng của người dân. Nghị định 23 quy định lý lịch cá nhân thì chứng thực chữ ký nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, đó là có thể tới bất kỳ UBND xã, phường, Phòng Tư pháp nào để chứng, không bắt buộc phải về nơi cư trú xác nhận. Tuy nhiên, chỉ quy định được xác nhận chữ ký đã gây khó khăn cho công dân, nhất là những trường hợp làm hồ sơ xin việc, xuất khẩu lao động, nơi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phải xác nhận nội dung, chứ không chấp nhận chữ ký.
(Quy định mới về xác nhận sơ yếu lý lịch cá nhân từ ngày 20/4/2020)
Xem Clip hướng dẫn công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc
Hướng dẫn mới về chứng thực lý lịch cá nhân
Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có hiệu lực 20/4/2020.
Theo đó, các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
(Từ 20/4/2020 chứng thực lý lịch cá nhân phải về nơi thường trú?)
Như vậy, Nghị định 23 và Thông tư 01/2020/TT_BTP đã quy định rõ việc chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân có thể ghi thêm nội dung nếu pháp luật chuyên ngành quy định, trường hợp không có quy định thì không ghi và thực hiện theo mẫu của Nghị định 23 và hướng dẫn của Thông tư 01.
(Xem những điểm mới của Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực)
Ru bi
Xin Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch Có Cần Về Nơi Thường Trú?
Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng nhưng hộ khẩu thường trú của tôi ở tại tỉnh Đồng Nai. Tôi đang cần xin xác nhận sơ yếu lý lịch của mình để hoàn tất hồ sơ xin việc. Tuy nhiên thì quê tôi ở khá xa, việc đi lại mất rất nhiều thời gian, cho tôi được hỏi là tôi thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch tại Đà Nẵng được hay không hay tôi phải về nơi thường trú để xin xác nhận? Trả lời:
Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI (thuộc Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:
Trước đây, khi xác nhận Sơ yếu lý lịch, các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung của sơ yếu lý lịch, đồng thời phê các nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định….của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm Nghị định 23/2015/NĐ-CP được ban hành cùng một số văn bản pháp luật hướng dẫn kèm theo, thì hiện nay sơ yếu lý lịch sẽ không được các Cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung của Sơ yếu lí lịch nữa. Theo Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực có nội dung là các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật…vào sơ yếu lý lịch của công dân; chủ thực hiện việc chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định thủ tục chứng thực chữ ký được áp dụng đối với chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Theo đó, chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản (khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Như vậy, hiện nay, chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân là thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch, không còn chứng thực nội dung.
Về thẩm quyền chứng thực chữ ký:
Cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản gồm:
– Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Uỷ bản nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.
Việc chứng thực chữ ký này được hướng dẫn tại Điều 7 Công văn số 1352/HTQTCT-CT về việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp như sau:
– Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký.
– Không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung:
+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
– Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.
Như vậy, bạn có thể thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch tại bất ký Phòng tư pháp, UBND xã, phường nào để chứng thực Sơ yếu lý lịch mà không cần bắt buộc phải về nơi thường trú.
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Số điện thoại: 0941 767 076
Email: amilawfirmdn@gmail.com
Website: amilawfirm.com
Trình Tự, Thủ Tục Thanh Lý Tài Sản Công Được Quy Định Như Thế Nào?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công được quy định như sau:
1. Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:
a) Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;
c) Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);
d) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);
đ) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định này.
4. Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này (trong trường hợp bán đấu giá), khoản 6 Điều 26 Nghị định này (trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định).
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
Trân trọng!
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch Của Ubnd Quy Định Như Thế Nào ? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!