Bạn đang xem bài viết Thụy Điển: Một Đế Quốc Hùng Mạnh, Chỉ Vì Xâm Lược Nga Mà Mất Tất Cả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhắc tới Thụy Điển ngày nay, ai cũng nghĩ tới đồ nội thất IKEA, những vụ án giết người thế kỷ hay chính sách đối ngoại mang thiên hướng trung lập.
Chắc hẳn có rất ít người biết rằng cách đây khoảng 400 năm, Thụy Điển nổi lên là đế chế hùng mạnh, một cường quốc quân sự. Điều mà cho đến bây giờ, Thụy Điển không bao giờ có thể lập lại được.
Một thời nổi danh là đế chế hùng mạnh
Thụy Điển nổi lên như một cường quốc châu Âu dưới thời Axel Oxenstierna và Vua Gustavus Adolphus- nhà chỉ huy quân sự đại tài. Do kết quả của việc giành được các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ từ Nga và Khối thịnh vượng chung Litva-Ba Lan, cũng như việc tham gia vào Chiến tranh ba mươi năm, Thụy Điển đã biến thành người lãnh đạo Tin lành.
Thụy Điển ban đầu là một quốc gia nghèo, không có nguồn tài nguyên rộng lớn như Pháp hay Nga ở thời kỳ đó.
Vậy nên Gustavus Adolphus đã phải đề ra các hình thức chiến tranh linh hoạt hơn. Trong thời đại mà quân đội, bao gồm cả nông dân và lính đánh thuê được trả lương nghèo nàn, Adolphus vẫn xây dựng được một đội quân thường trực chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
Quân đội Thụy Điển chủ trương lấy chất lượng bù số lượng, đội hình thay đổi linh hoạt trước những kẻ thù đông đảo nhưng chậm chạp hơn. Giai đoạn thế kỷ 17 cũng là lúc các đội quân trên thế giới dần thay đổi từ kiếm và giáo sang súng và pháo.
Adolphus tỏ ra thức thời khi cho sản xuất hàng loạt vũ khí dùng thuốc súng. Hầu hết các loại pháo trong thời đại này đều có ít khả năng cơ động chiến trường, nhưng nhà vua Thụy Điển đã trang bị cho các đơn vị bộ binh của mình những khẩu pháo cơ động, có thể hỗ trợ binh sĩ trong suốt trận đánh.
Trong Chiến tranh ba mươi năm, quân đội Thụy Điển tiến sâu xuống phía nam, chạm đến cả Prague, thủ đô CH Czech ngày nay và Vienna, thủ đô Áo ở miền trung châu Âu. Sau đó, Thụy Điển đã chinh phục được khoảng một nửa số quốc gia thành viên của Đế quốc La Mã thần thánh.
Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất phải kể đến trận Breitenfeld vào tháng 9.1631. 23.000 quân Thụy Điển và 18.000 quân Saxon gần như quét sạch toàn bộ đội quân Đế quốc La Mã Thần thánh với 35.000 người. Ở trận đánh đó, Adolphus chỉ mất 5.500 quân.
Trong trận Lutzen năm 1632, Adolphus đánh bại đội quân Đế quốc La Mã Thần thánh, nhưng phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Adolphus sơ hở khi đích thân dẫn quân chiến đấu, bị trúng nhiều phát đạn và cuối cùng là một nhát đâm kết liễu mạng sống. Vị vua vĩ đại nhất của Thụy Điển qua đời khi mới 37 tuổi.
Đóng góp không nhỏ của Adolphus ở thời kỳ đầu giúp Thụy Điển giành chiến thắng cuối cùng vào năm 1648, kiểm soát vùng đất rộng lớn bao gồm cả lãnh thổ Đông Đức và Ba Lan, trở thành cường quốc quân sự ở châu Âu và khu vực Baltic.
Sau thất bại trong Trận Nördlingen năm 1634, niềm tin vào Thụy Điển của các quốc gia Đức do Thụy Điển kiểm soát đã bị tổn hại, và một số tỉnh đã từ chối hỗ trợ quân sự của Thụy Điển, khiến Thụy Điển chỉ còn một vài tỉnh phía bắc Đức. Sau khi Pháp can thiệp đứng về phe Thụy Điển, vận may lại thay đổi. Khi chiến tranh tiếp diễn, số binh lính và dân thường chết ngày càng tăng, và khi nó kết thúc, nó đã dẫn đến sự suy giảm dân số nghiêm trọng ở các bang của Đức. Mặc dù ước tính dân số chính xác không tồn tại, các nhà sử học ước tính rằng dân số của Đế chế La Mã thần thánh đã giảm một phần ba do chiến tranh.
Thụy Điển thành lập các thuộc địa ở nước ngoài, chủ yếu ở Tân Thế giới. Tân Thụy Điển được thành lập tại thung lũng Sông Delaware vào năm 1638 và Thụy Điển sau đó đã đưa ra yêu sách đối với một số đảo Caribe. Một chuỗi các pháo đài và trạm giao dịch của Thụy Điển cũng được xây dựng dọc theo bờ biển Tây Phi, Tuy nhiên, chúng không được thiết kế cho người định cư Thụy Điển.
Cho đến khi tất cả sụp đổ ở Nga
Để có thể duy trì sự cường thịnh của đế chế, năm 1708, vua Thụy Điển khi đó là Charles XII quyết định mở chiến dịch xâm lược Nga. Chiến dịch kết thúc tạo bước ngoặt lớn cho đế chế Thụy Điển, nhưng là theo chiều ngược lại.
Chiến dịch xâm lược Nga nằm trong cuộc chiến phương Bắc kéo dài từ năm 1700-1721, trong đó Thụy Điển đối đầu với một liên minh do đế quốc Nga đứng đầu.
Giống như cha ông, vua Charles XII nổi tiếng là người cai trị thông minh, hoạt bát, được mệnh danh là “Sư tử phương Bắc”. Nhưng đế quốc Nga khi đó cũng không kém cạnh, do Peter Đại đế nắm quyền. Peter Đại đế là người đưa nước Nga sang một trang mới, từ quốc gia rộng lớn nhưng nghèo khó, trở thành cường quốc châu Âu.
Sự nổi lên của Nga đe dọa lãnh thổ do Thụy Điển kiểm soát ở Đông Âu, đặc biệt là khu vực Baltic. Charles XII chủ động tiến quân trước, tiến vào lãnh thổ Nga năm 1708, bắt đầu chiến dịch chinh phạt lớn nhất trong cuộc đời.
40.000 quân Thụy Điển tham gia chiến dịch tuy không phải là quân số lớn, nhưng đều là những binh sĩ tinh nhuệ. Trong trận đánh ở nơi là Estonia ngày nay, 12.000 quân Thụy Điển đánh tan 37.000 quân Nga.
Nga hoàng Peter Đại đế ra lệnh tàn phá một vùng rộng lớn để Quân đội Thụy Điển không thể thu hoạch được gì bất kể họ tiến quân theo hướng nào. Dọc mọi con đường dẫn từ doanh trại Thụy Điển hướng về bắc, đông hoặc tây, quân Nga tạo một vành đai vườn không nhà trống dài gần 200km.
Charles XII tiến quân đến đâu, quân Nga lại dùng chiến thuật du kích, khiến quân Thụy Điển dần dần bị cô lập, không còn nhận được nhu yếu phẩm tiếp tế.
Năm 1709, đến thời tiết cũng quay lưng với vua Thụy Điển, đó là khi châu Âu trải qua đợt rét nhất trong 500 năm. Vùng lãnh thổ rộng lớn của Nga vô hình trung biến thành mồ chôn kẻ thù vì giá rét.
Hơn 2.000 binh sĩ Thụy Điển chết rét chỉ trong một đêm. Đến tháng 6.1709, đội quân chinh phạt của Thụy Điển chỉ còn lại 20.000 người và 34 khẩu pháo.
Trong trận quyết định ở nơi ngày nay là Ukraine, Peter Đại đế đem tới 80.000 quân ra nghênh chiến. Ưu thế quá lớn về số lượng và cả tinh thần chiến đấu đã tạo cơ hội để Peter Đại đế đập tan quân Thụy Điển, gây tổn thất tới 19.000 người.
Nga cũng tổn thất nặng nề, nhưng nhờ ưu thế sân nhà nên có thể dễ dàng củng cố lực lượng, còn Charles XII thì không. Kết cục là Charles XII rời Nga với 543 người còn lại.
Thụy Điển cũng mất luôn lãnh thổ ở Baltic và không bao giờ lấy lại được sức mạnh như xưa. Các nhà sử học sau này đều đồng ý rằng,
Trận Poltava ở Ukraine năm 1709 đã khiến cho “kỷ nguyên đế quốc” của Thụy Điển kết thúc một cách đột ngột. Những năm cuối đời Charles XII điên cuồng chống Nga và chết ở tuổi 36 trong một chiến dịch vào năm 1718.
3 năm sau, vua mới của Thụy Điển buộc phải ký hòa ước Nystad, đồng ý công nhận các vùng lãnh thổ chiếm được trước đây, nay thuộc về Nga, bao gồm vùng Baltic và phía nam Phần Lan.
Trong trận đánh tại Poltava, quân số Nga áp đảo quân số Thụy Điển, đồng thời Quân đội Nga cũng thắng thế về hỏa lực. Trận đánh kết thúc với phần chiến thắng hiển hách về phía Nga, chấm dứt cuộc xâm lăng của Thụy Điển vào lãnh thổ Nga. nước Nga Sa hoàng đã phá vỡ vai trò cường quốc của Đế quốc Thụy Điển thời bấy giờ, và đưa nước Nga tiến lên phát triển lớn mạnh trong thập kỷ sau đó.
Những điều thú vị tại Thụy Điển Thứ nhất : Thành phố trên biển
Thủ đô Stockholm được mệnh danh là “thành phố trên biển” bởi nó được bao bọc bởi biển và hồ. Thành phố nằm trên 14 hòn đảo lớn nhỏ bên bờ biển phía đông nam của Thụy Điển, giữa hồ Malaren và biển Baltic.
Nhìn từ trên cao, Stockholm soi mình dưới làn nước trong xanh. Những lâu đài cao vút, những ngôi nhà cổ trăm tuổi nằm xen kẽ bên những tán cây. Những con đường nhỏ nên thơ chạy vòng quanh các hòn đảo và các bến cảng phong cảnh tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để du khách đi dạo hay đạp xe thong dong.
Tiếp theo là khách sạn được coi là 1 trong 7 kỳ quan lớn nhất tại Thụy Điển
Thứ hai : Khách sạn băng được xây dựng lại hàng năm
Đây là một khách sạn được làm hoàn toàn từ băng tuyết lớn nhất trên thế giới. Trải qua ba thập kỷ, cứ mỗi mùa đông, khách sạn này lại khoác lên mình một vỏ bọc hoàn toàn mới. Toàn bộ kiến trúc và nội thất của khách sạn băng được thực hiện trong các khối băng tuyết lấy từ sông Torne, một trong những con sông thuộc vùng đất hoang sơ cuối cùng ở Thụy Điển. Mỗi mùa xuân, khách sạn băng Icehotel thu hoạch hàng tấn băng từ sông Torne đông lạnh và lưu trữ trong một hội trường sản xuất gần đó, với sức chứa lên tới hơn 10.000 tấn nước đá và 30.000 tấn tuyết. Khi mùa hè đến, băng của khách sạn tan đi và lại trở về với dòng nước của sông Torne. Trong tiếng Sami, Jukkasjarvi còn có nghĩa là “nơi gặp gỡ cạnh dòng nước”.
Ở khách sạn băng, không có phòng nào giống phòng nào. Mỗi yếu tố trang trí đều được các nghệ sĩ gửi thiết kế rất tỉ mỉ và đến tận nơi với mong muốn biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
Toàn bộ giường ngủ đều được phủ bằng da tuần lộc và một chiếc túi ngủ nhiệt. Du khách sẽ an tâm rằng mình luôn luôn có một giấc ngủ ngon và thoải mái, kể cả khi đang nằm trên một chiếc giường băng và trong một khách sạn băng 100%.
Vào mùa hè, khi mặt trời xuất hiện 24/7 liên tục trong vài tháng, khách sạn băng sẽ tan chảy và trôi về phía dòng sông Torne. Tham quan khách sạn đang tan với những khu hành lang nước và băng trống trải cũng là một trải nghiệm rất thú vị với du khách.
Vẻ đẹp kỳ ảo của khách sạn băng dưới bầu trời cực quang là thành quả của tự nhiên và con người. Khách sạn băng còn được phong là một trong 7 kỳ quan của nước Thụy Điển.
Thứ ba : Lối sống thân thiện với môi trường
Nếu là người yêu thiên nhiên thì bạn sẽ muốn đến Thụy Điển ngay và luôn. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng nhiên liệu sinh học thay vì xăng dầu.
Người Thụy Điển còn sở hữu hệ thống xử lý rác hàng đầu thế giới. Năm 2014, Thụy Điển phải nhập khẩu 800.000 tấn rác thải từ Na Uy nhằm phục vụ cho các nhà máy năng lượng đốt rác. Nước này còn phải nhập thêm 100.000 tấn rác từ các nước châu Âu xung quanh bởi lượng rác trong nước không đủ cho các nhà máy nhiệt điện.
Thứ tư : Ứng xử theo “Luật của Jante”
“Luật của Jante” là quy tắc ứng xử được đề cao của nhiều người dân Bắc Âu, trong đó có Thụy Điển. Nó bắt nguồn từ một tiểu thuyết châm biếm từ Đan Mạch, sáng tác vào khoảng những năm 1930, mô tả cuộc sống ở thị trấn viễn tưởng tên là Jante.
Có nhiều cách giải thích “Luật của Jante”, nhưng nhìn chung, 10 điều luật này không nhằm mục đích khiến ai đó cảm thấy vô giá trị trong xã hội. Mọi người vẫn làm việc, mua sắm, đến nhà hàng ăn uống hay đi nghỉ dưỡng vui vẻ như thường. Điều quan trọng mà người Bắc Âu tâm niệm là đừng cố khoe khoang về sự giàu có hay học thức của bạn. Và đừng cố chứng tỏ sự vượt trội của mình lên trên một ai khác.
Thứ năm : Có đến 3 kiểu chung sống mà không phải vợ chồng
Ở Thụy Điển có những mối quan hệ gia đình rất đa dạng, vì các cặp đôi không gặp nhiều áp lực tiến tới hôn nhân. Họ có thể sống chung với nhau hơn chục năm, có con mà vẫn không cưới hỏi gì. Thay vào đó, mối quan hệ của họ được gọi là:
* Samboende: Cặp đôi “thường trú” dưới một mái nhà (mà không cưới).
* Särbo: Cặp đôi không sống gần nhau nhưng trong một mối quan hệ gắn bó lâu dài, và dành cho nhau những ngày cuối tuần hay kì nghỉ lễ.
* Iblandbo: Cặp đôi thỉnh thoảng sống chung với nhau.
Đặc biệt, lễ hội mùa hè được xem là lễ hội quan trọng nhất trong văn hóa Thụy Điển, ngày hội được diễn ra vào rạng sáng thú bảy đầu tiên sau ngày 21/6. Trên khắp đất nước, người dân sẽ mặc trang phục truyền thống, ca hát và nhảy múa xung quanh cây nêu được trang trí bằng các nhánh cây và bông hoa để chào đón những ngày nắng mới sau một mùa đông âm u.
Thứ bảy : Quốc gia không dùng tiền mặt để thanh toán
Trong những năm gần đây, lượng tiền mặt trong lưu thông đã nhanh chóng giảm ở Thụy Điển. Ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đèn LED được lắp đặt trên tay nắm cửa của nhà vệ sinh công cộng, màu đỏ báo hiệu rằng có người đang sử dụng, trong khi màu xanh lá cây là đang trống.
Thứ tám : Ngắm mặt trời mọc trong đêm
Nghe có vẻ lạ quá đúng không nhưng hoàn toàn có thực nếu bạn đến thủ đô Stockholm. Do tọa lạc ở một vị trí gàn Bắc Cực nên mùa đông ở đây thường kéo dài nên tại một số khu vực cực Bắc, người dân ít được đón ánh nắng mặt trời. Thậm chí ngay tại thủ đô này đến cuối tháng 4 vẫn xảy ra những đợt tuyết rơi.
Thế nhưng vào mùa hè, ánh nắng mặt trời lại chiếu phần lớn thời gian trong ngày. Mặt trời thường mọc từ rất sớm và đến tận tối khuya mới lặn, đôi khi gặp thời tiết tốt mặt trời còn không lặn cho đến 9 – 10 giờ đêm. Hay nhiều khu vực trượt tuyết khách cả 56 giờ liên tục luôn ở trong thời điểm là mùa hè.
Huyền Ngọc (tổng hợp)
Tổng Hợp Tất Cả Các Chiến Lược Kinh Doanh Online 2023
tổng hợp tất cả các chiến lược kinh doanh online 2023
Thứ nhất : Các quy luật của cuộc chơi trên Internet
Bạn phải am hiểu các luật chơi trên nơi kinh doanh online và internet cũng k ngoại lệ. + Quy luật 3-7, nghĩa là bạn cho 7 phần và bạn nhận được 3 phần + Quy luật 3C: Cộng đồng, giá rẻ và Chuyên môn hóa. + Quy luật 3B đây là một quy luật hết sức có ý nghĩa trên nơi internet, đặc biệt là social * Bạn : đầu tiên là làm bạn cùng nhau. * Bàn : Bàn về các vấn đề cuộc sống, công việc mua bán. * Bán : Bán hàng hóa cho nhau, khi bạn đang xây dựng hệ thống tin tưởng.
Thứ hai : Hiểu về các công cụ trên Internet.
Bạn phải hiểu rõ và biết hướng dẫn vận hành các tool internet ntn để hiệu quả nhất trên hoàn cảnh kinh doanh online, các tool đó là gì ?
+ Website:
nền móng cơ bản của thương mại điện tử là công ty của bạn trên nơi internet và là gốc thu khổng lồ nếu bạn có chiến lược đúng đắn.
+ SEM: Bằng SEO + PPC
+ mail marketing:
Linh hồn cho mọi camp là kênh bán chính hãng quả nhất trên toàn cầu ngày nay.
+ mạng xã hội:
nơi bán hàng tiêu dùng tốt nhất mà các doanh nhân không thể bỏ qua
Thứ ba : Một plan mua bán – kim chỉ nam cho mọi vấn đề.
thành ra, việc thiếu một chiến lược mua bán chẳng khác nào đi trong bóng đêm mà bạn chẳng biết mình đi đâu và về đâu?
Thứ 04 : nhân sự mkt online
all chỉ là vô nghĩa nếu bạn không có những đội ngũ nhân viên thực thi những plan hay những chiến lược bán hàng online hoàn hảo của bạn đã viết ra. Đây là nhân tố then chốt quyết định việc kinh doanh online của bạn có kết quả hay là k.
do đó đồng thời với các kế hoạch không giống bạn cần có một chương trình hoạch định nhân sự marketing Trực tuyến cho một đơn vị hay một đội nhóm nếu bạn muốn vương xa trên nơi internet.
Thứ 05 : kiểm soát all hoạt động bán hàng online
Hy vọng những bước cơ bản này sẽ giúp cho bạn phần nào hoàn thành công tác kinh doanh online của mình ,Đồng thời, rất mong có dịp được luận bàn, share quan niệm từng nhân tố trên một cách cụ thể và chi tiết hơn.
nguồn: http://chiasethanhcong.net
Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Thụy Điển
Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp của đất nước này đảm bảo những người có thu nhập trung bình vẫn có khả năng chi trả cho cuôc sống bình thường của mình trong suốt thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp và tìm kiếm công việc mới.
Phần lớn những người làm việc ở Thụy điển đều tham gia Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong 200 ngày đầu tiên sau khi thất nghiệp, mức quyền lợi được hưởng tối đa là 80% theo mức lương trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 680 cu-ron/ngày; 100 ngày tiếp theo (có thể được kéo dài tới 1 năm sau đó) mức hưởng trợ cấp còn 70%. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng đều được hưởng mức tối đa mà chỉ có những người có mức thu nhập thấp thì mới được nhận 80% tiền trợ cấp.
Tại Thụy điển, phần lớn tiền đảm bảo cho trợ cấp thất nghiệp lấy từ tiền thuế, nhưng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở quốc gia này được quản lý bởi những tổ chức tư nhân – chủ yếu là các nghiệp đoàn. Người lao động không nhất thiết phải là công dân Thụy điển – người lao động chỉ cần có giấy phép nhập cư và có thẻ cư trú là đủ điều kiện để tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
:
Ngoài các quỹ trên, ở Thụy điển còn có hai tổ chức dành cho các đối tượng khác trong xã hội:
Tổ chức AEA (Akademikernas Erkända Arbetstöshetskassa) dành cho những người có bằng cấp về mặt học vấn – trình độ từ đại học trở lên. Quỹ này dành cho những người đạt 180 điểm theo thang điểm của Hệ thống chuyển giao tín chỉ châu Âu hoặc 120 điểm theo thang điểm trước đây của Thụy điển. Với những người có bằng cấp giáo dục ngoài Thụy điển thì ít nhất họ cũng phải có trình độ cử nhân.
Tổ chức ALFA KASSAN dành cho những trường hợp người lao động còn lại chưa tham gia với bất cứ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nào.
Phí tham gia quỹ bảo hiểm thất nghiệp được trích một phần từ nguồn của Chính phủ (thông qua nghĩa vụ đóng góp của các chủ sử dụng lao động) và một phần từ chính đóng góp của người lao động.
Các quỹ bảo hiểm thất nghiệp khác nhau thì có mức phí tham gia khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro do thất nghiệp theo từng dạng nghề nghiệp, ví dụ, mức phí thấp nhất áp dụng cho người lao động làm việc trong ngành tài chính và bảo hiểm (Finans – Och fönsäkringsbranschens) là 118 cu-ron một tháng đối với những người không phải là thành viên, tiếp theo là AEA với mức là 150 cu-ron áp dụng đối với quỹ bảo hiểm trí thức (AEA).
Như vậy, muốn được nhận trợ cấp thất nghiệp toàn phần thì người lao động phải là thành viên của tổ chức nào đó và phải đóng góp đều đặn ít nhất là một năm khi người lao động trở thành người thất nghiệp.
Nếu người lao động không tham gia vào một quỹ thất nghiệp đủ 1 năm trước khi trở thành người thất nghiệp thì người lao động vẫn được nhận một mức trợ cấp cơ bản là 320 cu-ron một ngày với điều kiện người lao động vẫn có việc làm và thường xuyên và đầy đủ trong vòng 12 tháng trước thất nghiệp. Nếu người lao động làm việc bán thời gian thì sẽ nhận được 50% của tổng số tiền được trợ cấp – có nghĩa là bạn sẽ nhận được 160 cu-ron một ngày.
Nếu người lao động chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở bất kì tổ chức nào thì quỹ Alfa Kassan sẽ chịu trách nhiệm chi trả và người lao động phải liên hệ với quỹ này để nhận được trợ cấp thất nghiệp. Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại một tổ chức nào đó nhưng chưa đủ một năm thì quỹ đó vẫn sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp bán phần cho người lao động đó, Alfa Kassan không chịu trách nhiệm chi trả.
Dù quỹ nào chi trả đi nữa thì bảo hiểm thất nghiệp ở Thụy điển hoàn toàn không dựa vào khả năng tài chính của người tham gia. Người lao động có thể sở hữu chiếc xe hơi Bentley trong biệt thự kèm theo khoản tiền 10 triệu cu-ron trong tài khoản thì họ vẫn cứ nhận được đầy đủ khoản tiền trợ cấp thất nghiệp nếu như họ trở thành người thất nghiệp.
“Đặc điểm chính của hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở Thụy điển là bảo hiểm thất nghiệp không phải là hệ thống trợ cấp và cũng dựa vào tình trạng thu nhập của người lao động. Nó là một hệ thống thu nhập chịu thuế và được sử dụng để tạo nên quỹ hưu trí của nhà nước” Ngài Gertrue Hedenström Eriksson – điều phối viên Liên đoàn các quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã cho biết như vậy.
Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp không dựa vào tình trạng tài chính của người thất nghiệp nhưng các quỹ này cũng phải có những hàng loạt những điều kiện khắt khe được đặt ra cho người lao động để được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Người lao động phải là người hoàn toàn khoẻ mạnh về mặt thể xác (có nghĩa là bạn không bị mắc một thứ bệnh nào) và bạn phải làm việc ít nhất 3 giờ trong 1 ngày và 7 ngày trong 1 tuần. Bạn cũng phải tích cực tìm kiếm việc làm phù hợp với mình và phải đăng ký tìm việc tại Trung tâm tìm kiếm việc làm của Chính phủ (Arbetstsförmedingen). Người lao động có thể phải chấp nhận làm việc tại những địa điểm khác xa so với nơi cư trú của họ theo yêu cầu của trung tâm tìm kiếm việc làm.
Một điều đáng nói nữa là, hệ thống trợ cấp hưu trí ở Thụy điển coi tiền bảo hiểm thất nghiệp cũng là một loại thu nhập chịu thuế giống như các khoản thu nhập khác. Người lao động vẫn phải đóng lệ phí tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngay cả khi đang ở trạng thái thất nghiệp, tất nhiên với mức đóng thấp hơn.
Những người điều hành hoặc sở hữu một công ty thì phải tuyên bố giải thể hoặc ít nhất ngừng mọi hoạt động nếu muốn nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhưng họ không được phép sử dụng tiền này để cứu vãn những hoạt động kinh doanh của công ty. Chính điều này đã làm cho rất nhiều các chủ sử dụng lao động của các công ty nhỏ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu bạn đang là người thất nghiệp và không tham gia bất cứ một loại hình bảo hiểm thất nghiệp nào thì bạn có thể nhận được một khoản trợ cấp – được gọi là trợ cấp xã hội. Tất cả những người này đều chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và phải được thẩm tra về điều kiện sống của họ.
SOURCE: TẠP CHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ 1 (121) NĂM 2009 – THS. NGUYỄN BÍCH NGỌC – Viện Khoa học BHXH
(Kiến thức Luật pháp: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Luật sư Minh Tiến
Đánh Thắng Chiến Lược “Chiến Tranh Đặc Biệt” Của Đế Quốc Mỹ (1961
Từ cuối năm 1960, Mỹ áp dụng hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình Diệm nhưng đã liên tiếp bị thất bại.
ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 – 1965)
Từ cuối năm 1960, Mỹ áp dụng hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình Diệm nhưng đã liên tiếp bị thất bại. Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn, vùng dân cư đã mất sau cuộc Đồng khởi của ta, ngày 28-1-1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi chính thức thông qua chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, thực chất là cuộc chiến tranh “dùng người Việt đánh người Việt” với công thức: lực lượng ngụy + vũ khí và cố vấn Mỹ, nhằm đè bẹp và tiêu diệt cách mạng miền Nam. Đây là chiến lược đầu tiên trong ba loại chiến tranh nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ. Nội dung cơ bản của chiến lược này là càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược trên quy mô lớn, theo chiến thuật “tát nước bắt cá”, đưa hàng triệu nông dân miền Nam vào các trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân và tăng cường bắn pháo, ném bom, rải chất độc hóa học diệt sự sống trên mặt đất. Để thực hiện chiến lược này, Mỹ tăng cường tổ chức quân ngụy và bộ máy cảnh sát ngụy quyền, tăng cường cố vấn và lực lượng yểm trợ Mỹ, tăng viện trợ quân sự và đưa vào miền Nam các phương tiện hiện đại như trực thăng, cơ giới, thiết giáp. Năm 1960, quân Mỹ ở miền Nam có 2.000 tên, đến năm 1962 tăng lên 11.300 tên với 257 máy bay các loại; đến năm 1964 đã lên đến 26.200 tên cùng với các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Mỹ viện trợ hàng tỷ đô la để tăng số quân ngụy từ 15 vạn năm 1960 lên 56,3 vạn năm 1964, với 983 máy bay, 418 khẩu pháo, 942 xe tăng-thiết giáp. Đồng thời, chúng vạch kế hoạch Xtalây-Taylo, với ý đồ bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ giữa 1961 đến hết năm 1962). Tiếp đó, chúng triển khai thực hiện kế hoạch Giôn-xơn-Mắc Namara, bình định miền Nam trong 2 năm (1963 – 1964). Mỹ – Diệm coi việc lập ấp chiến lược là “quốc sách” và là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với mục tiêu của chúng là lập 16.000 ấp trong tổng số 17.000 ấp ở toàn miền Nam. Trong các cuộc càn, địch đã áp dụng chiến thuật mới của Mỹ mà chúng gọi là “Bủa lưới phóng lao”, “Trên đe dưới búa”, “Phượng hoàng vồ mồi”… nhằm tiêu diệt bộ đội và du kích, thanh lọc quần chúng, bắn giết cán bộ ta. Để đối phó với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới do cao trào “Đồng khởi” tạo ra, ngày 31-1-1961 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị “Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Ngày 15-2-1961, các tổ chức vũ trang miền Nam đã thống nhất thành “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”. Từ đây các cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Ở đô thị, phong trào đấu tranh của CNLĐ, thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, đồng bào các tôn giáo… làm lung lay ý chí bọn xâm lược, tay sai. Đồng bào ta ở những vùng bị gom kiên quyết đấu tranh, bám đất, bám làng, nêu cao khẩu hiệu “một tấc không đi, một li không rời”. Điển hình là phong trào đấu tranh chống gom dân của đồng bào ấp Bầu Mây, xã An Tịnh (huyện Trảng Bàng – Tây Ninh), của đồng bào Cai Lậy (Mỹ Tho), của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh và An Giang, cuộc đấu tranh chống địch rải chất độc hóa học của nhân dân huyện Châu Thành (Bến Tre)… Ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các phong trào thi đua sôi nổi “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” ở khắp các địa phương, các cấp, các ngành đã đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam, với lực lượng kinh tế quốc phòng lớn mạnh. Để phục vụ cách mạng miền Nam, miền Bắc không ngừng chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Trong những năm 1961 – 1964, nhân dân miền Nam vừa đấu tranh, vừa chú trọng xây dựng LLVT cách mạng với sự chi viện đắc lực từ miền Bắc đã liên tiếp giành được những thắng lợi trên các chiến trường. Điển hình là trận ấp Bắc (2-1-1963), chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 – 3/1/1965), Ba Gia (28/5 – 20/7/1965), Đồng Xoài (10/5 – 22/7/1965). Với những thất bại liên tiếp của nguỵ quân, nguỵ quyền, cuối năm 1963, cùng với sự kiện Tổng thống Mỹ Jôn Ken-nơ-đi bị ám sát, Giôn-xơn lên nắm quyền ở Mỹ, buộc chúng phải “thay ngựa giữa dòng” bằng việc phế bỏ Diệm – Nhu, làm cho nền chính trị tay sai của Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Chỉ trong hơn một năm rưỡi (11-1963 – 6-1965) đã có 14 lần đảo chính và phản đảo chính ở miền Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ miền Nam Việt Nam về đã báo cáo trước Nhà trắng và Quốc hội Mỹ rằng” Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại”. Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân hòng ngăn chặn sự chi viện của “hậu phương lớn” cho “tiền tuyến lớn”. Ngay trong ngày, chúng dùng 64 lần chiếc máy bay mở cuộc tiến công “Mũi tên xuyên” đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ngay trận đầu, 8 máy bay phản lực Mỹ bị bắn rơi. Trong 3 tháng đầu năm 1965 đã có 440 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc. Ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Chiến thắng 5-8-1964 cổ vũ mạnh mẽ khí thế chiến đấu, củng cố niềm tin và khẳng định ý chí quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Trước những thắng lợi vang dội của ta ở cả hai miền Nam – Bắc, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã hoàn toàn thất bại, buộc Mỹ phải ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” hòng cứu vãn thế sụp đổ. Từ đây, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
Thông Tin Chung Về Làm Việc Tại Thụy Điển (Phần 1)
Nổi tiếng về mức lương cao, môi trường làm việc chung và quy định nghỉ phép hào phóng cho cha mẹ, làm việc ở Thụy Điển là lựa chọn lý tưởng cho nhiều người nước ngoài, trong đó có các du học sinh.
Làm việc trong quá trình họcSinh viên quốc tế du học Thụy Điển được phép làm việc trong thời gian học. Không có giới hạn chính thức nào về số giờ bạn có thể làm việc. Một số trường đại học có các dịch vụ nghề nghiệp có thể giúp bạn tìm một công việc sinh viên bán thời gian. Nhiều trường như Đại học Jonkoping cũng cung cấp các dịch vụ như hội chợ nhà tuyển dụng, kiểm tra CV và các sự kiện đặc biệt với các công ty. Các trang web như Academic Work, StudentConsulting hoặc StudentJob cũng có thể là một nơi tốt để tìm kiếm các bài đăng về việc làm.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bạn nên ưu tiên việc học. Dù có thể bạn không có nhiều giờ lên lớp, bạn vẫn sẽ dành thời gian tương đương với một tuần làm việc toàn thời gian gồm 40 giờ cho các khóa học, đọc và bài tập.
Khi bạn nộp đơn xin gia hạn giấy phép cư trú, Cơ quan Di cư Thụy Điển cũng yêu cầu bằng chứng rằng bạn đã đạt được tiến bộ trong học tập và đạt được điểm chấp nhận được. Nếu việc học của bạn có kết quả không tốt vì bạn làm việc quá nhiều, bạn có nguy cơ không được ở lại Thụy Điển nữa. Do vậy, có thể khó vừa học vừa làm thêm ở Thụy Điển.
Làm việc sau khi tốt nghiệpThụy Điển là một nơi tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp của bạn: các công ty quốc tế, môi trường làm việc đề cao sự sáng tạo.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin gia hạn giấy phép cư trú tối đa 12 tháng để tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu một công ty. Nếu bạn nhận được lời mời làm việc đáp ứng một số điều kiện nhất định thì bạn có thể xin giấy phép làm việc.
Thụy Điển đang áp dụng chương trình 2-Year Residence Permit cho phép sinh viên quốc tế tốt nghiệp các chương trình chính quy của một số trường đại học được phép ở lại nước này đến 2 năm.
Thị trường lao động và việc làm Thụy ĐiểnMức lương trung bình ở Thụy Điển khá cao khoảng 26.000 SEK/tháng (xấp xỉ 2.600 USD). Không giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Điển không có luật lương tối thiểu. Thay vào đó, tiền lương được thiết lập bởi các thỏa thuận thương lượng tập thể giữa người sử dụng lao động và công đoàn. Do đó, công đoàn lao động có thể là một nguồn thông tin tốt về mức lương ở Thụy Điển.
Tất cả người lao động ở Thụy Điển nhận được ít nhất 5 tuần nghỉ có lương mỗi năm. Thụy Điển nổi tiếng vì ưu tiên chất lượng cuộc sống trong luật lao động. Chẳng hạn, cha mẹ của những đứa trẻ đến một độ tuổi nhất định có quyền làm việc bán thời gian, một quyền mà nhiều người Thụy Điển tận dụng. Cha mẹ tạm ngừng công việc để chăm sóc một đứa trẻ bị bệnh (đến một độ tuổi nhất định) cũng có thể nhận được bồi thường cho thu nhập bị mất.
Một công việc ở Thụy Điển có thể là một vị trí cố định hoặc tạm thời. Hầu hết các vị trí cố định có yêu cầu thử việc từ 3 – 6 tháng, trong thời gian này, chủ lao động có thể sa thải nhân viên theo ý muốn. Khi vị trí việc làm được đảm bảo vĩnh viễn, nếu muốn sa thải nhân viên, chủ lao động phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Văn hóa làm việc của Thụy ĐiểnThụy Điển nổi tiếng với sự bình đẳng giới ngay cả trong lực lượng lao động. Ngoài ra quốc gia này còn rất chú trọng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh với ngày và giờ làm việc linh hoạt. Giờ làm việc bình thường từ 8:30 – 17:00 và hầu hết người Thụy Điển rời văn phòng ngay lúc 17 giờ. Làm thêm giờ không phổ biến trong văn hóa Thụy Điển và cũng không được đánh giá cao.
Thụy Điển không quan tâm đến hệ thống phân cấp nên trong công ty, mọi người từ thực tập sinh đến CEO đều gọi nhau bằng tên của họ. Trang phục làm việc cũng giản dị, thường tránh xa những bộ đồ công sở, phát huy màu sắc trung tính, rắn rỏi. Các quyết định kinh doanh thường dựa trên sự đồng thuận và thỏa hiệp hơn là thâm niên.
Đúng giờ
Mặc dù văn hóa kinh doanh của Thụy Điển thoải mái hơn ở một số nước châu Âu khác, nhưng việc đúng giờ vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt. Đến trễ một cuộc họp được coi là hoàn toàn không chuyên nghiệp và thô lỗ. Tương tự như vậy, xuất hiện quá sớm cũng được coi là bất lịch sự. Thay vào đó, hãy chắc chắn đến sớm không quá năm đến mười phút. Không chuẩn bị tài liệu phù hợp cho cuộc họp bị đánh giá tiêu cực như chậm trễ.
Lagom
Người lao động Thụy Điển được biết đến với sự siêng năng và hiệu quả nhưng không phải kiểu “tham công tiếc việc”. Khái niệm này được gọi là Lagom – vừa đủ, nghĩa là thực hiện chính xác và tốt những gì cần thiết. Ở Thụy Điển sẽ không có nhiều người làm thêm giờ và cũng khó thấy ai tranh thủ làm việc trong kỳ nghỉ.
Mọi thắc mắc về du học Thụy Điển, vui lòng liên hệ đơn vị tư vấn và tuyển sinh chính thức của các trường đại học Thụy Điển để được hỗ trợ tốt nhất:
Công ty Du học INEC
Netizen Chỉ Trích King Of Rap Vì Sân Khấu Tối, Beat Dìm Thí Sinh, Luật Khó Hiểu… Tất Cả Đều Thua Xa Rap Việt?
Thế nhưng, có vẻ như càng đi sâu vào các vòng sau, khán giả dường như càng mất kiên nhẫn với King Of Rap, đặc biệt là khi Rap Việt ngày càng lấn lướt.
Các ý kiến mở đầu cho rằng King Of Rap yếu hơn Rap Việt về mặt truyền thông, đồng thời cho rằng công ty chủ quản của chương trình suốt bao nhiêu năm vẫn giữ nguyên phần dàn dựng, biên tập và sân khấu giống như các chương trình cũ. Việc để Hoa hậu Kiều Loan – Lona – bước tiếp vào vòng này cũng khiến một bộ phận người yêu Rap bức xúc vì cô yếu cả về vần, flow và lyrics.
Một bộ phận khán giả khác chỉ trích mạnh mẽ mặt sân khấu và tạo hình của chương trình: “Một chương trình đến đầu tư quay phim ánh sáng còn chán thì hỏi sao thua Rap Việt gấp trăm lần”. Một số người khác nhìn vào loạt thiết kế của King Of Rap và cho rằng nó quá “phèn”, nhìn không khác gì đồ hoạ trò chơi năm 1998. Một khán giả thậm chí gay gắt hơn cho rằng: “Không có bài nào hay và không có thí sinh nào làm điểm nhấn”.
Không ít khán giả đã có góp ý rất dài và có tâm về chương trình, phê phán từ format show, thể lệ các vòng đấu cho đến dàn dựng sân khấu, âm thanh lẫn các lần nhận xét của HLV. Có thể thấy, đây đều là những người đã theo dõi kĩ lưỡng chương trình rồi mới đưa ra nhận xét chỉ trích vì cảm giác hụt hẫng, thất vọng. Cá biệt có người còn nhấn mạnh phần beat nhạc của King Of Rap bị cũ, tối và “dìm” giọng thí sinh, không “chất” được như Rap Việt.
Tất nhiên, vẫn còn một số ít khán giả trung thành với King Of Rap đứng ra bênh vực chương trình, khẳng định dàn thí sinh của King Of Rap xét trong giới Underground thì “chất” hơn. Tuy nhiên, lập luận này ngày càng khó đứng vững khi dàn thí sinh Rap Việt lộ diện đầy đủ không hề thua kém King Of Rap, kĩ năng trình diễn đến sân khấu thậm chí lại có phần lấn lướt hơn, bài bản hơn.
Khán giả đại chúng – đối tượng chiếm đa số lượng người xem – chắc chắn không biết quá nhiều về giới Underground, cái họ cần là một chương trình giải trí, mang văn hoá Hip-hop đến gần hơn một cách sinh động và cuốn hút. Ở mặt này, rõ ràng Rap Việt ngày càng vượt King Of Rap, đây là điều ai cũng có thể nhận ra rất rõ.
Trước đó, ngay cả Kimmese – một nữ rapper kì cựu trong làng Rap – cũng đã lên tiếng bức xúc khi biên tập chương trình đã cố tình cắt ghép chiêu trò, vì áp lực ratings mà làm giảm đi chất lượng thực sự của thí sinh khi lên sóng. Nhận định của Kimmese nhận được không ít sự đồng cảm từ khán giả và người yêu Rap.
Mặc dù chúng ta biết, việc so sánh giữa hai chương trình là điều dễ gây ra nhiều mâu thuẫn “ngầm” trong giới Underground, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qua ý kiến của đông đảo khán giả – những người đóng góp lượt xem trực tiếp cho chương trình. Rất mong trong các vòng đấu sau, King Of Rap sẽ dần cải thiện về chất lượng trong khâu tổ chức và hậu kì, mang đến một sân chơi hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn cho các thí sinh.
Nguồn: FB, Ảnh: Chụp màn hình, Clip: YouTube
Cập nhật thông tin chi tiết về Thụy Điển: Một Đế Quốc Hùng Mạnh, Chỉ Vì Xâm Lược Nga Mà Mất Tất Cả trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!