Xu Hướng 3/2023 # Thuyết Minh Về Con Bò Lớp 9 Hay Nhất # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thuyết Minh Về Con Bò Lớp 9 Hay Nhất # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Về Con Bò Lớp 9 Hay Nhất được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn bài làm thuyết minh về con bò lớp 9 hay nhất có dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh con bò hay nhất để các bạn tham khảo đặc biệt là học sinh ở những tỉnh hoặc địa phương có nuôi bò vì con bò có giá trị kinh tế khá cao

Con bò có giá trị kinh tế cao được nuôi nhiều ở vùng nông thôn tận dụng thức ăn cỏ sẵn có​

DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CON BÒ LỚP 9 1.MỞ BÀI Giới thiệu vật cần thuyết minh: con bò Là loài động vật gần gũi với cuộc sống của người nông dân

2. THÂN BÀI

Nêu nguồn gốc của bò: tiến hóa từ bò rừng châu u

Nêu đặc điểm của bò: thân, có màu nâu, có sừng…

Thức ăn chính của bò là cỏ non, rơm rạ,… và bò không chịu được rét sẽ rất dễ bị bệnh

Phân loại: bò nhà, bò tót, bò rừng châu u…

Vai trò: cải thiện cuộc sống và cung cấp nguồn thức ăn cho con người, ở một số nơi thì bò là điều may mắn về một cuộc sống no ấm đầy đủ…

3.KẾT BÀI Nêu suy nghĩ về loài bò: yêu quý và bảo vệ nó, chăm sóc bò chu đáo.

Cũng có nhiều giống bò khác nhau được nuôi ở nhiều vùng khác nhau​

BÀI VĂN: THUYẾT MINH VỀ CON BÒ LỚP 9 Làng quê Việt Nam với cây tre bến nước sân đình đã trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta- bởi ở đó là nhà là nơi ta sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt một thời gian dài. Ở đó có những thứ quen thuộc gần gũi, có những loài động vật mà ta rất yêu quý đặc biệt là con bò. Một loài động vật của làng quê Việt Nam.

Bò là loài động vật có vú nó xuất phát từ giống bò rừng ở châu u và xuất hiện từ rất lâu về trước. Là một loài động vật có vú nên bò có thân hình đồ sộ, chắc khỏe, vạm vỡ, thấp ngắn bụng to đầu vú nhỏ. Và có cân nặng từ 200-350kg. Là giống phát triển nhanh, khả năng sinh sản tốt, thích nghi cao, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật. Bò có cái đầu con cái thanh, sừng ngắn, nhỏ, con đực thô, sừng dài chĩa về phía trước, trán phẳng hoặc hơi lõm, trong lúc đó, ở con đực mõm ngắn, con cái tương đối dài, mạch máu và gân mặt nổi rõ, mắt to nhanh nhẹn, mắt tinh lanh lợi. Cổ bò cái thanh, cổ bò đực to, dày, lông thường đen. Yếm kéo dài từ hầu đến vú, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ, Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực cao, con cái không có. Lưng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường chạm kheo. Bò có khối lượng ổn định sức khỏe tốt phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Từ 24 tháng tuổi trở đi, các chiều dài phát triển chậm và ổn định vào lúc 60 tháng tuổi. Tuỳ theo điều kiện chăn nuôi, tập quán và trình độ chăn nuôi mà khối lượng, kích thước các chiều đo của bò có thay đổi ít nhiều.

Là một loại động vật có khối lượng lớn nên người nông dân dùng bò làm sức kéo trở các đồ khó trở bằng xe hay cồng kềnh… bò còn được nuôi để làm nguồn cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Thịt bò trên thị trường có giá từ 250-300 nghìn một kg bởi nó có nhiều protein phát triển sức khỏe cho con người. Một số nơi còn lấy thịt bò làm đặc sản đó là lễ hội chợ Viềng-Vụ Bản-Nam Định có đặc sản là thịt bò mà mỗi người dân đi đến đây đều sẽ mua bởi nó tượng trưng cho sự may mắn đầu năm.

Trên nước ta có rất nhiều giống bò khác nhau như bò lấy thịt, bò vàng, bò phương Nam… Các loại bò này đều có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. Vì thế mà giống bò được nuôi nhiều ở các vùng quê bởi giá cả hợp lí, cách săn sóc dễ dàng mà thu nhập ổn định cho người dân mà giờ đây bò như người bạn của họ, họ coi bò như một tài sản quý giá trong gia đình.

Giá trị mà bò mang lại như thế mà mỗi chúng ta phải có ý thức chăm sóc bò để bò phát triển tốt. Hãy coi bò như là một thành viên của gia đình minh bởi nó là biểu tượng của làng quê Việt Nam giản dị.

Thuyết Minh Về Con Bò, Văn Mẫu Về Con Bò Sữa Việt Nam

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CON BÒ

“Đàn bò vàng trên đồng cỏ xa xanh

gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại

mùa rạo rực chỉ đàn bò biết được

vị cỏ râm ran đầu lưỡi ngọt mềm”

Hình ảnh những con bò đã đi vào trong những câu thơ với không khí bình yên của làng quê Việt Nam như thế. Còn bò từ lâu đã gắn bó với miền nông thôn đất nước, với những người nông dân chân lấm tay bùn, đi qua bao miền kí ức của nhiều thế hệ.

Những con bò ban đầu xuất hiện ở châu Âu sau đó nhờ giao thương giữa các nước và những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa đã mang những con bò đi khắp thế giới. Hiện tại, tại hầu hết các quốc gia, ta đều có thể bắt gặp những đồng cỏ xanh với bóng dáng những con bò đang gặm cỏ. Bò cũng có nhiều loại như bò nhà, bò sữa, bò tót,… Bò cũng được chia theo tên vùng miền do mỗi nước lại lao tạo được giống bò mới như bò Mỹ, bò Kobe_Nhật Bản, bò Úc,…Ở Việt Nam thì có một số giống bò khá phổ biến như bò vàng, bò H’Mông, bò Phú Yên, bò Bảy Núi,…

Bò là một loại gia súc bốn chân có hình dáng khá tương tự với trâu nên hai con vật này thường đi liền với nhau, là hình ảnh đặc trưng cho những vùng quê Việt Nam. Bò là động vật ăn cỏ, chúng có chiếc lưỡi dài để liếm các loại cỏ và có bộ hàm lớn, chắc khỏe để nhai cỏ. Bò là động vật nhai lại, sau khi đã nuốt cỏ xuống dạ dày, chúng sẽ ợ một phần thức ăn trở lại để nhai lại. Điều này cũng tương tự ở trâu, hươu, nai và một số động vật ăn thực vật khác. Dạ dày bò gồm bốn ngăn giúp cho bò có thể tiêu hóa được những loại cỏ cứng và khó tiêu nhất. Thân bò thường có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, chỉ có bò sữa là có thân màu đen trắng, một số giống bò có da nâu trắng hoặc trắng toàn thân, có lông, da bò khá dày. Tuy khó thấy nhưng bò là động vật có sừng song sừng của chúng không phát triển như trâu mà sừng của bò thường nhỏ, ngắn, dễ thấy ở những con trưởng thành hoặc bò già. Con bò có đuôi, lúc nào cũng phe phẩy như đang quạt với một chùm lông dài ở ngọn đuôi. Bò khi vừa sinh hay khi còn nhỏ được gọi là bê, đến khi trưởng thành thì người ta mới gọi là con bò. Bò khá hiền và lành tính hơn so với trâu.

Bò xuất hiện trên đồng ruộng với người nông dân như một công cụ lao động giúp người nông dân kéo cày xới đất. Tuy nhiên, với công cuộc hiện đại hóa nông thôn, hình ảnh những con trâu con bò cũng ít khi xuất hiện trên đồng ruộng nữa mà thay vào đó là những máy móc hiện đại, giảm bớt đi những vất vả cho người nông dân. Hiện nay, bò được nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm bởi thịt bò là loại thịt giàu chất dinh dưỡng. Thịt bò là loại thịt đỏ được nhiều người ưa chuộng bởi mùi thơm và độ ngọt. Trên thế giới, thịt bò Úc, thịt bò Mỹ và thịt bò Kobe là những loại thịt bò nổi tiếng nhất, được nhiều nước nhập khẩu với giá thành cao. Bên cạnh việc cho thịt, bò cũng cho da để làm các loại thời trang da thuộc như ví, túi xách, giày dép, thắt lưng, quần áo,… và được sử dụng như một vật liệu cho các đồ dùng nội thất như sô pha, bọc ghế ô tô,… tạo cảm giác mềm mại, êm ái và sang trọng. Tất cả những loại vật dụng sử dụng da bò đều không hề rẻ nhưng lại mang lại sự bề đẹp đúng với giá thành của nó.

Không chỉ xuất hiện trong đời sống sinh hoạt mà bò còn góp mặt vào nhiều lễ hội. Ở Tây Ban Nha rất nổi tiếng với lễ hội đấu bò tót truyền thống, là một nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Ở Việt Nam cũng có một lễ hội đua bò tên là lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của người dân tộc Khmer, Nam Bộ được tổ chức ở vùng Bảy Núi, An Giang và giống bò được sử dụng là giống bò Bảy Núi. Lễ hội được tổ chức vào các ngày từ hai mươi chín tháng tám đến mùng một tháng chín tính theo lịch âm, thu hút nhiều người tham gia và nhiều cổ động viên sôi nổi.

Con bò là hình ảnh quen thuộc của bao làng quê Việt Nam. Trong văn hóa nhiều nước, con bò là niểu tượng cho sự dũng mạnh, mạnh khỏe, còn trong bức tranh đất trời Việt Nam này, bò lại là nét phác cho chốn thanh bình yên ả. Những đàn bò thung thăng gặm cỏ dưới ánh hoàng hôn trong tiếng sáo chiều đã gắn liền với tuổi thơ bao người.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CON BÒ LỚP 9

Từ những buổi đầu dựng ước, nhân dân ta đã biết tận dụng các con vật được thuần hóa như một công cụ lao động. Theo thời gian, những con vật ấy đã trở thành người bạn thân thiết gắn bó với con người, là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực trong quý trình lao động của nhà nông. Những chú bò to khỏe, vạm vỡ là những con vật như thế.

Theo các nghiên cứu thì bò hiện đại đã tiến hóa ra từ một tổ tiên chung là bò rừng châu Âu (B.primigenius). Loài này sống sót cho tới tận thập niên 1600 nhưng chúng đã bị săn bắn đến tuyệt chủng. Bò có ba phân loài chính là Bos primigenius taurus, Bos primigenius indicus và Bos primigenius primigenius. Ở Việt Nam, bò được nuôi ở hầu hết các vùng miền, chủ yếu là bò vàng.

Bò là một loại động vật nhai lại. Bò cũng như trâu, không thể sống và tồn tại nếu không có quá trình nhai lại bởi nhai lại không chỉ có chức năng nghiền nát thức ăn mà còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, ổn định môi trường dạ cỏ. Thời gian nhai lại khoảng 5 – 8 giờ/ngày đêm, tùy thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn.

Bò không chỉ là gia súc ăn cỏ mà còn tự gặm cỏ trên đồng cỏ. Nhờ đặc điểm này nên bò đã giúp con người khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên sẵn có (đồng cỏ, bải chăn thả..) và lao động dư thừa, ngoài độ tuổi. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi bò rất thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt và sữa. Thịt bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa được xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Ngày nay khi mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa trâu bò càng tăng lên.

Bò được sử dụng từ lâu đời nay vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đất phục vụ trồng trọt. Ngoài việc làm đất, bò còn được sử dụng để kéo xe vận chuyển hàng hoá và các mục đích lao tác khác như kéo gỗ, kéo nước, kéo cối xay, v.v… Lợi thế của sức kéo bò là có thể hoạt động ở bất kỳ địa bàn nào và sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng.

Với việc khai thác những vai trò nói trên của bò thì chăn nuôi bò trước kết là một hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những nguồn năng lượng có thể tái tạo đang bị bỏ phí gây ô nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác, để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho xã hội. Chăn nuôi bò do vậy mà đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xoá đói giảm nghèo, là công cụ để góp phần phát triển bền vững. Bò đã đi vào đời sống văn hóa của con người. Ở Ấn Độ, bò như con vật thiêng của tôn giáo.

Những chú bò giản đơn nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống. Vì vẫy mọi người hãy luôn yêu thương và chăm sóc chúng thật tốt.

Nguồn chúng tôi

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Lớp 9

Thuyết minh về truyện Kiều lớp 9

Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc Việt Nam , ông đã để lại cho đời nhiều áng văn bất diệt. Trong đó phải kể đến Truyện Kiều – viên ngọc sáng của nền văn học dân tộc. TRuyện Kiều không chỉ được biết đến ở nước ta mà ngay cả bạn bè quốc tế cũng phải thán phục tài năng và tấm lòng của con người ” có con mắt nhìn thấu sáu cõi tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời .” ( Mộng Liên Đường chủ nhân )

Truyện Kiều của Nguyễn Du có tên là Đoạn trường tân thanh ( tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) . Tác phẩm không phải do Nguyễn Du hoàn toàn hư cấu mà tác giả dựa vào một tác phẩm của văn học cổ Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện của tác giả có biệt hiệu hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân . So sánh với nội dung của hai tác phẩm người ta thấy chúng giống nhau về cơ bản . Có thể nói Nguyễn Du đã dựa khá sát vào Kim Vân Kiều truyện để viết tác phẩm của mình . Nhưng phần sang tạo của Nguyễn Du cũng không hề nhỏ và đây chính là yếu tố làm nên một kiệt tác thơ Nôm và một đại thi hào người người đều phải cúi đầu nể phục.

Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ được viết dưới dạng thể thơ lục bát truyền thống. Câu chuyện được viết bằng chữ Nôm gồm ba phần chính :

– Phần 1 : gặp gỡ và đính ước : Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm cùng cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân vô tình gặp Kim Trọng. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.

– Phần 2 : gia biến và lưu lạc : Khi Kim Trọng về quê, gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng và bị bọn buôn người lừa vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của TS đày đọa. Kiều phải trốn đi và nương nhờ cửa Phật. Nhưng không may, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần nữa. Ở đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân, oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.

– Phần 3 : đoàn tụ : Sau khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau đớn vô cùng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng cả hai cùng thề nguyện ” duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ , là tác phẩm phản ánh xã hội thông qua vận mệnh và tính cách nhân vật trung tâm là Vương Thúy Kiều . Câu chuyện kể về 15 năm lưu lạc của người con gái họ Vương . Tác phẩm mở đầu bằng thuyết tài mệnh tương đố và kết thúc bằng giải pháp tu tâm nhưng chất liệu làm nên tác phẩm lại là những điều trông thấy mà đau đớn lòng . Ngoài vấn đề trung tâm được đặt ra trong tác phẩm là vấn đề số phận con người trong xã hội phong kiến suy tàn nhà thơ còn phản ánh khát vọng lớn lao của con người thời đại .

Giá trị hiện thực của tác phẩm : đây là một bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX thối nát ,bất công ,tàn bạo. Đó là một xã hội đồng tiền làm thay đổi cán cân công lý đổi trắn thay đen. Giá trị nhân đạo của tác phẩm : lên án tố cáo xã hội phong kiến suy tàn thối nát đã dồn đẩy con người ta vào bước đường cùng không lối thoát. Từ đó thể hiện tấm lòng đồng cảm xót thương trước bi kịch cuộc đời con người, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của họ. Giá trị nghệ thuật : thể thơ lục bát uyển chuyển nhịp nhàng tinh tế lôi cuốn. Ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự bằng thơ qua đây ta còn thấy được bút pháp tả người điêu luyện, tả cảnh đặc sắc và miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế của đại thi hào họ Nguyễn.

Truyện Kiều là một kiệt tác thơ nôm với ngôn ngữ thơ bác học , là viên ngọc sang của nền văn học dân tộc được lưu truyền hàng trăm năm nay và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9

Những bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về cây bút bi

Thuyết minh về cây bút bi bài số 1

Đối với thế hệ học sinh những cây bút bi trở nên quen thuộc và không thể thiếu. Chiếc bút bi vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tươi sáng.

Đối với học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì sở hữu bút bi quen thuộc. Nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết ra những bài văn, giải được những bài toán…. Ngoài ra rất nhiều người sử dụng bút bi, sở hữu và sử dụng cây bút bi là việc không thể thiếu.

Bút bi phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào 1930. Sau khi nghiên cứu, ông phát hiện ra được một loại mực in giấy nhanh khô, sau đó ông nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực riêng. Hiện nay Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,… các loại đều có chung công dụng như nhau.

Bút bi được cấu tạo từ hai bộ phận vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng chất liệu nhựa, vỏ bút được thiết kế chắc chắn, đẹp, giúp cho bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút có hình trụ, dài và tròn, độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc. Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết thú vị như các con vật, hình siêu nhân…tạo cho các em thích thú khi sử dụng. Màu sắc vỏ bút đa dạng như xanh, đỏ, tím, vàng… phù hợp với nhu cầu màu sắc của các bạn trẻ.

Bộ phận ruột bút sẽ giúp chứa mực, giúp mực ra đều khi viết trên mặt giấy. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, bên trong rỗng chứa mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng giúp mực ra đều hơn. Ở ruột bút gắn lò xo nhỏ đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút. Ngoài ra thì bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy.

Sử dụng bút bi rất dễ bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút là có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi rất hữu ích và quan trọng đối với học sinh, người lao động trí óc. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ với nhau. Để sử dụng bút bi bền lâu dài, khi viết xong nên tắt bút, không ném linh tinh sẽ bị hỏng.

Chiếc bút bi đóng vai trò quan trọng với học sinh sinh viên, nó là người bạn đồng hành không thể thiếu giúp các em học tập tốt.

Thuyết minh về cây bút bi bài số 2

Con người xưa đã biết cách sử dụng tre, đá và lông chim, lông ngỗng để viết ra chữ. Cuộc sống hiện đại và để thuận tiện hơn khi viết lách, người ta phát minh ra bút bi. Cây bút bi tuy nhỏ bé nhưng rất quan trọng và giúp cách mạng hóa chữ viết.

Cây bút bi có nguồn gốc từ phương Tây, đến những năm cuối thế kỉ XIX, nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã cải tiến cây bút này thành một loại bút có một ống mực và đầu viết có một viên bi lăn. Nhờ sự ma sát giữa viên bi và giấy mà mực được viết ra. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc, cây bút bi được sử dụng rộng rãi, phổ biến cho đến cuộc sống ngày nay.

Bút bi đang có 2 loại: bút dùng một lần và bút dùng để bơm mực nhiều lần. Nhưng phần lớn chúng ta hay dùng loại bút dùng một lần. Loại bút này có hai phần: ruột bút và vỏ bút. Phần ruột bút ống nhựa mềm hoặc cứng chứa mực đặc. Một đầu của ống mực gắn ngòi bút. Ngòi bút bi thường làm bằng kim loại có đầu nhọn hở một lỗ nhỏ có gắn viên bi đường kính từ 0,7 – 1mm. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được.

Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý, vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống. Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm 1 lần nữa. Ruột của loại bút này làm bằng nhựa hay kim loại, cấu tạo vỏ thì không khác loại bút dùng một lần.

Bút bi có nhiều loại, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Một số bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi trung bình đạt từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá cao hơn.

Để bảo quản dùng lâu dài mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy phía đầu. Nếu như lâu ngày bạn không sử dụng thì bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ 15 phút bút sẽ hết khô mực và viết được. Bút bi có sử dụng lâu dài được hay không là do người sử dụng.

Cây bút bi thật sự là phát minh to lớn của nhân loại. Bút bi bạn đồng hành với học sinh. Bút bi ngày nay dù có nhiều cải tiến, thêm nhiều chức năng khác nhau nhưng nhìn chung công dụng chính vẫn không thay đổi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Về Con Bò Lớp 9 Hay Nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!