Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Các Văn Bản Thường Dùng Trong Nội Bộ Công Ty Nhật được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi bắt đầu làm việc tại công ty Nhật, nhất là trong các bộ phận hành chính- nhân sự- tổng vụ hay sales, các bạn sẽ phải tiếp xúc với khá nhiều loại văn bản trong nội bộ doanh nghiệp, như: 報告書、伋画書、議事録、稟議書、申請書、届出書 …mà nếu không quen, chúng ta sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc nhớ hết ý nghĩa cũng như các quy tắc soạn thảo của từng loại.
・ 稟議書(りんぎしょ – đơn đề nghị phê duyệt): Là văn bản thường dùng khi muốn thực hiện một việc nào đó mà cần có sự phê duyệt của nhiều cấp trong công ty. Tuỳ vào từng công ty mà quy trình để tiến hành phê duyệt qua 稟議書 sẽ khác nhau, nhưng thông thường nó sẽ được trình tuần tự qua các cấp trong công ty cho đến khi được người cuối cùng có quyền quyết định việc đó ( ví dụ: trưởng phòng, giám đốc),… xét duyệt. Các tình huống sử dụng 稟議書 thường gặp: 不足伊材の採用 (xin tuyển thêm người), 出張の可否 (xin đi công tác), パソコンなどの備品の購入 (xin mua thiết bị- máy tính mới),…
・議事録 (ぎじろく- Biên bản cuộc họp) : Là văn bản dùng để ghi chép lại nội dung cuộc họp, thường là trong nội bộ công ty.・ 回覧文 (かいらんぶん – thông báo cần truyền tay xem và xác nhận): Thường dùng để thông báo các sự kiện -thông tin trong nội bộ công ty. Văn bản sẽ được in và kẹp vào 1 tệp tài liệu để các nhân viên trong công ty truyền tay nhau đọc và đóng dấu xác nhận đã đọc. Như vậy công ty sẽ nắm được việc những ai đã đọc được thông tin. Điểm này là điểm lợi hơn của việc sử dụng 回覧文 so với dán thông tin trên bảng thông báo.
Ngoài ra, còn có 1 số loại văn bản khác như: 指示文(しじぶん- Chỉ thị: Dùng khi cấp trên ra chỉ thị cho cấp dưới), 辞伌 (じれい -Quyết định: Thường dùng khi thông báo chuyển người từ bộ phận này sang bộ phận khác), 伝言メモ( giấy nhắn, thường dùng truyền đạt lại nội dung cuộc điện thoại nào đó mình nhận được cho đồng nghiệp) Các điểm cần chú ý khi soạn thảo văn bản nội bộ công ty
Không cần thiết phải dùng kính ngữ một cách thái quá mà có thể dùng thể lịch sự như ます、です.
Tùy tình huống mà ta sẽ sử dụng cách nói làm sao cho khéo léo nhưng vẫn phù hợp với tính chất văn phòng. Ví dụ, khi phát sinh lỗi do mình, thì văn bản gửi đi phải dùng kính ngữ trang trọng để thể hiện được cả sự kiểm điểm của bản thân. Còn khi memo lại lời nhắn cho đồng nghiệp mà dùng kính ngữ thì được cho rằng không phù hợp.
Không dùng lời mở đầu,lời chào thông qua việc nhắc đến thời tiết, hay hỏi thăm sức khỏe, cũng như không dùng lời kết.
Điều quan trọng nhất khi soạn thảo văn bản là trình bày nội dung rõ ràng, đúng sự thật. Có thể thấy số lượng các văn bản gửi lên cấp trên như bản báo cáo hay biên bản họp thường rất nhiều, nên hãy viết câu kết luận về nội dung chính trước tiên, sau đó viết ngắn gọn, khách quan lí do của kết luận đó.
①発信年月日 (Ngày gửi) ②あて名 (Tên người nhận) nhớ kèm theo 様、殿 hay 各位 ③発信者名 (Người gửi): căn lề phải và nhập theo thứ tự Tên phòng ban, Chức danh, Họ Tên ④伊名 (Tiêu đề) ⑤主文 (Nội dung chính) Chỉ viết nội dung chính, quan trọng ⑥別記 (Thông tin chi tiết) ⑦別記主文 (Nội dung thông tin chi tiết) ⑧副文 (Phụ lục): Các điểm cần chú ý khác hoặc thông tin thêm ⑨結び (Kết thúc)
Văn bản trao đổi trong công ty cần đảm bảo phải lịch sự ở mức tối thiểu, thay vì quan trọng hóa lời văn, hãy quan tâm đến việc truyền tải nội dung một cách rõ ràng và hiệu quả.
*3 điều cần chú ý: – Đảm bảo rằng thời hạn gửi văn bản phải còn hiệu lực, nếu gửi quá trễ sẽ không giải quyết được vấn đề. – Nội dung văn bản cần chính xác và dễ hiểu. – Nếu văn bản quá 5 trang phải tóm tắt nội dung quan trọng trong các đầu mục.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Tìm Hiểu Về Các Loại Văn Bản Thường Dùng Trong Văn Học
Trong văn học Việt Nam, các loại văn bản thường được sử dụng gồm 6 loại: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn bản biểu cảm, văn bản hành chính. Để nâng cao khả năng văn học của bản thân, mỗi học sinh cần tìm hiểu tường tận về từng loại văn bản đã nêu trên.
1. Văn bản tự sự 1.1. Khái niệm văn bản tự sự là gì?Văn bản tự sự còn được gọi là văn bản tường thuật, văn bản kể chuyện (gồm các câu chuyện tưởng tượng, các câu chuyện đời thường).
1.2. Đặc điểm của văn bản tự sựVăn bản tự sự tập trung trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc khác, cứ thế nối tiếp nhau và đi đến kết quả, thể hiện một thông điệp và ý nghĩa nhất định.
1.3. Yêu cầu khi làm văn bản tự sự– Đối với văn bản tự sự kể chuyện đời thường: Trình bày văn bản có bố cục 3 phần, biết sắp xếp các sự việc thành chuỗi có ý nghĩa, lời văn mạch lạc. Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng để người viết lựa chọn tình huống hợp lý, có ý nghĩa.
– Đối với văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng: tuy là các tình huống tưởng tượng nhưng vẫn nên đề cao tính hợp lý, câu chuyện phải có bố cục đầy đủ, đặc biệt là thể hiện được ý nghĩa rõ ràng.
1.4. Các chú ý khi làm một văn bản tự sự– Với dạng văn bản tự sự mà người viết kể lại một câu chuyện bằng chính lời văn của mình, phải đảm bảo không được thay đổi cốt truyện. Tập trung sáng tạo cho hai phần mở bài và kết bài, diễn đạt các ý theo lời văn cá nhân thật sáng tạo, linh hoạt.
– Với dạng văn bản tự sự kể người cần đặc biệt chú ý không được nhầm sang dạng văn bản miêu tả người, để tránh sự nhầm lẫn này các bạn nên tập trung vào hành động, công việc, sự việc… trong quá trình kể chuyện nếu có thêm vào một vài yếu tố miêu tả thì cần đan xen các lời kể, đánh giá, không nên miêu tả quá chuyên sâu.
– Với dạng văn bản tự sự kể chuyện đời thường các bạn cần đảm bảo trình tự kể chuyện phù hợp, xác thực, gần gũi với thực tế, biết cách làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện bằng cách sắp xếp các ý nổi bật, đồng thời lựa chọn cho mình một ngôi kể hợp lý, phù hợp với yêu cầu, nội dung.
– Với các văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng cần xác định đối tượng kể chuyện là người hay sự vật, xây dựng tình huống chuyện, tưởng tượng các hoạt động, sự việc trong một hoàn cảnh, không gian cụ thể.
2. Văn bản miêu tả 2.1. Khái niệm văn bản miêu tả là gì?Văn bản miêu tả là loại văn bản làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung ra các tính chất, đặc điểm nổi bật của con người, phong cảnh, sự vật, sự việc… làm cho tất cả những yếu tố đó có thể hiện hữu trong trí tưởng tượng của người đọc, người nghe. Đối với văn bản miêu tả, thường bộc lộ rõ nét năng lực quan sát của người nói, người viết.
2.2. Đặc điểm của văn bản miêu tả– Đây là loại văn bản mang tính thông báo, diễn tả về thẩm mĩ, vì vậy các yếu tố miêu tả phải thể hiện được cái riêng, cái mới lạ trong quá trình quan sát, cách cảm nhận riêng của mỗi người viết.
– Những cái riêng lẻ, cái mới mẻ được gắn kết với nhau và luôn đi kèm với sự chân thật.
– Khi làm văn bản miêu tả, trước hết người viết phải quan sát thật kĩ càng, rồi từ đó liên tưởng , tưởng tượng, so sánh, ví von và nhận xét… làm nổi bật lên sự vật, sự việc, hiện tượng, phong cảnh, con người.
2.3. Các dạng văn bản miêu tả– Văn bản miêu tả tả cảnh: tả cảnh là gợi tả lên bức tranh khung cảnh thiên nhiên, các cảnh sinh hoạt đời sống, giúp gợi cho người đọc, người nghe những đặc điểm rõ nét của các cảnh vật đó.
Đối với văn miêu tả tả cảnh, các bạn cần xác định rõ đối tượng cần miêu tả là gì, ở đâu, thời điểm miêu tả là khi nào, từ đó quan sát và chọn ra những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu, cuối cùng là trình bày các yếu tố đó theo một trình tự phù hợp. Bố cục của văn bản miêu tả tả cảnh gồm 3 phần: mở bài giới thiệu về cảnh sẽ được miêu tả, thân bài đi sâu vào miêu tả quang cảnh, phần kết bài nêu cảm nhận đối với cảnh vật.
Đầu tiên các bạn cần xác định đối tượng chính để miêu tả là ai, quan sát và lựa chọn ra những đặc trưng, chi tiết tiêu biểu, trình bày văn bản theo trình tự bố cục đầy đủ. Đối với văn bản miêu tả người, phần mở bài cần giới thiệu về đối tượng miêu tả, phần thân bài chi tiết miêu tả về ngoại hình, cử chỉ, hành động, tính cách, lời nói… chú ý miêu tả rõ nét các đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt của người được miêu tả, qua các chi tiết miêu tả đó làm nổi bật lên thái độ, tính cách, phẩm chất hình tượng nhân vật, cuối cùng trong phần kết bài nêu nhận xét của bản thân về đối tượng miêu tả.
3. Văn bản biểu cảm 3.1. Khái niệm văn bản biểu cảm là gì?Văn bản biểu cảm là loại văn bản biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của người viết đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh, đồng thời kích thích nguồn tình cảm, cảm hứng của người đọc. Văn bản biểu cảm còn được coi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như: ca dao trữ tình, tùy bút, thơ trữ tình,…
3.2. Đặc điểm của văn bản biểu cảm– Các yếu tố tình cảm đưa vào trong văn bản biểu cảm phải là một tình cảm đẹp, mang đậm các yếu tố nhân văn (yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người, yêu thiên nhiên, ghét những điều xấu xa, độc ác…). Những tình cảm ấy phải trong sáng, rõ ràng, chân thực thì mới làm cho văn bản biểu cảm đó trở nên có giá trị. Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng các tiếng than, lời kêu, văn bản biểu cảm còn kết hợp thêm các yếu tố miêu tả, tự sự.
– Mỗi văn bản biểu cảm chỉ nên tập trung biểu đạt một loại tình cảm chủ yếu, để có thể gửi gắm tình cảm, hoặc muốn trực tiếp thổ lộ cảm xúc, nỗi niềm của bản thân, người viết có thể mượn các hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ để biểu đạt cảm xúc của mình.
3.3. Cách lập ý cho một văn bản biểu cảm– Để có thể tạo ý cho một văn bản biểu cảm, khêu gợi nguồn cảm xúc dào dạt, người viết có thể sử dụng hình thức hồi tưởng lại quá khứ, suy nghĩ đối với hiện tại và có mơ ước cho tương lai. Tưởng tượng ra những yếu tố, tình huống biểu cảm, hoặc có thể vừa quan sát sự vật hiện tượng, vừa suy ngẫm và cuối cùng là đưa ra các cảm xúc của bản thân.
– Nên chú ý đối với một văn bản biểu cảm thì các tình cảm gửi gắm vào đó phải thật chân thật thì người đọc mới có thể cảm nhận và đồng cảm được.
4. Văn bản thuyết minh 4.1. Khái niệm của văn bản thuyết minhVăn bản thuyết minh là một dạng văn bản rất phổ biến và hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một loại văn bản được chú trọng rất nhiều trong văn học. Văn bản thuyết minh đóng vai trò cung cấp cho người đọc những nội dung kiến thức về tính chất, đặc điểm, thành phần, tác dụng… của những sự vật, hiện tượng tự nhiên bằng cách giới thiệu, giải thích, trình bày. Với loại văn bản này người đọc, người nghe sẽ được hiểu rõ ràng và tường tận về nhiều vấn đề.
Khác với các dạng văn bản khác, văn bản thuyết minh cần đảm bảo rõ ý, mạch lạc, có liên kết các ý chặt chẽ, thu hút người đọc. Văn bản không trình bày lan man, ngôn từ sử dụng cần lịch sự, theo một văn phong ngữ pháp chuẩn của tiếng Việt.
4.2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh– Văn bản thuyết minh đòi hỏi người viết phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, mang lại nhiều thông tin bổ ích cho người đọc, phục vụ vào cuộc sống cũng như trong công việc.
– Văn bản được cần phải trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, nội dung đầy đủ, đúng ý, phân chia các ý hợp lý.
– Người viết có am hiểu sâu rộng, phải nắm rõ được nội dung mình đang viết là gì, từ đó trình bày cho người đọc hiểu được và cảm thấy các nội dung trong văn bản là bổ ích.
– Người viết có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: tự thuật, đối thoại, kể chuyện, tự luận, diễn giải, ẩn thụ… để làm nổi bật lên tính chất, đặc điểm, nhấn mạnh nội dung chính của bài viết, làm cho văn bản trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được sự hứng thú của người đọc.
4.3. Tính chất của văn bản thuyết minh-Tất cả nội dung kiến thức mà người viết trình bày trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính khách quan, chính xác, không nên áp đặt ý kiến cá nhân vào văn bản. Chính vì vậy, người viết nên tự củng cố kiến thức về các sự vật, hiện tượng trước khi tập trung vào việc thuyết minh.
– Thể loại văn bản thuyết minh có nhiều điểm khác so với văn bản miêu tả, nghị luận, tự sự, các thông tin trong văn bản này cần đảm bảo đúng đắn, không được pha thêm các yếu tố hư cấu. Bởi vậy khi mọi người có nhu cầu đọc một văn bản thuyết minh sẽ có thể tiếp nhận được các thông tin chuẩn xác nhất. Tránh trường hợp do người viết có những tìm hiểu sai mà dẫn đến nhiều sai sót.
– Văn bản thuyết minh có sự liên kết chặt chẽ với tư duy khoa học, thực tế, đảm bảo tính chính xác. Trước khi viết một văn bản thuyết minh, người viết nên điều tra, tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu kiến thức để thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Chúng ta thường thấy trong văn bản thuyết minh có trình bày về cách dùng, chức năng, cấu tạo… giúp người đọc dễ hiểu.
Tính chất trọng điểm của loại văn bản thuyết minh này chính là sự chính xác ở mức độ cao, người viết phải đảm bảo kiến thức chắc chắn, sâu rộng đối với lĩnh vực mà mình viết, các số liệu phải có tính toán hay tham khảo ở các nơi có căn cứ rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh không cần bay bổng, mà phải cô đọng, lịch sự, rõ ràng, dễ hiểu, không lan man, dài dòng, trừu tượng, mơ hồ…
4.4. Bố cục của văn bản thuyết minh 5. Văn bản nghị luận 5.1. Khái niệm của văn bản nghị luận là gì?Văn bản nghị luận là loại văn bản có tác dụng xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng xuất hiện trong văn học hay trong đời sống bằng cách lập luận thông qua các luận điểm, luận cứ.
5.2. Đặc điểm của văn bản nghị luận– Luận điểm: các ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong văn bản nghị luận. Một văn bản nghị luận thường bao gồm: Luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm triển khai và luận điểm kết luận.
– Luận cứ: là những dẫn chứng, lý lẽ làm cơ sở để làm nổi bật luận điểm. Luận điểm là ý lớn, nội dung của luận điểm chính là kết luận của dẫn chứng và lý lẽ đó. Luận cứ có nhiệm vụ trả lời cho các loại câu hỏi: Nêu ra luận điểm để làm gì?, Tại sao phải nêu ra luận điểm? Độ tin cậy của luận điểm đó như thế nào?
5.3. Câu trúc của một văn bản nghị luận 5.4. Các phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận– Phương pháp giải thích: Chỉ ra được lý do, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng được nêu ra trong các luận điểm chính. Trong văn bản nghị luận, phương pháp giải thích đóng vai trò làm sáng tỏ một nhận định hay đơn giản là làm sáng tỏ một từ và một câu.
– Phương pháp chứng minh: với mục đích chủ yếu là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận, phương pháp này sử dụng lí lẽ và dẫn chứng giúp cho người đọc thấy được tính đúng đắn, chuẩn xác của vấn đề.
– Phương pháp tổng hợp: Từ những điều đã được phân tích, sau đó rút ra một lập luận chung. Các lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối mỗi đoạn hoặc ở cuối bài, chính là phần kết luận của một hoặc nhiều đoạn văn.
– Phương pháp phân tích: là trình bày, lập luận từng phương diện, từng bộ phận của một vấn đề, để từ đó chỉ ra nội dung của hiện tượng, sự vật. Đối với phương pháp phân tích có thể áp dụng thêm các biện pháp so sánh đối chiếu, đưa ra giả thiết,… và cả phép lập luận chứng minh, giải thích.
6. Văn bản hành chính 6.1. Khái niệmVăn bản hành chính là loại văn bản có chưa các yếu tố thông tin theo quy phạm của Nhà nước, giải quyết những vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý và cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy.
6.2. Phân loại văn bản hành chínhLà văn bản thể hiện các phương tiện quyết định quản lý của ban quản lý hành chính Nhà nước các thẩm quyền dựa trên những quy định chung, những quyết định của cơ quan quản lý cấp trên, quy định của chính cơ quan mình, để thực hiện việc giải quyết các công việc như: Chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt, quyết định cá biệt.
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, chỉ thị biểu dương, phát động phong trào thi đua…
Là các văn bản có tính điều hành để thực hiện các quy phạm pháp luật, dùng để phản ánh tình hình, giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi ghi chép các công việc trong cơ quan. Lại văn bản này rất phức tạp và đa dạng, được chia làm 2 loại như sau:
Văn bản không có tên loại: Đối với loại văn bản này thường không có tên gọi riêng cho mỗi văn bản và được gọi chung là Công văn, ví dụ: Công văn mời họp, công văn đôn đốc, công văn yêu cầu, công văn giải thích, công văn chất vấn, công văn kiến nghị…
Văn bản có tên gọi: Các văn bản này thường được phân chia và đặt tên cụ thể, ví dụ: Tờ trình, báo cáo, thông báo, chương trình, đề án, hợp đồng, kế hoạch, các loại phiếu, các loại giấy…
Tìm Hiểu Về Các Thể Loại Văn Bản Trong Văn Học Thường Gặp
1.1. Khái niệm văn bản tự sự là gì?
Văn bản tự sự còn được gọi là văn bản tường thuật, văn bản kể chuyện (gồm các câu chuyện tưởng tượng, các câu chuyện đời thường).
1.2. Đặc điểm của văn bản tự sự
Văn bản tự sự tập trung trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc khác, cứ thế nối tiếp nhau và đi đến kết quả, thể hiện một thông điệp và ý nghĩa nhất định.
1.3. Yêu cầu khi làm văn bản tự sự
– Đối với văn bản tự sự kể chuyện đời thường: Trình bày văn bản có bố cục 3 phần, biết sắp xếp các sự việc thành chuỗi có ý nghĩa, lời văn mạch lạc. Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng để người viết lựa chọn tình huống hợp lý, có ý nghĩa.
– Đối với văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng: tuy là các tình huống tưởng tượng nhưng vẫn nên đề cao tính hợp lý, câu chuyện phải có bố cục đầy đủ, đặc biệt là thể hiện được ý nghĩa rõ ràng.
1.4. Các chú ý khi làm một văn bản tự sự
– Với dạng văn bản tự sự mà người viết kể lại một câu chuyện bằng chính lời văn của mình, phải đảm bảo không được thay đổi cốt truyện. Tập trung sáng tạo cho hai phần mở bài và kết bài, diễn đạt các ý theo lời văn cá nhân thật sáng tạo, linh hoạt.
– Với dạng văn bản tự sự kể người cần đặc biệt chú ý không được nhầm sang dạng văn bản miêu tả người, để tránh sự nhầm lẫn này các bạn nên tập trung vào hành động, công việc, sự việc… trong quá trình kể chuyện nếu có thêm vào một vài yếu tố miêu tả thì cần đan xen các lời kể, đánh giá, không nên miêu tả quá chuyên sâu.
– Với dạng văn bản tự sự kể chuyện đời thường các bạn cần đảm bảo trình tự kể chuyện phù hợp, xác thực, gần gũi với thực tế, biết cách làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện bằng cách sắp xếp các ý nổi bật, đồng thời lựa chọn cho mình một ngôi kể hợp lý, phù hợp với yêu cầu, nội dung.
– Với các văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng cần xác định đối tượng kể chuyện là người hay sự vật, xây dựng tình huống chuyện, tưởng tượng các hoạt động, sự việc trong một hoàn cảnh, không gian cụ thể.
2. Văn bản miêu tả
2.1. Khái niệm văn bản miêu tả là gì?
Văn bản miêu tả là loại văn bản làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung ra các tính chất, đặc điểm nổi bật của con người, phong cảnh, sự vật, sự việc… làm cho tất cả những yếu tố đó có thể hiện hữu trong trí tưởng tượng của người đọc, người nghe. Đối với văn bản miêu tả, thường bộc lộ rõ nét năng lực quan sát của người nói, người viết.
2.2. Đặc điểm của văn bản miêu tả
– Đây là loại văn bản mang tính thông báo, diễn tả về thẩm mĩ, vì vậy các yếu tố miêu tả phải thể hiện được cái riêng, cái mới lạ trong quá trình quan sát, cách cảm nhận riêng của mỗi người viết.
– Những cái riêng lẻ, cái mới mẻ được gắn kết với nhau và luôn đi kèm với sự chân thật.
– Khi làm văn bản miêu tả, trước hết người viết phải quan sát thật kĩ càng, rồi từ đó liên tưởng , tưởng tượng, so sánh, ví von và nhận xét… làm nổi bật lên sự vật, sự việc, hiện tượng, phong cảnh, con người.
2.3. Các dạng văn bản miêu tả
– Văn bản miêu tả tả cảnh: tả cảnh là gợi tả lên bức tranh khung cảnh thiên nhiên, các cảnh sinh hoạt đời sống, giúp gợi cho người đọc, người nghe những đặc điểm rõ nét của các cảnh vật đó.
Đối với văn miêu tả tả cảnh, các bạn cần xác định rõ đối tượng cần miêu tả là gì, ở đâu, thời điểm miêu tả là khi nào, từ đó quan sát và chọn ra những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu, cuối cùng là trình bày các yếu tố đó theo một trình tự phù hợp. Bố cục của văn bản miêu tả tả cảnh gồm 3 phần: mở bài giới thiệu về cảnh sẽ được miêu tả, thân bài đi sâu vào miêu tả quang cảnh, phần kết bài nêu cảm nhận đối với cảnh vật.
Đầu tiên các bạn cần xác định đối tượng chính để miêu tả là ai, quan sát và lựa chọn ra những đặc trưng, chi tiết tiêu biểu, trình bày văn bản theo trình tự bố cục đầy đủ. Đối với văn bản miêu tả người, phần mở bài cần giới thiệu về đối tượng miêu tả, phần thân bài chi tiết miêu tả về ngoại hình, cử chỉ, hành động, tính cách, lời nói… chú ý miêu tả rõ nét các đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt của người được miêu tả, qua các chi tiết miêu tả đó làm nổi bật lên thái độ, tính cách, phẩm chất hình tượng nhân vật, cuối cùng trong phần kết bài nêu nhận xét của bản thân về đối tượng miêu tả.
3. Văn bản biểu cảm
3.1. Khái niệm văn bản biểu cảm là gì?
Văn bản biểu cảm là loại văn bản biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của người viết đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh, đồng thời kích thích nguồn tình cảm, cảm hứng của người đọc. Văn bản biểu cảm còn được coi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như: ca dao trữ tình, tùy bút, thơ trữ tình,…
3.2. Đặc điểm của văn bản biểu cảm
– Các yếu tố tình cảm đưa vào trong văn bản biểu cảm phải là một tình cảm đẹp, mang đậm các yếu tố nhân văn (yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người, yêu thiên nhiên, ghét những điều xấu xa, độc ác…). Những tình cảm ấy phải trong sáng, rõ ràng, chân thực thì mới làm cho văn bản biểu cảm đó trở nên có giá trị. Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng các tiếng than, lời kêu, văn bản biểu cảm còn kết hợp thêm các yếu tố miêu tả, tự sự.
– Mỗi văn bản biểu cảm chỉ nên tập trung biểu đạt một loại tình cảm chủ yếu, để có thể gửi gắm tình cảm, hoặc muốn trực tiếp thổ lộ cảm xúc, nỗi niềm của bản thân, người viết có thể mượn các hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ để biểu đạt cảm xúc của mình.
3.3. Cách lập ý cho một văn bản biểu cảm
– Để có thể tạo ý cho một văn bản biểu cảm, khêu gợi nguồn cảm xúc dào dạt, người viết có thể sử dụng hình thức hồi tưởng lại quá khứ, suy nghĩ đối với hiện tại và có mơ ước cho tương lai. Tưởng tượng ra những yếu tố, tình huống biểu cảm, hoặc có thể vừa quan sát sự vật hiện tượng, vừa suy ngẫm và cuối cùng là đưa ra các cảm xúc của bản thân.
– Nên chú ý đối với một văn bản biểu cảm thì các tình cảm gửi gắm vào đó phải thật chân thật thì người đọc mới có thể cảm nhận và đồng cảm được.
4. Văn bản thuyết minh
4.1. Khái niệm của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh là một dạng văn bản rất phổ biến và hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một loại văn bản được chú trọng rất nhiều trong văn học. Văn bản thuyết minh đóng vai trò cung cấp cho người đọc những nội dung kiến thức về tính chất, đặc điểm, thành phần, tác dụng… của những sự vật, hiện tượng tự nhiên bằng cách giới thiệu, giải thích, trình bày. Với loại văn bản này người đọc, người nghe sẽ được hiểu rõ ràng và tường tận về nhiều vấn đề.
Khác với các dạng văn bản khác, văn bản thuyết minh cần đảm bảo rõ ý, mạch lạc, có liên kết các ý chặt chẽ, thu hút người đọc. Văn bản không trình bày lan man, ngôn từ sử dụng cần lịch sự, theo một văn phong ngữ pháp chuẩn của tiếng Việt.
4.2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
– Văn bản thuyết minh đòi hỏi người viết phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, mang lại nhiều thông tin bổ ích cho người đọc, phục vụ vào cuộc sống cũng như trong công việc.
– Văn bản được cần phải trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, nội dung đầy đủ, đúng ý, phân chia các ý hợp lý.
– Người viết có am hiểu sâu rộng, phải nắm rõ được nội dung mình đang viết là gì, từ đó trình bày cho người đọc hiểu được và cảm thấy các nội dung trong văn bản là bổ ích.
– Người viết có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: tự thuật, đối thoại, kể chuyện, tự luận, diễn giải, ẩn thụ… để làm nổi bật lên tính chất, đặc điểm, nhấn mạnh nội dung chính của bài viết, làm cho văn bản trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được sự hứng thú của người đọc.
4.3. Tính chất của văn bản thuyết minh
-Tất cả nội dung kiến thức mà người viết trình bày trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính khách quan, chính xác, không nên áp đặt ý kiến cá nhân vào văn bản. Chính vì vậy, người viết nên tự củng cố kiến thức về các sự vật, hiện tượng trước khi tập trung vào việc thuyết minh.
– Thể loại văn bản thuyết minh có nhiều điểm khác so với văn bản miêu tả, nghị luận, tự sự, các thông tin trong văn bản này cần đảm bảo đúng đắn, không được pha thêm các yếu tố hư cấu. Bởi vậy khi mọi người có nhu cầu đọc một văn bản thuyết minh sẽ có thể tiếp nhận được các thông tin chuẩn xác nhất. Tránh trường hợp do người viết có những tìm hiểu sai mà dẫn đến nhiều sai sót.
– Văn bản thuyết minh có sự liên kết chặt chẽ với tư duy khoa học, thực tế, đảm bảo tính chính xác. Trước khi viết một văn bản thuyết minh, người viết nên điều tra, tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu kiến thức để thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Chúng ta thường thấy trong văn bản thuyết minh có trình bày về cách dùng, chức năng, cấu tạo… giúp người đọc dễ hiểu.
Tính chất trọng điểm của loại văn bản thuyết minh này chính là sự chính xác ở mức độ cao, người viết phải đảm bảo kiến thức chắc chắn, sâu rộng đối với lĩnh vực mà mình viết, các số liệu phải có tính toán hay tham khảo ở các nơi có căn cứ rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh không cần bay bổng, mà phải cô đọng, lịch sự, rõ ràng, dễ hiểu, không lan man, dài dòng, trừu tượng, mơ hồ…
4.4. Bố cục của văn bản thuyết minh
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh
Thân bài: Tập trung trình bày chi tiết về đặc điểm, tính chất, bản chất sâu xa của sự vật, hiện tượng mà mở bài đã đề cập tới. Tiến hành lập luận giải thích nguồn gốc, nguyên nhân, chức năng, cấu tạo để cung cấp các thông tin cần tiết đến cho người đọc.
Kết bài: Đánh giá toàn diện về đối tượng, đúc kết nội dung bài thuyết minh.
5. Văn bản nghị luận
5.1. Khái niệm của văn bản nghị luận là gì?
Văn bản nghị luận là loại văn bản có tác dụng xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng xuất hiện trong văn học hay trong đời sống bằng cách lập luận thông qua các luận điểm, luận cứ.
5.2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
– Luận điểm: các ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong văn bản nghị luận. Một văn bản nghị luận thường bao gồm: Luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm triển khai và luận điểm kết luận.
– Luận cứ: là những dẫn chứng, lý lẽ làm cơ sở để làm nổi bật luận điểm. Luận điểm là ý lớn, nội dung của luận điểm chính là kết luận của dẫn chứng và lý lẽ đó. Luận cứ có nhiệm vụ trả lời cho các loại câu hỏi: Nêu ra luận điểm để làm gì?, Tại sao phải nêu ra luận điểm? Độ tin cậy của luận điểm đó như thế nào?
5.3. Câu trúc của một văn bản nghị luận
– Mở bài – Đặt vấn đề: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận, nêu rõ về tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời đưa ra luận điểm cơ bản cần giải quyết.
– Thân bài – Giải quyết vấn đề: Dùng các lí lẽ dẫn chứng, lập luận để triển khai các luận điểm, thuyết phục được người nghe theo quan điểm được nêu ra trong quá trình nghị luận.
– Kết bài – kết thúc vấn đề: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận
5.4. Các phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận
– Phương pháp giải thích: Chỉ ra được lý do, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng được nêu ra trong các luận điểm chính. Trong văn bản nghị luận, phương pháp giải thích đóng vai trò làm sáng tỏ một nhận định hay đơn giản là làm sáng tỏ một từ và một câu.
– Phương pháp chứng minh: với mục đích chủ yếu là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận, phương pháp này sử dụng lí lẽ và dẫn chứng giúp cho người đọc thấy được tính đúng đắn, chuẩn xác của vấn đề.
– Phương pháp tổng hợp: Từ những điều đã được phân tích, sau đó rút ra một lập luận chung. Các lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối mỗi đoạn hoặc ở cuối bài, chính là phần kết luận của một hoặc nhiều đoạn văn.
– Phương pháp phân tích: là trình bày, lập luận từng phương diện, từng bộ phận của một vấn đề, để từ đó chỉ ra nội dung của hiện tượng, sự vật. Đối với phương pháp phân tích có thể áp dụng thêm các biện pháp so sánh đối chiếu, đưa ra giả thiết,… và cả phép lập luận chứng minh, giải thích.
6. Văn bản hành chính
6.1. Khái niệm
Văn bản hành chính là loại văn bản có chưa các yếu tố thông tin theo quy phạm của Nhà nước, giải quyết những vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý và cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy.
6.2. Phân loại văn bản hành chính
– Văn bản hành chính cá biệt:
Là văn bản thể hiện các phương tiện quyết định quản lý của ban quản lý hành chính Nhà nước các thẩm quyền dựa trên những quy định chung, những quyết định của cơ quan quản lý cấp trên, quy định của chính cơ quan mình, để thực hiện việc giải quyết các công việc như: Chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt, quyết định cá biệt.
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, chỉ thị biểu dương, phát động phong trào thi đua…
– Văn bản hành chính thông thường:
Là các văn bản có tính điều hành để thực hiện các quy phạm pháp luật, dùng để phản ánh tình hình, giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi ghi chép các công việc trong cơ quan. Lại văn bản này rất phức tạp và đa dạng, được chia làm 2 loại như sau:
Văn bản không có tên loại: Đối với loại văn bản này thường không có tên gọi riêng cho mỗi văn bản và được gọi chung là Công văn, ví dụ: Công văn mời họp, công văn đôn đốc, công văn yêu cầu, công văn giải thích, công văn chất vấn, công văn kiến nghị…
Văn bản có tên gọi: Các văn bản này thường được phân chia và đặt tên cụ thể, ví dụ: Tờ trình, báo cáo, thông báo, chương trình, đề án, hợp đồng, kế hoạch, các loại phiếu, các loại giấy…
Cùng Tìm Hiểu Những Thuật Ngữ Thường Được Dùng Trong Cờ Cá Ngựa
Những thuật ngữ sử dụng trong Cờ Cá Ngựa Xuất quân
Với Game Board này người chơi sử dụng xúc xắc đổ sao cho phải ra được mặt có 6 điểm, lúc này quân cờ sẽ được đăt ở vị trí ” bắt đầu. Sau đó sẽ được đi thêm một lượt nữa, xúc xắc ra mặt bao nhiêu điểm thì cá ngựa được đi từng ấy bước. Game cờ cá ngựa online cũng xuất quân giống như vậy.
Đoc thêm: Giới thiệu cực chi tiết Cờ Cá Ngựa cho người mới làm quen
Di chuyển quânTrên bàn cờ khi đã có ít nhất là một quân cá ngựa, người chơi tung xúc xắc vào mặt xúc xắc có bao nhiêu chấm thì đi từng ấy bước. Cá ngựa sẽ di chuyển theo hướng ngược kim đồng hồ. Nếu như bạn tung được mặt 1 chấm mà không có quân cờ nào cản khi đó bạn được quyền đi đến chuồng kế tiếp. Người chơi nào may mắn sẽ tung được nhiều ô 1 thì sẽ rất nhanh giành đưa quân ngựa của mình về chuồng và giành chiến thắng.
Bị cảnTrên đường di chuyển nếu như quân cờ của đối phương đứng phía trước mà tung xúc xắc được ô ở giữa của 2 quân cờ thì người chơi sẽ không được đi tiếp mà cũng k thể lùi lại. Nếu như không còn con cá ngựa nào di chuyển được nữa thì coi như bị mất lượt và đến người khác chơi.
Bị đáKhi tung được số điểm bằng với số ô di chuyển thế nhưng ở ô đó có quân cá ngựa của đối phương đang đứng. Lúc này quân cá ngựa của người đó sẽ bị bạn đá và bắt buộc về chuồng xuất phát lại từ đầu. Có một số nơi có luật đá hậu, tức là được phép đi lùi để đá quân cờ của đối phương về chuồng đi lại. Người chơi cũng có có quyền bỏ lượt để tha cho đối thủ của mình.
Về chuồngKhi quân cá ngựa đi đủ một vòng và sẽ đến cửa chuồng của mình. Thế nhưng người chơi cũng cần chú ý, ngay cả khi về đến chuồng của mình cũng rất có thể bị đối thủ đá và xuất phát lại. Có thể thấy cách chơi cờ cá ngựa khá đơn giản.
Vào chuồngKhi quân cá ngựa về đến cửa chuồng thì người chơi sẽ đưa quân cờ về chuồng bằng cách sẽ tung xúc xắc lên. Số chấm tung được sẽ tương ứng với số mà cờ đứng trong chuồng. Với con ngựa đầu tiên người chơi nên cố gắng tung được 6 điểm bởi nếu không sẽ phải tung lần lượt mới lên đến đầu chuồng. Người chơi cũng có thể tải trò chơi cờ cá ngựa về máy điện thoại để thử chơi.
Phân thắng bạiTheo như luật chơi của trò này thì khi nào mà cá ngựa xếp đủ đủ ở các ô 3,4,5,6 đâu tiên sẽ dành chiến thắng. Những người chơi còn lại sẽ tiếp tục chơi để phân định được ai về nhì và về 3. Người về cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Cờ cá ngựa 4 người chơi sẽ vui hơn rất nhiều, vì vậy phù hợp với một nhóm bạn chơi cùng nhau.
Các Mẫu Soạn Thảo Văn Bản, Đơn Từ Thường Dùng Trong Tiếng Trung
Công việc văn phòng không chỉ đòi hỏi những kĩ năng cơ bản như vi tính văn phòng hay soạn thảo văn bản đơn thuần mà còn yêu cầu co hơn, chúng ta phải biết soạn thảo các đơn từ, thư mời, thư cảm ơn… Vì đơn giản các công việc này được lãnh đạo thường xuyên giao cho nhân viên phiên dịch, yêu cầu bạn dịch đúng, sát nghĩa, hay khi bạn làm việc đối tác Trung Quốc.
Xin giới thiệu với các bạn từ ngữ chuyên dùng trong soạn thảo văn bản, đơn từ, hoặc thư ngỏ, thư xin nghỉ phép và cách thức viết sao cho giống văn phong của người Trung Quốc, giúp các bạn chuyên nghiệp hơn trong công việc.
THƯ NGẮNTiếng Hán có thể dịch là 便条 (mảnh giấy nhắn tin) hay 留言条, là hình thức rút gọn của một bức thư có nội dung đơn giản. Trong công việc có những lúc chúng ta có việc đột xuất như xin nghỉ phép, thông báo việc gì gấp rút, để lại lời nhắn cho ai đó…
Cách thức viết không gò bó như một bức thư, linh hoạt tùy ý hơn nhưng cũng có những quy định nhất định.
Xưng hô: Viết hàng đầu tiên bên trái phía trên, thông thường nên viết họ và chức vụ người nhận.
Nội dung chính: Viết ngắn gọn, thường là không phân đoạn.
Tên người viết: Viết bên góc phải phía dưới, viết rõ chức vụ của bạn, thư kí, phó phòng…
Ngày tháng: Nhất định phải có ngày tháng và viết ngay phía dưới tên người viết.
请假条 (Đơn xin nghỉ phép):马经理:
我昨天晚上下班后,觉得头痛,吃了两片药后伉没有减轻。晚上九点开始发烧。我去医院看病,医生诊断是重感冒,需要在家休息一两天。特此向您告知并望批准。
谢谢!
Giám đốc Mã:
Tối ngày hôm qua sau khi tan làm, tôi thấy đau đầu, uống hai viên thuốc xong vẫn thấy không đỡ chút nào. 9h tối bắt đầu sốt. Tôi đã đi bệnh viện khám bệnh, bác sỹ chẩn đoán là tôi mắc cảm cúm nặng, cần phải ở nhà nghỉ ngơi một hai hôm. Vì vậy tôi viết đơn này mong ông cho phép tôi được nghỉ phép.
Chân thành cảm ơn!
Hà nội: 04/04/2023 Thư kí La Thị Thúy
留言条 (Tin nhắn):邓科长:
伆天上午来您的办公室,同事说您去南越公司谈业务,没能见到您,我非常遗憾。明天我会再给您打电话,我想这个周末和您一起吃吃饭,喝喝茶,谈谈我伊俩公司的合作,好吗?
河内:2023年04月04日 天王公司经理的秘书 赵薇
Trưởng phòng Đặng:
Hôm nay tôi đến văn phòng làm việc của ông thì đồng nghiệp cho biết ông đi bàn công chuyện ở công ty Nam Việt, rất tiếc tôi không gặp được ông. Ngày mai tôi sẽ gọi lại cho ông cuối tuần này tôi muốn mời ông cùng ăn cơm, uống trà, rồi bàn về mối hợp tác giữa công ta hai chúng ta được không?
Hà Nội: 04/04/2014 Thư kí giám đốc công ty Thiên Vương Triệu Vy
借条 ( Giấy vay nợ, mượn):李阳先生:
我伊公司这个月底会举行中秋节联欢会(七月三十日)。参加的不只是公司各级领导,各科伊员还有公司伊员的孩子伊。因此我伊想表演西游记戏剧小品和其伈演出活动。我同事通知我,贵处有戏剧服装,数码式照相机并愿意出借,特请求贵处能借给我,伍便我伊成功表演。我伊用完后会在八月一号及时送还。
借此深表感谢!
2023年04月04日 南越公司行政管理部
Kính gửi ông Lí Dương:
Công ty chúng tôi vào cuối tháng này sẽ tổ chức buổi liên hoan tết Trung thu ( 30/7). Tới dự không chỉ có các cấp lãnh đạo, nhân viên các phòng ban còn có cả con em của nhân viên công ty. Bởi vậy chúng tôi muốn biểu diễn tiểu phẩm kịch Tây Du Kí và các hoạt động biểu diễn khác nữa. Đồng nghiệp cho tôi biết bên ông có phục trang biểu diễn kịch, máy ảnh kĩ thuật số và có thể cho thuê, tôi mong muốn được mượn những đồ đó của bên ông để buổi biểu diễn của chúng tôi thành công tốt đẹp. Sau khi dùng xong chúng tôi sẽ trả đúng hẹn vào ngày 1/8.
Hà Nội: 04/04/2023 Bộ phận quản lí hành chính công ty Nam Việt
收条( Thư hồi âm):胜利贸易公司经理”
伆收到贵公司秘书张丽送来贵公司祝贺信和礼物,非常感谢!此据。
2023年04月04日 玉莲
Kính gửi giám đốc công ty mậu dịch Thắng Lợi:
Hôm nay chúng tôi đã nhận được thiếp chúc mừng và quà từ thư kí Trương Lệ quý công ty gửi tới, chân thành cảm ơn.
Hà Nội: 04/04/2023 Ngọc Liên
THƯ GIAO DỊCH越南中原咖啡公司:
我伊是中越进出口公司。联系地址为河内阮氏定路25号。
最近,经过市场调查,我伊对贵公司出产的新产品特别感兴趣,希望能够与贵公司设立长久的友好合作关系。请发来最新的商品目录及其报伋一伇让我伊参考。
祝生意兴隆
Kính gửi công ty cà phê Trung Nguyên Việt Nam:
Chúng tôi là công ty xuất nhập khẩu Trung Việt. Địa chỉ liên hệ số 25 đường Nguyễn Thị Định Hà Nội.
Gần đây thông qua điều tra thị trường, chúng tôi rất quan tâm hứng thú tới sản phẩm mới sản xuất của quý công ty, hy vọng có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài với quý công ty. Xin gửi cho chúng tôi một danh mục sản phẩm mới nhất và báo giá cho chúng tôi tham khảo.
Chúc làm ăn phát đạt.
Hà Nội: 04/04/2023 Công ty xuất nhập khẩu Trung Việt Chủ nhiệm bộ phân kinh doanh Trương Đình Ngọc
Tìm Hiểu Luật Dẫn Độ Nhật Bản
Yêu cầu dẫn độ của nước ngoài đối với Nhật Bản được thực hiện theo Luật số 68 năm 1953 về dẫn độ (được sửa đổi bằng Luật số 163 năm 1954, Luật số 86 năm 1964 và Luật số 70 năm 1978).
Luật dẫn độ Nhật Bản gồm 34 điều, với những nội dung cụ thể như sau:
Điều 1. Định nghĩa
Điều 2. Phạm vi dẫn độ
Điều 3. Thủ tục do Bộ trưởng Ngoại giao thực hiện sau khi nhận được yêu cầu dẫn độ.
Điều 4. Thủ tục do Bộ trưởng Tư pháp thực hiện
Điều 5, 6, 7. Giam giữ người bị yêu cầu dẫn độ
Điều 8. Đề nghị kiểm tra
Điều 9. Toà án tối cao Tokyo thực hiện việc kiểm tra
Điều 10. Quyết định của Toà án tối cao Tokyo
Điều 11. Huỷ bỏ lệnh cho tiến hành việc kiểm tra
Điều 12. Thả người bị yêu cầu dẫn độ
Điều 13. Đệ trình Bộ trưởng Tư pháp bản sao có chứng thực của quyết định của Toà án tối cao Tokyo
Điều 14. Lệnh của Bộ trưởng Tư pháp về dẫn độ
Điều 15. Địa điểm và thời hạn giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ
Điều 16, 17, 18, 19, 20. Các bước tiến hành việc giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ
Điều 21. Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu áp giải người bị yêu cầu dẫn độ
Điều 22. Đình chỉ việc giam giữ
Điều 23. Yêu cầu tạm giam
Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30. Thủ tục tạm giam
Điều 31. Quy tắc của Toà án tối cao Tokyo
Điều 32. Ngoại lệ về khu vực thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án tối cao Tokyo
Điều 34. Thủ tục phê chuẩn việc chuyển giao người bị dẫn độ do Bộ trưởng Tư pháp thực hiện
Yêu cầu dẫn độ của nước ngoài phải được lập thành văn bản và gửi qua đường ngoại giao tới Bộ Ngoại giao. Yêu cầu dẫn độ của nước ngoài bao gồm những nội dung sau:
1. Họ tên của người bị yêu cầu dẫn độ;
2. Bản miêu tả hành vi phạm tội được yêu cầu dẫn độ;
3. Hành vi phạm tội và luật áp dụng;
5. Bản dịch sang tiếng Nhật toàn bộ yêu cầu.
– Yêu cầu dẫn độ được lập theo hiệp định về dẫn độ, hình thức của yêu cầu bị coi như là không phù hợp với những đòi hỏi của hiệp định về dẫn độ;
– Yêu cầu dẫn độ được lập không theo hiệp định về dẫn độ, nước yêu cầu dẫn độ không cam kết sẽ thực hiện yêu cầu tương tự của Nhật Bản.
1. Nếu vụ việc được xem như là chưa rõ ràng rằng đó chính là vụ việc theo đó người bị yêu cầu dẫn độ có thể bị giao nộp;
2. Nếu hiệp định về dẫn độ giữa Nhật Bản và nước yêu cầu dẫn độ quy định rằng Nhật Bản có quyền quyết định có hay không giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ về trường hợp quy định tại các điểm (8) hoặc (9) của Điều 2 Luật dẫn độ, nếu vụ việc rõ ràng thuộc một trong các trường hợp nêu tại các điểm này và việc giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ xem như là không phù hợp;
3. Nếu hiệp định về dẫn độ giữa Nhật Bản và nước yêu cầu dẫn độ quy định Nhật Bản có quyền quyết định có hay không giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ và việc dẫn độ người bị yêu cầu dẫn độ được xem như là không phù hợp;
4. Trường hợp yêu cầu dẫn độ được lập không phù hợp với hiệp định về dẫn độ, khi việc giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ được xem như là không phù hợp.
Bộ trưởng Tư pháp sẽ tham khảo ý kiến Bộ trưởng Ngoại giao trước khi lập quyết định nêu tại các điểm (3) và (4) kể trên.
Yêu cầu dẫn độ bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 2 Luật Dẫn độ, cụ thể như sau:
1. Khi hành vi phạm tội bị yêu cầu dẫn độ là hành vi phạm tội chính trị;
2. Khi yêu cầu dẫn độ được xem như đã được lập với quan điểm để gây phiền hà hoặc để trừng phạt người bị yêu cầu dẫn độ về một hành vi phạm tội chính trị mà người này đã phạm phải;
3. Khi hành vi bị yêu cầu dẫn độ không bị trừng phạt bằng án tử hình, hoặc tù chung thân hoặc án tù với khung hình phạt cao nhất từ ba năm hoặc trên ba năm theo quy định của luật, điều lệ hoặc pháp lệnh của nước yêu cầu;
4. Khi hành vi cấu thành tội phạm bị yêu cầu dẫn độ, theo luật, điều lệ hoặc pháp lệnh của Nhật Bản, sẽ không bị trừng phạt bằng án tử hình hoặc tù chung thân kèm hoặc không kèm cưỡng bức lao động hoặc án tù với khung hình phạt cao nhất từ ba năm hoặc trên ba năm nếu hành vi này đã được thực hiện tại Nhật Bản;
5. Khi có thể hiểu rằng theo luật, điều lệ hoặc pháp lệnh của Nhật Bản sẽ không thể cưỡng bức hoặc hành hình người bị yêu cầu dẫn độ, nếu hành vi cấu thành tội phạm bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện tại Nhật Bản, hoặc nếu một toà án của Nhật Bản đã tiến hành phiên toà xét xử hành vi này;
6. Trừ trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ đã bị một toà án của nước yêu cầu dẫn độ kết án về tội phạm bị yêu cầu dẫn độ, nếu không có lý do chắc chắn để nghi ngờ rằng người bị yêu cầu dẫn độ đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm bị yêu cầu dẫn độ;
7. Khi có một vụ khởi tố hình sự với căn cứ là hành vi cấu thành tội phạm bị yêu cầu dẫn độ chưa được một toà án của Nhật Bản xét xử, hoặc khi có một bản án theo đó vụ việc này không được chống án;
8. Khi một tội phạm do người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm bị yêu cầu dẫn độ chưa được một toà án Nhật bản xét xử, hoặc khi người bị yêu cầu dẫn độ đã bị một toà án Nhật Bản kết án về tội phạm này và việc thi hành bản án của người này có thể không còn là đối tượng phải thi hành bản án đó nữa;
9. Khi người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Nhật Bản.
Sau khi nhận được lệnh của Bộ trưởng Tư pháp, công tố viên Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo sẽ gửi đề nghị kiểm tra bằng văn bản tới Toà án tối cao Tokyo. Nội dung của đề nghị là kiểm tra xem đây có đúng là vụ việc mà người bị yêu cầu dẫn độ có thể bị giao nộp hay không. Đề nghị kiểm tra sẽ được lập trong vòng 24 giờ kể từ khi công tố viên Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo tạm giữ người bị yêu cầu dẫn độ theo lệnh bắt giữ hoặc kể từ khi tiếp nhận người bị yêu cầu dẫn độ đã bị tạm giữ thep lệnh bắt giữ. Luật dẫn độ quy định người bị yêu cầu dẫn độ cũng nhận được bản sao có chứng thực của đề nghị kiểm tra này.
Sau khi nhận được đề nghị của công tố viên Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo nói trên, Toà án tối cao Tokyo sẽ tiến hành các bước kiểm tra và ra quyết định về dẫn độ. Trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ bị bắt giữ, quyết định được đưa ra chậm nhất trong vòng hai tháng kể từ ngày người bị yêu cầu dẫn độ bị tạm giữ. Quyết định của Toà án tối cao Tokyo bao gồm những nội dung sau:
1. Nếu đề nghị kiểm tra được lập không tuân thủ pháp luật, ra quyết định huỷ đề nghị;
2. Nếu người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị giao nộp, ra quyết định về tình hình đó;
3. Nếu người bị yêu cầu dẫn độ có thể giao nộp, ra quyết định về tình hình đó.
Tuy nhiên, nếu thấy việc giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ là không thoả đáng, Bộ trưởng Tư pháp sẽ thông báo cho công tố viên giám sát Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo và người bị yêu cầu dẫn độ biết, đồng thời ra lệnh cho công tố viên giám sát Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo thả người bị yêu cầu dẫn độ đã bị giam giữ theo lệnh bắt giữ.
Điều 15 Luật dẫn độ quy định nhà tù nơi người bị yêu cầu dẫn độ bị giam giữ theo lệnh bắt giữ là địa điểm giao nộp người đó. Thời hạn giao nộp là ngày thứ 30 tính từ ngày tiếp sau ngày lệnh giao nộp được đưa ra.
Tuy nhiên, nếu người bị yêu cầu dẫn độ không bị giam giữ vào ngày lệnh giao nộp được đưa ra, địa điểm giao nộp sẽ là nhà tù nơi người bị yêu cầu dẫn độ sẽ bị giam giữ theo thông báo bắt giữ hoặc là nhà tù nơi người bị yêu cầu dẫn độ đã bị giam giữ trước khi đình chỉ việc giam giữ, thời hạn giao nộp là ngày thứ 30 tính từ ngày tiếp sau ngày người bị yêu cầu dẫn độ bị tạm giữ theo thông báo bắt giữ hoặc ngày người bị yêu cầu dẫn độ bị tạm giữ do lệnh đình chỉ bắt giữ bị huỷ bỏ.
Lệnh giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện bằng cách đưa ra thông báo giao nộp. Thông báo giao nộp sẽ được gửi đến công tố viên giám sát Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo. Cùng với việc đưa ra thông báo giao nộp, Bộ trưởng Tư pháp sẽ gửi giấy phép tạm giữ tới Bộ trưởng Ngoại giao.
Điều 16 Luật dẫn độ quy định thông báo giao nộp và giấy phép tạm giữ người bị yêu cầu dẫn độ bao gồm những nội dung sau:
1. Họ tên đầy đủ của người bị yêu cầu dẫn độ;
2. Tội danh làm phát sinh yêu cầu dẫn độ;
3. Tên của nước yêu cầu dẫn độ;
4. Địa điểm giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ;
5. Giới hạn thời gian giao nộp người bị yêu cầu dẫn độ;
6. Ngày ban hành Lệnh giao nộp và thông báo giao nộp của Bộ trưởng Tư pháp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Các Văn Bản Thường Dùng Trong Nội Bộ Công Ty Nhật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!