Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Nội Dung Về “Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy” Tại Điều 251 Blhs Năm 2022 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2022) – Công An Tỉnh Quảng Bình được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy xâm phạm những quy định của Nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy. Đối tượng ma túy vận chuyển có thể bao gồm: lá, thân, rễ, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca…
Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 được hiểu là một trong các trường hợp sau:
– Hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
– Hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
– Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
– Hành vi dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
– Hành vi dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán…lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
– Hành vi tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
– Hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người đủ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội này nếu là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (thuộc khoản 2,3,4 Điều 251 BLHS năm 2015).
Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi mua bán trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện những hành vi đó.
Điều 251 quy định 4 khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung:
– Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 1.
– Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 2. Trong đó, điểm e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi. Việc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi cần phân biệt: Nếu người phạm tội bán cho người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà những người này bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm về tội mua bán trái phép chất ma túy thì người phạm tội không bị coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo khoản 2 Điều này. Nếu người dưới 16 tuổi không bị coi là đồng phạm thì người bán ma túy phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết “bán ma túy cho người dưới 16 tuổi”.
– Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 3.
– Quy định hình phạt tù 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 4.
Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy.
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
q) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thanh Đạt
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 243 Blhs Năm 2022 (Sửa Đổi Năm 2022) Về ‘Tội Hủy Hoại Rừng” – Công An Tỉnh Quảng Bình
Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể là xâm phạm các quy định về bảo vệ rừng của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là các loại thực vật, thảm thực vật, các loại sinh vật trong môi trường sinh thái là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
* Chủ thể của tội phạm: Là cá nhân và pháp nhân thương mại.
* Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện bằng những hành vi sau:
– Đốt rừng trái phép để làm nương rẫy: là hành vi đốt, phá rừng làm nương, rẫy ngoài vùng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định.
– Hành vi phá rừng trái phép là hành vi phá rừng để lấy đất trồng trọ, chăn nuôi, xây dựng đường, nhà cửa, đường dây điện, làm công trình thủy lợi, khai thác than, tài nguyên khoáng sản khác, đào đắp bờ trong rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hoặc được phép phá rừng nhưng không thực hiện đúng quy định như phá rừng ngoài phạm vi, vượt diện tích cho phép.
– Tội phạm thực hiện có thể bằng hành vi khác như sử dụng các loại hóa chất hoặc gieo rắc các loại sâu bọ, côn trùng có hại để hủy hoại rừng.
+ Đối với diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản 1 Điều luật này thì điều kiện để truy cứu TNHS là: Đã xử phạt hành chính về một trong những hành vi trên mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ và mục đích đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP.
* Điều 243 BLHS năm 2015 quy định các khung hình phạt sau:
– Đối với cá nhân:
+ Khung 1. (cơ bản) Nếu phạm tội theo khoản 1 của Điều luật này thì người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Đối với pháp nhân thương mại:
+ Hình phạt chính: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời gian từ 06 tháng đến 03 năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Hình phạt bổ sung: Pháp nhân còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;
b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;
c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;
d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quang Thắng
Tìm Hiểu Nội Dung Thay Đổi Điều 260 Blhs Năm 2022 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2022) Về “Tội Vi Phạm Quy Định Về Tham Gia Giao Thông Đường Bộ” So Với Điều 202 Blhs Năm 1999. – Công An Tỉnh Quảng Bình
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
So với Điều 202 BLHS năm 1999 thì Điều 260 BLHS năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung như: Sửa tội danh “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” tại Điều 202 BLHS năm 1999 thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Điều 260 BLHS năm 2015. Việc sửa tội danh này nhằm mở rộng phạm vi xử lý các hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, không chỉ là hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thong mà cả người đi bộ; Giữ lại tình tiết “Không có giấy phép lái xe theo quy định” bỏ tình tiết “Không có bằng lái xe theo quy định”; Bỏ cụm từ “đang làm nhiệm vụ” trong tình tiết “không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông”.
– Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Để xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ, trước hết phải xác định thế nào là người tham gia giao thông đường bộ. Điều 202 BLHS năm 1999 chỉ quy định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nên phạm vi xác định hành vi vi phạm có hẹp hơn, nay quy định hanh vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nên phạm vi xác định hành vi vi phạm rộng hơn, kể cả người không điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng vi phạm, bao gồm cả người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
Vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ).
Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của BLHS mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tai sản.
Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 mà bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS năm 2015, tội vo ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 BLHS năm 2015 hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người quy định tại Điều 295 BLHS năm 2015.
Một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: địa điểm (nơi vi phạm là nơi dành cho giao thông đường bộ)…Việc xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội này với các tội vi phạm an toàn giao thông khác.
Luật Giao thông đường bộ quy định “đường bộ” gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Còn “phương tiện giao thông đường bộ” gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sợ đường bộ. “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. “Xe máy chuyên dùng” gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
Đối với “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, nói chung không khó xác định. Tuy nhiên, đối với xe máy chuyên dùng, việc xác định có phải là phương tiện tham gia giao thông hay không, có nhiều trường hợp phức tạp. Ví dụ: Một chiếc máy ủi đang thi công trên một đoạn đường thì chiếc máy ủi này có tham gia giao thông không hay chỉ là phương tiện thi công bình thường? Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu chiếc máy ủi này đang thi công thì không coi là tham gia giao thông, nhưng nếu chiếc máy ủi này di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác hoặc từ nơi tập kết xe máy đến công trường thì được coi là tham gia giao thông.
So với khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 không có các tình tiết định khung hình phạt thì khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 đã có các tình tiết định khung hình phạt cụ thể: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015.
Thiệt hại cho tính mạng là làm người khác bị chết; Thiệt hại cho sức khỏe hoặc tài sản của người khác coi là làm cho người khác bị thương hoặc làm cho tài sản của người khác bị mất mát hư hỏng.
– Chủ thể của tội phạm: Chỉ những người tham gia giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này và đạt độ tuổi từ 16 trở lên có năng lực TNHS.
So với BLHS năm 1999 thì chủ thể không chỉ còn là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà mở rộng ra là người tham gia giao thông đường bộ. Đây là thay đổi khác biệt của lần sửa đổi này so với Điều 202 BLHS năm 1999.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển xe cơ giói, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
– Mặt chủ qun của tội phạm: Người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do lỗi vô ý.
– Hình phạt:
+ Khung 1: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. So với khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 thì quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 mức phạt tăng hơn: Mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng (trước đây là 5.000.000 đồng); mức phạt tù từ 01 năm (trước đây là 6 tháng).
+ Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều 260 BLHS năm 2015 bỏ tình tiết “Không có bằng lái xe theo quy định” tại điểm khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999, nhằm thống nhất với quy định tại Điều 59 Luật giao thông đường bộ.
Đối với một số phương tiện giao thông, theo quy định thì người điều khiển phải có giấy phép lái xe thì mới điều khiển. Nếu người điều khiển các phương tiện này không có giấy phép lái xe, nhưng vẫn điều khiển mà vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị truy cứu TNHS theo điểm a khoản 2 của Điều luật.
Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.
Không có giấy phép lái xe theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 là một trong những trường hợp sau đây: Điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang điều khiển đó mà theo quy định của pháp luật, khi điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép lái xe phù hợp; Điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép lái xe phù hợp; Điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị cơ quan có thẩm quyền cấm điều khiển loại phương tiện đó.
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
Đây là trường hợp vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản mà người phạm tội sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm (là trường hợp người phạm tội do vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản, nhưng sau đó đã bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.) hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn (là trường hợp người phạm tội do vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng đã cố ý không cứu giúp người bị nạn).
Bỏ chạy vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất; cung cấp thông tin chính xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền thì không phải là để trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, khi xác định tình tiết phạm tội này cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét một cách toàn diện đầy đủ, không chỉ căn cứ vào hành vi bỏ chạy của người phạm tội mà phải xác định xem vì sao họ phải bỏ chạy và sau đó họ có trốn tránh trách nhiệm không.
Cố ý không cứu giúp là có điều kiện cứu mà không cứu, đã có yêu cầu của người khác nhưng vẫn không cứu giúp. Hành vi cố ý không cứu giúp không nhất thiết phải dẫn đến hậu quả là người bị nạn chết hoặc bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không phải là người đã gây ra tai nạn mà cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 132 BLHS năm 2015.
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thong.
Điểm d khoản 2 Điều 260 BLHS đã bỏ tình tiết “đang làm nhiệm vụ” so với điểm d khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 mà không ảnh hưởng đến tinh thần của điều luật. Đây là trường hợp người tham gia giao thông đường bộ đã không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông, nên đã gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông được coi là một hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
So với điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 chỉ nêu tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” thì đến khoản 2 (điểm đ, e, g, h) Điều 260 BLHS năm 2015 cụ thể hóa thành các tình tiết định khung hình phạt cụ thể: đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
So với khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 với khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 thì không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn.
+ Khung 3: Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015, thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Trong khoản 3 của Điều 202 BLHS năm 1999 chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là: “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Khoản 3 củ Điều 260 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa thành các tình tiết định khung hình phạt, cụ thể: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
So với khoản 3 Điều 202 BLHS năm 1999 với khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 thì không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn.
+ Khung 4: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Đây là cấu thành giảm nhẹ và cũng là cấu thành khá đặc biệt đối với tội phạm này mà thực tế rất ít xảy ra.
So với khoản 4 Điều 202 BLHS năm 199 thì khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 đã bỏ tình tiết dẫn đến “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” mà thay vào đó tình tiết dẫn đến “hậu quả tại một trong các điểm a, b, c và khoản 3 điều này”.
+ Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quang Thắng
Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Theo Bộ Luật Hình Sự 2022
Theo quy định tại Điều 251 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Mua bán với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:
– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy.
– Chủ thể: Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác.; Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác… Điều này có nghĩa là cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy bắt buộc phải có mục đích mua bán, nếu chỉ có hành vi tàng trữ, vận chuyển thì không cấu thành tội danh này.
– Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý.
Trân trọng!
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Nội Dung Về “Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy” Tại Điều 251 Blhs Năm 2022 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2022) – Công An Tỉnh Quảng Bình trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!