Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” # Top 13 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Đoàn Giỏi – Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang – Ông tham gia viết văn từ kháng chiến chống Pháp – Thường viết về thiên nhiên và cuộc sống của con người Nam Bộ. 2. Văn bản “Sông nước Cà Mau” – Xuất xứ: trích từ chương 18 của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” – truyện dài nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi – Tóm tắt: Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy. – Bố cục: + Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau + Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn + Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn. II. Phân tích 1. Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau – Một vùng sông ngòi, kênh rạch rất nhiều, bủa vây chi chít như mạng nhện. – Màu sắc rất riêng: màu xanh của trời, của nước, cây lá hai bên bờ đã tạo một thế giới tràn ngập sắc xanh, một màu xanh bát ngát. – Âm thanh: âm thanh rì rào của gió, của sóng, của rừng vọng về triền miên không ngớt. – Đoạn văn đã rất thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, các điệp từ, các tính từ miêu tả màu sắc để làm hiện lên bức tranh khung cảnh sông nước Cà Mau hoang sơ, hấp dẫn và bí ẩn. 2. Cảnh kênh , rạch và con sông Năm Căn – Tên gọi các con sông, địa danh: không mĩ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của sông nước Cà Mau, ví dụ như: rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm), kênh Bọ Mắt (vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt),… → Tự nhiên, hoang dã, gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác – Hình ảnh dòng sông Năm Căn hiện lên thật sinh động qua các biện pháp tu từ so sánh và sử dụng từ ngữ giàu giá trị biểu cảm: + Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. + Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận  Con sông hiện lên với dáng vẻ rộng lớn, hùng vĩ. 3. Cảnh chợ Năm Căn – Cảnh chợ Nam Căn vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng: + Quen thuộc: giống với các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng, gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến. + Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông, buôn bán đủ thứ, có nhiều dân tộc cùng hội tụ. – Cảnh chợ Năm Căn cũng hiện lên với sự trù phú, đông vui và độc đáo: + Trù phú, đông vui: những đống gỗ chất cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng, những bến vận hàng tấp nập, những lò than hầm, những ngôi nhà bè đêm sáng rực,… như những khu phố nổi. + Độc đáo: chợ họp ở trên sông, mua vật dụng không cần ra khỏi thuyền, người bán hàng thuộc nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Miên,… III. Tổng kết – Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc – Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

Tìm Hiểu Văn Bản: Uy

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên nờ sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác định cụ thể.

– Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, “cha đẻ của thơ ca Hi Lạp”

– Sự nghiệp sáng tác: I-li-át và Ô-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng tạo của Hô-me-rơ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành.

– Ô-đi-xê gồm 12 110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.

– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca 23, cuộc đoàn tụ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

b. Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Qua màn thử thách về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chộng mình và hai vợ chồng Uy-lít-xơ đoàn tụ cùng nhau.

c. Bố cục: 2 phần

II. Trọng tâm kiến thức

1. Nhân vật Pênêlốp

– Là một người vợ thuỷ chung, kiên trinh đợi chờ chồng suốt 20 năm trời khi chồng đi chinh chiến. Nàng đã tìm đủ mọi cách để trì hoãn (chuyện dệt bức thảm, chuyện nêu điều kiện bắn xuyên 12 vòng tròn trên 12 lưỡi rìu) để khước từ bọn cầu hôn.

– Gặp lại Uylitxơ tại cung điện của mình sau sự kiện “người hành khất” đã bắn xuyên 12 lưỡi rìu và giết chết 108 vị cầu hôn. Nói với nhũ mẫu, nàng thận trọng cho rằng người vừa bắn xuyên 12 lỗ rìu là “một vị thần” còn “Uylitxơ đã chết rồi”. Nhũ mẫu nói về “cái sẹo” do lợn lòi húc ở chân Uylitxơ thì nàng vẫn thận trọng cho đó là “ý định huyền bí của thần linh bất tử”.

– Sau khi xuống lầu, Pênêlốp băn khoăn “không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện….” hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn, khi thì nàng lại “đăm đăm nhìn chồng”, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướt.

– Khi bị con trai trách mẹ là “tàn nhẫn”, “độc ác quá chừng”, “lòng dạ mẹ rắn hơn cả đá” thì Pênêlốp “kinh ngạc quá chừng” và tin rằng, nàng và Uylitxơ sẽ nhận ra nhau qua “những dấu hiệu riêng” chỉ có hai người biết còn người ngoài không ai biết hết. Thật là thận trọng, thông minh và giàu niềm tin.

– Uylitxơ trách “nàng thật là người kì lạ”, các thần đã ban cho nàng “một trái tim sắt đá”… Lúc bấy giờ Uylitxơ vừa tắm và thay quần áo xong “đẹp như một vị thần”. Nàng ra lệnh cho nhũ mẫu “Khiêng giường ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố… “để thử chồng”… Khi nghe Uylitxơ nói lên chân giường là một gốc cây cảm lảm không thể nào di chuyển được thì Pênêlốp “bủn rủn cả chân tay”,… “chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Hai mươi năm ấy biết bao nhiêu tình! Pênêlốp nhìn chàng không chán mắt và hai tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không lỡ buông rời”.

2. Nhân vật Uylitxơ

– Với kì mưu “con người gỗ thành Tơroa” chàng là một người trần mà mưu trí “sánh ngang thần linh”. Mười năm trời lênh đênh biển cả, trải qua bao gian nguy, Uylitxơ là hiện thân của lòng dũng cảm, mưu trí và có nghị lực phi thường.

– Là một con người giàu lòng yêu quê hương, gia đình, vợ con.

– Lập mưu giết bọn cầu hôn chứng tỏ “cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp” như Têlêmác đã nói.

– Bình tĩnh, rất giàu tình cảm. Sự thật vốn không ưa trang trí, hãy kiên nhẫn đợi chờ để sự thật nói lên sự thật! Uylitxơ để cho “cái chân giường nói lên sự thật”. Và khi Pênêlốp nhận ra chàng đích thực là chồng nàng thì Uylitxơ “ôm lấy vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề”.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.

2. Nghệ thuật

– Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể.

– Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.

– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.

– Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.

Tìm Hiểu Văn Bản: Lão Hạc

Ở tiết học trước, các em đã được tìm hiểu văn bản “Tức nước võ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Dưới ngòi bút hiện thực của nhà văn, chúng ta đã hiểu được một phần nào hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945 qua gia cảnh nhà chị Dậu. Trong xã hội đó, những người nông dân phải chịu một ách hai tròng, họ không chỉ chịu nội khổ về sưu thuế mà còn còn vô vàn những ách áp bức bất công khác. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một nhân vật nông dân điển hình của xã hội đó, đó chính là tác phẩm Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Nam Cao (1915 – 1951), quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn và truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người tri thức sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

Sau cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.

Nam Cao được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Tác phẩm chất: Chí phèo (1941); Trăng sáng (1942); Đời thừa (1943); Lão Hạc (1943); Tiểu thuyết Sống mòn (1944);…

a. Xuất xứ: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.

Phần 1: Từ đầu … đáng buồn: Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết

Phần 2: Còn lại: Cái chết của Lão Hạc

Lão Hạc là một lão nông nghèo trong làng. Vợ lão mất sớm, đề lại cho lão một đứa con trai và một mảnh vườn do bà cố công tích góp mãi mới mua được. Vì nghèo quá, lão không có tiền để cưới vợ cho con, con trai lão vì thất tình nên quyết tâm vào đồn điền cao su đi làm kiếm tiền để không bị người ta coi khinh nữa.

Vậy là một mình lão ở nhà với con Vàng (con chó của người con trai để lại), lão có một người hàng xóm tốt bụng là ông giáo. Chuyện gì của lão, lão cũng kể với ông giáo. Rồi lão bán con Vàng, được bao nhiêu tiền lão đưa hết cho ông giáo giữ để lo ma chay cho mình với để cho con trai lão. Lão gặp Binh Tư và xin ông ta một ít bả chó, vài ngày sau lão chết. Cái chết của lão rất đau khổ, vật vã, những cơn đau hành hạ lão tận hai giờ đồng hồ. Trong làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư mới hiểu.

Vợ lão mất sớm, nhà nghèo, lão phải chịu cảnh gà trống nuôi con.

Nhà nghèo, vì không đủ tiền cưới vợ cho con, con trai lão đã phẫn chí nên bỏ đi làm ăn xa, lão sống một mình và chỉ có con chó vàng làm bạn.

+ Lão Hạc gọi con chó vàng là Cậu vàng và xưng là ông đã thấy ông rất yêu quý nó.

+ Hằng ngày, lão chăm sóc nó không khác gì người cha, người ông, chăm chăm sóc người con, người cháu nhỏ (tắm, bắt giận, cho ăn bằng bát như nhà giàu), trò chuyện tâm tình thủ thỉ, gắp thức ăn cho nó như người bạn tâm giao ngồi nhắm rượu. Đôi lúc lão còn mắng yêu, dọa yêu như đứa cháu nhỏ: “bố mày về thì nó giết” rồi lại xoa dịu, nói nựng như dỗ dành “À không! À không! Không cho giết cậu Vàng đâu nhỉ! Ông để cậu Vàng ông nuôi…”

+ Sau trận ốm hai tháng mười tám ngày thì số tiền lão Hạc dành dụm cho đứa con trai đã tiêu hết vào việc mua thuốc và ăn uống.

+ Sau trận ốm đó, lão Hạc đã yếu người đi ghê lắm, không thể cày thuê, cuốc mướn được nữa mà việc nhẹ thì đàn bà tran nhau làm hết rồi. Lão rơi vào cảnh thất nghiệp, đói deo đói dắt, không thể có hai hào đến ba hào để đong gạo nuôi miệng thì làm sao nuôi được con chó, trong khi con Vàng ăn khỏe hơn lão, mỗi ngày phải mất hai hào mua gạo.

+ Trận bão kéo đến phá hết hoa màu trong vườn nên lão Hạc không có gì để bán. Nếu để con chó lại thì nnos sẽ không có ăn, nó sẽ gầy đi.

Lão cố làm ra vui vẻ nhưng trong tâm rất đau đớn: Cười như mếu, mắt ầng ậc nước.

Diện mạo, cử chỉ thì thật đáng thương: mặt co rúm lại, nếp nhăn xô lại, đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém.

Tiếng khóc hu hu như một đứa trẻ oan ức điều gì đó.

Tự cho mình là kẻ khốn nạn, lừa con chó.

Tưởng tượng con chó đang kêu ư ử là đang chửi mình: “A! lão già tệ lắm! tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

Nam cao đã sử dụng hàng loạt từ ngữ, hình ảnh để tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc sau khi đã buộc lòng phải bán cậu Vàng.

+ Ầng ậc: nước mắt dâng lên sắp tràn ra ngoài mi – khóc từ trong gan, trong ruột, trong lòng khóc ra.

+ Khóc hu hu là cái khóc bình thường: hu hu khóc, tác giả đảo từ tượng thanh huhu lên trước “khóc” nhấn mạnh tiếng khóc của lão Hạc, lão khóc – tiếng khóc òa vỡ tức tưởi – tiếng lòng đau đớn xót xa, ân hận vì lão đã lừa dối cậu Vàng.

Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc:

+ Nạn đói, thiên tai đưa lão Hạc rơi vào hoàn cảnh đói khổ, có khi ăn rau má, sung luộc, bữa trai, bữa ốc nhưng rồi tất cả những thứ đó cũng không còn, nên không thể tồn tại.

+ Lão có thể bán đi mảnh vườn để sống qua ngày nhưng lão quyết không bán, quyết định chọn cái chết.

+ Viết văn tự gửi ông Giáo giữ hộ mảnh vườn để sau này con trai lão về có đất làm ăn.

+ Gửi ông giáo ba mươi đồng để khi có chết thì nhờ ông giáo và hàng xóm lo ma giúp.

+ Lão Hạc chết thật bất ngờ; bất ngờ với tất cả. Sự bất ngờ của cái chết ấy càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu.

+ Cái chết của lão Hạc thật dữ dội và kinh hoàng. Vì đó là cái chết do bị trúng độc bả chó.

+ Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm, cùng cực về thể xác: người giật mạnh, đầu tóc rũ rượi, bọt mép sùi ra, mắt long sòng sọc, miệng tru tréo, quần áo xộc xệch… vật vã gần hai giờ đồng hồ.

+ Lão Hạc đã chọn một cách giải quyết đáng sợ nhưng là một cách như để tạ lỗi cùng cậu Vàng.

Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa thật sâu sắc:

+ Một mặt, góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc, cũng như tính cách và số phận người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám: nghèo khổ, bế tắc cùng đường, giàu tình yêu thương và lòng tự trọng.

+ Mặt khác, cái chết của lão Hạc có ý nghĩ tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến cách chúng ta hơn nửa thế kỷ – cái xã hội nô lệ tăm tối, buộc những người nghèo, đưa dẫn họ đến đường cùng. Họ chỉ có thể hoặc sa đọa, tha hóa, hoặc giữ bản chất lương thiện, trong sạch, tìm lại tự do bằng cái chết của chính mình.

Ông Giáo là một người trí thức nghèo sống ở nông thôn, cũng là một người giàu tình thương, lòng tự trọng: Ông Giáo tỏ ra thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc, tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão Hạc.

Ông Giáo rút ra triết lý về nỗi buồn trước cuộc đời và con người: Một mặt ông tỏ ra thông cảm với nỗi khổ tâm của vợ, vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp đỡ lão Hạc. Mặt khác, ông Giáo buồn vì lòng tự ái của lão Hạc, của mình đều rất cao, nên hai người cứ xa nhau dần.

Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy vẻ mỉa mai thì ông giáo nghĩ : Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì ông thất vọng trước sự thay đổi cách sống không chịu đựng được, đói ăn vụng, túng làm càn của một người trong sạch, đầy tự trọng đến như lão Hạc.

Nhưng cái chết bất ngờ và dữ dội của lão Hạc thì tâm trạng của ông Giáo lại chuyển biến. Ông nghĩ: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, nhưng lại đnasg buồn theo một nghĩa khác:

+ Chưa hẳn đáng buồn vì vẫn có những cái chết đầy hy sinh và bi phẫn như cái chết của lão Hạc: Nhân tính vẫn chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa.

+ Nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác: Những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng trọng, đáng thông cảm cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc, vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là sự cứu cánh duy nhất.

Thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta trước cách mạng tháng 8 – cái xã hội mà “Hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở”.

Nhà văn đã thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh nhưng vẫn cao thượng chất phác, đôn hậu và đáng kính.

Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, khách quan.

Xây dựng nhân vật: tiêu biểu, điển hình.

Kết hợp triết lý và trữ tình.

Tìm Hiểu Văn Bản Biểu Cảm

Bài thuyết trình

V¨n b¶n biÓu c¶mTổ 3Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

I/ Kh¸i qu¸t vÒ v¨n biÓu c¶m 1.Kh¸i niÖm – BiÓu c¶m lµ sù biÓu lé t×nh c¶m, t­ t­ëng cña con ng­êi nhê ng”n ng÷ hay mét sè ph­¬ng tiÖn kh¸c.  T©m lý häc ®Þnh nghÜa: BiÓu c¶m ®­îc hiÓu lµ viÖc ” BiÓu lé nh÷ng t×nh c¶m s©u kÝn qua mét sè hµnh ®éng, lêi nãi, cã thÓ lµ nh¶y móa, lµ khãc, c­êi, nãi, vÏ, diÔn kÞch,..”Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

*/ Phương tiện biểu cảm: Ngôn ngữ, tiếng khóc, nụ cười, điệu múa, lời ca,.hay âm nhạc, hội họa điêu khắc,.. Văn biểu cảm là một phương thức biểu cảm bằng ngôn ngữ Trong quan niệm hiện nay biểu cảm được coi là một kiểu văn bản, phân biệt với tự sự, miêu tả, lập luận,..Sự phân biệt đó dựa trên 2 tiêu chí: + Đích giao tiếp. + Phương thức tạo lập văn bản.Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

*/ Trªn ph­¬ng diÖn môc ®Ých giao tiÕp, v¨n biÓu c¶m ®­îc s¶n sinh khi con ng­êi xuÊt hiÖn nhu cÇu bµy tá t×nh c¶m, ph¸t biÓu suy nghÜ quan ®iÓm tr­íc nh÷ng ®èi t­îng g©y c¶m xóc hay nh÷ng vÊn ®Ò cÊp thiÕt ®Æt ra trong cuéc sèng */ XÐt vÒ ph­¬ng thøc t¹o lËp v¨n b¶n, v¨n BiÓu c¶m ®­îc s¶n sinh nhê sù béc lé c¶m xóc hay suy t­. §iÒu nµy ph©n biÕt víi t¸i hiÖn trong v¨n miªu t¶, tÝnh chÊt tr×nh bµy trong v¨n tù sù, lËp luËn trong v¨n nghÞ luËn,…Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

+ NghÞ luËn thiªn vÒ lËp luËn sö dông b”ng chøng, lÝ lÏ ®Ó ph©n tÝch, gi¶i thÝch, chøng minh,..trong v¨n biÓu c¶m nhiÒu khi ng­êi biÓu c¶m chØ cÇn ph¸t biÓu c¶m t­ëng, c¶m gi¸c cña m×nh nghÜa lµ ®Ó biÓu thÞ ®­îc c¶m xóc cÇn ph¶i cã thao t¸c gi¶i thÝch, chøng minh,..Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

II/ §Æc ®iÓm v¨n biÓu c¶m 1. §èi t­îng biÓu c¶m: Lµ sù viÖc hiÖn t­îng cã thÓ gîi ra cho chñ thÓ nh÷ng t×nh c¶m, c¶m xóc hay suy t­ – §Æc ®iÓm: + §èi t­îng ph¶i cã nÐt t­¬ng ®ång, phï hîp víi t©m hån chñ thÓ biÓu c¶m. + Lµ nguyªn cí vµ ph­¬ng diÖn ®Ó béc lé néi t©m. + Chi phèi c¶m høng chñ ®¹o cña v¨n b¶n.Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

2. Chñ thÓ biÓu c¶m. – Lµ mét hiÖn t­îng ®a d¹ng ®ã cã thÓ lµ c¸ nh©n hay tËp thÓ trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp béc lé t×nh c¶m, tu t­ëng cña m×nh trong v¨n b¶n. Trong t¸c phÈm v¨n häc, chñ thÓ biÓu c¶m lµ nh©n vËt tr÷ t×nh. – §Æc ®iÓm: + Th­êng béc lé c¸i t”i mét c¸ch cã ý thøc. + C¸i “T”i” chñ thÓ ph¶i mang ®­îc ý nghÜa x· héi, nh©n v¨n nhÊt ®Þnh. + QuyÕt ®Þnh ®iÓm nh×n trong v¨n b¶n. Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

Tìm Hiểu Văn Bản: Tôi Đi Học

Văn bản Tôi đi học

I/ Một vài nét về tác giả – Tác phẩm1. Tác giả. – Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký….nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn2. Tác phẩm: – Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tịu trường. II/ Phân tích tác phẩm 1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trườnga. Trên đường tới trường: – Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường

– Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá – Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về…. – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập … oà khócnức nở. c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. – Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. 2. Hình ảnh người mẹ – Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con….

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!