Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Chuyên Ngành Quản Lý Nhà Nước – Hubt # Top 8 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Chuyên Ngành Quản Lý Nhà Nước – Hubt # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Chuyên Ngành Quản Lý Nhà Nước – Hubt được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuyên ngành quản lý nhà nước là một ngành học khá mới mẻ. Do đó không nhiều bạn sinh viên có nhu cầu đăng ký vào học tập tại chuyên ngành này. Bài viết sau của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chuyên ngành Quản lý nhà nước và cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này.

Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.

Tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước đáp ứng các mục tiêu sau:

Trung thành với Đảng, nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức.

Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả.

Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm.

Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc.

Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới.

Hiểu biết xã hội

Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc

Nội dung kiến thức của ngành quản lý nhà nước

Kiến thức cơ bản

Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Pháp luật đại cương).

Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn (Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lịch sử văn minh thế giới, Tổ chức sự kiện).

Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Kiến thức đại cương

Kiến thức về khoa học quản lý

Kiến thức về khoa học pháp lý

Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính

Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công

Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước

Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công

Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, tài chính công

Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc,…

Kiến thức nghiệp vụ

Kiến thức về tin học văn phòng

Kiến thức về tiếng anh chuyên ngành

Kiến thức về nghiệp vụ hành chính

Các kỹ năng bổ trợ trong quá trình học

Kỹ năng cứng

Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự.

Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính.

Tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan.

Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Giải quyết các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cơ bản như tư pháp, xây dựng, đất đai, chứng thực….

Phân tích chính sách, hoạch định các chính sách công trong các ngành và lĩnh vực cụ thể.

Có khả năng nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.

Kỹ năng mềm

– Phân tích vấn đề: Khả năng khảo sát, phân tích vấn đề về quản lý hành chính. Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc quản lý nhà nước

– Giải quyết vấn đề: Khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra đối với quản lý hành chính nhà nước.

– Làm việc theo nhóm: Kỹ năng theo nhóm gồm khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên.

– Lập kế hoạch, quản lý thời gian: Lập được các kế hoạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hành chính nhà nước. Quản lý thời gian có hiệu qủa.

– Giao tiếp: Lắng nghe, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng.

– Tự học, tự đào tạo: có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.

– Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint); các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.

– Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

Cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành quản lý nhà nước

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư.

– Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.

– Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục.

Tìm Hiểu Về Ngành Quản Trị Luật

Ngành quản trị luật có lẽ là chuyên ngành xa lạ đối với rất nhiều sinh viên theo học luật học. Tuy nhiên, đây là chuyên ngành rất hấp dẫn, giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm lên gấp 02 lần so với các chuyên ngành luật thông thường.

1. Ngành quản trị luật là gì?

Khi học ngành này, bạn sẽ được học 2 mảng cùng lúc đó là: Quản trị và Luật học.

2. Ngành quản trị luật và ngành luật có gì khác nhau?

Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, Phó khoa Luật quốc tế, Trường ĐH Luật chúng tôi Nếu ngành luật chỉ đào tạo theo các chuyên ngành luật thương mại, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính – nhà nước và luật quốc tế thì ngành quản trị – luật sẽ đào tạo cả hai lĩnh vực quản trị và luật.

Ngành luật có thời gian đào tạo là 4 năm còn quản trị – luật có thời gian đào tạo là 5 năm. Khi tốt nghiệp ngành luật, sinh viên sẽ được cấp 1 bằng cử nhân luật, còn ngành quản trị – luật sinh viên sẽ được cấp 2 bằng cử nhân quản trị và cử nhân luật.

Học quản trị – luật, sinh viên có thể làm việc trong hệ thống các cơ quan nhà nước như: tòa án, kiểm sát, công an (an ninh, cảnh sát), quân đội (các toà án quân sự, viện kiểm sát quân sự), kiểm lâm, thuế, ngân hàng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân… hoặc giảng dạy pháp luật tại các ĐH, CĐ, trung cấp… Hoặc làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc làm việc trong các phòng công chứng, thừa phát lại hoặc hành nghề luật sư…

3. Những điều cần biết về quản trị luật

Nếu đưa ra định nghĩa quản trị luật là gì thì rất nhiều bạn chưa hình dung được khái niệm trừu tượng này. Tuy nhiên, các bạn có thể hiểu ngành quản trị luật được chia ra làm 2 mảng là quản trị và luật.

Chính vì lẽ đó, các sinh viên theo học ngành này sẽ được học 2 mảng chính là quản trị và luật học. Khi ra trường, các sinh viên sẽ được cấp 2 bằng đại học đó là cử nhân luật và cử nhân quản trị, thời gian học cũng kéo dài thêm 1 năm so với các sinh viên cử nhân luật.

Đây có lẽ là câu hỏi khiến rất nhiều các bậc phụ huynh lẫn các bạn sinh viên tò mò. Nếu thực sự đam mê ngành học này, các bạn có thể tìm đến các trường như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Bởi vì đây là ngành học mới, vì vậy khi chọn lựa, các bạn sinh viên nên chọn những trường đại học có uy tín, chuyên đào tạo về luật sẽ an toàn hơn.

5. Bạn có thể làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp, nhận bằng cử nhân, không ít sinh viên băn khoăn rằng học quản trị luật ra làm gì? Với lượng kiến thức nhiều hơn các chuyên ngành khác, thời gian học lâu hơn thì cơ hội nghề nghiệp của ngành này cao hơn bình thường cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Nói đến cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, có thể khẳng định rằng tỷ lệ tìm được việc làm tốt của sinh viên ngành này cao gấp 2 lần thông thường.

Bên cạnh công việc luật sư mà rất nhiều bạn mong muốn thì học quản trị luật còn giúp các bạn sinh viên có thể làm việc trong tòa án. Một số bạn có thể đăng ký làm trong quân đội, các cơ quan nhà nước như ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân.

Làm việc trong ngân hàng, cục thuế cũng là một trong những lựa chọn mà sinh viên quản trị luật có thể theo đuổi.

Chuyên Đề Quyết Định Quản Lý Hành Chính Nhà Nước

Quyết định quản lý hành chính nhà nước Khái quát về quyết định quản lý hành chính nhà nước Yêu cầu hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý hành chính nhà nước và hậu quả của chúng Nâng cao chất lượng ra quyết định quản lý hành chính nhà nước I.Khái quát về Quyết định quản lý hành chính Nhà nước 1. Khái niệm Là ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước Được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Được ban hành theo thẩm quyền lập quy, dựa trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật Trình tự và hình thức theo quy định của pháp luật Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước Khái quát về Quyết định quản lý hành chính Nhà nước Đặc điểm – Mang tính dưới luật – Được ban hành để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành 2. Các loại quyết định hành chính Nhà nước(Theo tính chất và phạm vi tác động) Quyết định chính sách QUYếT ĐịNH QUY PHạM qUYếT ĐịNH Cá BIệT 1.qUYếT ĐịNH RA LệNH 2.qUYếT ĐịNH CHO PHéP cHO PHéP CáI Gí? aI CHO PHéP? – cHO PHéP NHƯ THế NàO? Quan niệm về Quyết định quản lý hành chính Nhà nước 3. Phân biệt quyết đinh QLHC với các loại quyết định của các cơ quan NN khác Phân biệt với các văn bản Luật; Phân biệt với quyết định của toà án trong xét xử và của viện kiểm sát trong công tố; Phân biệt với giấy tờ, công văn hành chính II. Yêu cầu hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý hành chính Nhà nước và hậu quả của chúng Các yêu cầu của tính hợp pháp – Không vi luật – Không vi quyền – Xuất phát từ những lý do xác thực – Đúng hình thức và thủ tục do pháp luật qui định II. Yêu cầu hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý hành chính Nhà nước và hậu quả của chúng 2. Các yêu cầu của tính hợp lý – Đảm bảo hài hoà ba lợi ích – Cụ thể và phù hợp với vấn đề, đối tượng thực hiện – Đảm bảo tính hệ thống toàn diện – Đảm bảo kỹ thuật lập quy Quyết định QLHC bất hợp pháp bất hợp lý Cơ quan HC cấp trên Cơ quan ban hành ra QĐ Cơ quan nhà nước khác Công dân Tổ chức Quyết định QLHC bất hợp pháp, bất hợp lý Làm gì? Quyết định QLHC bất hợp pháp, bất hợp lýLàm gì? Đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định QLHCNN Khôi phục lại hiện trạng cũ do việc thực hiện QĐ trái pháp luật gây ra Truy cứu trách nhiệm người có lỗi V/ Phương thức xử lý một quyết định bất hợp pháp,bất hợp lý 2. Khôi phục hiện trạng cũ do việc thực hiện các quyết định trái pháp luật gây ra 3. Truy cứu trách nhiệm người có lỗi -Người có lỗi là người ban hành các quyết định trái pháp luật. .Người thi hành chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi thi hành trái QĐ Các trách nhiệm phải chịu là: -Trách nhiệm vật chất – Trách nhiệm kỷ luật – Trách nhiệm hình sự Với những QĐQLHCNN bất hợp pháp về hình thức và thủ tục, bất hợp lý chỉ áp dụng bước 1 và 3 Kết quả xử lý văn bản trỏi phỏp luật phải được cụng bố cụng khai, đưa tin trờn cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng và phải được đăng cụng bỏo, đăng trờn trang thụng tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc niờm yết tại trụ sở cơ quan ban hành hoặc cỏc địa điểm khỏc do Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cấp xó quyết định, chậm nhất là sau 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày cú quyết định xử lý. ( Trớch điều 8 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chớnh Phủ Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm phỏp luật.) Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành chính bất hợp pháp, bất hợp lý Khiếu nại hành chính Là phương thức theo đó công dân yêu cầu chính cơ quan ban hành QĐHC bất hợp pháp sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định đó hoặc yêu cầu cơ quan hành chính hoặc công chức đã gây tổn hại cho họ phải bồi thường (Khiếu nại lần đầu) Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì công dân có quyền yêu cầu cơ quan cấp trên của cơ quan đó xem xét và giải quyết hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành chính bất hợp pháp, bất hợp lý Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định QLHCNN Giai đoạn tổ chức thực hiên quyết định Bước 1: Triển khai quyết định Bước2: Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định Bước 3: Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh quyết định kịp thời Giai đoạn ban hành quyết định Bước 1: Điều tra nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin. Phân tích đánh giá, lập và chọn phương án tối ưu Bước 2: Soạn thảo quyết định. Bước 3: Thông qua quyết định. Bước 4: Công bố hiêu lực quyêt định Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định Giai đoạn tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định

Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế

Ngày đăng: 11/10/2013 10:51

Đổi mới quản lý nhà nước là hoạt động thường xuyên, lâu dài của mỗi quốc gia để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thích ứng với bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam không chỉ cần tích cực, khẩn trương trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật kinh tế, mà quan trọng hơn là phải đổi mới sâu sắc cả về tư duy lẫn phương pháp thực hiện. Chính vì vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng X đã xác định nội dung nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước là một trong ba nội dung chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để góp phần xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển, bài viết này đề cập một số vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.

1. Đổi mới về tư duy quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu chủ yếu của Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX01: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vai trò điều hành của Chính phủ là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường; được xác định như một trọng tài để điều khiển và giám sát sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ cần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện công bằng cho các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay Chính phủ vừa giữ vai trò là “trọng tài”, vừa tham gia vào nền kinh tế khi thực hiện chức năng đầu tư vốn và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với các chủ thể kinh tế nhà nước. Chính vì vậy, để quản lý kinh tế có hiệu quả, phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội, Chính phủ cần đổi mới tư duy quản lý kinh tế, chuyển dần chức năng “làm kinh tế” sang thực hiện tốt vai trò là “trọng tài” trong nền kinh tế; theo đó, cần tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, tập trung hoàn thiện hệ thống các thị trường riêng đầy đủ, đồng bộ và công khai, bao gồm: thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường đất đai bất động sản; thị trường vốn, tài chính; thị trường khoa học và công nghệ; thị trường lao động, tạo “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia, xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu.

Hai là, xác định rõ “vai trò chủ đạo” đối với các chủ thể kinh tế nhà nước, cụ thể là: Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về kinh tế trong các ngành, lĩnh vực then chốt nào?, quy mô và phạm vi đến đâu?, bảo đảm tính chi phối thị trường ở mức độ nào?, hiệu quả kinh tế và xã hội do các chủ thể kinh tế nhà nước đem lại được đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu nào?

Ba là, đổi mới phương thức quản lý nền kinh tế thông qua việc giảm tối đa các can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Thay vào đó, cần tập trung vào quản lý kinh tế vĩ mô, điều tiết nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, hoạch định chính sách để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, trên cơ sở các nguyên tắc của thị trường.

2. Đổi mới phương pháp thực hiện quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, vai trò điều hành của chính phủ các nước, với tư cách là một chủ thể quản lý nền kinh tế, luôn được xác định là yếu tố đặc biệt quan trọng và không thể thiếu, nhưng có sự khác nhau về phương thức, hình thức, mức độ tác động, can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào nền kinh tế.

Đối với nước ta, trong thời gian qua, Chính phủ đã chủ động, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính. Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Chính phủ tập trung vào 4 nội dung cơ bản, đó là: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.

Nhìn chung, kết quả của công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ đã có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp tăng 4 hạng so sánh giữa năm 2007 với năm 2004. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế của Việt Nam năm 2007 không những không được cải thiện mà còn bị tụt giảm 4 hạng so với 2006. Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp (điểm xếp hạng giao động trong khoảng 4,04-4,09).

Từ thực tế nêu trên, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục đổi mới chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Chính phủ. Mục tiêu của quá trình này là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Muốn vậy, bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, Chính phủ cần đổi mới trong việc thực hiện chức năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội để làm tốt vai trò là chủ thể dẫn dắt và định hướng phát triển nền kinh tế. Để thực hiện tốt chức năng này, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

– Một là, xử lý đúng mối quan hệ giữa thị trường và kế hoạch để giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Sự khác biệt chủ yếu giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tự do chính là ở chỗ có sự kết hợp “hợp lý” giữa thị trường và kế hoạch. Trong khi tôn trọng đầy đủ vai trò của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực và điều tiết các hoạt động kinh tế mang tính kinh doanh, Chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch để mở rộng và phát triển thị trường; ưu tiên đẩy mạnh quan hệ quốc tế; định hướng lộ trình và các chính sách cụ thể để thực hiện có hiệu quả.

– Hai là, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thiết lập, phát triển và mở rộng các mối quan hệ quốc tế trên cơ sở các hiệp định kinh tế song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước, khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế. Đây là tiền đề để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra các thị trường nước ngoài, tham gia vào hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối toàn cầu của nền kinh tế thế giới.

– Ba là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức Chính phủ, ngoài các bộ thuộc khối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, nội chính mà nước nào cũng có thì các bộ thuộc khối kinh tế cần được tổ chức, sắp xếp lại vừa thích hợp với thực tế Việt Nam, vừa có sự tương thích với các nước đối tác để phù hợp với điều kiện hội nhập.

– Bốn là, tăng cường các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, cải thiện sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm các số liệu về thông tin kinh tế được thu thập đầy đủ và có chất lượng để phục vụ quá trình ra quyết định, tăng khả năng phản ứng nhanh và nhất quán của Chính phủ với các điều kiện kinh tế thay đổi.

3. Hoàn thiện đồng bộ các hệ thống đảm bảo quản lý nhà nước về kinh tế có hiệu quả

Theo Báo cáo đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội về cơ bản đã được hoàn thành. Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra những vấn đề còn yếu kém, hạn chế như: sức cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng và tính bền vững của sự phát triển còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế; bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức đổi mới chậm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Để từng bước khắc phục các điểm hạn chế, yếu kém trên, trong thời gian tới Chính phủ cần thiết lập và hoàn thiện các hệ thống đảm bảo quản lý nhà nước về kinh tế có hiệu quả như sau:

– Thứ nhất là hệ thống thông tin kinh tế. Thế kỷ XXI là thế kỷ của thông tin, trong đó, thông tin kinh tế chính xác, kịp thời và đầy đủ có vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Mỗi quyết định của nhà quản lý kinh tế và nhà quản lý doanh nghiệp đều đòi hỏi những thông tin kinh tế hiệu quả, bảo đảm cho việc hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính khả thi cao.

Để có được những thông tin kinh tế hiệu quả đối với mỗi quốc gia, không có một cơ quan hay một tổ chức đơn lẻ nào có thể làm thay vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức quản lý mạng lưới hệ thống thông tin kinh tế, bảo đảm các thông tin kinh tế trong và ngoài nước được cập nhật nhanh, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Việc quản lý cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế cần được thực hiện tập trung, thống nhất bởi một cơ quan của Chính phủ. Theo đó, để bảo đảm khả năng tiếp cận thông tin kinh tế theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, Chính phủ cần ban hành quy chế quản lý, sử dụng và khai thác thông tin kinh tế một cách công khai, minh bạch và hiệu quả.

– Thứ hai là hệ thống dự báo, cảnh báo, bao gồm: hệ thống các cơ quan dự báo, cảnh báo; các nguyên tắc, phương pháp dự báo, cảnh báo tiên tiến và hệ thống các chỉ tiêu phục vụ công tác dự báo, cảnh báo các biến động của nền kinh tế, để giúp Chính phủ điều chỉnh kịp thời các chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

– Thứ ba là hệ thống đánh giá chất lượng hoạt động của Chính phủ, bao gồm: hệ thống các cơ quan đánh giá và hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý – điều hành của Chính phủ, nhằm phân tích và phản biện các chính sách của Nhà nước trong quá trình quản lý và điều hành nền kinh tế. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, hệ thống các cơ quan này được bảo đảm với cơ chế hoạt động độc lập, khách quan, không bị chi phối, tác động bởi các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ; kết quả đánh giá của các cơ quan này rất được Chính phủ các nước quan tâm và lắng nghe.

Hiện nay, hàng năm tổ chức Ngân hàng thế giới có báo cáo về các chỉ dẫn quản lý – điều hành thế giới theo 6 chỉ dẫn tổng hợp: (1) ổn định chính trị/không có bạo lực, (2) hiệu quả hoạt động của chính phủ, (3) chất lượng của luật pháp, (4) thực thi pháp luật, (5) kiểm soát tham nhũng và (6) tiếng nói và trách nhiệm. Đây là các nội dung cần được quan tâm trong việc hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng hoạt động của Chính phủ.

– Thứ tư là hệ thống sáng tạo. Đây là cách thức để Chính phủ các nước khuyến khích việc đề xuất các ý tưởng có tính sáng tạo, cải cách, đột phá trong quản lý nhà nước về kinh tế; đồng thời, tạo điều kiện cho các ý tưởng này được ươm tạo, thử nghiệm, áp dụng thí điểm, để làm cơ sở cho quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trên phạm vi rộng.

ThS. Vũ Hải Nam – Chuyên viên Vụ Tổ chức – Biên chế, Bộ Nội vụ / Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 7/2009

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Chuyên Ngành Quản Lý Nhà Nước – Hubt trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!