Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Giới Luật Trong Đạo Phật # Top 5 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Giới Luật Trong Đạo Phật # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Giới Luật Trong Đạo Phật được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thuộc vào nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học ” vô lậu “, nhằm dứt các lậu hoặc (pali: asava), dẫn tới giải thoát, tức là Giới ( sila), Định ( samadhi) và Huệ ( pañña).

Là Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy ( ti-sarana), Ngũ giới ( pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo ( ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.

Trên mặt lý thuyết, Giới giữ một vị trí quan trọng đến nỗi một phần ba của Tam tạng Kinh điển ( ti-pitaka) được dành riêng cho Giới Luật. Đó là Luật tạng ( vinaya-pitaka), đứng bên cạnh Kinh tạng ( sutta-pitaka) và Luận tạng ( abidhamma-pitaka).

Trên mặt thực hành, Giới cũng đóng một vai trò mấu chốt trong đời sống Tăng đoàn. Một người muốn xuất gia đi tu thì đầu tiên phải Sa-di ( samanera) hoặc Sa-di ni ( samaneri), rồi sau một thời gian mới thọ cụ túc giới ( upasampada),phát nguyện tuân theo Giới bổn để trở thành Tỳ-kheo ( bhikkhu) hoặc Tỳ-kheo ni ( bhikkhuni).

Mặc dù quan trọng như vậy nhưng Giới Luật rất ít khi được đề cập đến hay trình bầy trong các bài thuyết giảng về giáo lý, ngoài Tăng đoàn.

Lý do có lẽ là Giới Luật được xem là một môn học khô khan, nhàm chán, không thu hút được quần chúng như các bài giảng về Kinh hay về Pháp. Hơn nữa, đối với đa số Phật tử, Giới Luật thuộc về lãnh vực riêng biệt của nhà tu hành, với hàng trăm giới luật phải ôn lại đều đặn, trong khi người cư sĩ chỉ cần biết rõ 5 giới căn bản là đủ. Vả lại, biết nhiều hơn để làm gì, khi mà Giới Luật thường được coi như những giáo điều cố định, miễn bàn tới bởi vì, cũng như lời của một vị Trưởng thượng, ” chúng như vậy và luôn luôn sẽ là như vậy “…

Để đóng góp vào sự hiểu biết thêm về Giới Luật, chúng tôi xin dựa lên một số tài liệu căn bản, đặc biệt của HT Thiện Siêu (§1), HT Trí Quang (§4), và TS Nhất Hạnh (§8), để cố gắng trả lời một cách cặn kẽ những câu hỏi sau đây:

1- Giới là gì, Luật là gì? Giới và Luật khác nhau thế nào?

2- Giới được phân loại ra sao?

4- Tại sao đức Phật lại chế ra giới, và ngài chế giới trong những hoàn cảnh nào?

5- Luật Tạng được soạn thảo ra sao, và gồm những cuốn nào?

6- Vi phạm giới, tội nặng nhẹ ra sao? Giải quyết thế nào?

7- Giới đóng vai trò gì trong sự tu tập cá nhân?

8- Giới có lợi ích gì trong đời sống xã hội, cộng đồng?

10- Giới Luật có cần phải thay đổi hay không?

1) Giới là gì, Luật là gì? Giới và Luật khác nhau thế nào?

Giới và Luật thường được xem là giống nhau, và nhiều khi được gọi chung là Giới Luật. Nhưng xét kỹ ra thì Giới và Luật cũng có phần khác nhau.

Theo HT Thiện Siêu, nếu so sánh với thuốc men, thì Giới cũng như dược tánh, và Luật cũng như dược liệu, thang thuốc. Chẳng hạn như nếu Giới là acide salicylique, thì Luật là viên Aspirine. ” Giới là điều răn, Luật là phương thức thực hành điều răn đó “(§1).

2) Giới được phân loại ra sao?

Giới có nhiều cách phân loại (§1) :

a / ” Biệt giải thoát giới “, ” Đạo cộng giới ” và ” Định cộng giới “.

Nhưng cũng có hai loại Tỳ-kheo không cần thọ giới :

b/ ” Biệt giới ” và ” Thông giới ” (hay ” Bồ Tát giới “)

* Có 5 giới chung cho tất cả các Phật tử (pañca-sila):

1) không giết hại mạng người (hán-việt bất sát)

2) không nói dối (hv. bất vọng ngữ)

3) không trộm cắp (hv. bất đạo)

4) không tà dâm (hv. bất dâm)

5) không say rượu.

* 10 giới cho các Sa-di và Sa-di ni (dasa-sila). Thêm vào các giới trên là:

6) không ăn sau 12 g trưa

7) không chơi hay nghe ca nhạc, nhẩy múa

8) không trang điểm, xức dầu thơm, đeo nữ trang

9) không nằm giường cao, sang trọng

10) không nhận tiền, và vàng bạc.

c/ ” Tánh giới ” và ” Già giới “

Những ngày mồng 1 và rằm, các Tăng và Ni đoàn mỗi bên họp nhau lại để làm lễ, nghe giảng và nhắc lại những giới luật đó, tức là Ba-la-đề-mộc-xoa hay ” Biệt giải thoát giới “.

a) Giới thứ nhất: bất dâm

d) Giới thứ tư: bất vọng ngữ

4- Có những giới đặt ra còn ngộ nghĩnh hơn nữa: chẳng hạn như khi ngồi trong chúng tăng, không được đằng hắng to tiếng; đi vệ sinh, không được thở mạnh quá…

5) Luật tạng được soạn thảo ra sao, và gồm những cuốn sách nào?

– Một bộ bằng tiếng pali của Xích Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya), dùng tại các nước theo PG Nguyên Thủy (Theravada);

Tứ Phần Luật gồm có 60 cuốn, có thể chia ra làm 2 phần:

– Phần 1 là giới bổn của tăng ni, tức là 250 giới Tỳ-kheo và 348 giới Tỳ-kheo ni.

Đứng về mặt nặng nhẹ, thì các giới của của Tăng Ni có thể chia ra làm 3 loại:

– A) những giới nặng nhất, phạm vào thì mất tư cách Tỳ-kheo, không làm sao mà cứu vãn được nữa.

– B) những giới nặng, phạm vào thì tư cách Tỳ-kheo chỉ còn lại một chút, phải được cử tội, xử tội và giải tội bởi 20 vị Tỳ-kheo mới mong cứu vãn được.

Như vậy, giới bổn của Tỳ-kheo gồm 250 giới, chia ra làm (§1, 4):

– Loại C, là những giới sau:

Giới bổn của Tỳ-kheo ni hơi khác một chút (§1, 4):

– Ba-la-di có 8 thay vì 4.

Để ý là hai giới 5 và 6, nếu Tỳ-kheo phạm phải thì nhẹ hơn, tức là Tăng tàn, chứ không phải Ba-la-di.

– Tăng tàn: có 17 thay vì 13

– Hối quá: có 8 thay vì 4

– Đơn đọa: có 178 thay vì 90

Tổng cộng là 348 giới (hơn Tỳ-kheo 40 %).

Hãy chánh niệm, tỉnh giác,

Trì giới, định tâm, nhiếp ý.

Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,

Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau ”

(Kinh Đại Bát Niết Bàn pali).

– 5 giới chung cho tất cả các Phật tử, còn gọi là ” tánh giới ” hay giới ” tự nhiên ” (pakati-sila), và

– các giới dành riêng cho tăng ni, là giới ” theo qui ước ” (pannati-sila)(§5).

– Này A-nan-đà, hãy tránh nhìn theo họ.

– Nhưng Thế Tôn, nếu chúng ta nhìn thấy họ, thì phải làm thế nào ?

– Này A-nan-đà, hãy tránh nói chuyện với họ.

– Bạch Thế Tôn, nếu chúng ta phải nói chuyện với họ, thì phải làm sao ?

– Này A-nan-đà, nếu nói chuyện, thì phải đề phòng, cảnh giác.”

11) Hiện nay đã có những đề nghị thay đổi Giới Luật nào?

(*6) 8 điều lệ Bát Kỉnh Pháp đó như sau:

2. Tỳ-kheo ni không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ-kheo.

3. Mỗi nửa tháng, Tỳ-kheo ni phải đợi chúng Tỳ-kheo quyết định ngày lễ Bố Tát và giờ Tỳ-kheo đến giáo giới.

7. Trong bất cứ trường hợp nào, một Tỳ-kheo ni không được mắng chửi hay nặng lời đối với Tỳ-kheo.

8. Tỳ-kheo ni không có quyền khiển trách, cử tội Tỳ-kheo. Ngược lại, Tỳ-kheo được quyền cử tội Tỳ-kheo ni.

(*8) 14 giới Tiếp Hiện là:

4. Không được trốn tránh khổ đau, nhắm mắt trước khổ đau và đánh mất ý thức về khổ đau của sự sống. Phải tìm tới những kẻ khổ đau.

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/gii-lut/42-gii-t-kheo

và http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/gii-lut/43-gii-t-kheo-ni

(§1) THÍCH THIỆN SIÊU Cương yếu Giới Luật Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nhà Xuất bản TP HCM, 1996 http://daitangkinhvietnam.org/tang-luat/giai-luat-pali-va-han/756-cng-yu-gii-lut.html

(§2) THÍCH CHƠN THIỆN Giới Học http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap004.htm

(§3) ANSON BÌNH So sánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-kheo http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbkin139.htm

(§4) THÍCH TRÍ QUANG dịch giải Tỳ-kheo Giới http://daitangkinhvietnam.org/tang-luat/giai-luat-pali-va-han/578-t-kheo-gii.html Tỳ-kheo Ni Giới http://daitangkinhvietnam.org/tang-luat/giai-luat-pali-va-han/577-t-kheo-ni-gii.html

(§5) NYANATILOKA Buddhist dictionary – Manual of Buddhist terms and doctrines Island Hermitage Publications, 1956

(§6) THÍCH THANH TỪ Tam Quy, Ngũ Giới http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap018.htm

(§7) THÍCH GIẢI HIỀN Ni giới Đài Loan vận động hủy bỏ Bát Kỉnh Pháp http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-60_4-2783_5-50_6-1_17-88_14-1_15-1/

(§8) THƯ VIỆN THÍCH NHẤT HẠNH Giới Luật: Hai lời hứa; Năm giới; 14 Giới Tiếp Hiện; 10 Giới Sa Di và Sa Di ni; Giới Tỳ kheo; Giới Tỳ kheo ni; Bát Kỉnh Pháp. http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/gii-lut

(§9) NHẤT HẠNH Đạo Phật hiện đại hóa Lá Bối, 1965 http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-phm/159-o-pht-hin-i-hoa

Luật Nhân Quả Trong Đạo Phật

Luật nhân quả là điều cơ bản nhất mà người tu cần phải nắm rõ. Nếu người tu hiểu rõ mọi khía cạnh của luật nhân quả thì họ sẽ biết việc gì nên làm, việc gì cần tránh. Họ sẽ phát sinh từ bi, và mọi hành động cảu họ sẽ thánh thiện và ôn hòa. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài.

Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.

Hầu hết chúng ta sống một cuộc đời tương đối như những con người lành mạnh. Thật vậy, theo lời đức Phật dạy trong các kinh điển có được thân người hôm nay là một phước duyên thù thắng và vô cùng quý báu. Ðó là kết quả của vô lượng công đức trải qua nhiều kiếp tu hành của chúng ta. Mỗi cá nhân đã nỗ lực tinh tấn tu hành mới có được cái thân người này.

Tại sao nó quý báu như vậy? Bởi lẻ thân người giúp chúng ta có nhiều thuận duyên tu tập phát triển đời sống đạo đức hầu mưu tìm hạnh phúc cho chúng ta và những người khác. Loài vật không có khả năng thực hành đạo đức như con người vì chúng đang sống trong cõi vô minh.

Cho nên chúng ta nên biết quý trọng cái thân người nầy và cố gắng bằng mọi cách tinh tấn tu hành để mong được tái sinh làm thân người ở kiếp sau. Mặc dù chúng ta luôn mong ước đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nên biết rằng con đường tu hành để thành Phật là rất dài mà chúng ta muốn thành tựu cần phải trải qua các khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị tu tập.

“Nghiệp” hay “Karma” có nghĩa là “hành động” nhằm chỉ một việc làm chúng ta tham dự vào cũng như hậu quả của nó. Khi chúng ta nói hành vi sát hại thì chính tác động đó sẽ dẫn đến việc cướp đi mạng sống của một người. Kết quả tai hại hơn của hành động giết người này là gây đau khổ cho nạn nhân cũng như nhiều người thân yêu của họ.

Nghiệp nhân của việc làm ác đó còn gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Những quả báo này không chỉ giới hạn trong cuộc đời hiện tại mà thôi. Thực ra kết quả của một hành vi bất thiện sẽ phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.

Một tên sát nhân không chắc sẽ được tái sinh làm người ở kiếp sau. Những hoàn cảnh dẫn đến việc giết người sẽ quyết định quả báo khốc liệt mà kẻ sát nhân sẽ phải gánh chịu. Một tên giết người man rợ, vui sướng khi phạm tội ác, có lẽ sẽ được tái sinh trong một thế giới mà ta gọi là “Ðịa Ngục”. Một trường hợp kém tàn ác hơn – ví dụ giết người vì tự vệ – có thể sẽ được tái sinh nơi “địa ngục” chịu ít đau khổ hơn. Những hành động thiếu đạo đức với hậu quả không nghiêm trọng lắm có thể khiến cho một người bị tái sinh làm con vật, thiếu khả năng tu tập cải thiện tâm hồn.

Khi một người được tái sinh làm người, các hậu quả của những hành vi bất thiện trong kiếp trước sẽ quyết định hoàn cảnh cuộc sống mới của người đó theo nhiều cách. Sát sinh nhiều trong đời trước thì kiếp này thọ mạng kẻ ấy sẽ ngắn ngủi hoặc thường hay bị ốm đau. Nó cũng hướng dẫn người đó có khuynh hướng giết chóc và chắc chắn họ sẽ chịu quả báo gặp nhiều khổ đau trong những kiếp tương lai.

Tương tự, đời trước hay trộm cắp thì kiếp này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cướp. Nó cũng hướng dẫn kẻ ấy tiếp tục có ý tưởng trộm cắp trong nhiều đời sau. Hành động tà dâm hay ngoại tình dẫn đến hậu quả vợ chồng trong kiếp sau sẽ không tin cậy lẫn nhau và gặp cảnh khổ vì cuộc sống không chung thủy hay bị phản bội. Ðây là những quả báo của ba việc làm ác gây ra từ nơi thân của chúng ta.

Trong bốn hành động ác xuất phát từ khẩu nghiệp nơi miệng thì người hay nói dối dẫn đến kết quả là sống ở đời thường hay bị người ta nói xấu. Vọng ngữ cũng khiến kẻ đó có khuynh hướng tiếp tục nói dối ở kiếp sau, cũng như bị người ta lừa gạt hoặc mọi người sẽ không tin dù bạn nói sự thật.

Hậu quả ở kiếp sau của người nói lời gây chia rẽ là cuộc sống cô độc và khuynh hướng tạo mối bất hòa với mọi người. Lời nói cộc cằn thô lỗ dẫn đến sự lăng mạ, ngược đãi người khác và khiến họ sanh tâm giận dữ. Người có tật ngồi lê đôi mách đưa tới hậu quả đời sau khi nói sẽ không có ai nghe và thường hay nói những câu chuyện nhảm nhí.

Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta được quyết định bởi những hành vi trong quá khứ, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng ta trong hiện tại. Chúng ta có khả năng và trách nhiệm để chọn lựa phương cách nhằm hướng dẫn mọi việc làm của chúng ta đi theo con đường đạo đức.

Khi chúng ta cân nhắc một hành động nào đó xem xét có hợp với đạo lý hay không, chúng ta nên tìm hiểu động cơ thúc đẩy của hành vi ấy. Một người lấy quyết định không trộm cắp, nếu anh ta chỉ vì sợ bị bắt hay trừng phạt bởi luật pháp, vậy thì hành động không trộm cắp của anh ta không phải là một việc làm đạo đức bởi lẽ những ý tưởng đạo đức không tác động lên quyết định của anh ta.

Bây giờ, một người cũng có quyết định là sẽ không trộm cắp vì anh ta suy nghĩ rằng: “Nếu ta trộm cắp tức là ta đã hành động chống lại luật của trời đất và trái với đạo làm người”. Hoặc là: “Trộm cắp là một việc làm ác, nó gây cho nhiều người khác bị tổn thất và đau khổ”. Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta được xem như một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý. Theo giáo lý đức Phật, khi bạn suy nghĩ cân nhắc tránh không làm các hành động ác thì bạn sẽ khắc phục được những phiền não khổ đau. Sự kiềm chế đó của bạn được xem như một việc làm đạo đức.

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt mọi việc. Kiến thức thông thường của chúng ta không thể thấu triệt đầy đủ về luật nhân quả. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài. Khi Ngài dạy sát sinh dẫn đến chịu sự đoản mệnh, trộm cắp phải gặp cảnh nghèo túng, thực sự không có cách nào để chứng minh được những lời Ngài nói là đúng với thực tại. Tuy nhiên, những điều đó chúng ta cũng không nên tin tưởng một cách mù quáng. Trước tiên chúng ta cần phải có một niềm tin mạnh mẽ nơi đức Phật và giáo lý của Ngài. Chúng ta nên dùng lý trí, tìm hiểu thấu đáo trước khi tin những lời dạy của đức Thế Tôn.

Bằng cách nghiên cứu những đề tài của Phật Pháp được thiết lập bởi những suy luận hợp lý – như những lời dạy của đức Phật về tánh không và vô thường của cuộc đời mà chúng ta sẽ khảo sát ở chương mười ba về “Trí Tuệ” – và nhận thấy rằng chúng thật sự là chính xác thì niềm tin của chúng ta nơi giáo lý về luật nhân quả – sẽ tự nhiên tăng lên.

Khi chúng ta muốn tiếp nhận một lời khuyên, chúng ta đi tìm gặp một người nào đó xứng đáng đề hướng dẫn giúp đỡ chúng ta. Lời khuyên của họ càng rõ ràng hợp lý, chúng ta càng quý trọng tin tưởng vào lời chỉ dẫn ấy. Nhằm phát triển: “đức tin sáng suốt”, đối với những lời dạy của đức Phật chúng ta cũng nên có sự tin tưởng như vậy.

Tôi tin rằng chúng ta cần phải có một ít kinh nghiệm và phấn khởi trong sự thực hành để có được một niềm tin sâu xa và thành khẩn trong lòng. Hình như có hai loại kinh nghiệm khác nhau. Với những người sùng đạo họ có những kinh nghiệm mà chúng ta không thể có được. Và có những kinh nghiệm thế tục mà chúng ta đạt được qua sự tu tập hằng ngày.

Chúng ta có thể phát triển nhận thức, hiểu biết về sự ngắn ngủi, tạm bợ và vô thường của cuộc đời. Chúng ta có thể nhận thấy bản chất tàn phá của những cảm xúc khổ đau. Chúng ta có thể có được lòng từ bi quảng đại đối với mọi người hoặc nhiều kiên nhẫn hơn khi chúng ta đứng xếp hàng chờ đợi.

Những kinh nghiệm thực tế như vậy mang lại cho chúng ta cảm giác của nguồn vui và sự mãn nguyện. Hơn nữa, niềm tin của chúng ta vào những lời giảng dạy mà chúng ta đã được nghe cũng tăng lên. Ðức tin của chúng ta vào bậc thầy của mình, người đã truyền cho chúng ta những kinh nghiệm này cũng được phát triển: Lòng tin vào học thuyết mà vị thầy của chúng ta đang theo đuổi sẽ được củng cố.

Từ những kinh nghiệm xác thực đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng việc thường xuyên tu tập của chúng ta sẽ giúp chúng ta thành đạt những kết quả phi thường như các Thánh Nhân đã thực hiện lưu danh ngàn đời trong quá khứ.

Niềm tin sáng suốt như vậy có được do tinh thần tu tập của hành giả, sẽ giúp chúng ta củng cố lòng tin vào giáo lý Nhân Quả của đức Phật. Và điều này còn giúp chúng ta quyết tâm chừa bỏ không làm các việc ác mà chúng sẽ gây đau khổ cho chúng ta.

Niềm tin đó cũng hỗ trợ chúng ta cố gắng tập trung thiền định, thấu triệt đề mục chúng ta nghiên cứu, và sau cùng nhận biết rằng chúng ta có được trí tuệ này cũng như hiểu rõ tuệ giác đó xuất phát từ đâu. Sự phản chiếu ấy được xem như một phần trong quá trình tu tập thiền định của chúng ta. Nó giúp chúng ta củng cố đức tin vào ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng và tinh tấn trong việc tu tập. Nó cũng giúp chúng ta có thêm nghị lực để tiếp tục dũng tiến trên đường đạo.

Nguyên tác: Đức Dạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn Nguồn: tinhdo.net

Khái Lược Về Giới Luật Phật Giáo

Khi Phật còn tại thế …

Một lần Tôn giả Xá-lợi-phất thưa với Phật : “Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, làm sao để chánh pháp của Như Lai được tồn tại lâu dài?” Thế Tôn dạy : “Đức Phật nào có nói giới nói pháp thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho chánh pháp được trụ lâu dài sau khi Như Lai diệt độ”. Khi ấy Xá-lợi-phất thưa : “Bạch Thế Tôn! Tại sao con không thấy Ngài chế giới mà chỉ nói pháp?

Phật dạy : “Này Tôn giả! Ta biết thời phải làm gì. Nay chưa tới thời nên ta chưa chế giới. Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế giới”.

Vì thế, suốt 12 năm đầu, sau khi Phật thành đạo, Ngài đã không thuyết giới. Đến năm thứ 13, các pháp hữu lậu xuất hiện, bắt đầu xảy ra sai phạm trong chúng Tỳ kheo … Căn cứ vào đó Phật mới chế giới. Như người vá áo, không bao giờ vá vào những chỗ chưa bị rách. Đức Phật cũng không bao giờ quy định trước điều này, hay ngăn cấm điều kia khi đệ tử của Ngài chưa thật sự làm gì sai với Thánh đạo. Như vậy chứng tỏ rằng Phật chế giới không phải là để bó buộc đệ tử mình, mà chính vì con đường giải thoát và ngăn ngừa sự hư đốn của Tăng đoàn.

Giới luật Phật giáo bao gồm tại gia và xuất gia. Tại gia có Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện (mười giới). Xuất gia thì có 10 giới của Sa di và Sa di ni. Thức xoa ma ni thì có thêm 6 học giới. Tỳ kheo có 250 giới. Tỳ kheo ni có 348 giới. Bồ tát thì có 10 giới trọng và 48 giới khinh cho cả xuất gia lẫn tại gia.

Với mục đích ngăn ngừa các hành vi bất thiện, giới luật của đạo Phật đã được thiết lập trên tinh thần “tùy phạm tùy chế”, nên không có tính cách giáo điều ràng buộc. Vì vậy ý nghĩa về giới luật rất rõ ràng :

GIỚI: tiếng Pali là Sila, phiên âm là Thi la, có nghĩa là điều ngăn cấm do đức Phật chế định cho hàng đệ tử Phật dùng để ngăn ngừa tội lỗi của 3 nghiệp. Do vậy, GIỚI còn được định nghĩa là :

– Phòng phi chỉ ác : Ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác.– Biệt giải thoát : Giữ được giới nào, giải thoát được giới đó.– Xứ xứ giải thoát : Nơi nào giới luật được tuân thủ thì nơi ấy cuộc sống được thanh thoát.– Tùy thuận giải thoát : Hướng về con đường giải thoát.– Thanh lương : Làm cho cuộc sống mát mẻ, thoải mái.– Chế ngự : Có năng lực kiềm chế những việc xấu, ác.

LUẬT: Tiếng Phạn là Vinaya, phiên âm là Tỳ-nại-da, nói gọn là Tỳ-ni. Dịch nghĩa là điều phục (chế ngự, nhiếp phục) hay diệt (diệt trừ điều ác). LUẬT là những nguyên tắc do Phật quy định cho hàng Tỳ kheo áp dụng khi sống trong tập thể Tăng đoàn.

Tóm lại, GIỚI là điều răn, LUẬT là quy luật thi hành giới. Luật bao hàm cả giới còn giới chỉ là một bộ phận của luật. Tuy gọi khác nhau như thế nhưng tính chất vốn đồng nên có tên ghép là GIỚI LUẬT.

GIỚI LUẬT gồm có nhiều loại:

1. Giới Thanh văn : Đây là giới của hàng xuất gia, có công năng giúp giữ gìn bản thể thanh tịnh Tỳ kheo và phát triển sự hòa hợp Tăng đoàn, gồm các điểm sau:+ Công dụng:– Chỉ trì : Không làm việc bất thiện tức là hành trì. Đây chỉ cho các loại giới bản của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni– Tác trì : Thực hiện các điều Phật quy định tức là hành trì. Đây chỉ cho các Kiền độ, các pháp Yết ma.– Tánh giới : Tính chất của sự việc. Nghĩa là việc đó nếu vi phạm thì có tội.– Giá giới : Những điều ngăn cấm để khỏi dẫn đến phạm các trọng tội.+ Qui cách: Giới chia làm 4 loại:– Giới pháp: Những điều do Phật chế định– Giới thể : Bản thể của giới. Giới này phát sinh lúc thọ giới Cụ túc khi có đủ 3 nhân tố: Giới tử chí thành, giới sư thanh tịnh và giới đàn trang nghiêm.– Giới hạnh: Các hành vi của 3 nghiệp hoạt hiện ra ngoài phù hợp với giáo pháp.– Giới tướng: Các tướng trạng của giới.Thông thường các Luật sư đem chia giới bản của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thành 5 thiên 7 tụ.– Năm thiên : 1/Thiên Ba-la-di. 2/Thiên Tăng-già-bà-thi-sa. 3/Thiên Ba-dật-đề, 4/Thiên Đề-xá-ni. 5/Thiên Đột-cát-la.– Bảy tụ : 1/Tụ Ba-la-di. 2/ Tụ Tăng-già-bà-thi-sa. 3/Tụ Thâu-lan-giá. 4/Tụ Ba-dật-đề. 5/Tụ Đề-xá-ni. 6/Tụ Aùc-tác. 7/Tụ Aùc-thuyết.Ngoài ra còn phân chia qua các tên gọi :

– Khai : Mở ra. – Giá : Ngăn lại. – Trì : Tuân thủ. – Phạm : Vi phạm. – Danh : Tên gọi của giới. – Chủng : Chủng loại của giới. – Tánh : Tính chất của giới. – Tướng : Tướng trạng của giới.

2. Giới Bồ tát : Giới này còn gọi là thông giới, tức gồm cả xuất gia và tại gia cùng ứng dụng tu tập để thành tựu tâm Bồ đề, cũng có các đặc điểm sau: + Tính chất : Được chia thành 3 loại gọi là Tam tụ tịnh giới. Đó là:– Nhiếp luật nghi giới : Giới lìa ác (Nguyện dứt các điều ác).– Nhiếp thiện pháp giới : Giới hành thiện (Nguyện làm các điều lành).– Nhiêu ích hữu tình giới : Giới lợi tha (Nguyện làm lợi ích cho tất cả chúng sanh).+ Khinh và trọng : 10 giới trọng và 48 giới khinh.+ Ứng dụng : Chia thành 2 loại : – Định cọng giới : Do tu thiền định, tự nhiên thân tâm thanh tịnh, giới hạnh đầy đủ, nghĩa là người tu thiền khi phát sanh hiệu quả, không cần giữ giới mà vẫn sống phù hợp với giới pháp.– Đạo cọng giới : Do tu Vô lậu nghiệp phát sanh trí tuệ, không cần thọ giới mà vẫn sống phù hợp với giới pháp.Ngoài ra giới của Phật chế còn có Biệt giới và Thông giới.– Biệt giới : Như giới của hàng xuất gia là 10 giới Sa di, 250 giới Tỳ kheo… và giới của hàng tại gia là 5 giới.– Thông giới : Là giới Bồ tát ai thọ cũng được.3. Giới tại gia : Theo nguyên tắc của Phật giáo, để trở thành một Phật tử, yêu cầu mọi người phải phát tâm thọ nhận ba pháp quy y (Quy y Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng) và hành trì năm giới.– Năm giới : Đây là bước đầu của sự tu học Phật pháp mà cả xuất gia và tại gia đều phải chấp hành. Bởi vì Năm giới là căn bản đạo đức làm người, là đức tính cơ bản của luân lý, là chiếc cầu nối đưa đến an lạc Niết Bàn. Đó cũng là yếu tố để xây dựng nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội. Năm giới đó là:

1. Không được sát sanh. 2. Không được trộm cắp. 3. Không được tà dâm 4. Không được nói dối. 5. Không được uống rượu.

Năm giới này được ghi chép lại trong bài kinh Ưu-bà-tắc 128 thuộc kinh Trung A Hàm và đã được đức Phật đúc kết lợi ích của việc thọ trì năm giới qua bài kệ sau:

” Kẻ trí sống tại gia, Thấy địa ngục sợ hãi, Do thọ trì Thánh pháp, Trừ bỏ tất cả ác. Không sát hại chúng sanh, Biết rồi hay lìa bỏ, Chân thật không nói dối, Không trộm của kẻ khác, Tri túc với gia phụ, Không ái lạc vợ người, Dứt bỏ việc uống rượu, Gốc tâm loạn cuồng si. Thường nên niệm chánh giác, Suy nghĩ các pháp lành, Niệm Tăng, quán giới cấm, Do đó được hoan hỉ…”

– Mười giới : Trên nền tảng căn bản của năm giới, cũng y cứ nơi hành vi (thân), ngôn ngữ (khẩu), tâm lý (ý) mà đức Phật đã thiết lập pháp tu Thập thiện ( 10 giới) để nâng cao đời sống tâm linh, ý thức đạo đức cho hàng Phật tử tại gia. Thập thiện là: + Thân : Có 3 : Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm.+ Khẩu : Có 4 : Không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm.+ Ý : Có 3 : Không tham lam, không sân hận, không si mê.– Bát quan trai giới : Để tạo điện kiện cho hàng Phật tử tại gia tập tu hạnh xuất gia trong một ngày một đêm 24 giờ, đức Phật đã dạy thọ trì 8 giới. Trong đó, 5 giới đầu là của hàng tại gia, chỉ trừ giới thứ 3 là đổi lại thành không dâm dục; 3 giới sau tương đương với giới Sa di (của hàng xuất gia) là không được nằm giường cao rộng lớn đẹp đẽ, không được trang điểm, thoa dầu thơm và múa hát hay xem múa hát, không được ăn phi thời.

Nói chung, Đức Phật chế giới không ngoài việc đem lại an lạc trong đời sống hiện tại và tương lai cho những ai có ứng dụng hành trì. Không phân biệt là xuất gia hay tại gia, nếu khéo nghiêm trì giới luật thì sẽ được những lợi ích sau:

1. Người có giới đức sẽ hưởng được gia tài pháp bảo nhờ tinh tấn. 2. Người có giới đức được tiếng tốt đồn xa. 3. Người có giới đức không sợ hãi rụt rè khi đến các hội chúng đông đúc. 4. Người có giới đức khi chết tâm không rối loạn. 5. Người có giới đức sau khi mạng chung được sinh về thiện thú, thiên giới.

Ở các bộ Quảng luật (chỉ cho tất cả các bộ Luật trong Luật tạng) có nói đến 10 lợi ích của giới là:

1. Nhiếp phục Tăng chúng. 2. Triệt để nhiếp phục Tăng chúng. 3. Khiến cho Tăng chúng an lạc. 4. Nhiếp phục những người không biết hổ thẹn. 5. Khiến những người biết hổ thẹn cư trú yên ổn. 6. Khiến những người không tin khiến họ tin tưởng. 7. Khiến những người đã tin tăng thêm lòng tin. 8. Khiến dứt hết pháp lậu hoặc ngay trong hiện tại. 9. Giúp những lậu hoặc chưa sinh không thể sinh khởi. 10. Giúp cho chánh pháp được tồn tại lâu dài.

Như vậy, giới luật là nền tảng để hành giả hoàn thiện nhân cách, trong sạch thân tâm, hóa giải phiền não, xây dựng Tăng đoàn, tận trừ mọi lậu hoặc. Người nào tha thiết chấp trì giới luật thì chính là giữ gìn sự an lạc hạnh phúc cho mình và tha nhân ngay trong hiện tại và tương lai. Ngược lại, người nào không nghiêm túc vâng giữ giới luật là tự mình gây tổn hại đến nguồn an lạc hạnh phúc ấy.

Về việc thọ trì giới luật, trong kinh Tăng Chi II, chương 7 Pháp, đức Phật có dạy: ” Biết vi phạm, biết không vi phạm, biết phạm nhẹ, biết phạm nặng, có giới luật, sống ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp, chứng được không khó khăn, không mệt nhọc, không phí sức đối với bốn Thiền Tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí ngay trong hiệh tại, chứng ngộ, chứng đạt Vô lậu tâm giải thoát. Thành tựu bảy pháp này gọi là người trì luật.”

Nói tóm lại, để bảo hộ sự thanh tịnh trang nghiêm của Tăng đoàn, để gìn giữ bản thể của các Tỳ kheo cũng như để thiết lập một đời sống an ninh cho nhân loại, đức Phật đã tuyên bày giới luật. Giới luật có công năng là dứt đi nghiệp duyên, nghiệp nhân trong đường sanh tử. Không chỉ ở vị lai mà ngay trong đời sống hiện tại, nếu chúng ta vâng giữ giới pháp nghiêm cẩn thì cuộc sống sẽ an lành, thân tâm luôn thanh thản.

Tuy nhiên cũng nên hiểu cho đúng nghĩa của giới luật là không chỉ ngăn ngừa đều xấu ác mà còn thể hiện ở việc năng làm điều thiện. Tức là bên cạnh việc “chỉ ác”, mặt tích cực của giới luật phải là “tác thiện”.

Cho nên, là đệ tử Phật chúng ta phải thể hiện đúng vai trò của mình. Đối với hàng xuất gia thì phải “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, giữ gìn gia tài pháp bảo để hoằng dương chánh pháp. Đối với Phật tử tại gia thì song song với việc hộ trì Tam bảo, người phật tử còn phải thể hiện nếp sống mô phạm của hàng tại gia, góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc và một xã hội văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Thích Minh Châu, Chánh pháp và hạnh phúc, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2001.2.Tuệ Đăng(dịch), Giới luật học cương yếu, Nxb Tp. HCM, 2000.3.Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, quyển 1, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2004.4.Thích Nhất Hạnh, Để có một tương lai, Nxb Lá Bối.5.Thích Thanh Kiểm, Luật học đại cương, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2001.6.Thích Đổng Minh, Luật tỳ kheo giới bổn sớ nghĩa, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2004.7.Thích Hành Trụ, Luật tứ phần giới bổn, Nxb chúng tôi 1999.8.Thích Minh Thông, Đại cương giới Tỳ kheo, lưu hành nội bộ.9.Viên Trí, Ý nghĩa giới luật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2004.10.Thích Thiện Siêu, Cương yếu giới luật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2002.11.Thích Phước Sơn (dịch), Luật Ma Ha Tăng Kỳ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2003.12.Thích Phước Sơn, Một số vấn đề giới luật, Nxb Phương Đông,Tp. HCM,

10 Điều Đạo Phật Nói Về Luật Nhân Quả

Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng. Còn nói rõ hơn, những hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”.

1. Sát sinh:

Sẽ bị quả báo như: nhiều bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia lìa… (Trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại, đánh đập, ngược đãi, tổn hại người, động vật, đều thuộc hành vi sát sinh, đều bị những quả báo như trên).

2. Trộm cắp:

Sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… (Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác,chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc trộm cắp).

4. Nói dối:

Quả báo bị người phỉ báng, khinh khi. (Nói không đúng sự thật, làm chứng bậy, không giữ chữ tín, đều phạm vào tội nói dối).

5. Nói lời trau chuốt:

Bị quả báo nói ra lời nào mọi người đều không tin, không tiếp thu, lời nói không rõ ràng, diễn đạt người ta không hiểu. (Nói những lời tà dâm, những lời khiến cho mọi người nghĩ chuyện ái ân, đều gọi là nói lời trau chuốt).

6. Nói lưỡi đôi chiều:

Bị quả báo quyến thuộc chia lìa, thân tộc xấu ác. (Đâm bị thóc, thọc bị gạo, gây chia rẽ, đều phạm tội nói lưỡi đôi chiều).

7. Nói lời hung ác:

Quả báo thường bị người mắng chửi, gặp nhiều chuyện kiện cáo tranh chấp. (Dùng lời tàn bạo, độc ác mắng người, đều thuộc nói lời ác).

8. Tham dục:

Bị quả báo tâm không biết đủ, tham dục không chán. (Tham cầu hưởng thụ các loại như tiền tài, sắc đẹp, danh lợi… say mê không có ý niệm xa rời, tất cả những thứ này đều thuộc tham).

9. Sân nhuế:

Bị quả báo thường bị người dị nghị, nhiễu loạn khiến cho phiền não, hoặc bị hãm hại. (Gặp chuyện không vừa lòng liền sinh tức tối oán hận, đây tức là sân nhuế).

10. Nghi:

Bị quả báo sinh vào gia đình tà kiến, sinh ra nơi xa xôi hẻo lánh thiếu Phật pháp và văn minh, tâm nịnh nọt, không ngay thẳng, nhiều mưu mô quỉ kế, thích những người có tâm nịnh hót. (Nghi chỉ cho những người có cái nhìn tà, không tin nhân quả).

Nhân quả trong thời hiện đại, thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hoặc “gieo gió gặt bão”… Bởi thế có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác, vì gieo nhân xấu thì gặt quả ác trong hiện tại và mai sau. Hoặc ngược lại, có rất nhiều người làm phước thật nhiều để mong mai sau thọ hưởng phước báo nhiều hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Giới Luật Trong Đạo Phật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!