Bạn đang xem bài viết Tỉnh Ủy Thanh Hóa Yêu Cầu Tăng Cường Phòng Chống Dịch Covid được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có công văn số 111 – CV/TU gửi các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy; Các sở, ban, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Hiện nay, dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đã xuất hiện ở 13 tỉnh, thành phố trong cả nước, nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan trên địa bàn tỉnh ta, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là rất lớn. Để chủ động phòng chống dịch COVID-19, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh (tại Công văn số 89-CV/TU ngày 13/01/2021, Công điện số 05/CĐUBND ngày 03/02/2021 và Công văn số 1754/UBND-CN ngày 04/02/2021) về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc không tổ chức liên hoan, gặp mặt trong dịp cuối năm và đầu năm mới; tạm dừng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội; vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân cân nhắc, nếu không thực sự cần thiết thì tạm dừng việc tổ chức lễ cưới, mừng thọ, chỉ tổ chức khi dịch COVID-19 trong cả nước được kiểm soát hiệu quả, không có ca lây nhiễm mới.
3. Đẩy mạnh chỉ đạo việc thực hiện yêu cầu “5K”, trước hết là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người; hạn chế đến mức tối đa việc tập trung nhiều người tại lễ tang, nghi lễ tôn giáo…; hạn chế tối đa việc đi lại, chúc Tết nhau trong dịp Tết, giành thời gian đón Tết cùng gia đình, góp phần phòng chống có hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
Yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các nội dung của Công văn này.
PV
Thanh Hóa: Tiếp Tục Cho Học Sinh Nghỉ Học Để Phòng Chống Covid
Chiều 14/2, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa vừa ký văn bản số 271/SGDĐT-CTTT về việc kéo dài thời gian tạm nghỉ học phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại cuộc họp chiều 14/2, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo ngành Giáo dục đào tạo thông báo kéo dài thời gian tạm nghỉ học tại các trường mầm non, phổ thông (dân lập, tư thục, công lập), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh thêm 1 tuần.
Tại văn bản số 271/SGDĐT-CTTT của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Kéo dài thời gian tạm nghỉ học đến ngày 22/2 đối với tất cả các trường mầm non, phổ thông (dân lập, tư thục, công lập), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kịp thời công tác phòng chống dịch về Sở Giáo dục và Đào tạo trước 15h hàng ngày để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh.
Trước đó, để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học 2 tuần (từ 3/2 đến hết ngày 15/2).
Ngày 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh xem xét về việc cho học sinh quay trở lại trường học vào thứ 2, ngày 17/2.
Sáng 14/2, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho học sinh đi học trở lại ngay. Còn khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học.
MỘC MIÊN
Dừng Hoạt Động Văn Hóa, Giải Trí Ở Nhiều Tỉnh, Thành Để Chống Dịch Covid
Chiều 3/8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hỏa tốc về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng cũng cho tạm dừng toàn bộ hoạt động của các sở sở kinh doanh: vũ trường, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử, ca nhạc phòng trà, cơ sở làm đẹp; khuyến cáo không tụ tập đông người cho đến khi có thông báo mới. Riêng đối với các hoạt động tôn giáo, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo thực hiện theo văn bản số 6408/UBND-NC ngày 31/7/2020.
Ngành Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương khẩn trương, tăng tốc thực hiện việc truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng từ ngày 1 đến ngày 28/7/2020 và các điểm có nguy cơ lây nhiễm cao; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc thu dung, điều trị các trường hợp mắc bệnh; nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán virus SARS- CoV-2 tại chỗ với công suất đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tại địa bàn.
Chiều 3/8, UBND tỉnh Đồng Nai ra công văn yêu cầu người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch từ 0 giờ ngày 4/8 cho đến khi có thông báo mới.
Theo đó, tại thành phố Biên Hòa, địa phương có trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, UBND tỉnh yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế ra đường, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Khi đi ra ngoài, người dân phải đeo khẩu trang, không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc.
Một số dịch vụ tạm dừng hoạt động như: Cơ sở làm đẹp, spa, massage, các dịch vụ về tóc, trò chơi điện tử, game online, các phòng tập gym, yoga, các rạp chiếu phim, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các giải thi đấu thể dục thể thao chuyên nghiệp và phong trào, các hoạt động tập thể dục rèn luyện sức khỏe ngoài trời, ở công viên, sân tập, các khu/điểm du lịch, khu chợ đêm. Các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố cũng ngưng hoạt động. Đồng thời, các nhà hàng, cơ sở/điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát trên địa bàn thành phố được hoạt động nhưng phục vụ không quá 20 người, đảm bảo khoảng cách và thực hiện công tác phòng dịch theo đúng quy định.
Tỉnh Đồng Tháp khuyến khích tổ chức họp, hội nghị trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc. Người dân đề cao cảnh giác, chủ động và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; công trình giao thông, xây dựng… phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh tại cửa khẩu, nhất là qua các đường mòn, lối mở tuyến biên giới; tất cả các trường hợp nhập cảnh phải thực hiện biện pháp cách ly theo quy định. Đồng Tháp tạm dừng tổ chức các sự kiện, hội nghị, các hoạt động, các nghi lễ tôn giáo… trường hợp đặc biệt, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Ngoài ra, lực lượng Biên phòng biên giới đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài, trong đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua biên giới với tỉnh Đồng Tháp.
Chiều 3/8, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Tính đến ngày 3/8, tổng số người từ vùng dịch trở về Thừa Thiên – Huế chưa qua 14 ngày là 21.955 người. Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thực hiện xét nghiệm 16.002 mẫu, trong đó 13.538 mẫu có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tổ chức cách ly y tế tập trung 927 trường hợp; cách ly bắt buộc tại nhà và nơi lưu trú hơn 9.500 trường hợp; khuyến cáo tự cách ly tại nhà và nơi lưu trú hơn gần 10.000 trường hợp. Tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng chỉ đạo khởi động lại Khu cách ly tập trung T4 (Trường Nghiệp vụ Thuế) để đón người đến cách ly tập trung theo quy định trong thời gian tới.
Đối với 19 ca dương tính đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ghi nhận có 1 bệnh nhân rất nặng, 8 bệnh nhân nặng.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau 1 ngày triển khai việc xét nghiệm chủ động virus SAR-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh, đến 7 giờ 30 ngày 3/8, toàn tỉnh đã xét nghiệm nhanh được 894 trường hợp trở về từ địa phương có người mắc COVID-19, tất cả đều có kết quả âm tính. Số trường hợp được làm xét nghiệm bằng PCR là 182 người, đều có kết quả âm tính.
Dự kiến, đợt này sẽ có khoảng 3.150 người của 13/13 huyện, thị, thành phố trong tỉnh được xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh. Đây là những người đi từ vùng có dịch về tính từ ngày 1/7/2020, đang thực hiện cách ly tại nhà chưa qua 14 ngày.
Các trường hợp test nhanh nếu cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được chuyển đến cách ly tại bệnh viện/trung tâm y tế, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh để làm xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.
Từ khóa: Dừng hoạt động văn hóa phòng covid19hoạt động văn hóa các tỉnhdừng hoạt động văn hóa giải trí
Biện Pháp Phòng Chống Dịch Sốt Xuất Huyết Trong Đại Dịch Covid
Vào cuối mùa xuân và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn – vector trung gian truyển bệnh phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát của dịch sốt xuất huyết (SXH) tăng cao nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở nước ta
Năm 2019, cả nước ghi nhận 320.331 trường hợp mắc SXH với 53 trường hợp tử vong và nhiều ổ dịch trong cộng đồng tại các địa phươngnhư Hà Nội, chúng tôi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh, thành phố; một số địa phương đã có ca tử vong như Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.
Tại TPHCM từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã giám sát và thống kê cho thấy trên địa bàn có 6.893 ca mắc SXH. Trung bình mỗi tuần thành phố có khoảng 120 trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện điều trị.
Ở Hà Nội, theo Sở y tế, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận 137 trường hợp mắc SXHtại nhiều quận huyện, trong đó có 2 ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh, tuy vậy, chưa có trường hợp tử vong, đó là ổ dịch ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội).
Phun thuốc diệt muỗi giúp góp phần phòng chống sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh và môi giới truyền bệnh sốt xuất huyết
Căn nguyên gây bệnh SXH là do virus Dengue, nên được gọi là sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Virus Dengue có 4 typ huyết thanh (Den1, Den1, Den3 và Den4). Ở Việt Nam có cả 4 typ huyết thanh này, vì vậy, một người có thể mắc cả 4 typ huyết thanh virus Dengue, có nghĩa năm nay mắc typ Den1, sang năm có thể mắc typ huyết thanh Den2… SXHD là một bệnh do virus lây truyền cho người bởi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Virus Denguelâytruyền từ người bệnh sang người lành thông qua vết đốt củamuỗiAedes do bản thân con muỗi đó có mang virus Dengue ở tuyến nước bọt của nó. Những conmuỗinày thường đẻ trứng vào nước ngọt sạch (bể, lu, chum, vại chứa nước ngọt, các ao hồ, lốp xe hỏng, chai, lọ chứa nước mưa…).MuỗiAedes hoạt động cả ban ngày, cả ban đêm, nhất là sáng sớm, chiều tối và chỉ cómuỗicái mới đốt người vàtruyền bệnh SXH.
Nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD)
Đặc điểm của SXHD có đặc trưng là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn tới sốc do cô đặc máu, tụt huyết áp bởi giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày, sau đó xuất hiện đột ngột sốt cao (kéo dài từ 2 -7 ngày), người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hố mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), có thể kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Sốt sẽ giảm vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 và kèm theo có xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi hoặc cả 2). Trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (chảy máu tiêu hóa, thận), kinh nguyệt kéo dài, rong kinh (phụ nữ) và có thể bị sốc. Xuất huyết ở da dạng ban, dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. SXHD thể nhẹ, trung bình không bị sốc hoặc bị sốc nhưng được điều trị thoát sốc tốt, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến một số biến chứng.
Biến chứng có thể gặp ở bệnh SXHD, ngoài sốc, có thể làm cho lách to, gan to và đau, đây là biểu hiện xấu. Ngoài ra, có thể biến chứng tràn dịch màng phổi, giảm protein máu hoặc dấu hiệu màng não.
Nên làm gì để phòng sốt xuất huyết?
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
Muốn phòng bệnh SXHD có hiệu quả ngành y tế cần thiết tuyên truyền rộng rãi cho toàn dân biết tác hại của bệnh, nguyên nhân làm bệnh lây lan. Vì vậy, cần thông báo rộng rãi đến tận các tổ dân phố, các hộ gia đình, các trường học, các cơ quan đóng trên địa bàn các biện pháp phòng bệnh SXHD. Nếu có điều kiện cần phát tờ rơi cho mọi người, đặc biệt là các trường học, chợ, cơ quan, nơi đông dân qua lại để nhiều người biết càng tốt. Cần tập trung diệt muỗi và bọ gậy bằng mọi biện pháp từ dân gian đến các chất hóa học, đặc biệt ở các địa phương đang có SXHD xẩy ra.
Để tránh muỗi đốt, phải nằm màn (cả lúc ngủ ban ngày lẫn ban đêm). Ở công sở, trường học, mọi người tránh muỗi đốt nên đi dày, có bít tất và mặc quần dài ống để tránh hở da vùng chân. Để tiêu diệt bọ gây (loăng quăng) cần phải thau rửa chum, vại, lu, các vật dụng dùng đựng nước sinh hoạt và phải có nắp nậy kín để không cho muỗi vào đẻ trứng. Nếu gia đình, công sở, trường học có dùng lọ cắm hoa, cần thay nước hàng ngày. Đối với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, ngoài nắp đậy, có thể nuôi các loài cá có khả năng ăn được nhiều bọ gậy. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường tốt và khơi thông cống rảnh, ao, hồ…để tiêu diệt trứng muỗi và bọ gậy.
Đặc điểm của SXH có đặc trưng là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn tới sốc do cô đặc máu, tụt huyết áp bởi giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài; nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
Sốt là đặc điểm đặc trưng của Sốt xuất huyết Dengue.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Tỉnh Ủy Thanh Hóa Yêu Cầu Tăng Cường Phòng Chống Dịch Covid trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!