Bạn đang xem bài viết Tóm Tắt Và Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sọ Dừa được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện cổ tích là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi con người đất Việt. Tâm hồn của mỗi người được nuôi dưỡng tốt đẹp hơn nhờ bài học mà những câu chuyện này đem lại. Chính vì thế câu chuyện hay như Sọ Dừa mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vậy bạn đã hiểu rõ ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa là gì chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa
Ngày xưa, tại một làng nọ có đôi vợ chồng già đi ở cho nhà phú ông. Họ sống hiền lành, chăm chỉ nhưng mãi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ đi vào rừng hái củi. Hôm đó, trời nắng to bà khát nước thì thấy một cái sọ dừa đựng đầy nước mưa ở bên gốc cây. Khát quá bà bưng lên uống một hơi cho đỡ khát.
Về nhà bà liền có mang và ít lâu sau sinh ra một đứa bé không tay, không chân, tròn như quả dừa trông rất kỳ dị. Bà sợ hãi toan vứt đi thì đứa bé liền ra sức cầu xin nên bà giữ đứa bé lại và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên Sọ Dừa thương mẹ làm lụng vất vả nên đã xin đến chăn đàn bò cho nhà phú ông. Vào ngày mùa, khi tôi tớ đi làm hết, phú ông liền sai ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.
Sọ Dừa sinh ra trong hình hài xấu xí và kỳ dị
Trong những lúc mang cơm, hai cô chị vô cùng kiêu kỳ, ác nghiệt lúc nào cũng hắt hủi Sọ Dừa. Còn cô em út hiền lành, thương người nên đối đãi với Sọ Dừa vô cùng tử tế. Một hôm, cô út mang cơm đến thì thấy một chàng trai khôi ngô đang thổi sáo nhưng nghe động thì lại biến thành Sọ Dừa. Nhiều lần như vậy, cô đã đem lòng yêu quý Sọ Dừa.
Một ngày, Sọ Dừa giục mẹ đến nhà phú ông hỏi cưới vợ. Trong khi hai chị gái thì dè bỉu còn cô em út lại nguyện ý lấy Sọ Dừa làm chồng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa biến thành hình dạng của một chàng trai khôi ngô khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Sau đó, Sọ Dừa lên kinh dự thi đỗ trạng nguyên và nhà vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, hai quả trứng và một con dao để phòng tai họa.
Đúng như dự đoán của chàng, hai cô chị ở nhà đã tìm cách hãm hại và đẩy cô út xuống biển. Nhưng nhờ các vật dụng của chàng đưa cho mà cô út đã thoát chết. Cuối cùng, nàng đã được chồng cứu trên đường đi xứ về và hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị sau khi làm việc xấu hổ đã bỏ nhà đi biệt tích.
Ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa
Truyện cổ tích Sọ Dừa với những tình tiết hấp dẫn mang đến rất nhiều ý nghĩa và bài học còn nguyên giá trị đến nay. Những bài học đó như lời răn dạy thế hệ sau cần phải biết quý trọng con người, đừng vì vẻ bề ngoài mà dè bỉu người xung quanh…. Một vài ý nghĩa từ câu chuyện được điểm qua như sau:
Ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người
Khi nói đến ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa thì ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người là ý nghĩa quan trọng nhất. Khi Sọ Dừa sinh ra đã có vẻ bề ngoài kỳ dị khi không có chân tay và lăn lông lốc cả ngày. Nhưng chàng lại là người có hiếu khi biết mẹ vất vả và muốn đi làm công cho nhà phú ông.
Ngoài ra, Sọ Dừa còn là người có tài khi chăn bò rất giỏi, thổi sáo hay. Đàn bò anh chăn lúc nào cũng no cỏ và mập mạp. Những bài sáo do anh thổi khiến lòng người lay động, cỏ cây nghiêng mình. Điều này cũng mang tới ý nghĩa sâu xa rằng ông trời sẽ không lấy đi của ai hoàn toàn, họ mất cái này rồi sẽ được cái kia.
Truyện Sọ Dừa ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người
Đặc biệt, Sọ Dừa là người tự biết được giá trị của bản thân mặc dù có vẻ ngoài xấu xí. Chàng luôn tự tin với khả năng của mình khi chăn bò cho phú ông và hỏi cưới cô út mặc dù không có chân tay.
Ngoài ra, nhân vật cô út cũng nói lên được ý nghĩa này khi cô không xét đoán vẻ ngoài của Sọ Dừa mà luôn đối xử tử tế. Từ câu chuyện này, chúng ta còn rút ra được bài học là khi đánh giá con người phải xem xét toàn diện chứ không chỉ chăm chăm nhìn vào vẻ bề ngoài. Bởi lẽ, bề ngoài chẳng phải là yếu tố tạo lên một con người nhân cách, hiếu nghĩa và tài giỏi.
Quy luật nhân quả của cuộc đời
Ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa còn thể hiện rõ quy luật nhân quả của cuộc đời đó là ở hiền gặp lành và ác giả ác báo. Nhân vật hai cô con gái đầu của phú ông luôn tỏ ra khinh thường những người khó khăn, có vẻ ngoài xấu xí. Trong khi đó, cô em út lại luôn sống nhân hậu, đối xử tử tế với tất cả mọi người.
Truyện cổ tích Sọ Dừa thể hiện quy luật nhân quả của cuộc đời
Chính vì thế, cô út đã được cưới một người khôi ngô và dễ dàng thoát được đại nạn. Còn hai cô chị “gieo gió gặt bão” sau bao nhiêu chuyện xấu đã làm phải bỏ đi biệt xứ. Từ ý nghĩa này, người xưa luôn mong muốn một cuộc sống có sự công bằng, người nhân ái sẽ có được hạnh phúc.
Họ cũng mong rằng qua đây con người cần sống thiện lương hơn, tích đức để được giúp đỡ vượt qua mọi kiếp nạn.
Thể hiện ước mơ đổi đời của những thân phận thấp kém thời xưa
Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng kì dị khi không có chân tay. Tuy nhiên, cuối cùng chàng đã trút bỏ được vẻ ngoài xấu xí, thi đỗ trạng nguyên và sống hạnh phúc bên người vợ hiền lành, tốt bụng. Điều đó cho chúng ta thấy người xưa muốn thể hiện ước mơ về sự đổi đời của những người có xuất thân thấp kém trong xã hội. Đồng thời, họ còn muốn thể hiện ước mơ về sự công bằng khi người thông minh, có ý chí sẽ được hưởng hạnh phúc trọn đời.
Sọ Dừa (Truyện Cổ Tích)
Sọ Dừa (truyện cổ tích)
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công,… Truyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…) ; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người),…
Người ta chỉa truyện cổ tích làm ba loại:
– Truyện cổ tích về loài vật có nhân vật chính là các con vật, nhằm giải thích các đặc điểm hoặc thói quen, quan hệ của các con vật,… từ đó đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống của con người.
– Truyện cổ tích thần kì có nhiều yếu tố tưởng tượng, thần kì kể về người em út, người mang lốt xấu xí, người mồ côi, người dũng sĩ, người có tài năng kì lạ,…
– Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, có ít hoặc không có yếu tố thần kì.
2. Sọ Dừa thuộc kiểu truyện người mang lốt xấu xí – một trong những kiểu truyện phổ biến ở Việt Nam, Đông Nam Á và một số nước trên thế giới. Nhân vật của kiểu truyện này có ngoại hình xấu xí, dị dạng, thường mang lốt con vật, bị mọi người xem thường… nhưng có tài năng đặc biệt và sau đó trút bỏ lốt vật, kết duyên cùng người đẹp, sống hạnh phúc. Do vậy, có thể nói: Kiểu truyện về người mang lốt xấu xí giàu tinh thần dân chủ và nhân đạo của người xưa.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường:
– Sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to.
– Hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa.
– Tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên “vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì”
Kể về sự ra đời của Sọ Dừa, nhân dân thể hiện sự cảm thông với nhân vật có số phận thấp hèn trong xã hội xưa – đó là nhân vật mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.
2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:
– chăn bò rất giỏi;
– thổi sáo rất hay;
– tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra);
– thông minh (thi đỗ trạng nguyên);
– có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi sứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).
Hình thức bề ngoài dị dạng (tròn như một quả dừa) của nhân vật đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập này khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.
3. Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì:
– Cô út nhận biết được thực chất, vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa “không phải người phàm trần”.
– Cô út yêu Sọ Dừa chân thành “có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”.
Một số nhận xét về nhân vật cô út:
– Cô út “hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế” ; khác với hai cô chị “ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa”.
– Cô út thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn (đâm chết cá khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu”.
– Đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với nhân vật Sọ Dừa, nhân vật cô út cũng thể hiện ước nguyện của nhân dân.
4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động thể hiện những mơ ước:
– Mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí… trở thành người đẹp đẽ thông minh tài giỏi và được hưởng hạnh phúc.
– Mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.
5. Những ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa:
– Truyện đề cao giá trị thực chất, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân.bản, thể hiện đạo lí truyền thống của nhân dân.
– Truyện đề cao lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
– Truyện khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với bất công, của tình yêu chân chính với sự tham lam, độc ác.
Ill – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
2. Để có thể kể diễn cảm truyện Sọ Dừa, cần lưu ý thể hiện đúng giọng kể và giọng đối thoại của các nhân vật:
– Giọng van nài của nhân vật Sọ Dừa: “Mẹ ơi, con là người đấy…tội nghiệp”.
– Giọng than phiền của người mẹ: “Con nhà người ta…chẳng được tích sự gì”.
– Giọng thuyết phục của Sọ Dừa: “Gì chứ chăn bò… đến ở chăn bò”.
– Giọng mỉa mai, kẻ cả của phú ông: “ừ, được… sang đây”.
– Giọng chống chế và khinh miệt của phú ông: “Để ta hỏi…không đã”.
Ngoài việc thể hiện chất giọng, việc ngắt lời, ngừng nghỉ để chuyển đoạn và tình huống truyện cũng là yếu tố giúp cho việc kể diễn cảm.
Mai Thu
Kể Tóm Tắt Truyện Sọ Dừa
Sọ Dừa là một trong những truyện cổ tích lâu đời của nước ta, truyện cũng mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc từ dân gian gửi lại cho đời sau.
Hướng dẫn chi tiết soạn bài Sọ Dừa để lí giải những chi tiết chính thể hiện ý nghĩa của truyện
Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa
Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Mẫu số 1:
Ngày xửa ngày xưa có đôi vợ chồng đã già nhưng không có con, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà thì bà có mang. Ít lâu sau bà sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên con là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông thay cho mẹ. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo tốt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng đúng như lời hứa. Ngày cưới, Sọ Dừa biến thành một chàng trai trẻ đẹp xứng đôi với cô út, khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ khi ở nhà.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Mẫu số 2:
Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng mãi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, người vợ đi làm, do khát nước nên khi thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng nước mưa, bà liền lấy uống. Ít lâu sau, bà có mang và sinh ra một đứa trẻ không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà toan bỏ đứa bé đi thì đứa bé xin mẹ đừng bỏ nó.
Lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi ở ở nhà phú ông. Thấy Sọ Dừa như vậy, ban đầu phú ông hơi ngần ngại, nhưng sau nghĩ lại thấy nuôi Sọ Dừa không tốn quá nhiều cơm gạo, bèn giữ lại. Ai ngờ đâu, cậu chăn bò rất giỏi. Ngày mùa, khi tôi tớ ra đồng làm hết, phú ông bèn sai ba đứa con gái của mình thay phiên nhau mang cơm cho câu. Hai cô chị tỏ ra hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em út là đối xử với cậu vô cùng tử tế.
Một hôm, cô em út mang cơm đến cho Sọ Dừa thì đột nhiên nghe thấy tiếng sáo véo von từ một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Cuối cùng, cô phát hiện ra rằng, thì ra đó chính là Sọ Dừa. Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái nhà phú ông về làm vợ. Bà mẹ đến hỏi, thấy phú ông thách cưới quá nặng bèn rất lo. Nhưng đến ngày đúng hẹn, trong nhà lại có đầy đủ sính lễ.
Sính lễ đem tới, hai cô chị bĩu môi từ chối, chỉ có cô em út bằng lòng. Sau đó, Sọ Dừa cưới cô em út và trong ngày cưới đó, người ta chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú chứ không phải Sọ Dừa, hai cô chị thấy thế vừa ghen tị vừa tiếc.
Từ đó, Sọ Dừa hạnh phúc bên người vợ và thi đỗ quan trạng nhưng chẳng bao lâu, chàng phải đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng nói là để phòng thân. Ghen tị với cô em, hai cô chị bèn rủ em út chèo thuyền rồi đẩy em xuống nước để thay em làm vợ quan trạng. Nhưng nhờ những vật mà người chồng đã trao, cô đã thoát nạn. Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, ai ngờ đó là người chồng của cô. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Chàng đưa vợ về nhà và mở tiệc mừng bà con đến chia vui nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, kể chuyện cô em xảy ra rủi ro. Quan trạng không nói gì, chỉ gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì rất xấu hổ, liền bỏ đi biệt xứ.
Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Mẫu số 3:
Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.
Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo khoẻ. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về.
Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ, bỏ nhà đi biệt tích.
***
Nhằm giúp các em học sinh học tốt Tập làm văn lớp 6, chúng tôi đã tổng hợp tất cả các bài Văn mẫu lớp 6 tập 1, tập 2 hay nhất, chọn lọc với đủ các dạng bài: Văn kể chuyện và miêu tả, văn tóm tắt – diễn cảm – phát biểu cảm nghĩ cho các em học sinh có tham khảo.
Tâm Phương (Tổng hợp)
Hãy Kể Tóm Tắt Truyện Sọ Dừa
Hãy kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Bài làm 1
Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.
Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về.
Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ, bỏ nhà đi biệt tích.
Hãy kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Bài làm 2
Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa.
Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc.
Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu.
Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên.
Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người.
Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà.
Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.
Hãy kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Bài làm 3
Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Hãy kể tóm tắt truyện Sọ Dừa – Bài làm 4
Ở một làng nọ có đôi vợ chồng già, chung sống với nhau mãi mà vẫn không có con cái gì. Hai vợ chồng ông bà đi ở cho nhà phú ông giàu có kia.
Một hôm hai vợ chồng ông bà phải vào rừng hái củi, trong lúc mệt nhọc, khát nước thì họ lại thấy một cái sọ dừa có chứa nước. Vợ chồng ông bà đã uống nước trong cái sọ dừa ấy, về nhà bà vợ có mang bầu, ít lâu sau thì sinh ra một đứa bé kì dị, chẳng giống ai cả. Đứa bé không có chân, không có tay, tròn như một quả dừa. Nhưng đứa bé lại biết nói, nên ông bà giữ lại nuôi và đặt cho nó cái tên Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo khoẻ. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Còn người em út vốn tính hiền lành và thương người. Sau thời gian không lâu cô phát hiện ra vẻ đẹp bên trong của cái vè bề ngoài kì dị của Sọ Dừa. Cô út đã đem lòng yêu thương Sọ Dừa. Sọ Dừa đã nhờ mẹ đến hỏi cưới cô con gái út của lão phú ông. Lão phú ông nghe thấy thế cười khanh khách và thách cưới thật to. Mẹ Sọ Dừa thấy cậu bé tha thiết mà lão phú ông lại làm vậy nên buồn rầu về nói với đứa con mình. Mấy ngày sau bất ngờ thay, Sọ Dừa mang đủ đồ mà Phú ông đã thách cưới đến nhà lão, lão đành phải gả cô con gái út cho cậu bé mà trong lòng ấm ức. Sọ Dừa sau khi lấy được vợ đã hiện nguyên hình là chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú, khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi làm sứ giả ở nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một viên đá lửa, một con dao nhỏ và hai quả trứng gà và dặn phải luôn mang theo bên mình để phòng khi gặp tai họa. Sọ Dừa đi vắng, ở nhà hai cô chị đã tìn cách hãm hại cô út, đẩy cô út xuống biển để cướp chồng của em. Cô út không chết mà dạt vào một đảo hoang trên biển. Nhờ có những vật dụng mà người chồng đưa cho nên cô út đã sống sót trên đảo hoang ấy và hai quả trứng giờ đã trở thành một đôi gà. Một thời gian sau, chàng đã tìm thấy vợ mình nhờ những vật dụng đó , cô út thoát chết, được trở về bên người chồng của mình.
Hai vợ chồng Sọ Dừa đoàn tụ trở về nhà sống với nhau hạnh phúc. Hai cô chị vô cùng xấu hổ nên đã bỏ đi biệt tích và mãi mãi không bao giờ quay trở về.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
Cập nhật thông tin chi tiết về Tóm Tắt Và Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sọ Dừa trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!