Xu Hướng 3/2023 # Tôn Trọng, Tạo Điều Kiện Cho Luật Sư Chỉ Định # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tôn Trọng, Tạo Điều Kiện Cho Luật Sư Chỉ Định # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Tôn Trọng, Tạo Điều Kiện Cho Luật Sư Chỉ Định được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vừa qua, Pháp Luật chúng tôi đã phản ánh các bất cập trong hoạt động bào chữa theo chỉ định. Sau khi báo đăng, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất tâm huyết của bạn đọc. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước).

Tôi thấy rằng nội dung phản ánh của báo là đúng và cần thiết. Hiện tượng luật sư bào chữa chỉ định có mặt theo kiểu hình thức, cho đủ thủ tục đã và đang diễn ra ở một bộ phận luật sư, làm xấu đi hình ảnh của những luật sư hành nghề chân chính trong mắt mọi người. Trong giới luật sư chúng tôi, những người làm nghề chân chính, có tâm không ai đồng tình với cách làm như thế cả.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi cần phải bình tĩnh tìm ra điểm mấu chốt để từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng bào chữa chỉ định của luật sư.

Xóa “án bỏ túi”

Trước hết, về phía người tiến hành tố tụng cũng cần có sự thay đổi về nhận thức đối với vai trò của luật sư chỉ định trong các vụ án hình sự. Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng một số người tiến hành tố tụng xem nhẹ vai trò luật sư. Họ xem sự có mặt của luật sư chỉ là sự “trang điểm” cho phiên tòa, cho đủ thủ tục để không bị hủy án chứ không phải vì muốn được nghe lời bào chữa của luật sư.

Có nhiều trường hợp luật sư nghiên cứu hồ sơ, trao đổi quan điểm với kiểm sát viên, thẩm phán giải quyết án về tội danh, tình tiết, chứng cứ, những căn cứ pháp luật mà luật sư thấy rằng còn chưa thỏa đáng. Thay vì được lắng nghe thì luật sư chỉ nhận được những câu trả lời như: “Vụ này đã họp quyết rồi, không thay đổi được đâu”. Án chưa xử nhưng luật sư đã phần nào biết được kết quả thì còn đâu tâm huyết nữa mà bào chữa bởi có nói cũng không ai nghe.

Nhưng có lẽ điều mà luật sư chỉ định ngán nhất là việc tòa hoãn phiên xử “ngang hông”. Có không ít trường hợp mà chính tôi là “nạn nhân”: Đi hàng trăm cây số để tham gia phiên tòa theo yêu cầu của thẩm phán, đến nơi chỉ nhận được một câu nói hết sức lạnh lùng “Phiên tòa hoãn rồi, luật sư về đi, khi nào có lịch mới sẽ báo” và không bao giờ có một câu xin lỗi, dù chỉ là xã giao. Mà đâu chỉ hoãn một lần, có những phiên tòa hoãn đến 4-5 lần mà lần nào cũng không có lý do rõ ràng. Tôi đã từng làm văn bản kiến nghị chánh án TAND cấp huyện ở một địa phương tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì sau đó “được” đưa vào danh sách của tòa này là “luật sư này quậy lắm” (!).

Vì sự thật và công lý

Nhiều luật sư vì không muốn sẽ bị làm khó trong các vụ án mà khách hàng mời nên đành thỏa hiệp, làm ngơ trước cách hành xử không đẹp, không đúng luật của người tiến hành tố tụng trong các vụ án chỉ định luật sư.

Nói ra điều này không phải để “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” mà tôi chỉ muốn nhân dịp này, người tiến hành tố tụng và luật sư cùng nhìn ra cái chưa được để mà khắc phục. Các cơ quan tiến hành tố tụng tôn trọng, tạo điều kiện để luật sư bào chữa chỉ định làm hết trách nhiệm, có hiệu quả cũng chính là giúp cho các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, góp phần tìm ra sự thật, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật.

Không nên phân biệt án mời hay án chỉ định

Ở góc độ làm nghề, theo tôi, những luật sư bào chữa chỉ định theo kiểu qua loa cho có có mấy cái hại: Thứ nhất, họ tự hạ thấp uy tín, danh dự của mình trước mọi người. Thứ hai, họ đã đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và quy tắc đạo đức của nghề luật sư. Thứ ba, họ đã bỏ qua cơ hội, kinh nghiệm khi xử lý những tình tiết pháp lý thú vị của vụ án mà có khi trong quá trình hành nghề sau này họ gặp lại.

Đối với cá nhân tôi, mỗi một vụ án (dù là án được khách hàng mời hay án do cơ quan tố tụng chỉ định) đều là một “bài toán pháp lý” mà người hành nghề luật sư phải giải cho được. Mỗi lần giải được “bài toán pháp lý” là một lần luật sư rút được nhiều kiến thức chuyên môn, bài học kinh nghiệm quý báu cho chính mình. Biết đâu chính trong cuộc đời hoạt động của mình có những vụ án do khách hàng mời lại có những tình huống pháp lý tương tự như án chỉ định trước đó. Nếu luật sư xử lý tốt “bài toán pháp lý” khi làm án chỉ định sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi gặp lại tình huống tương tự.

Chính vì vậy, đã là luật sư thì không nên phân biệt án mời hay án chỉ định!

Nghị Luận Về Tôn Sư Trọng Đạo

Đề bài: Nghị luận về tôn sư trọng đạo.

Hiếu học là một trong những đức tính nổi bật của người Việt chúng ta. Chẳng thế mà người thầy luôn được tôn vinh trong xã hội. Ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu rằng “nhất tự vi sư bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy) hay “không thầy đố mày làm nên”. Công lao người thầy được sánh ngang hàng với công ơn cha mẹ “cơm cha áo mẹ chữ thầy”. Vì thế ” tôn sư trọng đạo” cũng trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, và truyền thống ấy vẫn luôn được các thế hệ học trò trân trọng, giữ gìn và phát huy.

Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn người làm thầy. Thầy cô chính là những người chèo lái con đò kiến thức đưa học trò cập bến bờ cuộc sống, đến với kho tri thức vô tận của nhân loại, đến tương lai hạnh phúc và dạy cho ta đạo lí, nhân cách để ta làm người trong xã hôi. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn người thầy, phải sống sao cho phải đạo làm người.

Trọng đạo là coi trọng đạo lí làm người, coi trọng nghề dạy học, coi trọng lời thầy cô dạy dỗ.

Tôn sư trọng đạo là quý trọng thầy dạy, luôn khắc ghi lời thầy cô, luôn chăm lo học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, làm giàu cho quê hương đất nước.

“Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam. Truyền thông tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Dù là ở đâu, ở thời đại nào thì nghề dạy học vẫn luôn được coi trọng và người thầy vẫn luôn được tin tưởng, mến yêu vì những cống hiến, những tâm huyết, những hi sinh thầm lặng của họ cho “sự nghiệp trồng người”. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. chẳng phải ngẫu nhiên mà giáo dục lại được coi là quốc sách hàng đầu của nước ta, và cũng đâu phải ngẫu nhiên mà ngày 20-11 hằng năm lại trở thành ngày hiến chương các nhà giáo. Hình ảnh các bậc phụ huynh, tặng hoa thầy cô giáo của con, học sinh cũ trở lại thăm trường, thăm các thầy cô giáo cũ trong ngày này đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Và đây cũng là một minh chứng cho thấy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Từ đạo “lí tôn sư trọng đạo” ngày nay đã gắn liền với tư tưởng “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tôn sư trọng đạo” ở đây không đơn thuần chỉ là đạo lí, tình cảm mà đã trở thành động lực sức mạnh, hành động cách mạng đưa đất nước tiến lên sánh vai các cường quốc năm châu. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.

Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Bên cạnh các nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học trò thì cũng có những người không yêu nghề, mến trẻ mà chỉ đơn thuần coi nghề dạy học là kế sinh nhai, bán chất xám, bán điểm, xúc phạm nhân phẩm của học sinh. Và học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, thì cũng có không ít bạn cãi lời thầy cô, thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đối với những hành vi tiêu cực như vậy, chúng ta phải kịch liệt lên án và bài trừ. Tôn trọng thầy cô là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Hiện nay, giáo dục có nhiều đổi mới, trong đó có sự thay đổi về vai trò của người thầy và nghề dạy học. Tuy vậy, nhưng vị trí của người thầy vẫn vô cùng quan trọng. Trong khi cuộc sống mới ngày càng kéo theo nhiều vấn đề phúc tạp, đặc biệt là sự xuống cấp về vấn đề đạo đức chúng ta càng phải cố gắng kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Luật Sư Chỉ Định Chỉ Tham Gia Cho Đủ Thủ Tục?

Đánh giá bài viết :

Theo luật, trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư chỉ định người bào chữa cho họ hoặc đề nghị UBMTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS.

b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 2 điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc Luật sư chỉ định chỉ tham gia cho đủ thủ tục?

Luật sư chỉ định có mặt cũng như không:

Trong phần xét hỏi, vị luật sư bào chữa theo chỉ định này không tham gia, không hỏi một câu nào với lý do “nội dung vụ án đã rõ”.

Tới phần luận tội, đại diện VKS cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo rất nguy hiểm, cố ý tước đoạt mạng sống của người khác, phạm tội có tính chất côn đồ… Tuy nhiên, do bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ là nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, đang có con nhỏ nên đại diện VKS chỉ đề nghị tòa tuyên phạt án tù chung thân.

Tranh luận lại, luật sư chỉ đứng lên nói vẻn vẹn một câu: “Tôi thống nhất về tội danh và khung hình phạt mà VKS truy tố, chỉ xin tòa xem xét giảm nhẹ vì bị cáo… có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, con đang còn nhỏ”.

Nguyên nhân liệu có phải ở thù lao quá thấp?

Trao đổi với chúng tôi, nhiều luật sư thừa nhận đúng là đã và đang có hiện tượng một số luật sư bào chữa theo chỉ định chỉ tham gia tố tụng cho có, ra tòa thì ít hỏi, không tranh luận, chỉ làm động thái đơn giản là tìm một vài tình tiết giảm nhẹ của bị cáo để đề nghị tòa xem xét khi lượng hình.

Về nguyên nhân, một luật sư lớn tuổi thẳng thắn cho biết bào chữa theo chỉ định là nghĩa vụ của luật sư. Tuy nhiên, trong thời buổi vật giá tăng vùn vụt như hiện nay, thù lao cho một luật sư của ngành luật chỉ định vẫn chỉ có 120.000 đồng/ngày xét xử và không quá 300.000 đồng/vụ án. “Thù lao chỉ mang tính tượng trưng, không đủ đổ xăng xe đi lại, trong khi thanh toán với cơ quan tố tụng thì thủ tục lại nhiêu khê, rườm rà. Do đó, một số người không chịu đầu tư công sức, thời gian, chi phí để nghiên cứu bút lục, tiếp xúc nghi can, đào sâu tìm hiểu các ngóc ngách của vụ án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nghi can một cách tốt nhất”.

Luật sư là một nghề được trọng vọng trong xã hội, vì vậy mà nhiều người vẫn gọi họ là những thầy cãi, tôn họ lên hàng bậc thầy để thấy nghề này vốn là một nghề cao quý.

ấy vậy mà các luật sư chỉ ra là nhiều vụ án, luật sư chỉ được mời trước khi tòa mở phiên xử vài ngày, vài giờ, thậm chí… vài phút. Thời gian eo hẹp quá khiến luật sư không thể kịp gặp gỡ thân chủ hay nghiên cứu kỹ hồ sơ.

Chẳng hạn, giữa năm 2010, TAND TP Cần Thơ chuẩn bị xét xử một vụ hiếp dâm trẻ em. Bị cáo không mời luật sư nhưng thuộc trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa nên tòa ra văn bản yêu cầu đoàn luật sư cử luật sư. Không hiểu sao văn bản này lại bị thất lạc, không đến được đoàn luật sư nên đoàn luật sư không biết để chỉ định. Hệ quả là ngày phiên tòa diễn ra thì không có luật sư. Vị thư ký phiên tòa phải chạy đôn chạy đáo tìm luật sư thay thế và gặp được một luật sư tới tham gia một phiên tòa dân sự nhưng vừa bị tạm hoãn. Sau khi nghe thư ký nhờ vả, vị luật sư này đã nhận lời ngay và vội vàng vào phòng xử… xem cáo trạng rồi bào chữa luôn cho bị cáo.

Luật sư chỉ định có phải lúc nào cũng là những người giỏi về chuyên môn?

Luật Sư Chỉ Định, Có Cho Đủ… Thủ Tục

Đó là những lời bào chữa gần như thành “công thức” được hầu hết các luật sư chỉ định ưa dùng trong các phiên toà hình sự vào thời điểm hiện nay. Theo ghi nhận của PV ANTĐ, thực tế cho thấy luật sư chỉ định hầu như không tham gia xét hỏi hoặc có xét hỏi, nhưng chỉ xoay quanh những khía cạnh về điều kiện, nguyên nhân phạm tội, hoàn cảnh gia đình và vấn đề khắc phục hậu quả. Rất ít luật sư đi vào thẩm vấn nhân thân, tiền án, tiền sự và sẵn sàng cung cấp thêm cho tòa bản xác nhận về việc trước thời điểm phạm tội, bị cáo là người tốt. Đối với các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án như: có đồng phạm hay không, cơ quan tiến hành tố tụng bỏ lọt tội phạm, cơ chế hình thành thương tích trên cơ thể nạn nhân, hung khí, nhân chứng, vật chứng cũng như tính chính xác trong hành vi tội phạm của bị cáo thì chẳng mấy khi được luật sư xoáy vào. Thể hiện quyền thẩm vấn của mình, không ít luật sư còn khẳng định ngay khi được HĐXX yêu cầu tham gia xét hỏi: “Tôi thấy nội dung vụ án đã rõ ràng nên không cần hỏi thêm gì nữa”. Mới đây, có một vụ án giết người được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử, một nữ luật sư được chỉ định bào chữa cho bị cáo còn không thẩm vấn lấy một câu. Đến khi vị kiểm sát viên kết luận và đề xuất mức án, luật sư này lại lôi điện thoại ra… tí toáy, khiến không ít người dự toà phải lắc đầu ngán ngẩm.

Với nội dung xét hỏi chủ yếu nêu trên nên đến phần tranh tụng, phần lớn luật sư được chỉ định ở phiên tòa cũng chỉ qua quýt và chỉ “chăm chăm” đề nghị toà án giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ vì có các tình tiết giảm nhẹ. Thật hiếm thấy phiên tòa nào mà giữa luật sư chỉ định và công tố viên tranh cãi nhau “nảy lửa” về các tình tiết pháp lý như ở những phiên tòa luật sư được mời tham gia. Và có một điều mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra là trước khi luật sư tranh luận thì hầu hết các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo đều đã được công tố viên viện dẫn, cân nhắc, rồi mới đề xuất mức hình phạt.

Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến – Công ty TNHH Luật Bảo Thiên (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng luật sư chỉ định chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. “Đối với án mời, luật sư có thể nhận được thù lao từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, thậm chí hơn thế. Trong khi đó, luật sư chỉ định tối đa chỉ nhận được không quá 300.000 đồng. Để vụ án “đến đầu đến đũa” luật sư phải chạy ngược, chạy xuôi hết cơ quan này đến cơ quan khác, riêng tiền xăng xe cũng mất một khoản kha khá. Đó là chưa kể phải làm cả tá thủ tục rườm rà với các cơ quan tố tụng” – luật sư Tiến chia sẻ. Ông này cho rằng, hiện luật sư chỉ định chỉ được trả thù lao 120.000 đồng/ngày xét xử, đây là quy định được áp dụng từ năm 2007 nên không còn phù hợp. Ở giai đoạn điều tra cũng như truy tố, các luật sư hầu như không được thanh toán phí bào chữa vì thủ tục quá nhiêu khê. Đồng quan điểm với luật sư Tiến về chế độ đãi ngộ, một luật sư có thâm niên về án chỉ định tại tòa án Hà Nội buồn lòng: “Giá xăng dầu liên tục tăng, lương cũng tăng, mọi chi tiêu trong gia đình, ngoài xã hội đều tăng vọt, nhưng thù lao của chúng tôi thì vẫn giữ nguyên. Thử hỏi, luật sư hết mình sao được”.

Bàn về chế định bào chữa chỉ định, một thẩm phán thuộc TAND TP Hà Nội nhìn nhận, ngoài những nguyên nhân khiến cho chất lượng tố tụng hình sự bị hạn chế kể trên thì năng lực, trình độ và cái tâm của luật sự tham gia phiên tòa cũng cần phải bàn. “Vẫn biết đôi khi sự có mặt của luật sư tại phiên tòa chỉ là cho “đủ mâm, đủ bát”, song pháp luật đã quy định nên tòa án buộc phải tuân thủ” – vị thẩm phán này thổ lộ.

“Những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trật cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: a. Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự; b. Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.

(Trích Điều 57-Bộ luật Tố tụng hình sự)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tôn Trọng, Tạo Điều Kiện Cho Luật Sư Chỉ Định trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!