Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Danh Sách Văn Bản Quy Định Về Hóa Đơn Sẽ Hết Hiệu Lực Từ 01/11/2020 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. 09 văn bản pháp luật về hóa đơn sẽ hết hiệu lực thi hành từ 01/11/2020 Theo Khoản 3, Điều 26 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, các hộ và các cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Điều này đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/11/2020, một số văn bản pháp luật về hóa đơn cũ sẽ trở nên không cần thiết, và việc nó được quy định vào danh sách các văn bản hết hiệu lực thi hành là tất yếu.
1.1. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 51/2010/NĐ-CP là văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 14/05/2010 nhằm quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.2. Nghị định số 04/2014/NĐ-CP Nghị định số 04/2014/NĐ-CP là văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 17/01/2014 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.3. Thông tư số 32/2011/TT-BTC Thông tư số 32/2011/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/03/2011 nhằm hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.4. Thông tư số 191/2010/TT-BTC Thông tư số 191/2010/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 01/12/2010 nhằm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô.
1.5. Thông tư số 39/2014/TT-BTC Thông tư số 39/2014/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/2014 nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, ngày 14/05/2010, và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, ngày 17/01/2014, của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.6. Quyết định số 1209/QĐ-BTC Quyết định số 1209/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 23/06/2015 nhằm quyết định về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
1.7. Quyết định số 526/QĐ-BTC Quyết định số 526/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 16/04/2018 nhằm quyết định về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
1.8. Quyết định số 2660/QĐ-BTC Quyết định số 2660/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/12/2016 nhằm quyết định về việc gia hạn thời gian thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
1.9. Thông tư số 37/2017/TT-BTC Thông tư số 37/2017/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 27/04/2017 nhằm sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Như vậy, từ ngày 01/11/2020, khi chuyển đổi sử dụng hóa đơn, các DN không cần quan tâm đến 09 văn bản hết hiệu lực kể trên, thay vào đó chỉ cần tuân thủ đúng các văn bản pháp luật về hóa đơn còn hiệu lực thi hành như: Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC,…
2. DN cần sớm chuyển đổi HĐĐT khi thời hạn 01/11/2020 đang tới rất gần
Với mốc 01/11/2020 được đưa ra thì từ nay đến thời hạn cuối cùng bắt buộc các đơn vị kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT đang tới rất gần. Do đó, các đơn vị kinh doanh cần phải nhanh chóng, gấp rút hoàn thành chuyển đổi HĐĐT, chậm nhất vào ngày 31/10/2020. Thực tế, việc sớm hoàn thành chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử uy tín như E-invoice của ThaisonSoft không những giúp các đơn vị kinh doanh tránh được các vi phạm, rủi ro có thể xảy ra vì chậm trễ chuyển đổi, mà còn giúp các DN gia tăng nhiều lợi ích lớn: – Tiết kiệm tối đa nhân lực, thời gian, chi phí cho quy trình lập, xuất hóa đơn. – Xóa bỏ các rủi ro có thể xảy ra với hóa đơn: thất lạc, mất, cháy, hỏng,… – Tránh ùn tắc khi hàng loạt DN chuyển đổi sát thời hạn. – Hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. – Nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn từ các nhà cung cấp hóa đơn điện tử.
Các Thông Tư Mới Về Hóa Đơn Điện Tử Có Hiệu Lực Từ 1/11/2020
Theo các quy định về hóa đơn điện tử có hiệu lực đến 31/10/2020 thì Hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gồm: Mẫu hóa đơn, Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử. Sau 02 ngày(kể từ ngày nộp hồ sơ), nếu cơ quan thuế không có ý kiến thì Doanh nghiệp có thể bắt đầu phát hành hóa đơn
Tuy nhiên, từ ngày 1/11/2020 thì thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử sẽ có sự thay đổi. Theo khoản 1, Điều 20, Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì thì đơn vị đăng ký hóa đơn điện tử chỉ cần nộp Tờ khai Đăng ký/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để đăng ký sử dụng HĐĐT với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Theo quy định của Thông tư 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điện tử có thể được in chuyển đổi sang hóa đơn giấy nhằm chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình hoặc phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế toán.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/11/2020, doanh nghiệp chỉ được áp dụng quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Chứng từ giấy này chỉ có giá trị lưu giữ chứ không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119.
Theo hướng dẫn tại khoản 1e Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC:
” Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
Như vậy, hóa đơn điện tử sẽ bắt buộc phải có ngày lập trùng với ngày ký số mới được coi là hợp lệ.
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì từ ngày 1/11/2020 Ký hiệu mẫu số hóa đơn chỉ gồm một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn. Đồng thời, số hóa gồm tối đa 8 chữ số từ 1 – 99999999
Bên cạnh đó, ký hiệu hóa đơn điện tử cũng được thay đổi theo Điểm a.2, khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC, cụ thể:
– Ký tự thứ 1: để phân biệt các loại hóa đơn. Trong đó: 1 là Hóa đơn GTGT; 2 là Hóa đơn BH ; 3 là Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử; 4 là hóa đơn khác hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác. – Ký tự thứ 2 là C: hóa đơn điện tử loại có mã của cơ quan thuế hoặc K: loại không có mã của cơ quan thuế. – Ký tự thứ 3 và 4: năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. – Ký tự thứ 5: Thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng với các ký tự: T;D; L;M. – Ký tự thứ 6 và 7: do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.Ví dụ: 1K21TAA
Thay vì gửi Báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo định kỳ 6 tháng một lần thì từ ngày 1/11/2020 doanh nghiệp thực hiện việc chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo 2 cách như sau:
Danh Mục Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hết Hiệu Lực Toàn Bộ
21/2005/TT-BKHCN ngày 26/12/2005
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều về chính sách khoa học và công nghệ đối với nông trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp quy định tại Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ
Căn cứ ban hành hết hiệu lực (Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 bị thay thế bởi Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ v ề sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp )
Bị thay thế bởi Thông tư số 14/2015/TT-BKHCN ngày 19/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ
25/2003/TTLT/ BKHCN-BTC ngày 25/8/2003
Căn cứ ban hành hết hiệu lực (Điều 8 Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ )
44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007
Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
Bị thay thế bởi Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với hoạt động tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart )
Bị thay thế bởi Thông tư liên tịch số 59/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020
05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008
Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
Bị thay thế bởi Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
14/2009/TTLT-BKHCN-BNV ngày 28/5/2009
Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bị thay thế bởi Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ”
Bị thay thế bởi Thông tư số 18/2015/TT-BKHCN ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Bị thay thế bởi Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg ngày 09/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 / 9 / 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Bị thay thế bởi Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Thông Báo Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Có Hiệu Lực Từ Ngày 01/01/2020
Từ 01/01/2020, chính thức cấm ép người khác uống rượu, bia. Đây là nội dung nổi bật tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
I. Các Luật mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020
1. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019
Từ 01/01/2020, chính thức cấm ép người khác uống rượu, bia. Đây là nội dung nổi bật tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020 thì các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm:
– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia;
– Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia;
– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
– Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc;…
2. Luật Thi hành án hình sự 2019
Từ ngày 01/01/2020, phạm nhân đồng tính, chuyển giới được giam giữ riêng, đây là điểm mới tại Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.
Thay vì chỉ có 06 đối tượng được bố trí giam giữ riêng như theo quy định của Luật hiện hành thì nay, Luật Thi hành án hình sự 2019 đã bổ sung thêm 02 đối tượng nữa, đó là:
– Người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính;
– Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam.
3. Luật Chăn nuôi 2018
Cấm đánh đập, hành hạ vật nuôi từ 01/01/2020, đây là một trong những nội dung mới tại Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020.
Theo đó, đã quy định về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi như sau:
– Không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
– Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; …
Đồng thời, Luật cũng quy định khi giết mổ vật nuôi phải hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; phải có biện pháp gây ngất trước khi giết mổ; không để chúng chứng kiến cảnh đồng loại bị giết mổ.
4. Luật Đầu tư công 2019
Theo Luật Đầu tư công 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2020) thì 03 dự án sau đây không phải quyết định chủ trương đầu tư:
– Dự án đầu tư công khẩn cấp (là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền);
– Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
– Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, 02 nhiệm vụ sau đây cũng không phải quyết định chủ trương đầu tư:
– Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
– Nhiệm vụ quy hoạch.
5. Luật Trồng trọt 2018
Luật Trồng trọt 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, quy định tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng cần đáp ứng điều kiện là phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.
Ngoài ra, còn có Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ ngày 10/01/2020) sửa đổi, bổ sung quy định về khái niệm vũ khí quân dụng; về “vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao”.
II. Các Nghị định có hiệu lực từ 01/01/2020
1. Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Từ 01/01/2020, lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 – 240.000 đồng/tháng. Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Cụ thể, tùy theo từng vùng mà mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2020 và mức tăng tương ứng so với quy định hiện hành là:
– 4.420.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng) đối với doanh nghiệp (DN) hoạt động trên địa bàn vùng I;
– 3.920.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng) đối với DN hoạt động trên địa bàn vùng II;
– 3.430.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng) đối với DN hoạt động trên địa bàn vùng III;
– 3.070.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng) đối với DN hoạt động trên địa bàn vùng IV.
2. Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
Nghị định 84/2019/NĐ-CP hướng dẫn mới về phân loại phân bón thành các nhóm sau:
– Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ);
– Nhóm phân bón hữu cơ;
– Nhóm phân bón sinh học;
– Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón hóa học, hữu cơ, sinh học được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất;
– Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón hóa học, hữu cơ, sinh học được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
Nghị định 108/2017/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 84/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
3. Nghị định 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
– Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
– Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Nghị định 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Nghị định này đã sửa đổi điều kiện về vốn đối với DN kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định tại Nghị định 89/2019/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài được phép chiếm tối đa 34% vốn điều lệ của DN kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài. (Theo quy định hiện hành tại Nghị định 92/2016/NĐ-CP thì tỷ lệ nêu trên là 30%).
Bên cạnh đó, DN kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
– Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
– Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
5. Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
6. Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
III. Các thông tư hướng dẫn
1. Thông tư 26/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ Công Thương về việc quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh. Trong Thông tư 26/2019/TT-BCT có có quy định rõ:
– Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu gửi bản kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu.
-. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thực hiện kê khai 01 lần/năm trước ngày 15 tháng 01 hàng năm cho kế hoạch sản xuất cả năm. Trường hợp có sự thay đổi nội dung kê khai, hộ gia đình, cá nhân phải cập nhật thông tin và gửi bản kê khai trước khi tiến hành sản xuất rượu.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu không có kế hoạch sản xuất cho cả năm phải thực hiện kê khai trước mỗi lần sản xuất rượu.
2. Thông tư 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Thông tư này quy định chi tiết việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Chăn nuôi: “ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi”.
3. Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại khoản 4 Điều 37, khoản 2 Điều 46, điểm đ khoản 2 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 79 của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, bao gồm:
– Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng;
– Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi;
– Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi;
4. Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
Thông tư này hướng dẫn khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16, điểm a khoản 4 Điều 20, điểm a khoản 2 Điều 21 và khoản 3 Điều 24 Luật Chăn nuôi
5. Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
Thông tư này hướng dẫn khoản 3 Điều 8, điểm a khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 54, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 65 Luật Chăn nuôi.
7. Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
8. Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.
Thông tư này quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng tại khu vực canh tác của cây trồng nông nghiệp, cây cảnh, nấm ăn./.
Phòng Tư pháp huyện Sóc Sơn
admin Sóc Sơn
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Danh Sách Văn Bản Quy Định Về Hóa Đơn Sẽ Hết Hiệu Lực Từ 01/11/2020 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!