Bạn đang xem bài viết Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 7 Về Nông Nghiệp, Nông Dân Và Nông Thôn được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tham dự Hội nghị có trên 200 đại biểu là đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các chuyên gia, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định ” Đảng, Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc, có nhiều cơ chế, chính sách và dành nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết Trung ương 7 khóa X là một chủ trương lớn đúng đắn, kịp thời và hợp lòng dân; góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ” .
Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Trong 5 năm (2013-2017), Đề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Nhờ đó, xuất khẩu nông – lâm – thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 – 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2018, GDP nông – lâm – thủy sản tăng 3,93%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Nông dân đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017.
Phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa cao tạo nên một bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại. Đặc biệt, Xây dựng các mô hình HTX kiểu mới được chú trọng, thu hút đầu tư doanh nghiệp. Nhờ vậy, đến hết năm 2017 có 11.668 HTX nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008). Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước) lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường.
Đến nay, cả nước đã có 3.478 xã (38,98%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới).
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời các báo, đài tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Trong 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì mức tăng trưởng toàn diện, tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế. Những kết quả đó là sự hội nhập toàn cầu tốt, mở ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế; hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; chất lượng lao động còn thấp; kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập…
Bộ trưởng nhấn mạnh: Cần xác định vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Từ đó thống nhất nhận thức toàn xã hội, các thành phần kinh tế, vai trò người dân được tôn vinh và tự tin khi phát triển kinh tế. Cần khuyến khích nhiều thành phần kinh tế như hợp tác xã, doanh nghiệp… được ra đời để liên kết chặt chẽ với người dân. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút nhiều doanh nghiệp hơn và ưu tiên doanh nghiệp vùng miền để cùng liên kết với hợp tác xã, bà con, đưa sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.
Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Trung Ương Về Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn
Tại buổi họp báo ngày 21/11 về sự kiện này, đại diện Ban tổ chức cho biết, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thời gian qua đã đạt nhiều kết quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng lên 26,25%, tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng lên mức 27,2% năm 2017, góp phần đưa tăng trưởng GDP năm 2017 ngành Nông nghiệp đạt 2,66%, quy mô GDP của cả ngành tăng gấp 1,25 lần năm 2008.
Tuy nhiên, bối cảnh nền nông nghiệp vẫn chưa khắc phục được những yếu kém nội tại, kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu ổn định; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW là sự kiện nhằm đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, những thành tựu đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có hoạt động tôn vinh, biểu dương những địa phương, doanh nghiệp, cá nhân điển hình tiên tiến có nhiều cống hiến, thành tích trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua gắn với thực hiện Nghị quyết 26.
Đồng thời, có hoạt động triển lãm quy mô quốc gia với 100 gian hàng nhằm trưng bày các thành tựu phát triển, các mô hình, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tiêu biểu; các dịch vụ về tín dụng, nhân lực, khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu tiềm năng, cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn./.
Tiền Giang Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Trung Ương 7 Khóa X Về Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn
(THTG) Ngày 12/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế – đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Danh – Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Lê Văn Hưởng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, bà Châu Thị Mỹ Phương – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; cùng các đ/c trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở ngành, và đơn vị huyện thị thành cùng tham dự.
Điển hình là tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2008 – 2017 đạt 9,3%/năm, GRDP bình quân/người năm 2017 đạt 43,4 triệu đồng, tăng 3,78 lần so với năm 2008. Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2008-2017 tăng trưởng bình quân đạt 6,14%/năm; cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả trên cây ăn trái, gia cầm… Đặc biệt, việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất ngày càng được chú trọng, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2017 đạt 553 triệu USD, chiếm 21,37% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; 100% xã có đường giao thông đến UBND xã, 100% hộ dân có điện sử dụng, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 3,15 lần; số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tăng hơn 30%; số lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm tỷ lệ 97,7%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 47%, tăng 5% so với năm 2008…
Minh Toàn
Ông Nguyễn Văn Danh – Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Phi Phụng
Ông Nguyễn Văn Danh – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang đánh giá cao những kết quả đạt được qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ông yêu cầu các cấp, các ngành cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về tam nông; Cần lãnh đạo thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2030; Các dự án chăn nuôi, sản xuất rau, ứng dụng Khoa học kỹ thuật cao… phải được chú trọng; Lồng ghép các nhiệm vụ trọng tâm của tam nông vào phát triển kinh tế, xã hội của từng đơn vị, địa phương theo tính đặc thù chung; cần tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để nhân rộng… góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đã đề ra.
Bởi THTG
10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Trung Ương Về Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, định hướng phát triển kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề… ngành Công thương Bắc Kạn đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 26, ngành Công thương Bắc Kạn đã tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách để cụ thể hoá việc thực hiện nghị quyết, phù hợp với tình hình đặc thù của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Cụ thể, xây dựng và trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2011 – 2015; Nghị quyết số 18-NQ/TU về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; tham mưu xây dựng các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý của ngành: Quy hoạch Thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Bắc Kạn; Quy hoạch phát triển Điện lực; Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Bắc Kạn; Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ; Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Trung tâm thương mại, Siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020…
Đưa điện lưới Quốc gia về nông thôn.
Trên cơ sở chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, ngành Công thương đã đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đến nay một số mô hình đã có hiệu quả nhất định. Cụ thể, như mô hình sản xuất miến dong góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và sản phẩm miến dong Bắc Kạn đã dần có thị trường tiêu thụ ổn định, được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho miến dong Bắc Kạn năm 2012; mô hình chế biến tinh bột nghệ; mô hình chế biến chè tuyết; các mô hình chế biến nông, lâm sản…
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 76 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; có 2.147 cơ sở chế biến, chế tạo cá thể. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh tập trung vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản (miến dong, bún, phở, rượu, bánh kẹo, chế biến gỗ), gạch nung thủ công trong đó nổi bật là nghề sản xuất miến dong và nghề nấu rượu. Riêng chế biến lâm sản, chế biến dong riềng thì hoạt động quanh năm vì tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Các cơ sở chế biến tinh bột dong đạt hiệu quả rõ rệt vì tiêu thụ sản phẩm của các xã viên trong cộng đồng dân cư thôn, bản mà không phải vận chuyển xa và nâng cao giá trị hàng hóa.
Công tác cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện nông thôn luôn được quan tâm. Từ năm 2011, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã thực hiện xong công tác tiếp nhận lưới điện trung và hạ áp nông thôn. Thực tế cho thấy lưới điện sau khi tiếp nhận hầu hết đã cũ nát, cơ sở vật chất, hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn và chất lượng cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất, tổn thất điện năng gần 30%. Trước thực trạng đó, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp, thay thế hệ thống lưới điện. Đến nay lưới điện nông thôn đã được hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành, nâng cao độ tin cậy trong quá trình cung cấp điện, cải thiện được chất lượng điện áp cho người dân sử dụng điện, tỷ lệ tổn thất điện năng chỉ còn dưới 10%, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, điện khí hoá nông thôn, đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn được thay đổi rõ rệt, góp phần quan trọng cho địa phương thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 112/112 xã có điện, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đạt 96,53%.
Cùng với đó, phát triển thương mại nông thôn được chú trọng. Hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ phát triển tốt với nhiều chuyển biến tích cực, thị trường hàng hoá lưu thông thuận lợi, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, bảo đảm có sự kiểm soát của Nhà nước. Mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đặc biệt là hệ thống chợ và siêu thị đã được xây dựng mới, tạo chuyển biến rõ rệt về hình thức tổ chức và quy mô. Hiện nay trên địa bàn tỉnh là 65 chợ, trong đó có 01 chợ hạng 1; 04 chợ hạng 2 và 60 chợ hạng 3. Số chợ nông thôn phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân chiếm tỷ lệ lớn (54/65 chợ), trong đó đã hình thành một số chợ chuyên doanh nông, lâm sản và gia súc, gia cầm.
Hàng năm, ngành Công thương đã xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hoá thông qua các kỳ hội chợ triển lãm thương mại trong tỉnh và ngoại tỉnh, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, bao bì đóng gói và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá nông sản của Bắc Kạn: Hồng không hạt, miến dong, khoai môn, cam quýt Quang Thuận, quả mơ tươi… Tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh, nhất là dịp cuối năm và cận Tết Nguyên đán; tổ chức bình chọn được sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của địa phương, trong đó có một số sản phẩm nhiều năm liền được bình chọn và có sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp Quốc gia.
Ngoài ra, ngành Công thương còn thường xuyên triển khai các nhóm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh như: Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch nhằm kêu gọi các nhà đầu tư, hợp tác liên kết trong sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản, tìm kiếm thị trường; miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề cho các doanh nghiệp. Hàng năm tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn vướng mắc để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh; xây dựng đề án hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thiết kế mẫu mã bao bì, nhãn mác sản phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường; hỗ trợ cho 98 cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ gần 4,7 tỷ đồng. thực hiện đào tạo nghề và tạo việc làm cho 1.400 lao động nông thôn.
Có thể nói, qua 10 năm nỗ lực thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương, ngành Công thương đã đạt được những kết quả thiết thực, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho đại bộ phận nhân dân ở vùng nông thôn Bắc Kạn./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 7 Về Nông Nghiệp, Nông Dân Và Nông Thôn trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!