Bạn đang xem bài viết Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Định Số 110/2004/Nđ được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chỉ đạo Hội nghị có Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng và Phó Cục trưởng Đỗ Văn Thuận;
Dự hội nghị có các đại biểu đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty nhà nước, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền Thông, Chi Cục Văn thư – lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử các tỉnh trực thuộc trung ương.
Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả đạt được qua 15 năm thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP (2004 – 2019), xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến thành công và chỉ ra những tồn tại trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư trong thời gian qua; đồng thời, triển khai Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về nội dung lập hồ sơ điện tử, thông qua tập huấn giới thiệu quy trình, các giải pháp ký số văn bản điện tử, lập và lưu trữ hồ sơ điện tử.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Đỗ Văn Thuận- Phó cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trình bày báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP của Chính phủ, công tác văn thư. Ông cho biết trong công tác văn thư lưu trữ nói chung và công tác văn thư nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo các cấp và công chức, viên chức về vai trò của công tác văn thư đối với sự chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc hàng ngày của cơ quan, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật về công tác văn thư. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư ngày càng được hoàn thiện; chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh ngày càng được nâng cao; việc quản lý văn bản, quản lý và sử dụng con dấu đúng quy định.
Theo dự thảo Báo cáo của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước: Trung bình văn bản đến 1 năm đối với các bộ, ngành là 38.827 văn bản; UBND cấp tỉnh là 37.036 văn bản; cấp huyện là 12.422 văn bản; cấp xã là 6.970 văn bản. Tại các tỉnh, văn bản đến giấy chiếm khoảng 40%, văn bản đến điện tử chiếm khoảng 30%, văn bản đến điện tử kèm giấy chiếm khoảng 30%.
Trung bình mỗi một năm các bộ, ngành, cơ quan Trung ương ban hành 15.146 văn bản; UBND cấp tỉnh là 19.955 văn bản, cấp huyện là 10.405 văn bản, cấp xã là 8.703 văn bản.
Đồng thời, cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện công tác văn thư đã được quan tâm đầu tư, tập trung vào các công việc trọng tâm như: đầu tư, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, phục vụ cho hoạt động điều hành, tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức. Tổ chức, biên chế công chức, viên chức làm công tác văn thư ở các cấp bước đầu được tăng cường; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ được chú trọng; trình độ chuyên môn của cán bộ văn thư, lưu trữ được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức và xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP tồn tại khó khăn, bất cập xuất phát từ các yêu cầu thực tế phát sinh trong công tác văn thư tại các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể như, Nghị định số110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư được ban hành chủ yếu đáp ứng được yêu cầu về quản lý văn bản, tài liệu giấy, chưa đáp ứng được yêu cầu phát sinh trong thực tiễn ban hành và quản lý văn bản điện tử, bao gồm các quy định như: quản lý văn bản, lập hồ sơ điện tử, giá trị pháp lý của văn bản điện tử, các hình thức sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; quy định về quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật và chứng thư số trong công tác văn thư chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu thực tiễn. Việc tuân thủ pháp luật trong công tác văn thư của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức ở một số cơ quan còn chưa nghiêm, chưa gắn trực tiếp với trách nhiệm và đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư còn hạn chế, chủ yếu mới đáp ứng yêu cầu quản lý văn bản và điều hành công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu của lập hồ sơ công việc. Đây là nội dung quan trọng vì nếu không được triển khai sớm ở các bộ ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ dẫn đến tình trạng không có hồ sơ điện tử để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử trong bối cảnh tài liệu điện tử đang từng bước thay thế tài liệu giấy.
Hội nghị đã nhận được những ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ngành và địa phương dựa trên tình hình thực tiễn đặc thù của từng đơn vị nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác văn thư trong thời gian đến.
Nhân dịp này, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng đã trao tặng Giấy khen cho 29 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định số110/2004/NĐ-CP.
Chi cục Văn thư – Lưu trữ
Hội Nghị Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 25
BHG- Ngày 5.5, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo và quán triệt, triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ly Mí Lử, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vương Ngọc Hà, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang. Về phía Trung ương có các đồng chí: Lê Đình Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Dân tộc Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thế Sử, Vụ phó Vụ Dân tộc và Tôn giáo Ban chỉ đạo Tây Bắc; cùng các đồng chí Ủy viên BTV, BCH Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các Sở, ngành, các hội đặc thù của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, Thành ủy, Ban Dân vận, MTTQ, Công an, Phòng Nội vụ các huyện, thành phố.
Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị.
Sau lời phát biểu khai mạc của đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, hội nghị được nghe báo cáo 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, trong đó nêu rõ: Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh ta cơ bản ổn định, các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với tôn chỉ, đường hướng hành đạo của tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và tuân thủ theo quy định pháp luật; những tác động tiêu cực như hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tình trạng mất đoàn kết giữa người theo đạo và không theo đạo, bất hợp tác và né tránh sự quản lý của chính quyền… hầu như không có. Việc tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực hưởng ứng và tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương có nhiều thuận lợi. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo được chỉ đạo thực hiện đã mang lại những kết quả tích cực. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn được đưa vào quản lý theo pháp luật; nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo chính đáng của người dân được tôn trọng và bảo đảm; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo trong các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, nhất là đối với cơ quan trực tiếp thực thi quản lý nhà nước về tôn giáo được củng cố kiện toàn; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp được quan tâm…
Phát biểu bế mạc hội nghị, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao công tác tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng về công tác tôn giáo trong những năm qua, đồng thời đồng chí nhấn mạnh: Trong thời gian tới các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 25 của T.Ư trong toàn hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất nhận thức cao về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo; Tập trung ưu tiên các nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh về phát triển KT – XH trong vùng dân tộc tôn giáo nhằm đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào, quan tâm giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của nhân dân…
Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện công tác tôn giáo.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 28 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng về công tác tôn giáo trong những năm qua.
Hiến Chương
Bộ Gtvt Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 37
Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT; Nguyễn Văn Công, Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chủ trì Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh kết nối giao thông có ý nghĩ hết sức quan trọng, với bất kỳ vùng miền nào giao thông có vai trò quan trọng với điều kiện đặc thù.
Thời gian vừa qua, với sự tham mưu tích cực, Bộ GTVT làm được nhiều việc, kết nối được giao thông tốt, kể cả đường sắt, đường bộ, đường quốc lộ, trước đây nhu cầu lớn nhưng nguồn lực có hạn, đất nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cải thiện được sự gắn kết được cải thiện tốt hơn
Việc Bộ GTVT tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 nhằm tổng kết nghị quyết và đề xuất phương hướng phát triển GTVT vùng này giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công trình bày báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW tại Hội nghị
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, nhận thức sâu sắc việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị có tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng vùng trung du miền núi phía Bắc và để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Bộ GTVT đã triển khai Nghị quyết đến các đơn vị trực thuộc; đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết.
Các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị được Bộ GTVT nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch của ngành; cụ thể hoá thành các dự án để thực hiện đầu tư.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, kết quả thực hiện 15 năm Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ GTVT đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng GTVT; vận tải và ATGT.
Về công tác quy hoạch, Bộ GTVT trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để tạo điều kiện phát huy lợi thế của vùng trung du miền núi phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Đồng thời, Bộ GTVT đã lập, điều chỉnh quy hoạch GTVT 5 chuyên ngành (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa, hàng không) đảm bảo phù họp với các chiến lược điều chỉnh.
Đến nay, các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành GTVT để thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận 26- KL/TW đã được Bộ GTVT triển khai thực hiện hoàn thành, làm cơ sở từng bước thực hiện đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng nói riêng, cả nước nói chung.
Hệ thống quy hoạch GTVT trong vùng đã bảo đảm gắn kết không gian kinh tế liên hoàn, bổ trợ cho nhau nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh, thành phố trong vùng; coi trọng sự phát triển hài hòa giữa các địa phương, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Các quy hoạch đã dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư theo từng thời kỳ, có các giải pháp triển khai thực hiện, phương thức huy động vốn.
Về kết cấu hạ tầng GTVT, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các địa phương trong điều kiện cân đối, bố trí vốn trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 31.884 tỷ đồng (tương đương 7% tổng mức vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của ngành giao thông), các mục tiêu về đầu tư KCHTGT đặt ra trong Nghị quyết đến nay đã hoàn thành.
Về vận tải và ATGT, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải có những tiến bộ đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng, liên vùng và quốc tế. Đã hình thành các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không) và bước đầu triển khai vận tải đa phương thức, quy hoạch xây dựng các cảng cạn.
Bộ GTVT đã phối hơp với các địa phương để tiếp tục thực thi pháp luật về ATGT như Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn; Nghị định số 11/2009/NĐ- CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, các đề án tăng cường đảm bảo trật tự ATGT quốc gia cho các chuyên ngành giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường hàng không.
Bộ GTVT đã phối hợp các địa phương để thực hiện công tác cưỡng chế đảm bảo hành lang ATGT, công tác đăng kiểm phương tiện đã được kiểm soát tương đối tốt. Đã thực hiện chính sách hạn chế phương tiện cá nhân thông qua chính sách thuế. Các công trình đảm bảo ATGT đã được quan tâm đầu tư hoàn thành như Dự án tăng cường ATGT trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam (vốn vay JICA), Dự án ATGT đường bộ Việt Nam – giai đoạn 1 vốn vay WB.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tổng diện tích khoảng 95.266,8km2, chiếm 28,8% điện tích cả nước; dân số 11.667.200 người (chiểm 12,86% cả nước); mật độ dân số 122 người/km2 (mật độ dân số cả nước 273 người/km2). Vùng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh của cả nước, có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khọáng sản và ngành nông nghiệp; có tiềm năng lớn về du lịch,… Là vùng có đặc điểm tự nhiên chủ yếu là đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh nên việc phát triển giao thông vận tải trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị, Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị, Bộ GTVT đã triển khai Nghị quyết đến các đơn vị trực thuộc, đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết.
Hòa Bình Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 37
Chiều 3/7, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết chủ trì Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và Sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của tỉnh Hòa Bình.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, Nghị quyết 37 có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về phát triển kinh tế xã hội mà còn cả đảm bảo quốc phòng an ninh, không chỉ cho vùng trung du và miền núi phía Bắc mà còn có ý nghĩa toàn quốc. Sau 15 năm thực hiện, Hòa Bình và các tỉnh trong vùng đã có sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ với cơ bản các chỉ tiêu đều đạt và vượt, điều này khẳng định Nghị quyết là đúng đắn và sự nỗ lực quyết tâm của các cấp ủy và chính quyền địa phương.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị Hòa Bình cần dựa trên các lợi thế so sánh nằm trong vùng thủ đô, là điểm tiếp giáp cuối cùng giữa thủ đô và vùng Tây Bắc để tập trung sản xuất và cung ứng hàng hóa cho thị trường lớn này. Bên cạnh đó, tỉnh cần có chiến lược đón đầu xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng nhiều lao động khỏi Hà Nội để thu hút đầu tư vào tỉnh. Với đặc thù là nơi đảm bảo nguồn nước và môi trường sinh thái cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Hòa Bình cần phát triển công nghiệp sạch để bảo vệ môi trường, trước mắt tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản; đồng thời đảm bảo quỹ đất và quy hoạch để trong dài hạn sẽ thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao. Phát triển rừng theo hướng chuyển đổi sang rừng gỗ lớn; nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt, các vật nuôi và sản phẩm chế biến đặc sản của địa phương. Phát triển cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, liên kết với các địa phương lân cận để tạo vùng nguyên liệu lớn thu hút các doanh nghiệp chế biến có tiềm lực để nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo đầu ra cho nhân dân, phát triển bền vững nền nông nghiệp của tỉnh. Tận dụng vị trí địa lý thuận lợi kết nối vùng Tây Bắc và Hà Nội, nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics gắn với các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản. Phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm và xây dựng Hòa Bình thành vùng nghỉ đệm cho Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đánh giá cao việc tổng kết Nghị quyết 37 của tỉnh Hòa Bình và nhấn mạnh việc tổng kết sẽ giúp Ban Chỉ đạo xây dựng và trình Bộ Chính trị ban hành 1 Nghị quyết mới, góp phần giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng đường lối phát triển trong thời gian tới, đồng thời là cơ sở quan trọng cho Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Theo báo cáo tại Hội nghị, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 và Kết luận 26-KL/TW của Bộ Chính trị, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển KT – XH, QP – AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2004 – 2018 đạt 8,74%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Đến năm 2018, thu nhập bình quân đạt 50,7 triệu đồng, tăng 14,2 lần so với năm 2004. Hộ nghèo giảm còn 14,74%. Các chỉ tiêu tổng mức đầu tư toàn xã hội, thu ngân sách, xuất, nhập khẩu tăng mạnh. Các tiềm năng, lợi thế từng bước được khai thác hiệu quả. Xây dựng NTM đạt được kết quả quan trọng, đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội được đầu tư. Các lĩnh vực VH – XH có nhiều tiến bộ. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện. Tình trạng di dân tự do gắn với truyền đạo trái pháp luật từng bước được khắc phục. An ninh chính trị và trật tự toàn an toàn xã hội được giữ vững./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Định Số 110/2004/Nđ trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!