Bài Học Rút Ra Từ Văn Bản Cổng Trường Mở Ra / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nêu Bài Học Rút Ra Từ 2 Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Và Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê

Phân tích

nghệ thuật và nội dung chính của văn bản các bài văn đã học

Lập dàn ý cho đề văn sau:

Các tác phẩm ca dao – dân ca và thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7 đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương giữa con người với con người.

a,Quang cảnh lũ lụt ở miền trung vừa qua.

b,Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt

c,Cảm nghĩ của em về phong trào Vì người nghèo.

d,Bàn về phòng chống lũ lụt.

Cấu trúc câu văn

có những thành ngữ pháp nào ? Lấy 3 ví dụ

Giải thik ý nghĩa của câu ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu 2 (2đ). Câu rút gọn được dùng nhiều trong hội thoại thường ngày. Hãy đọc đoạn trích sau và chỉ ra các câu rút gọn.

Thủy rủ Tâm về nhà mình. Tâm đồng ý ngay. Lúc xuống thuyền, Tâm run quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười: – Không sợ. Cứ bước bạo vào. Tâm ngồi sụp xuống khoang thuyền: – Cậu biết bơi chứ? – Biết. – Bơi qua sông? – Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi luôn.

( Theo Phong Thu)

Câu 3 (3đ). Viết đoạn văn ngắn chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

– Hết – GỢI Ý Câu 3.

– Hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

– Về nội dung: HS đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích qua về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí của dân tộc ta như thế nào?

Giúp mình với,mình cần gấp

“Sách có phải là những người bạn tốt của em không” hãy trả lời câu hỏi này bằng 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 9-11 câu) trong đó có sử dụng 1 câu vị động (gạch chân hoặc chú thích)

Viết 1 bài văn khuyên bạn ko nên vứt rác bừa bãi

Hãy tìm luận điểm? luận cứ? và cách lập luận trong văn bản: ” Sự giàu đẹp của Tiếng Việt “

1.Câu nào sau đây không phải tục ngữ , giải thích

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

c. Đầu voi đuôi chuột

d. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

2. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Uống nước nhớ nguồn “

Soạn Bài Cổng Trường Mở Ra

Soạn bài Cổng trường mở ra – Lý Lan

* Bố cục: 2 đoạn.

– Đoạn 1: Từ đầu đến “ngày đầu năm học”: Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.

– Đoạn 2: Từ “Thực sự mẹ không lo lắng” → hết. Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.

Câu 1 (Trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

– Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

– Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ không ngủ được:

– Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

– Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

– Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

– Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

– Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6 (trang 8 ngữ văn 7 tập 1)

Thế giới kì diệu:

– Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

– Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

Luyện tập

Bài 1 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người.

Bởi vì:

– Học sinh lớp Một được trải nghiệm mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng, lo lắng… Điều gì đầu tiên cũng thiêng liêng và ấn tượng.

– Học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.

Bài 2 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

– Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

– Cảm xúc tối trước ngày khai trường

– Khung cảnh đường đến trường

– Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

– Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

– Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

– Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp

Bài giảng: Cổng trường mở ra – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tìm Hiểu Văn Bản “Cổng Trường Mở Ra”

Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Tóm tắt nội dung:

“Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan (báo Yêu trẻ thành phố Hồ Chí Minh) ghi lại tâm trạng người mẹ và con đêm trước ngày khai trường.

2. Biểu hiện tâm trạng người mẹ và con có khác nhau?

* Mẹ thì thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên không ngủ được. * Con thì thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.

3. Tại sao người mẹ không ngủ được, dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?

* Mẹ không ngủ được một phần vì lo chuẩn bị cho con.

* Mẹ không ngủ được vì đang hồi tưởng lại tuổi học trò thơ ngây của mình. Cứ nhắm mắt lại là dường như mẹ nghe tiếng đọc bài trầm bổng “Hàng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi, dẫn đi trên con đường dài và hẹp…”

4. Có phải mẹ trực tiếp nói với con? Mẹ đang tâm sự với ai? Tác dụng? Ngoài câu nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”, mẹ không trực tiếp nói với con. Mẹ đang ôn lại kỷ niệm của thời học sinh. Mẹ chỉ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang độc thoại với nội tâm với chính mình.

5. Câu văn nói lên vai trò quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trong bài viết có câu văn nói lên vai trò quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ là: ” Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

6. Em hiểu “Thế giới kì diệu” đó là gì? ” Thế giới kì diệu” sẽ mở ra sau cánh cửa nhà trường là:

– Cuộc sống học tập giúp em trở thành con người có đủ phẩm chất, năng lực bước vào một xã hội mới.

– Nhà trường sẽ mang lại cho em bao điều mới mẻ, đó là trí thức, là tình cảm, tư tưởng và đạo lý.

– Mở ra một thế giới trong tình bạn, tình thầy trò trong sáng, đẹp đẽ và cao quý.

7. Nghệ thuật:

Bằng ngôn ngữ độc thoại “Cổng trường mở ra” đã góp phần bộc lộ chất trữ tình trong việc biểu đạt tâm trạng của nhân vật, khiến người đọc như đang sống với tâm sự của người mẹ.

Văn bản trên đã thực hiện một phương thức miêu tả vừa cụ thể, vừa sinh động, về diễn biến tâm trạng của người mẹ với nhiều hình thức khác nhau:

– Phương thức miêu tả trực tiếp.

– Miêu tả qua thủ pháp so sánh giữa tâm trạng của người mẹ và con.

– Miêu tả hồi ức làm bừng sống lại một thời tuổi học sinh thơ ngây, của người mẹ. “Cổng trường mở ra” là văn bản kết hợp hài hòa giữa phương thứ tự sự (ghi lại sự việc) với phương thức trừ tình (bộc lộ cảm xúc) làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ.

II. LUYỆN TẬP:

1. Ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất. Vì sao? Ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất, bởi vì ngày đó như một kỷ niệm đưa ta vào một cuộc sống mới đầy những điều kì diệu.

2. Viết một đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên. Sáng mồng 5 tháng 9 mẹ dắt em tới trường. Em và mẹ bước qua cánh cổng sắt thật to, đi vào cái sân có mấy cây bàng, cây phượng xum xuê. Em còn đang bỡ ngỡ nhìn trước, nhìn sau thì một cô giáo đã đến bên cạnh mẹ con em mà hỏi:

– Cháu Hà đấy có phải không?

– Dạ, thưa vâng.

– Nào, em đi với cô…

Mẹ em từ từ gỡ bàn tay em ra khỏi tay mẹ rồi đặt vào tay cô giáo:

– Con đi theo cô, các bạn đang chuẩn bị xếp hàng để vào lớp. Nước mắt em như muốn trào ra nhưng bàn tay cô giáo êm êm đã kéo em về phía cô và cả sân trường như trong không khí đông vui, tưng bừng, nhộn nhịp.Vừa đi theo cô em vừa ngoái lại nhìn mẹ, mẹ em vẫy tay cười như bảo: “Đi đi con, hãy can đảm lên”. (Phỏng theo Học tốt văn 7)

Ngày khai trường đầu tiên của con có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ mở ra cánh cửa để đón những chủ nhân tương lai của đất nước bước vào một “Thế giới kì diệu”.Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp Một.

Giáo Án Bài Cổng Trường Mở Ra

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

Giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm (Khi ru con ngủ) tình cảm, có khi giọng xa vắng (hồi tưởng), hơi buồn (khi bà đứng ngoài cổng trường)

H: Em hiểu như thế nào là “Nhạy cảm”, ” can đảm”?

HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản:

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Biểu cảm (bút ký)

H. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên? Thế nào là văn bản nhật dụng?

– Tính chất văn bản:thuộc nhóm văn bản nhật dụng

H:Trong văn bản có nhiều sự việc không? Có cốt truyện không? Vì sao? Xác định ngôi kể trong văn bản?Ngôi kể ấy có tác dụng gì?

– Văn bản ít sự việc chi tiết, chủ yếu là tâm trạng của người mẹ.

– Ngôi kể thứ nhất

+ Người mẹ không nói với con mà nói với chính mình bằng giọng độc thoại trong cảm nhận, suy nghĩ, hồi tưởng, liên tưởng.

+ Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm của nhân vật chân thực hơn.

H: Nên chia bố cục của văn bản như thế nào?

H:Hãy tóm tắt nội của văn bản một cách ngắn gọn bằng một vài câu?

2. Bố cục: 2 đoạn.

– Đoạn 1: Từ đầu … ngày đầu năm học: Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.

– Đoạn 2: Từ “Thực sự mẹ không lo lắng”  hết. Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.

H:Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng của con vào lớp 1.

H:Vào đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ có tâm trạng như thế nào? Người mẹ đã làm gì? Nghĩ gì? So sánh với tâm trạng của con?

3. Phân tích văn bản.

a. Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường .

* Tâm trạng của mẹ:

– Không ngủ được ngồi ngắm con ngủ và cảm nhận tâm trạng của con.

– Định ngủ sớm khi mọi việc chuẩn bị cho con đã xong nhưng không ngủ được và không biết làm gì khác.

– Trằn trọc nhớ lại kỉ niệm xưa, suy nghĩ về vai trò của giáo dục.

– Liên tưởng về ngày mai đưa con đến trường .

* Tâm trạng của con:

– Háo hức, cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường và ý thức được mình đã lớn. (giúp mẹ thu dọn đồ chơi từ chiều).

– Ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo.

– Chỉ bận tâm là ngày mai dậy đúng giờ.

b.Người mẹ nhớ về ký ức tuổi thơ, về ngày khai trường năm xưa của chính mình.

– Người mẹ nhớ về câu văn của Thanh Tịnh trong bài “Tôi đi học”: “Hàng năm … dài và hẹp”

– Nhớ về cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, rạo rực (từ láy) còn sâu đậm nơi người mẹ và người mẹ muốn truyền cái cảm xúc ấy sang cho con, biến nó thành ấn tượng sâu sắc suốt đời của con.

– Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

H. Qua sự hồi tưởng của người mẹ, em cảm nhận được gì về ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người?

c. Người mẹ suy nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản và tầm quan trọng của giáo dục:

– Ngày khai trường ở Nhật Bản:

+ Là ngày lễ trọng đại của toàn xã hội;

+ Là ngày người lớn và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với trẻ em, đối với tương lai đất nước.

– Nền giáo dục ở NB: được ưu tiên hàng đầu, các chính sách được điều chỉnh kịp thời.

– Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ:”Ai cũng biết rằng … .sau này”

H. Qua suy nghĩ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản và tầm quan trọng của giáo dục, người mẹ đã kín đáo thể hiện mơ ước gì?

H: Trong buổi tối không ngủ được, người mẹ đã liên tưởng đến điều gì cho buổi sáng ngày mai?

d. Người mẹ nghĩ đến ngày mai: đưa con đến trường, cầm tay con, rồi buông tay dặn dò: “Đi đi con … kì diệu sẽ mở ra”

? Liên tưởng ấy nói lên điều gì?

? Đã 6 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

– Thế giới kì diệu:

– Của sự hiểu biết phong phú

– Của những tình cảm mới, con người mới, qhệ mới, tư tưởng mới.

-Của những ước mơ đẹp đẽ về tương lai.

HĐ3. HDHS luyện tập:

H: Qua diễn biến tâm trạng của người mẹ, cho thấy bà mẹ trong bài là người ntn?

H:Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về tình yêu của người mẹ dành cho con cái và vai trò của giáo dục đối với mỗi con người?

4. Tổng kết:

*Ghi nhớ / SGK T9

III. Luyện tập:

4. Củng cố, luyện tập 5. Hướng dẫn về nhà

– Ôn nội dung bài học

– Soạn bài: Mẹ tôi.

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 7 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 7 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.