Bài Học Rút Ra Từ Văn Bản Lão Hạc / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Bài Học Rút Ra Từ Các Nhân Vật Bé Hồng, Ông Giáo, Lão Hạc, Chị Dậu

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC Kİ 11 LỚP 8

Năm hoc: 2023- 2023

TRƯỜNG THCS YÊN HOÀ

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 11 tháng 3 nam 2023

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1, (5 điểm)

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tô Hữu viết:

“Khi con tu hú gọi bầy”

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết hài thơ dược ra đời

trong hoàn cảnh nào? (1 điểm).

2. Dựa vào khổ thơ vừa chép, kết hợp hiểu biết của em về tác phẩm, hãy trình bày mạch

cảm xúc của bài thơ. (1 điểm)

3. Viết đoạn văn theo cách quy nạp (khoảng 12 câu), trong doạn có sử dụng một câu cảm

thán, nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hè sang trong đoạn thơ vừa chép. (gach dưới câu

cảm thán) (3 diêm)

Cau 2. (2,5 diêm)

Doc doan văn sau và tra loi câu hoi:

( ) “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất;

được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa

núi. địa thế rộng mà bằng: dất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt

muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa

Thật là chôn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế

vương muôn đời. “(..)

(Trích “Chiếu dời dô” – Lí Công Uẩn)

1. “Chiéu doi do” được viết vào năm nào và vớii mục đích gì? (1 diêm)

2. Xác duh nội dung của đoạn văn trên. Nội dung đó được thế hiện c câu văn nào? Qua đó,

em thấy đoạn văn dược viết theo kiểu đoạn gì? (1 diêm)

mình. Hãy ghi lại tên một văn bản nghị luận trung đại khác da hoc trong chuong trinh Ngữ van

lop 8 hoc ki II cung viét vè chú dè trên. (ghi ro tên tác giá) (0,5 diểm)

Câu 3. (2,5 diểm)

Hãy viết một doan văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) cảm nhận về tâm lòng yêu

nuoc, can thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong đoạn văn sau:

( ) “Huông chi ta cung các ngrơi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy

sự giặc di lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi củ diệu mà si ming triều đình, đem thân dê

chó mà bát nat té phu, thác mênh Hot Tá Liệt mà doi ngoc lua, dé thôa long tham khong cing.

giá hieu Vân Nam iromg mà thnu bac vang, vét cuia kho co han. That khác nào dem thit ma

nuói ho dói, sao cho khôi tai va ve sau!”..

Viết Một Bài Văn (Không Quá 200 Chữ) Bày Cảm Nhận Về Bài Học Em Rút Ra Từ Nhân Vật Lão Hạc Trong Văn Bản Cùng Tên Của Nhà Văn Nam Cao

Truyện Lão Hạc được miêu tả và kể lại bằng những tâm sự của nhân vật chính và xung quanh nhân vật chính. Đó là tâm sự của Lão Hạc về con chó, về người con trai của lão, về kiếp người, về cái chết, về mảnh vườn. Đó là tâm sự của ông giáo, của vợ ông giáo, của Binh Tư về thân phận lão Hạc.

Có đoạn Nam Cao tả ngoại hình nhân vật bằng những từ tượng hình rất ấn tượng, đó cũng là một gương mặt mang nỗi đau của cõi lòng quặn thắt: (cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra…). Đây là một tâm sự đau nhất của một tâm hồn trong trẻo, chân thật: “Thì ra tôi già bằng này tuổi rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Sự xuất hiện của các nhân vật khác trong truyện đều không được miêu tả ngoại hình, mỗi người chỉ hiện diện bằng một tâm sự về lão Hạc và bằng một tâm sự của nhà văn về thân phận họ.

Có tâm sự hoài nghi, miệt thị của Binh Tư “làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão hạc bởi vì lão lương thiện quá”. Có tâm sự của người con trai lão Hạc, rất thương cha nhưng phải bỏ làng ra đi và mang trong lòng một niềm u uất.

Nhân vật ông giáo trong truyện là một mạch tâm sự có biến động, từ “dửng dưng” đến “ái ngại” “muốn ôm choàng lây lão mà òa lên khóc” đến kính trọng, bàng hoàng: “Hỡi ôi lão Hạc…con ngườiđáng kính ấy”. Sau cùng là thái độ vững tin thầm lặng, bền bỉ, sáng ngời vào nhân cách của lão Hạc.

Lão Hạc kết thúc đời mình trong khung cảnh “nhốn nháo”, “chẳng ai hiểu” của dư luận, nhưng câu chuyện lại truyền đi một thông điệp cuối cùng, thông thiết, son sắt như một lời thề: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt… Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn”.

Cốt truyện lão Hạc thể hiện trực tiếp tấm lòng của nhà văn về con người, một quan niệm nghệ thuật được thể hiện thành một mạch tâm sự rung động của các mạch tâm sự, để hiện ra một tâm thế của người nông dân.

Lão Hạc là chân dung của một tâm hồn lão nông Việt Nam “đáng kính”, nói theo ngôn ngữ của nhân vật ông giáo trong truyện. Phần đáng kính ấy là cõi lòng của lão, một khối tâm sự nhức nhối bởi sự vò xé, xô đẩy không nguôi giữa một bên là cảnh đời túng quẫn, với một bên là cõi lòng lão Hạc đôn hậu, trong sáng.

Cảm hứng nổi bật của Nam Cao trongtruyện ngắn lão Hạclà khẳng định mảnh liệt về tình thương,niềm tinđối với con người. Lão Hạc tin vào đứa con của mình, lão tin vào con trai lão sẽ trở về.

Có lần lão nói một cách rất ấn tượng làm người nghe phải run lên: “Nếu kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…” Lão hồn nhiên và trung thực, tự trọng, đến mức trong trẻo: “tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Và ngay cả khi chết lão cũng tính toán kĩ bằng ý thức trung thực và tự trọng.

Đặc sắc của Nam Cao trong việc diễn đạt về người nông dân lao khổ là ở chỗ đó. Đây là một “dụng công” nghệ thuật của nhà văn. Còn chỗ gắn vớikỉ niệmđau buồn và ước vọnghạnh phúccủa lão Hạc về đứa con, gắn với nỗi ân hận cao thượng về đức tính trung thực, về triết lý chua chát quanh kiếp người.

Truyện ngắn Lão Hạc, cao vút một niềm tin sâu sắc của Nam Cao vào con người.

Phân Tích Những Bài Học Được Rút Ra Từ Văn Bản Mẹ Tôi

Dàn ý phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Mở Bài

– Giới thiệu về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi và văn bản Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả)

– Nêu vấn đề: Văn bản đã giúp cho mỗi chúng ta nhận ra những bài học về giá trị sống sâu sắc.

Thân Bài

– Khái quát nội dung văn bản : Câu chuyện về bức thư của bố gửi En-ri-cô.

– Bài học cuộc sống sâu sắc thông qua câu chuyện:

+ Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải trân quý.( bài học thứ nhất)

+ Sự khéo léo trong ứng xử và nuôi dạy con cái của người bố. ( bài học thứ 2)

+ Phải biết nhận ra lỗi lầm của bản thân và sửa sai. (bài học thứ 3)

Kết Bài

Khẳng định giá trị nhân văn mà văn bản Mẹ tôi mang lại: đó không chỉ là những bài học mà còn là những điều khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Nhà văn người I-ta-li-a: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” đã cho thấy được vai trò của nhà trường và cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em. Một câu chuyện nhỏ trích từ cuốn sách là văn bản “Mẹ tôi”, ở đó, tác giả khiến người đọc nhận ra được những bài trị nhân sinh sâu sắc về cuộc đời và đạo làm người.

Văn bản “Mẹ tôi” được viết dưới dạng một bức thư. Câu chuyện xoay quanh sự việc cậu bé En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ khi nói với mẹ lúc cô giáo đến thăm nhà. Chứng kiến sự việc, bố của cậu đã viết một thức thư gửi cậu. Đó là một bức thư thật xúc động! Trong bức thư đó có cả thất vọng, cả trách mắng, cả động viên, hơn hết đó là những tâm sự chứa chan tình cảm của một người bố gửi cho đứa con trai mới chập chững vào đời. Tất cả mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đáng trân quý.

Bài học thứ nhất hẳn thật dễ dàng nhận ra: tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải nâng niu. Trong bức thư, bố En-ri-cô đã thể hiện sự thất vọng, đó “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Hình ảnh En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khiến người bố nhớ lại những vất vả, nhọc nhằn khi người mẹ ấy lo lắng cho En-ri-cô khi cậu ốm nặng, “người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn” . Rõ ràng, người mẹ đó có thể từ bỏ hết tôn nghiêm và tự trọng, sức lực và tính mạng để con mình khỏe mạnh, một người có thể nhận hết mọi điều tồi tệ của để con được bình an. Vậy thì, điều mà mẹ xứng đáng được nhận nhất không phải là sự vô lễ kia. Chúng ta đều hiểu rằng, cho dù mình lớn lên, trưởng thành thì trong lòng cha mẹ, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi và tình yêu thương, sự sinh và cam chịu của mẹ cha thì vẫn thế. “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Trái tim người mẹ là vĩ đại nhất, bao la và rộng lớn nhất. Nếu dùng sự bội bạc để đối đãi sẽ làm cho trái tim đẹp đẽ ấy đau đớn, tổn thương, thế nhưng tình yêu đối với con sẽ không bao giờ thay đổi. Bố En-ri-cô đã nhấn mạnh rằng: Dù con có thành công bao nhiêu, giàu có bao nhiêu nhưng nếu làm mẹ buồn phiền thì cậu sẽ sống không thanh thản, day dứt và cắn rứt. Hơn tất cả, sự kính trọng với cha mẹ- người đã sinh ra và nuôi con trưởng thành chính là món quà đáng trân quý nhất để đền đáp những công ơn mà bố mẹ đã dành cho con.

Trong văn bản “Mẹ tôi”, ta sẽ tự đặt câu hỏi: Tại sao người bố không ngay lập tức thể hiện thái độ trực tiếp với con? Qua đó, người đọc nhận ra sự tinh tế trong việc giáo dục con cái của người bố. Ở đây, sự phẫn nộ của người bố bộc phát tuy kín đáo nhưng rất mạnh mẽ, tâm lý nhưng rất quyết liệt. Có lẽ, chính sự giáo dục đặc biệt này sẽ mang lại hiệu quả hơn cả những lời nạt nộ, răn đe hay đòn roi. Bóng dáng của người bố ấy qua cách dạy con cũng rõ rệt hơn, đó là người tràn ngập tình yêu đối với con nhưng không dung túng cho điều sai trái của con. Bố En-ri-cô lựa chọn phương pháp đánh vào nhận thức để cậu hiểu việc làm sai của mình, tuy cực kỳ bực tức trước thái độ của con nhưng ông vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh giúp con nhận ra và sửa đổi.

Bài học cuối cùng ta mong chờ và nhận ra có lẽ đó sẽ là thái độ của En-ri-cô. Đầu văn bản, người viết chỉ nói “tôi xúc động vô cùng”. Thế nhưng, thông qua sự xúc động đó, người ta thấy được sự ăn năn của En-ri-cô. Người viết không thể hiện một lời xin lỗi nào, nhưng có lẽ sự ân hận của cậu không chỉ qua lời nói mà còn cả hành động với người mẹ kính yêu của mình. Bởi lẽ, ai trong đời cũng phạm phải một sai lầm nào đấy, nhưng, điều cần thiết nhất là nhận ra và sửa lỗi sai đó. Đó không chỉ là bài học của En-ri-cô mà còn là bài học lớn, lan tỏa đến mỗi chúng ta.

“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương”, đó lời từ tâm can người cha gửi đến con, cũng là lời thức tỉnh để mỗi chúng ta nhận ra được giá trị cuộc sống này. Cha mẹ, gia đình chính là điều ta cần gìn giữ và vun đắp vì đó là cội nguồn, là cốt lõi. Gia đình là nơi sinh ra ta hình hài , dưỡng dục ta nên người, cũng chính là nơi để ta trở về sau những va vấp của cuộc đời. Vậy nên, đừng làm gì thương tổn đến thứ tình cảm thiêng liêng đó và hãy trân trọng những gì mà mình đang có!

Văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi đã mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc, đó là những bài học về cuộc đời và cách để trở thành một con người hoàn thiện. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ vai trò của giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển mỗi cá nhân. Một người biết trân trọng nguồn cội, gốc gác, biết ơn người sinh thành thì ắt hẳn sẽ là một con người lương thiện.

Bài Văn Mẫu Phân Tích Những Bài Học Được Rút Ra Từ Văn Bản Mẹ Tôi

Đề bài: Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Phần 1: Dàn ý phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi Phần 2: Bài văn mẫu Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Bài làm:

Nhà văn người I-ta-li-a: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” đã cho thấy được vai trò của nhà trường và cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em. Một câu chuyện nhỏ trích từ cuốn sách là văn bản “Mẹ tôi”, ở đó, tác giả khiến người đọc nhận ra được những bài trị nhân sinh sâu sắc về cuộc đời và đạo làm người.

Văn bản “Mẹ tôi” được viết dưới dạng một bức thư. Câu chuyện xoay quanh sự việc cậu bé En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ khi nói với mẹ lúc cô giáo đến thăm nhà. Chứng kiến sự việc, bố của cậu đã viết một thức thư gửi cậu. Đó là một bức thư thật xúc động! Trong bức thư đó có cả thất vọng, cả trách mắng, cả động viên, hơn hết đó là những tâm sự chứa chan tình cảm của một người bố gửi cho đứa con trai mới chập chững vào đời. Tất cả mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đáng trân quý.

Bài học thứ nhất hẳn thật dễ dàng nhận ra: tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải nâng niu. Trong bức thư, bố En-ri-cô đã thể hiện sự thất vọng, đó “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Hình ảnh En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khiến người bố nhớ lại những vất vả, nhọc nhằn khi người mẹ ấy lo lắng cho En-ri-cô khi cậu ốm nặng, “người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn” . Rõ ràng, người mẹ đó có thể từ bỏ hết tôn nghiêm và tự trọng, sức lực và tính mạng để con mình khỏe mạnh, một người có thể nhận hết mọi điều tồi tệ của để con được bình an. Vậy thì, điều mà mẹ xứng đáng được nhận nhất không phải là sự vô lễ kia. Chúng ta đều hiểu rằng, cho dù mình lớn lên, trưởng thành thì trong lòng cha mẹ, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi và tình yêu thương, sự sinh và cam chịu của mẹ cha thì vẫn thế. “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Trái tim người mẹ là vĩ đại nhất, bao la và rộng lớn nhất. Nếu dùng sự bội bạc để đối đãi sẽ làm cho trái tim đẹp đẽ ấy đau đớn, tổn thương, thế nhưng tình yêu đối với con sẽ không bao giờ thay đổi. Bố En-ri-cô đã nhấn mạnh rằng: Dù con có thành công bao nhiêu, giàu có bao nhiêu nhưng nếu làm mẹ buồn phiền thì cậu sẽ sống không thanh thản, day dứt và cắn rứt. Hơn tất cả, sự kính trọng với cha mẹ- người đã sinh ra và nuôi con trưởng thành chính là món quà đáng trân quý nhất để đền đáp những công ơn mà bố mẹ đã dành cho con.

Trong văn bản “Mẹ tôi”, ta sẽ tự đặt câu hỏi: Tại sao người bố không ngay lập tức thể hiện thái độ trực tiếp với con? Qua đó, người đọc nhận ra sự tinh tế trong việc giáo dục con cái của người bố. Ở đây, sự phẫn nộ của người bố bộc phát tuy kín đáo nhưng rất mạnh mẽ, tâm lý nhưng rất quyết liệt. Có lẽ, chính sự giáo dục đặc biệt này sẽ mang lại hiệu quả hơn cả những lời nạt nộ, răn đe hay đòn roi. Bóng dáng của người bố ấy qua cách dạy con cũng rõ rệt hơn, đó là người tràn ngập tình yêu đối với con nhưng không dung túng cho điều sai trái của con. Bố En-ri-cô lựa chọn phương pháp đánh vào nhận thức để cậu hiểu việc làm sai của mình, tuy cực kỳ bực tức trước thái độ của con nhưng ông vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh giúp con nhận ra và sửa đổi.

Bài học cuối cùng ta mong chờ và nhận ra có lẽ đó sẽ là thái độ của En-ri-cô. Đầu văn bản, người viết chỉ nói “tôi xúc động vô cùng”. Thế nhưng, thông qua sự xúc động đó, người ta thấy được sự ăn năn của En-ri-cô. Người viết không thể hiện một lời xin lỗi nào, nhưng có lẽ sự ân hận của cậu không chỉ qua lời nói mà còn cả hành động với người mẹ kính yêu của mình. Bởi lẽ, ai trong đời cũng phạm phải một sai lầm nào đấy, nhưng, điều cần thiết nhất là nhận ra và sửa lỗi sai đó. Đó không chỉ là bài học của En-ri-cô mà còn là bài học lớn, lan tỏa đến mỗi chúng ta.

“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương”, đó lời từ tâm can người cha gửi đến con, cũng là lời thức tỉnh để mỗi chúng ta nhận ra được giá trị cuộc sống này. Cha mẹ, gia đình chính là điều ta cần gìn giữ và vun đắp vì đó là cội nguồn, là cốt lõi. Gia đình là nơi sinh ra ta hình hài , dưỡng dục ta nên người, cũng chính là nơi để ta trở về sau những va vấp của cuộc đời. Vậy nên, đừng làm gì thương tổn đến thứ tình cảm thiêng liêng đó và hãy trân trọng những gì mà mình đang có!

Văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi đã mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc, đó là những bài học về cuộc đời và cách để trở thành một con người hoàn thiện. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ vai trò của giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển mỗi cá nhân. Một người biết trân trọng nguồn cội, gốc gác, biết ơn người sinh thành thì ắt hẳn sẽ là một con người lương thiện.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-bai-hoc-duoc-rut-ra-tu-van-ban-me-toi-47768n.aspx

Phân Tích Những Bài Học Được Rút Ra Từ Văn Bản Mẹ Tôi Của Nhà Văn A

Văn bản Mẹ tôi không chỉ thể hiện chân thực tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho con mà còn là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với con trẻ. Em hãy phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài học rút ra từ tác phẩm Mẹ tôi 1. Mở bài cho đề phân tích bài học rút ra từ tác phẩm Mẹ tôi

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề: Văn bản “Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn-đơ đô A-mi-xi là một tác phẩm hay và có ý nghĩa đối với việc giáo dục nhận thức con trẻ.

2. Thân bài cho đề phân tích bài học rút ra từ tác phẩm Mẹ tôi

Phân tích những bài học được rút ra:

Bài học về tình cảm gia đình: đọc bức thư của người bố chúng ta cảm nhận được tình cảm gia đình, cảm nhận một cách thấm thía những giá trị về cách ứng xử.

Bài học về cách giáo dục con cái: Lời nhắc nhở của người bố được gửi gắm chỉ qua một bức thư, đó là một cách nhắc nhở thật kín đáo và tế nhị.

Bài học về ý thức tự nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm: Cậu bé En-ri-cô đã vô cùng xúc động và cảm thấy ân hận, chúng ta cũng nên cảm thấy như vậy

3. Kết bài cho đề phân tích bài học rút ra từ tác phẩm Mẹ tôi

Thông điệp ý nghĩa của tác phẩm: Chúng ta có thể thấy được một thông điệp cao cả mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài học rút ra từ tác phẩm Mẹ tôi

Văn bản “Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn-đơ đô A-mi-xi là một tác phẩm hay và có ý nghĩa đối với việc giáo dục nhận thức con trẻ, thông qua tác phẩm, ta có thể rút ra được những bài học quý giá mà tác giả đã cố gắng đề cập tới.

Thư của người bố gửi cho cậu con trai của mình là En-ri-cô là một bức thư tuy ngắn ngủi nhưng lại dạt dào những nỗi niềm và tâm trạng. Bài văn hay chính là đọc bức thư của người bố chúng ta cảm nhận được tình cảm gia đình, cảm nhận một cách thấm thía những giá trị về cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của con cái đối với cha mẹ. Hoàn cảnh bức thư là trong một lần khi cô giáo đến nhà, En-ri-cô khi nói với mẹ đã lỡ thốt ra những lời vô lễ, người cha chứng kiến sự việc đó đã vô cùng tức giận.

Đề cập vào ngay phần đầu bức thư, người bố đã răn đe con trai mình “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”, đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình rất đau buồn, thất vọng “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”, người cha đã thể hiện sự đau đớn, vừa buồn vừa giận, cảm thấy thất vọng vì con đã hành xử không xứng với tình yêu thương mà bố mẹ dành cho con. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh ấy, người cha vẫn giữ được bình tĩnh, nhẹ nhàng răn dạy và chỉ bảo cho con điều hay lẽ phải.

Đề cập tới hình ảnh người mẹ, chính là đại diện cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả, người cha đã khẳng định một chân lí rằng tình mẫu tử, sự gắn bó giữa mẹ và con là vô cùng khăng khít, bền chặt và tồn tại mãi với thời gian, trong mọi hoàn cảnh. Công lao mà cha mẹ sinh thành, nuôi nấng, dưỡng dục, đặc biệt là sự hi sinh của người mẹ vì con không có ngòi bút nào có thể diễn tả hết được. Giọng thư của người bố nhẹ nhàng, sâu lắng, tha thiết mà đi sâu vào cõi lòng người con, thẩm thấu vào từng suy nghĩ còn non xanh, bồng bột kia.

Cậu bé En-ri-cô đã vô cùng xúc động và cảm thấy ân hận, chúng ta cũng nên cảm thấy như vậy, bởi chính trong cuộc sống của chúng ta, chẳng ít thì nhiều chúng ta đều có những sai lầm khiến cha mẹ phiền lòng, buồn giận. Lời nhắc nhở của người bố được gửi gắm chỉ qua một bức thư, đó là một cách nhắc nhở thật kín đáo và tế nhị, giúp cho người mắc lỗi không mất đi lòng tự trọng của mình, đây cũng chính là một trong những bài học ứng xử trong nhà trường và xã hội.

Phần cuối bức thư, người bố khuyên En-ri-cô nên làm những việc thiết thực để cầu xin sự tha thứ từ mẹ, cậu bé đã nhận ra lỗi lầm và quyết định nghe theo lời khuyên của bố. Chúng ta có thể thấy được một thông điệp cao cả mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc mà khi đưa vào đối với người dân Việt Nam ta nó chính là câu tục ngữ: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Theo chúng tôi