Bài Toán Quyết Định Là Gì / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Kế Toán Là Gì? Nghề Kế Toán?

Định nghĩa 1: Trên trang web kiểm toán thì ” Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường; xử lý và cung cấp thông tin hữu ích; cho việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”

Định nghĩa 2: Theo VCCI ” Kế toán là nghệ thuật thu nhận; xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản; và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp; nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội; và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.”

Định nghĩa 3: Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập; xử lý; kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế; tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”

Định nghĩa 4: Trong ” Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản ” của hiệp hội Hoa kỳ; thì “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường; và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá; và các quyết định của người sử dụng thông tin”

Định nghĩa 5: Trong thông báo số 4 của Ủy ban nguyên tắc kế toán Mỹ (APB); thì “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế; chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế”

Định nghĩa 6: Đơn giản Giáo sư tiến sỹ Robert Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nổi tiếng; của trường Đại học Harvard của Mỹ cho rằng “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”

Định nghĩa 7: Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép; phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ; và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính; và trình bày kết quả của nó”

Nghề kế toán là gì và công việc của nghề này là gì?

Kế toán là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu ở các đơn vị tổ chức, các doanh nghiệp. Không chỉ các đơn vị hoạt động vì lợi nhuận như Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay các ngân hàng, …. Mà các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như các đơn vị hành chính sự nghiệp, bênh viện, trường học… Có thể làm một phép tính nhỏ như thế này. Hiên nay trên thị trường có khoảng hơn 500.000 doanh nhiệp, và mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán. Nên công việc cho nghề này là rất rộng lớn.

Để trả lời cho nhà quản lý các câu hỏi như: Tài sản của Doanh nghiệp còn bao nhiêu, sản xuất mặt hàng nào, đơn giá là bao nhiêu, Hoạt động có lãi hay không?… Kế toán sẽ trả lời cho những nhà quản lý các câu hỏi đó thông qua:

-Việc thu nhận: Ghi chép các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh hàng ngày vào chứng từ kế toán

-Việc xử lý: Hệ thống hóa các thông tin trên chứng từ kế toán vào sổ kế toán.

-Việc Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính.

Trên cơ sở đó để những nhà quản lý của đơn vị đưa ra các quyết định, hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp

Chính vì tầm quan quan trọng của nghề như vậy mà những người làm kế toán cần có phẩm chất:

-Trung thực: Cung cấp các thông tin trung thực về tài chính của đơn vị, để đối tượng quan tâm sử dụng thông tin đúng đắn và đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả.

Cũng giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”. Kế toán không trực tiếp hoạt động nhưng có nghĩa vụ cung cấp thông tin đúng đắn về nó.

-Cẩn thận: Nghề này hay tiếp xúc với giấy tờ, sổ sách, và đặc biệt là nhứng con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị. Vị vậy kế toán phải cẩn thận giữ gìn tài liệu cũng như tính toán chính xác các con số, để phản ánh đúng nhất với người sử dụng thông tin.

Ngoài ra thì cần năng động sang tạo, có kiến thức tổng hợp để đánh giá và tham mưu cho nhà quản lý.

Lamketoan.vn chúc bạn thành công!

Quyết Định Ngắn Hạn (Short‑Term Decisions) Trong Kế Toán Là Gì?

Khái niệm

Quyết định ngắn hạn trong tiếng Anh được gọi là Short‑term decisions.

Quyết định ngắn hạn là những quyết định thường liên quan đến một kì kế toán hoặc trong phạm vi thời hạn dưới một năm.

Ra quyết định ngắn hạn đó là chức năng cơ bản của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Đặc điểm của quyết định ngắn hạn

– Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh

Quyết định ngắn hạn thường liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn ngắn, có thể là một tháng, quí, năm hoạt động tùy theo những điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau.

Ví dụ, mua ngoài hay tự sản xuất một chi tiết của sản phẩm hoặc chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt…

Do vậy đặc điểm cơ bản của quyết định ngắn hạn là vốn đầu tư ít so với các quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Chính vì thế vốn đầu tư cho các quyết định ngắn hạn ít bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, như chính sách tiền tệ, thuế, xuất – nhập khẩu. Đồng thời ít bị ảnh hưởng của yếu tố lạm phát nhất là trong giai đoạn các nước đang phát triển.

– Thời gian đầu tư ngắn

Mặt khác thời gian đầu tư vào các phương án của quyết định kinh doanh ngắn hạn thường ngắn, trong phạm vi giới hạn thường dưới một năm.

Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp dễ thay đổi quyết định ngắn hạn nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Quyết định ngắn hạn chủ yếu là quyết định tác nghiệp của các cấp quản lí như mở cửa hàng ở vị trí nào? Giá bán sản phẩm bao nhiêu là phù hợp? Thuê phương tiện vận chuyển nào?…

Các quyết định ngắn hạn thường nhằm mục tiêu khai thác tối đa các yếu tố sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt được lợi nhuận mong muốn.

Giai đoạn ra quyết định ngắn hạn

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định ngắn hạn thường xảy ra ở ba giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất.

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn cung cấp như: Chọn nhà cung cấp nào phù hợp với chất lượng tốt và chi phí thấp, thuê phương tiện nào vận chuyển các yếu tố đầu vào?

Tuyển bao nhiêu lao động với số lượng và chất lượng? Chủng loại nguyên vật liệu được thu mua như thế nào? Chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng với giá giảm trong điều kiện kinh doanh bình thường?…

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn sản xuất như: Sản xuất bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay mua ngoài chi tiết của sản phẩm? Ngừng, thu hẹp hay không kinh doanh một ngành hàng nào đó của doanh nghiệp? Sản xuất sản phẩm với công nghệ hiện đại hay công nghệ thủ công?

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn tiêu thụ như: Tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay bán ngoài chi tiết của sản phẩm?

Có nên quảng cáo cho các sản phẩm không? Chọn những phương thức bán hàng nào phù hợp? Quyết định trong điều kiện doanh nghiệp bị giới hạn bởi các yếu tố sản xuất.

Cây Quyết Định (Decision Tree) Là Gì? Tìm Hiểu Thuật Toán Id3

Cây quyết định là gì?

DT được áp dụng vào cả 2 bài toán: Phân loại ( Classification) và Hồi quy ( Regression). Tuy nhiên bài toán phân loại được sử dụng nhiều hơn.

Có nhiều thuật toán để xây dựng DT, trong bài này ta tìm hiểu một thuật toán nổi tiếng và cơ bản nhất của DT là thuật toán ID3.

Thuật toán ID3

Iterative Dichotomiser 3 (ID3) là thuật toán nổi tiếng để xây dựng Decision Tree, áp dụng cho bài toán Phân loại ( Classification) mà tất các các thuộc tính để ở dạng category.

Để dễ hiểu ta cùng tìm hiểu thuật toán này qua ví dụ.

Ta có tập Training Data như bảng dưới:

Data của ta có 4 thuộc tính: Engine, Type, Color, 4WD. Để tính toán được DT, ta cần phân chia các thuộc tính vào các node đánh giá. Vậy làm sao để biết được thuộc tính nào quan trọng, nên đặt ở gốc, thuộc tính nào ở nhánh…

Trong thuật toán ID3, các thuộc tính được đánh giá dựa trên Hàm số Entropy, hàm số phổ biến trong toán học xác suất.

Hàm số Entropy

Cho một phân phối xác suất của một biến rời rạc $x$ có thể nhận $n$ giá trị khác nhau $x_1, x_2, dots, x_n$. Giả sử rằng xác suất để $x$ nhận các giá trị này là $p_i = p(x = x_i)$

Ký hiệu phân phối này là $mathbf{p} = (p_1, p_2, dots, p_n)$. Entropy của phân phối này là:

$$ H(mathbf{p}) = -sum_{i=1}^n p_i log_2(p_i)quadquad $$

Hàm Entropy được biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:

Từ đồ thị ta thấy, hàm Entropy sẽ đạt giá trị nhỏ nhất nếu có một giá trị $p_i = 1$, đạt giá trị lớn nhất nếu tất cả các $p_i$ bằng nhau. Hàm Entropy càng lớn thì độ ngẫu nhiên của các biến rời rạc càng cao (càng không tinh khiết).

Với cây quyết định, ta cần tạo cây như thế nào để cho ta nhiều thông tin nhất, tức là Entropy là cao nhất.

Information Gain

Bài toán của ta trở thành, tại mỗi tầng của cây, cần chọn thuộc tính nào để độ giảm Entropy là thấp nhất. Người ta có khái niệm Information Gain được tính bằng $$ Gain(S,f) = H(S) – H(f,S) $$ trong đó: $H({S})$ là Entropy tổng của toàn bộ tập data set $S$. $H(f, S)$ là Entropy được tính trên thuộc tính $f$.

Do $H({S})$ là không đổi với mỗi tầng, ta chọn thuộc tính $f$ có Entropy nhỏ nhất để thu được $Gain(S,f)$ lớn nhất.

Tính Entropy của các thuộc tính Xét thuộc tính Engine

Thuộc tính này có thể nhận 1 trong 2 giá trị 1000cc, 2000cc, tương ứng với 2 child node. Gọi tập hợp các điểm trong mỗi child node này lần lượt là $S_1$, $S_2$.

Sắp xếp lại theo thuộc tính Engine ta có 2 bảng nhỏ.

Engine 1000cc ($S_1$)

Engine 2000cc ($S_2$)

Child node ứng với Engine 1000cc sẽ có Entropy = 0 do tất cả các giá trị đều là Yes. Ta chỉ việc tính Entropy với Engine 2000cc. Sau đó tính Entropy trung bình. Cụ thể như sau:

$$ begin{aligned} H(S_1) &=& 0 cr H(S_2) &=& -frac{2}{4}mathcal{log}_2left(frac{2}{4}right) – frac{2}{4}mathcal{log}_2left(frac{2}{4}right) = 1 cr H({engine}, S) &=& frac{4}{8}H(S_1) + frac{4}{8}H(S_2) = 0.5 end{aligned} $$

Xét thuộc tính Type

Thuộc tính này có thể nhận 1 trong 3 giá trị SUV, Senda, Sport tương ứng với 3 child node. Gọi tập hợp các điểm trong mỗi child node này lần lượt là $S_u$, $S_e$, $S_p$.

Sắp xếp lại theo thuộc tính Type ta có 3 bảng nhỏ.

Type SUV ($S_u$)

Type Sedan ($S_e$)

Type Sport ($S_p$)

Tương tự, ta lần lượt tính Entropy như bên dưới:

$$ begin{aligned} H(S_u) &=& 0 cr H(S_e) &=& -frac{2}{3}mathcal{log}_2left(frac{2}{3}right) – frac{1}{3}mathcal{log}_2left(frac{1}{3}right) approx 0.918 cr H(S_p) &=& -frac{1}{2}mathcal{log}_2left(frac{1}{2}right) – frac{1}{2}mathcal{log}_2left(frac{1}{2}right) = 1 cr H({type}, S) &=& frac{3}{8}H(S_u) + frac{3}{8}H(S_e) + frac{2}{8}H(S_p) approx 0.594 end{aligned} $$

Xét thuộc tính Color

Thuộc tính này có thể nhận 1 trong 2 giá trị Silver, Blue tương ứng với 2 child node. Gọi tập hợp các điểm trong mỗi child node này lần lượt là $S_s$, $S_b$.

Sắp xếp lại theo thuộc tính Color ta có 2 bảng nhỏ.

Color Silver ($S_s$)

Color Blue ($S_b$)

Dễ thấy, 2 giá trị Silver và Blue đều có tỉ lệ Yes, No như nhau là 3⁄ 4 và 1⁄ 4. Do đó ta tính luôn Entropy trung bình:

$$ begin{aligned} H({color}, S) &=& -frac{3}{4}mathcal{log}_2left(frac{3}{4}right) – frac{1}{4}mathcal{log}_2left(frac{1}{4}right) approx 0.811 end{aligned} $$

Xét thuộc tính 4WD

Thuộc tính này có thể nhận 1 trong 2 giá trị Yes, No tương ứng với 2 child node. Gọi tập hợp các điểm trong mỗi child node này lần lượt là $S_y$, $S_n$.

Sắp xếp lại theo thuộc tính 4WD ta có 2 bảng nhỏ.

4WD Yes ($S_y$)

4WD No ($S_n$)

Tương tự Color, ta tính Entropy trung bình:

$$ begin{aligned} H({4wd}, S) &=& -frac{3}{4}mathcal{log}_2left(frac{3}{4}right) – frac{1}{4}mathcal{log}_2left(frac{1}{4}right) approx 0.811 end{aligned} $$

Chọn thuộc tính có Entropy nhỏ nhất

Sau khi tính Entropy trung bình của 4 thuộc tính ta thu được: $H({engine}, S) = 0.5$ $H({type}, S) approx 0.594$ $H({color}, S) approx 0.811$ $H({4wd}, S) approx 0.811$

Thuộc tính Engine có giá trị Entropy nhỏ nhất nên ta chọn là node đánh giá đầu tiên. Với Engine 1000cc, tất cả các data đều có giá trị Yes, vì vậy ta thu được node là Yes ở nhánh 1000cc. Ta tiếp tục tính cho nhánh Engine 2000cc với tập data nhỏ hơn là

Tương tự ta lần lượt tính Entropy cho 3 thuộc tính là: Type, Color, 4WD

Với thuộc tính Type: $$ begin{aligned} H(S_u) &=& 0 cr H(S_e) &=& 0 cr H(S_p) &=& -frac{1}{2}mathcal{log}_2left(frac{1}{2}right) – frac{1}{2}mathcal{log}_2left(frac{1}{2}right) = 1 cr H({type}, S) &=& frac{1}{4}H(S_u) + frac{1}{4}H(S_e) + frac{2}{4}H(S_p) = 0.5 end{aligned} $$

Với thuộc tính Color: Do 2 giá trị Silver và Blue có cùng tỉ lệ Yes, No là 1⁄ 2 và 1⁄ 2. $$ begin{aligned} H({color}, S) &=& -frac{1}{2}mathcal{log}_2left(frac{1}{2}right) – frac{1}{2}mathcal{log}_2left(frac{1}{2}right) = 1 end{aligned} $$

Với thuộc tính 4WD: $$ begin{aligned} H(S_y) &=& -frac{2}{3}mathcal{log}_2left(frac{2}{3}right) – frac{1}{3}mathcal{log}_2left(frac{1}{3}right) approx 0.918 cr H(S_n) &=& 0 cr H({4wd}, S) &=& frac{3}{4}H(S_y) + frac{1}{4}H(S_n) approx 0.688 end{aligned} $$

Vậy ta chọn Type là node đánh giá tiếp theo.

Với trường hợp Type là SUV hoặc Sedan, ta có ngay node lá vì chỉ có một kết quả. Với trường hợp Type là Sport, do thuộc tính Color là giống nhau với tất cả data, ta chọn node đánh giá tiếp theo là 4WD.

Kết quả

Ta thu được Decision Tree như hình bên dưới.

Kiểm tra (Validation)

Ta sẽ tiến hành kiểm tra mô hình DT ta vừa tạo được bằng tập Test Data như bên dưới:

Ta có bảng mapping đánh giá kết quả như sau:

Dựa vào DT ta vừa tạo được, ta tiến hành đánh giá như sau:

Các thông số áp dụng để đánh giá được tính như sau: $$ begin{aligned} Accuracy &=& frac{TP+TN}{TP+FP+TN+FN} = 0.5 cr Recall &=& frac{TP}{TP+FN} = 0.5 cr Precision &=& frac{TP}{TP+FP} = 1 cr F-Measure &=& frac{2 times Recall times Precision}{Recall + Precision} approx 0.667 end{aligned} $$

Nhìn chung Decision Tree tìm được có độ chính xác không cao khi chạy thử với Test Data. Nguyên nhân chính có lẽ là do tập Training Data quá ít.

Kiểm Toán Độc Lập Là Gì?

Kiểm toán độc lập là gì?

“1.Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Cụ thể các loại kiểm toán độc lập như sau:

9. Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

10. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

11. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.”

Đối tượng bắt buộc phải được kiểm toán độc lập? Báo cáo hợp nhất và báo cáo tổng hợp có bắt buộc phải kiểm toán?

Điều 15, Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định:

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

Kiểm toán độc lập có thể đem lại những lợi ích gì?

Đối với doanh nghiệp được kiểm toán độc lập:

Bên cạnh bảo đảm tính tuân thủ (đối với các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập như trình bày ở trên), việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập còn đem lại các lợi ích quan trọng khác cho doanh nghiệp như sau:

Các báo cáo được gửi đi, nếu được kiểm toán độc lập, sẽ là một trong những công cụ hiệu quả trong việc tạo được sự tin cậy cao từ các ngân hàng, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư, và đối tác kinh doanh về tính minh bạch của số liệu và hiệu quả của hoạt động trị doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong các giao dịch kinh tế và đàm phán kinh doanh. Những doanh nghiệp thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm trong nhiều năm thường sẽ có độ tin cậy cao hơn các doanh nghiệp chỉ thực hiện kiểm toán khi được bên nào đó yêu cầu.

Dưới góc độ quản trị rủi ro, kiểm toán độc lập có thể được sử dụng như là một hàng rào bảo vệ của hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp, giúp góp phần giảm thiểu các rủi ro trọng yếu cho doanh nghiệp xuống mức chấp nhận được.

Đối với những bên sử dụng báo cáo đã được kiểm toán:

Đối với nền kinh tế nói chung:

Kiểm toán độc lập giúp nâng cao mức độ tin cậy và minh bạch của thông tin và dữ liệu của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ và số lượng giao dịch được thực hiện trong nền kinh tế. Nếu không có hoạt động kiểm toán độc lập hoặc chất lượng kiểm toán độc lập không được đảm bảo thì rủi ro xẩy các sai sót và gian lận trọng yếu trong các giao dịch kinh tế sẽ ở mức rất cao và niềm tin của các nhà đầu tư và thị trường sẽ ở mức rất thấp, do đó sẽ gây ra nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.

Kế Toán Tiếng Anh Là Gì?

Kế toán là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp. Vậy kế toán tiếng Anh là gì? bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.

Kế toán là việc thực hiện thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp những thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động.

Người làm công việc kế toán chính là người thực hiện việc ghi chép lại những giao dịch tài chính và lưu trữ, sắp xếp, tóm tắt, trình bày kết quả trong các báo cáo và phân tích khác nhau.

Kế toán hiện nay được chia thành nhiều hình thức khác nhau như kế toán tài chính, kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán dự án, kế toán công…mỗi hình thức này sẽ đảm nhiệm một chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong doanh nghiệp.

Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp như ghi chép rõ ràng các thông tin tài chính của doanh nghiệp và hệ thống theo dõi tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho người điều hành doanh nghiệp có hồ sơ tài chính đáng tin cậy và chính xác.

Thông qua những thông tin của kế toán thì có thể tóm tắt để lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp một cách tổng quan nhất về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó sẽ đánh giá được hiệu quả và vị trí của doanh nghiệp để có hướng đầu tư và phát triển.

Kế toán tiếng Anh là Accountant.

Kế toán tiếng Anh được định nghĩa như sau: Accounting is the collection, processing, inspection, analysis and provision of economic and financial information in the form of value, kind, and working time.

An accountant is a person who records financial transactions and stores, organizes, summarizes, and presents results in various reports and analyzes.

Current accounting is divided into many different forms such as financial accounting, tax accounting, internal accounting, project accounting, public accounting … each of these forms will undertake a different function and task. each other in business.

Accounting is very important for businesses such as clearly recording the financial information of the business and the financial monitoring system of the business. In addition, accountants also have an important role to play in ensuring that the business operator has reliable and accurate financial records.

Through the accounting information, it is possible to summarize to prepare the financial statements for the enterprise in an overview of the financial activities of the business in a certain period of time. From there, the efficiency and position of the business will be assessed for direction of investment and development.

Trong phần nội dung trên đã đưa ra khái niệm kế toán tiếng Anh là gì? nội dung sau đây sẽ đưa ra một số cụm từ sử dụng kế toán trong tiếng Anh.

– Accountant (Chuyên viên kế toán);

– Accounting services (Dịch vụ kế toán);

– The work that the accountant must do (Những công việc mà kế toán phải làm);

– Accounting ( Hạch toán kế toán);

– Accounting classification in businesses (Phân loại kế toán trong doanh nghiệp);

– Accounting books (Sổ sách kế toán).

Một số đoạn văn sử dụng kế toán trong tiếng Anh

– Tax accounting ensures business compliance with current tax laws, assists enterprises in declaring tax information. Kế toán thuế đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin thuế.)

– An account manager is responsible for the company’s accounting activities, including its maintenance, financial reporting and financial expenses. (Người quản lý kế toán chịu trách nhiệm về những hoạt động kế toán của doanh nghiệp bao gồm cả việc duy trì, báo cáo tài chính và chi phí tài chính của doanh nghiệp).

– Project accounting is a key component in project management focusing primarily on securing financial success for corporate projects such as new product launches. (Kế toán dự án là một thành phần quan trọng trong quản lý dự án tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo thành công tài chính cho những dự án của công ty như ra mắt sản phẩm mới).

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”