Các Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự, Quyết Định Hủy Bỏ Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

1. Khái niệm quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là sự khẳng định thái độ của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ pháp lý xác đáng, quyết định không triển khai hoặc chấm dứt mọi hoạt động và huỷ bỏ mọi hình thức phản ánh mang tính chất tố tụng hình sự đối với một sự kiện, vấn đề hay những mức thông tin cụ thể mà trước đó bị nghi là có dấu hiệu tội phạm.

– Pháp luật quy định khi có một trong những căn cứ ghi ở Điều 157 tức là khi có một trong bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác), thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự có thể chuyển thành các trường hợp: xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác như hành chính, kỷ luật, dân sự hoặc không có hình thức xử lý nào và các biện pháp khác (hoà giải ở cơ sở…).

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự được áp đụng cho một trong hai trường hợp: quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Dù trường hợp nào, thì hành vi tố tụng của người quyết định không khởi tố vụ án hình sự cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục, hình thức văn bản, nội dung và thẩm quyền người ký. Căn cứ vào nội dung của Điều luật, thì cần hiểu rằng: cơ quan có quyền khởi tố, người có quyền khởi tố vụ án hình sự thì cũng là cơ quan, người có quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 điều này và những quy định tại Khoản 1 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:

– Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tô vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

– Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp

– Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tô’ giác, người bị tạm giữ cư trú.

Thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án (khoản 2, khoản 3, Điều 36, Bộ luật tố tụng hình sự) thực hiện.

– Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp phù hợp các chủ thể này đã khởi tố vụ án hình sự theo qui định tại Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án sau khi huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Hội đồng xét xử ra quyết định không khởi tố vụ án nếu Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án trong quá trình xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới.

Trong những trường hợp này, cơ quan đã khởi tố và người có thẩm quyền khởi tố phải huỷ bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết rõ lí do huỷ bỏ quyết định khởi tố. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khoản 2 của điều luật qui định việc khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Người có quyền khiếu nại là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm.

Điều luật quy định, nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết, có nghĩa là nếu sự vụ không cho phép khởi tố vụ án hình sự và cơ quan, đơn vị, người có quyền khởi tố thấy rằng có dấu hiệu của vi phạm pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật hình sự, hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà xét cần xử lí bằng các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm giữ nghiêm pháp chế thì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết. Cơ quan, tổ chức hữu quan nói trong điều luật là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định các hình thức xử lý hành chính, vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác đối với người có hành vi vi phạm.

Trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải nêu rõ lí do không khởi tố hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Hủy Hàng Chục Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Tiếp tục phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 11-9, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trình bày báo cáo tóm tắt về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2019.

Viện trưởng VKSND Tối cao nhận định: “Năm 2019, tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số nội dung khiếu nại, tố cáo mới gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài nhiều năm có phần gia tăng. Nhiều vụ việc đã được các cơ quan giải quyết hết thẩm quyền, đúng pháp luật nhưng công dân không đồng ý, vẫn tiếp tục yêu cầu giải quyết”.

Ông Trí còn cho hay thời gian gần đây, một số trường hợp gửi đơn tố giác đến CQĐT VKSND Tối cao về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, ra bản án trái pháp luật… nhưng thực chất nội dung đơn là khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

“Khi CQĐT VKSND Tối cao chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì công dân không đồng ý và yêu cầu phải xử lý theo tội danh đã tố giác, dẫn đến vụ việc trở thành khiếu nại gay gắt, kéo dài” – ông Trí cho hay.

Sau khi lướt qua số lượng công dân và đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị mà VKSND các cấp đã tiếp, tiếp nhận, ông Trí đề cập đến một số kết quả về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Theo đó, dù số đơn và vụ việc có giảm nhưng tính chất của các đơn, vụ việc vẫn là khiếu nại về quyết định của thủ trưởng CQĐT và VKSND trong tố tụng hình sự. “Qua giải quyết khiếu nại, VKSND đã hủy sáu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm để yêu cầu giải quyết lại tố giác tội phạm” – ông Trí cho hay.

Về kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại, ông Trí cho hay: “VKSND, VKSND Tối cao và VKSND cấp tỉnh thụ lý kiểm tra 146 vụ, việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự có hiệu lực pháp luật; đã kết luận kiểm tra 130 vụ việc. Qua đó, hủy 11 quyết định không khởi tố vụ án hình sự để giải quyết lại tin báo, tố giác tội phạm vì thiếu căn cứ” – ông Trí cho hay.

Báo cáo của VKSND Tối cao cũng cho hay một số trường hợp khiếu nại không có cơ sở nhưng quá trình giải quyết, cơ quan có thẩm quyền chưa phân tích rõ căn cứ bác đơn dẫn đến khiếu kiện kéo dài nhiều năm. Khi kiểm tra, VKSND cấp trên xem xét toàn diện tài liệu, chứng cứ, tiến hành đối thoại với công dân, phân tích, ban hành kết luận có cơ sở. Từ đó đương sự chấp nhận kết quả xem xét, giải quyết, không tiếp tục khiếu nại.

Đề cập đến một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, ông Trí nói đến việc chưa đảm bảo thời hạn hoặc chưa thu thập, phân tích đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết, dẫn đến VKSND cấp trên phải hủy để giải quyết lại. Công tác kiểm sát chưa hiệu quả.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế được VKSND Tối cao quy về việc BLTTHS quy định thời hạn giải quyết khiếu nại rất ngắn, áp lực chuyên môn khiến nhiều đơn vị kiểm sát chưa thực hiện tốt nhiệm vụ và việc chỉ đạo, công tác nhân sự cũng có nhiều hạn chế.

Trong hai khó khăn, vướng mắc, ông Trí đề cập đến việc một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo hoặc do nhận thức pháp luật hạn chế nên liên tục gửi đơn và trực tiếp đến địa điểm tiếp công dân của VKSND Tối cao và một số VKSND tỉnh, TP lớn. “Không ít trường hợp do không được đáp ứng yêu cầu đã có hành vi quá khích, quay video, chụp ảnh… nhưng pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử lý những trường hợp này, vì vậy công tác tiếp công dân, xử lý đơn của VKSND các cấp gặp khó khăn” – ông Trí cho hay.

Các giải pháp mà VKSND Tối cao đề ra vẫn là tiếp tục chỉ đạo tăng cường trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm sát trực tiếp, kiện toàn biên chế, tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức.

Báo cáo của VKSND Tối cao kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát, kiến nghị Đảng, Nhà nước tăng cường nguồn lực cho ngành kiểm sát, trong đó có chính sách đãi ngộ cho những đơn vị, cán bộ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Công An Huyện Đã Hủy Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Công an huyện đã hủy quyết định

Công an huyện đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự

BT- Vào năm 2018, ông Hà Minh Thành, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã điều khiển xe ô tô biển số 51C-873.51 của Công ty TNHH DVVT XNK Bảo Thiên Phúc tại TP. Hồ Chí Minh theo hướng từ Khánh Hòa vào TP. Hồ Chí Minh. Khi xe lưu thông đến Km 1690 + 200 m, quốc lộ 1A thuộc thôn 4, xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, ông Thành đã điều khiển xe chạy ở làn đường giữa, với tốc độ từ 45 – 48 km/giờ. Cùng thời điểm này có ông Lê Thành Năm, xã Thuận Hòa điều khiển xe mô tô 86 H2-4570 chở vợ phía sau là bà Bùi Thị Tư theo hướng Phan Thiết – Phan Rang thiếu quan sát xe chạy ngược chiều đã rẽ trái chuyển hướng qua đường. Lúc ông Năm điều khiển xe mô tô chuyển hướng chạy vào làn đường nơi xe ô tô biển số 51C-873.51 đang lưu thông, với khoảng cách của 2 xe chừng 25 – 30 m, ông Thành xử lý đạp phanh nhưng không kịp dẫn đến xe ô tô 51 C-873.51 va chạm vào xe mô tô 86 H2-4570 xảy ra tai nạn. Hậu quả ông Năm, bà Tư bị thương nặng đưa đi cấp cứu, nhưng ông Năm chết trên đường đi cấp cứu, còn bà Tư chết tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận.

Sau khi tai nạn xảy ra, Công an huyện đã tiến hành xác minh đo đạc hiện trường, tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe. Viện Kiểm sát nhân dân huyện và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã tổ chức cuộc họp thống nhất nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông tại Km 1690 + 200 m quốc lộ 1A thuộc thôn 4, xã Hàm Đức là do lỗi hỗn hợp. Trong đó nguyên nhân chính là do ông Năm điều khiển xe mô tô chở vợ phía sau là bà Tư khi qua đường thiếu chú ý quan sát, không nhường đường cho xe ô tô đi ngược chiều, nên đã vi phạm theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật Giao thông đường bộ. Đối với ông Thành điều khiển xe ô tô không chú ý giảm tốc độ khi lưu thông vào đoạn đường có biển cảnh báo nguy hiểm là vi phạm theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư số 91/TT-BGTVT, ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải, nhưng không phải nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã ra Quyết định số 65 không khởi tố vụ án hình sự vụ tai nạn giao thông đường bộ. Gia đình ông Năm đã làm đơn khiếu nại gửi các ngành chức năng.

Qua rà soát, xem xét hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã có văn bản đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân huyện hủy Quyết định số 65 không khởi tố vụ án hình sự, với lý do qua nghiên cứu hồ sơ vụ tai nạn giao thông nhận thấy nguyên nhân gây ra tai nạn là do lỗi hỗn hợp của ông Thành và ông Năm. Trong đó ông Năm là người điều khiển xe mô tô 86 H2-4570 chuyển hướng rẽ trái nhưng không quan sát xe chạy ngược chiều và không đảm bảo an toàn, nên vi phạm tại khoản 2, Điều 15, Luật Giao thông đường bộ, nhưng ông Năm đã chết. Ông Thành là người điều khiển xe ô tô 51 C-873.51 thiếu chú ý quan sát khi đi đến ngã ba đoạn đường có biển cảnh báo nguy hiểm, nhưng ông Thành không giảm tốc độ đến mức an toàn mà vẫn điều khiển xe với tốc độ từ 45 – 48 km/giờ. Bởi vậy khi phát hiện thấy xe mô tô của ông Năm rẽ trái qua đến làn đường giữa bên phải thì ông Thành không kịp lách tránh hoặc dừng lại dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông. Hành vi của ông Thành đã phạm vào khoản 1, Điều 5, Thông tư số 91, ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải. Hậu quả vụ tai nạn đã làm 2 người chết, nên cần phải khởi tố về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 16/4/2019, Viện Kiểm sát nhân dân huyện đã có văn bản yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện hủy Quyết định số 65 không khởi tố vụ án hình sự vụ tai nạn giao thông. Ngày 8/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã ra quyết định hủy Quyết định số 65 không khởi tố vụ án hình sự và ra Quyết định số 57 khởi tố vụ án hình sự vụ tai nạn giao thông đường bộ. Đến ngày 30/10/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã ra quyết định khởi tố bị can Hà Minh Thành về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Nhưng bị can Hà Minh Thành đã bỏ trốn, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã ra quyết định truy nã và khi nào bắt được bị can Thành sẽ đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khánh Huyền

Những Căn Cứ Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự?

1. Khái niệm căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

– Những quy định trong Điều 157 là sự kết hợp các quy phạm của Bộ luật hình sự quy định các trường hợp không phải là tội phạm với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về những yếu tố loại trừ căn cứ khởi tố vụ án. Những quy định này là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Theo Điều luật quy định, khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự thì không được khởi tố vụ án hình sự mà cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

– Điều luật quy định bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Một trong bảy căn cứ đó là độc lập và chỉ cần có một trong bảy căn cứ đó, cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Bảy căn cứ đó là:

+ Không có sự việc phạm tội.

+ Hành vi không cấu thành tội phạm.

Trường hợp này được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật hình sự. Về mặt hình thức có thể có những hành vi có một số dấu hiệu giống như tội phạm, thậm chí có một số dấu hiệu đã được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó trong Bộ luật hình sự, nhưng không đầy đủ. Để xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa học… thì không thể bị khởi tố về hình sự.

Tóm lại, khi mà hành vi hoặc là không có lỗi, hoặc là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội không đáng kể; hoặc là hành vi được thực hiện không phải bởi những chủ thể mà Bộ luật hình sự quy định có thể là chủ thể của tội phạm đó, hoặc đã có những tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, thì có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người là căn cứ quan trọng để khởi tố về hình sự đối với hành vi của họ và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự được hiểu chính xác là chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những loại tội phạm cụ thể.

Theo quy định tại Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 12 của Bộ luật hình sự hiện hành, khi hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa đủ 14 tuổi thực hiện là có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Cũng theo quy định tại các điều luật vừa nêu, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa đủ 16 tuổi thực hiện mà hành vi đó không phải là tội phạm rất nghiêm trọng, tức là chưa đến mức gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với hành vi phạm tội ấy là đến mười lăm năm tù, thì cho dù hành vi đó có được thực hiện một cách cô ý, cũng có căn cứ đê không khởi tố vụ án hình sự.

Người chưa đủ 16 tuổi, có hành vi gây nguy hại rất lớn cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với hành vi phạm tội ấy là đến mười lăm năm tù, nhưng đó là hành vi được thực hiện một cách vô ý, thì cũng có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

Tuổi của người chịu trách nhiệm hình sự được khẳng định trên cơ sở giấy khai sinh (bản gốc), sổ đăng ký khai sinh và các bằng chứng xác thực khác. Các giấy tờ phản ánh ngày sinh của người đang bị xem xét vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự phải đủ độ tin cậy. Nếu có nghi ngờ thì phải trưng cầu giám định về tuổi.

+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật.

Hành vi phạm tội của một người sau khi đã có bản án có hiệu lưc của Toà án tức là đã được phán quyết. Khi hành vi của một người đã được Toà án nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công lý về vấn đề và sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã được xác lập. Đó là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

Quyết định đình chỉ vụ án có thể là văn bản của Viện kiểm sát hoặc Toà án nhằm chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự.

Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Viện kiểm sát phải quyết định việc đình chỉ vụ án khi có đủ căn cứ luật định và quyết định đó có hiệu lực pháp luật ngay (Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự). Trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, thực tế có thể có nhận thức khác nhau từ phía các cơ quan có thẩm quyền tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đối với sự kiện pháp lý đã diễn ra. Tuy nhiên, Viện kiểm sát là cơ quan thay mặt Nhà nước, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và theo quy định của pháp luật, quyết định đúng thẩm quyền của Viện Kiểm sát đình chỉ đối với những hành vi áp dụng pháp luật của pháp nhân và thể nhân nào đó phải được thi hành nghiêm chỉnh. Quyết định của Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất được quyền ra bản án, nhân danh Nhà nước để quyết định bị cáo có phạm tội hay không, bị áp dụng hình phạt hay không, hình phạt gì và các biện pháp tư pháp. Thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc qua xét xử sơ thẩm mà Toà án đi đến quyết định đình chỉ vụ án đối với hành vi nào đó hoặc với những người nào đó (Điều 281 và 282, Bộ luật tố tụng hình sự) thì dù các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có nhất trí hay không và có phát hiện những tình tiết mới nào đó thì cũng phải thi hành. Và đó là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, thực tế có thể xảy ra những trường hợp mà người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có thể phát sinh những sự đánh giá nào đó về chính hành vi đã được xét xử, cả những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng tuyệt nhiên, điều đó không thể là căn cứ để phát sinh bất cứ những quan hệ tô’ tụng hình sự nào. Trường hợp khác, người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, do di trú đi nơi khác, sau thời gian dài, bị lãng quên, khi người này xuất hiện trở lại, có những người do nhầm lẫn mà tố giác họ về hành vi phạm tội trong quá khứ, thậm chí có thể nêu ra những tình tiết mới về hành vi đã được xét xử (mà không phải là một tội phạm khác) thì bản án đã có hiệu lực pháp luật chính là căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Theo khoản 1, Điều 255, Bộ luật tố tụng hình sự, những bản án và quyết định đã có hiêu lực pháp luật, bao gồm: những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Ngoài những bản án, quyết định của Tòa phúc thẩm, hay Tòa Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có hiệu lực ngay, thì sau 15 ngày kể từ ngày Tòa sơ thẩm quyết định hoặc tuyên án, hoặc từ ngày bị cáo được giao bản án sơ thẩm, hoặc bản án sơ thẩm được niêm yết mà các chủ thể có quyền kháng cáo (quy định tại các khoản 1, 2, 6, Điều 331, Bộ luật tố tụng hình sự) không có kháng cáo, hoặc Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày từ ngày tuyên án không kháng nghị, thì bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Những quy định vừa nêu là nhằm tránh tình trạng một hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều lần, hoặc việc truy cứu không đủ căn cứ pháp lý dẫn đến những vi phạm quyền con người, quyền công dân, thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Điểm này hoàn toàn phù hợp và nhằm thực hiện quy định tại Điều 19, Bộ luật hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định hiện hành thì những người có hành vi phạm tội nhưng đã qua những thời hạn nhất định nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải do người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được hiểu là thời hạn mà quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội cụ thể của người đó còn hiệu lực áp dụng. Thời hạn đó được tính từ ngày phạm tội.

Theo quy định tại Điều 19, Bộ luật hình sự 2015 thì không truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với những trường hợp hành vi phạm tội đã chấm dứt ở thời điểm mà thời gian trôi qua đã là:

– Năm năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

– Mười năm đối với tội nghiêm trọng;

– Mười lăm năm đối với các tội rất nghiêm trọng;

– Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, luật quy định, nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu; thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Đồng thời, nếu trong thời hạn đó, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 1 năm trở lên thì thời gian đã qua không được tính thời hiệu và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Bộ luật hình sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Do vậy, căn cứ không khởi tố vụ án hình sự vì “đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” không áp dụng đối với với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

+ Tội phạm được đại xá.

Đối với những tội phạm được đại xá thì không được khởi tố vụ án hình sự. Đại xá đối với những tội phạm nhất định là quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hình thức và mức độ đại xá được nêu rõ trong văn bản về đại xá. Trong văn bản đại xá có thể công bố vô tội, phóng thích hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với một loại, hoặc một số loại can phạm nào đó. Có căn cứ để không khởi tố vụ án đối với những hành vi phạm tội được nêu trọng văn bản đại xá, kê cả những hành vi đã xảy ra trước khi văn bản đại xá được ban hành. Những vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố hay đang xét xử đều được đình chỉ.

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Việc khởi tố vụ án sẽ dẫn đến khởi tố bị can, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt sẽ được áp dụng đối với người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ. Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, thì có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, bởi việc khởi tố đã không cần thiết nữa.

– cĐiều luật không quy định riêng trường hợp: không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại là một căn cứ độc lập không được khởi tố vụ án hình sự.

Bởi vì, trong trường hợp có căn cứ như quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự (chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất), thì điều đó cũng được hiểu là nhà làm luật đặt ra đối với trường hợp này phải có đến hai điều kiện mới được khởi tố, chứ không phải quy định có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Bản chất của quy định này là khi có yêu cầu của người bị hại thì đủ căn cứ. Như vậy, bản thân hành vi phạm các tội nói ở khoản 1 Điều 155 đã là căn cứ để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét việc khởi tố, chứ không phải là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, luật quy định điều đó chưa đủ mà cần có thêm yếu tố người bị hại yêu cầu khởi tố.

Hoặc trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Nhưng điểm này đã được quy định trong khoản 4, của Điều 157 này (người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật).

Trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Trong trường hợp đó không có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

Như vậy, đối với những trường hợp chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thì không thể coi là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀITƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi