Nhà quản trị là gì? Cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức
Tầm hạn quản trị là gì? Đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng
Quyết định quản trị là gì?
Quyết định quản trị chính là hành vi sáng tạo của những nhà quản trị trong doanh nghiệp, giúp định ra các mục tiêu, chương trình hoạt động và tính chất của doanh nghiệp đó để có thể giải quyết được những vấn đề đã chín mùi dựa vào cơ sở vận dụng quy luật vận động khách quan trong sản xuất – kinh doanh và dựa vào việc phân tích những thông tin về hiện trạng của tổ chức và thị trường.
Đôi khi, quyết định quản trị sẽ được thực hiện một cách nhanh gọn, ít đòi hỏi về thời gian cũng như sự nỗ lực. Tuy nhiên đối với các quyết định quan trọng mang tính chất ảnh hưởng tới doanh nghiệp lâu dài, đòi hỏi người ra quyết định phải mất nhiều thời gian, công sức.
Quy trình ra quyết định là một hoạt động quan trọng của quản trị. Nó mang tính chất đúng đắn hoặc là không đúng đắn trong toàn bộ hoạt động của cả một hệ thống. Thông thường quyết định quản trị sẽ có mối quan hệ mật thiết đối với vai trò của các nhà quản trị và uy tín của hệ thống thực hiện quyết định đó.
Phân loại quyết định quản trị
Dựa vào tính chất của vấn đề ra quyết định
Khi đó sẽ bao gồm 3 loại quyết định quản trị. Cụ thể như:
Quyết định quản trị chiến lược: Đây chính là các quyết định đưa ra nhằm xác định về phương hướng hoạt động trong doanh nghiệp, thường được đưa ra bởi các nhà quản trị cấp cao.
Quyết định quản trị chiến thuật: Quyết định này được các nhà quản trị cấp cao đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng và bao quát về lĩnh vực hoạt động.
Quyết định quản trị ngắn hạn: Quyết định được đưa ra ngay lập tức và nhanh chóng, thường là các quyết định có tính chất chuyên môn dành cho những hoạt động nghiệp vụ.
Quyết định quản trị dài hạn: Các quyết định sẽ được đề xuất ra trước tuy nhiên lại không được tiến hành tức thì. Quyết định này cần phải có thời gian để chuẩn bị các tư trang đáp ứng cho những hoạt động có thể sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới.
Quyết định trung hạn: Đối với quyết định này thời gian tiến hành sẽ ngắn hơn so với quyết định quản trị dài hạn. Tuy nhiên nó cũng không nhanh chóng, tức thì mà cần chờ đợi một thời gian tương đối dài.
Quyết định quản trị tác nghiệp: Đây là quyết định được các nhà quản trị cấp thấp đề ra nhằm giải quyết vấn đề mang tính chất nghiệp vụ đối với những bộ phận trong doanh nghiệp.
Quyết định toàn cục: Quyết định đưa ra ảnh hưởng tới công việc của toàn bộ các nhân viên có trong các bộ phận khác nhau. Quyết định toàn cục thường gắn liền với mục tiêu phát triển trong doanh nghiệp.
Quyết định về kiểm tra: Là các quyết định về đánh giá kết quả, tìm hiểu những nguyên nhân hoặc các biện pháp giúp điều chỉnh về hoạt động.
Quyết định về vấn đề tổ chức: Quyết định đưa ra nhằm xây dựng về cơ cấu của các tổ chức hoặc ảnh hưởng tới vấn đề nhân sự.
Quyết định kế hoạch: Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một bản kế hoạch đảm bảo phương án phù hợp đối với các vấn đề xảy ra.
Dựa vào phạm vi thực hiện
Dựa vào chức năng quản trị
Quyết định cần phải đảm bảo với đường lối phát triển của đất nước nói chung và chính sách phát triển của các doanh nghiệp nói riêng.
Đảm bảo về tính khoa học: Mang tới độ chính xác cao và có tính thuyết phục. Quyết định được đưa ra sẽ dựa vào các quy luật khách quan và có độ tin cậy.
Đảm bảo được tính hiện thực sao cho phù hợp với tình hình của thị trường, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp và đảm bảo được nguyện vọng của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Phải có mục đích và đưa ra quyết định cụ thể.
Đảm bảo được tính tiết kiệm, tối ưu và đồng bộ nhất.
Phải đảm bảo về vấn đề an toàn cho kinh tế và đáp ứng được các tình huống xảy ra.
Phù hợp với luật pháp.
Các nguyên tắc và yêu cầu đối với các quyết định quản trị
Khi đưa ra các quyết định quản trị cần phải đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản như sau:
Quyết định quản trị cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc.
Quyết định quản trị cần phải đảm bảo được tính đồng bộ, tính rõ ràng của những thuật ngữ quan trọng. Dựa vào các định nghĩa mang tính chất thống nhất, có sự logic, cô đọng, dễ hiểu về nội dung của các quyết định.
Quy trình ra quyết định quản trị trong doanh nghiệp
Bước 1: Nhận biết được vấn đề cần ra quyết định
Phản ánh về sự góp ý các phương án đối với việc tiến hành mục tiêu quyết định.
Tính toán chỉ tiêu sử dụng làm các tiêu chuẩn để đánh giá về những quyết định đó.
Số lượng các tiêu chuẩn đưa ra cần phải đảm bảo không được quá nhiều
Bước này các nhà quản trị sẽ tự đặt ra các câu hỏi và tự tìm ra các câu trả lời.
Thống kê danh sách tất cả những phương án. Kể cả về những phương án mới mà bạn nghĩ rằng không thể nào thực hiện được.
Phân tích kỹ càng và lựa chọn ra phương án mang tính thiết thực nhất.
Gộp các phương án gần giống nhau để có thể thuận tiện đánh giá và đề xuất các hướng giúp giải quyết quyết định.
Bước 2: Lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá phương án
Thông qua phương pháp định tính và phương pháp định lượng để đánh giá phương án.
Xác định tính hiệu quả trong mỗi phương án.
Loại bỏ và thay thế đối với những phương án nào không được đánh giá.
Những tiêu chuẩn đó sẽ bao gồm:
Sau khi đã phân tích và đánh giá phương án nào là tốt nhất thì sẽ lựa chọn phương án để ra quyết định.
Nhà quản trị đề ra những quyết định trực tiếp. Đồng thời phải chịu các trách nhiệm khi đưa ra quyết định dựa vào những phương án đã được đề ra đó.
Bước 3: Tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề
Bước 4: Tiến hành đánh giá các phương án
Bước 5: Lựa chọn phương án thích hợp và ra quyết định
Bước 6: Ra văn bản quyết định
Quyết định đưa ra cần phải gửi qua bộ phận phụ trách nhân sự của doanh nghiệp để lập văn bản. Sau đó gửi tới tất cả những nhân viên chịu ảnh hưởng. Khi đó họ sẽ tiếp nhận các thông tin đó và áp dụng để thực hiện kể từ ngày các quyết định có hiệu lực.
Hành vi tổ chức là gì? Thông tin thú vị về hành vi tổ chức
Phong cách lãnh đạo là gì? Phân loại và các yếu tố ảnh hưởng
Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của website Luận văn Quản trị.