Câu hỏi 1: Địa phương tôi có đường sắt chạy qua, một số người dân thường xuyên phơi rơm rạ, nông sản trên đường sắt vì tiện trên đường gần nhà và người này nhìn người kia làm theo. Xin hỏi, hành vi này có được phép không? Nếu không (hoặc có) thì hình thức xử phạt như thế nào?
Hành vi phơi rơm rạ, nông sản trên đường sắt là vi phạm Luật Đường sắt (Theo khoản 8 Điều 12 Luật Đường sắt: Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt: ” Để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt”.)
Theo điểm a khoản 2 Điều 32 Nghị định 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt, hành vi này có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi này là buộc đưa rơm, rạ, nông sản ra khỏi đường sắt.
Câu hỏi 2: Hành vi dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt thì bị phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt, hành vi dựng lều, quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và phải tự dỡ bỏ, di chuyển lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt.
Câu hỏi 3: Hành vi ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đề xuất biện pháp khắc phục:
Trả lời:
Luật Đường sắt có quy định “Nghiêm cấm ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống”.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt thì hành vi ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống khi tàu đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nếu ném đất, đá lên tàu gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách đi tàu và làm hư hại đối với phương tiện đường sắt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 4: Tôi hiện là nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe. Tôi muốn đảm nhiệm chức danh nhân viên gác ghi thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Trả lời:
Theo Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về Tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, để đảm nhiệm chức danh nhân viên gác ghi, bạn phải đáp ứng tiêu chuẩn chung đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo Điều 4 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT như sau:
1. Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo cấp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh đảm nhiệm.
2. Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, bạn còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn cụ thể đối với nhân viên gác ghi được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT. Cụ thể:
– Có một trong các bằng, chứng chỉ chuyên môn về gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe, trưởng dồn, trực ban chạy tàu, trưởng tàu hoặc có một trong các bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề điều hành chạy tàu hỏa hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên về chuyên ngành vận tải đường sắt;
– Đã qua thời gian thử việc các chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe ở ga không quá 30 ngày;
– Đã qua kỳ kiểm tra lý thuyết, thực hành đạt yêu cầu về nghiệp vụ gác ghi do doanh nghiệp sử dụng chức danh gác ghi tổ chức.
Trả lời:
Theo quy đinh tại Chương V (Quy định về giao thông trên đường ngang) của Điều lệ Đường ngang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì:
Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua đường ngang phải thực hiện quy định sau đây:
1.Phải ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;
2. Phải chấp hành hướng dẫn của người gác đường ngang hoặc tín hiệu phòng vệ đường ngang:
a) Hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ;
b) Chắn đường bộ;
c) Tín hiệu đèn, tín hiệu chuông;
3. Khi có báo hiệu dừng (hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng), người và tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước báo hiệu dừng (trước “vạch dừng” nêu tại Điều 21 của Điều lệ này).
4. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.
5. Cấm người không có trách nhiệm leo trèo, xê dịch, động chạm vào các tín hiệu, thiết bị đường ngang; vào nhà gác đường ngang;
6. Đối với đường ngang nói tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Điều lệ này, người và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi sắp đi vào đường ngang phải dừng lại, chú ý quan sát biển báo, lắng nghe còi tàu, quan sát trên đường sắt từ xa ở 2 phía đường ngang, nếu thấy tàu hoặc phương tiện giao thông đường sắt sắp đến gần đường ngang thì phải dừng trước đường ngang cách má ray ngoài cùng trở ra ít nhất 5 m và phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.
Khi nào thì phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện hết thời hạn;
b) Phát hiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khi đang hoạt động
Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa có trách nhiệm gì?
Trả lời:
– Thuyền trưởng, người lái phương tiện và những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tài sản bị nạn;
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, thuyền viên làm việc trên phương tiện phải đảm bảo các điều kiện như thế nào?
Trả lời: Các điều kiện thuyền viên làm việc trên phương tiện:
a. Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
b. Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế, Bộ GTVT và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm.
c. Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
Trả lời:
Khi phương tiện đi vào nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện, phát tín hiệu điều động phương tiện sang trái hoặc sang phải, nhắc lại nhiều lần và đi sát về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện qua khỏi nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp.
Người lái phương tiện thuỷ nội địa phải có điều kiện gì?
Trả lời:
1- Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:
a. Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
b. Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế và biết bơi.
c. Có chứng chỉ lái phương tiện.
2- Người lái phương tiện không có động cơ với trọng tải toàn phần đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên.
Trả lời: Khi hai phương tiện đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền truởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
– Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ.
– Mọi phương tiện phải tránh bè.
– Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của mình (ban đêm nhìn thấy đèn đỏ bên mạn phương tiện kia) thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.