Chính Phủ Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Nào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Bãi Bỏ Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Do Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ Ban Hành

Cụ thể, tại Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ, bãi bỏ toàn bộ 40 văn bản quy phạm pháp luật gồm: 36 Nghị định, 2 Quyết định và 2 Nghị quyết.Theo đó, 36 Nghị định bị bãi bỏ (trong đó có một số văn bản thuộc lĩnh vực của Bộ, ngành Nội vụ) gồm: Nghị định số 12-CP ngày 01/12/1992 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta; Nghị định số 81-CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật; Nghị định số 06-CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức; lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội; Nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12/5/1999 của Chính phủ quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999; Nghị định số 91/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ; Nghị định số 22/2004/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;…

Hai Quyết định gồm: Quyết định số 64B/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý; Quyết định số 134-HĐBT ngày 20/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước xây dựng đường dây tải điện Bắc – Nam 500 KV.

Hai Nghị quyết gồm: Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản; Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP ngày 04/11/2005 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và dịch cúm A (H5N1) ở người.

Tại Quyết định 01/2020/QĐ-TTg ngày ngày 03/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, bãi bỏ toàn bộ 71 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 58 Quyết định và 13 Chỉ thị.

Các Quyết định bị bãi bỏ gồm: Quyết định số 10/TTg ngày 09/01/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu nợ thóc dự trữ quốc gia; Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế; Quyết định số 143/1998/QĐ-TTg ngày 08/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi chế độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch; Quyết định số 178/1998/QĐ-TTg ngày 19/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu; Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn…); Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương của cán bộ, công chức làm việc tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng;…

Các Chỉ thị bị bãi bỏ gồm: Chỉ thị số 15-CT ngày 11/01/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường lực lượng dự trữ nhà nước; Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 8/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản; Chỉ thị số 11/2008/CT-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đặc xá; Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán;…

Nghị định số 05/2020/NĐ-CP và Quyết định 01/2020/QĐ-TTg đều có hiệu lực thi hành từ ngày 03/01/2020./.

Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Do Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ Ban Hành Trong Tháng 02 Năm 2014

Trong tháng 02 năm 2014, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 06 Nghị định của Chính phủ và 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 10/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2014 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam.

2. Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

3. Nghị định số 12/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc.

4. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

5. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

6. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 13/2014/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2014 về việc quy định đóng bảo hiểm xã hội bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hưởng sinh hoạt phí trong Công an nhân dân giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, sau đó chuyển thành người hưởng lương.

2. Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

3. Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2014 về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành.

4. Quyết định số 16/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH; SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Nghị định số 10/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam

a) Hiệu lực thi hành: 01/04/2014.

Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Tổng công ty Lương thực miền Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 07/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 3 điều; Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định gồm 10 chương, 75 điều (kèm theo phụ lục về Danh sách các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, Danh sách các công ty con thuộc Tổng công ty, Danh sách các công ty liên kết của Tổng công ty) quy định về hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của Tổng công ty; quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty; phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Tổng công ty; tổ chức quản lý Tổng công ty; người lao động tham gia quản lý Tổng công ty; quan hệ của Tổng công ty với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản Tổng công ty.

a) Hiệu lực thi hành: 15/4/2014.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ hết hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Khoa học và công nghệ (năm 2013), đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 chương, 38 điều, quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, bao gồm: Nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các biện pháp bảo đảm phát triển, tổ chức và quản lý nhà nước về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

3. Nghị định số 12/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc

Theo Nghị định, hạ tầng thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ bao gồm: (1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; các cơ sở dữ liệu về thông tin và thống kê khoa học và công nghệ; các trung tâm dữ liệu, trang thông tin và cổng thông tin điện tử; các nguồn tin khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế dưới dạng điện tử; (2) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để xử lý, truyền tải và lưu giữ thông tin khoa học và công nghệ; các mạng thông tin khoa học và công nghệ kết nối khu vực và quốc tế, bao gồm mạng thông tin nghiên cứu và đào tạo quốc gia và các mạng thông tin khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương.

Nghị định quy định cụ thể về: Các loại hình hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; thu thập thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang tiến hành; đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; thu thập, xử lý và công bố thông tin về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thu thập các công bố khoa học và công nghệ; sử dụng thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ; đầu tư, xây dựng, duy trì, phát triển, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; duy trì và phát triển mạng thông tin nghiên cứu và đào tạo quốc gia; định hướng phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; kinh phí hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thông tin khoa học và công nghệ.

a) Hiệu lực thi hành: 15/4/2014.

Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Tổng công ty Lương thực miền Bắc được ban hành kèm theo Quyết định số 982/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 3 điều; Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định gồm 10 chương, 75 điều (kèm theo phụ lục về Danh sách các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, Danh sách các công ty con thuộc Tổng công ty, Danh sách các công ty liên kết của Tổng công ty) quy định về hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của Tổng công ty Lương thực miền Bắc; quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty; phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Tổng công ty; tổ chức quản lý Tổng công ty; người lao động tham gia quản lý Tổng công ty; quan hệ của Tổng công ty với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản Tổng công ty.

a) Hiệu lực thi hành: 10/4/2014.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (năm 2013) theo quy định của Luật.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 14 điều, quy định chi tiết thi hành: Điều 17, Khoản 3 Điều 23, Khoản 3 Điều 24, Khoản 4 Điều 29, Khoản 4 Điều 30 của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; xây dựng, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; thẩm quyền quy định mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Nghị định quy định cụ thể về: Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; các cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và thời gian, lộ trình hoàn thành về trình độ chuẩn; điều kiện để cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; nguồn kinh phí cho giáo dục quốc phòng và an ninh

5. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện

a) Hiệu lực thi hành: 15/4/2014.

Nghị định này thay thế các Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP/17/2005.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về an toàn điện; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực (năm 2012) về mục tiêu phát triển, phương thức quản lý, điều hành của ngành điện lực.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 27 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện, bao gồm: An toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi xây dựng các công trình lưới điện cao áp.

Nghị định quy định việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện theo định kỳ một năm một lần và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động. Để bảo đảm sức khỏe người lao động trong khu vực có điện trường lớn (từ 220KV trở lên), Nghị định quy định cường độ điện trường tại khu vực có người thường xuyên làm việc phải đảm bảo yêu cầu không được vượt quá 5 kV/m, nếu lớn hơn 5 kV/m thì phải áp dụng quy định về thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

6. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở

Trường hợp đặc biệt, khi xây dựng, cải tạo đường dây điện cấp điện áp đến 35 kV dọc theo hành lang đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, nếu sử dụng dây bọc thì cho phép khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 11m. Đối với đường cáp ngầm đặt trong nước phải có báo hiệu chỉ vị trí đường cáp, theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc quản lý cảng biển và luồng hàng hải để phương tiện giao thông đường thủy nhận biết và tránh va chạm.

Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

a) Hiệu lực thi hành: 25/4/2014.

Nghị định này thay thế Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Các tổ hòa giải được thành lập theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nhưng nay không đủ số lượng, thành phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Hòa giải ở cơ sở thì phải được bầu bổ sung hòa giải viên theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 8 của Luật Hòa giải ở cơ sở trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hòa giải ở cơ sở (năm 2013) theo quy định của Luật.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 5 chương, 20 điều, quy định chi tiết về phạm vi hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên và một số biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

7. Quyết định số 13/2014/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định đóng bảo hiểm xã hội bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hưởng sinh hoạt phí trong Công an nhân dân giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, sau đó chuyển thành người hưởng lương

Trong trường hợp chưa xác định được vụ việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không thì hòa giải viên đề nghị công chức Tư pháp – Hộ tịch hướng dẫn.

Nghị định quy định cụ thể về các hoạt động hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.

a) Hiệu lực thi hành: 26/3/2014.

8. Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

b) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 5 điều, áp dụng đối với: Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí học tại các trường Công an nhân dân hoặc gửi học tại các trường ngoài Công an nhân dân giai đoạn từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2006, sau đó chuyển thành người hưởng lương, hiện nay đang công tác hoặc đã thôi công tác (phục vụ) trong Công an nhân dân, được đóng bảo hiểm xã hội bổ sung cho thời gian hưởng sinh hoạt phí, để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội,

Mức đóng bảo hiểm xã hội bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng nêu trên được tính như sau: Mức đóng bảo hiểm xã hội bổ sung hằng năm = Số đối tượng x mức lương tối thiểu chung từng giai đoạn x tỷ lệ đóng x số tháng đóng. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bổ sung bằng 14% mức lương tối thiểu chung/người/tháng thời gian đóng bổ sung.

Kinh phí đóng bảo hiểm xã hội bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng nêu trên do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

a) Hiệu lực thi hành: 05/4/2014.

Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hết hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hoàn thiện về cơ chế, phương thức thực hiện hoạt động này, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đối với việc góp phần giúp các cơ quan Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng, triển khai đường lối, chủ trương, chính sách và các dự án đầu tư phát triển.

9. Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 10 điều, quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đối với các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức.

Quyết định quy định cụ thể về: Loại đề án lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội; yêu cầu về nội dung báo cáo tư vấn, phản biện và giám định xã hội; quy trình, thủ tục lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội; trách nhiệm của các cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội; trách nhiệm của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên; cơ chế tài chính để thực hiện.

a) Hiệu lực thi hành: 15/4/2014.

10. Quyết định số 16/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định này thay thế Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Quyết định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành; tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác này, đáp ứng yêu cầu biên soạn Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia và Niên giám thống kê.

a) Hiệu lực thi hành: 10/4/2014.

Quyết định này thay thế Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg ngày 04/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Nghị định mới của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 5 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó có 11 đơn vị giúp việc Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 15 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Chính Phủ Và Thủ Tướng Ban Hành 17 Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Trong Tháng 10/2018

Trong đó, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.

Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về các mục: Người không đủ tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, người không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tốt theo quy định của Luật luật sư; miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư; bãi nhiệm thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư; phối hợp xây dựng Đề án Đại hội nhiệm kỳ, Đề án Đại hội bất thường, phương án xây dựng nhân sự bầu Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam; bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam; thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.

Chính phủ vừa ban hành Nghị đinh sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Ngày 8/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về các mục: Điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô; điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Nghị định gồm 3 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, cụ thể: Sửa đổi Điều 36 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (về hành vi bán hàng đa cấp bất chính); sửa đổi Điều 42 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (về hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).

Ngày 16/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021. Nghị định gồm 2 điều, bổ sung khoản 16 Điều 7 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Nghị định gồm 10 chương, 43 điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, cụ thể: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; mức đóng, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng; thẻ bảo hiểm y tế; mức hưởng, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế…

Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Địa Phương Theo Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Năm 2022

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật năm 2015) có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, được ban hành để thay thế hai đạo luật là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, đánh dấu một bước phát triển lớn trong tiến trình lập pháp của Việt Nam. Xuyên suốt 173 điều là nhiều nội dung mới, hiện đại với mục đích tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng, vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và khả thi góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh một số điểm mới nổi bật như việc tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo, Luật năm 2015 đã có những thay đổi đáng kể về thẩm quyền ban hành văn bản của các chủ thể, trong đó có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của chính quyền địa phương. Bài viết đánh giá những điểm mới về thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương để nhìn nhận những thách thức trong việc triển khai thực hiện Luật trong thời gian tới.

1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

1.1. Chủ thể ban hành

Luật năm 2015 đã kế thừa những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 khi tiếp tục trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho các chủ thể ở địa phương đó là Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, đã bổ sung thêm một chủ thể mới là đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được xác định là một cấp hành chính, có thể tương đương cấp huyện hoặc cấp tỉnh nhưng thẩm quyền kinh tế được xác định sẽ là tương đương với chính quyền cấp I (ngay bên dưới chính quyền trung ương mà sẽ tạm gọi là cấp tỉnh). Mỗi vùng lãnh thổ chỉ nên được trao quyền quản lý khi nó phải có những tiềm lực nhất định về kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội. Tiềm lực đó phải đủ mạnh, đủ tầm. Nền tảng đó là hệ thống pháp luật đầy đủ, chiến lược phát triển kinh tế với cơ cấu ngành, nghề và quy mô phù hợp, cơ sở vật chất như đất đai, nhà ở, công sở, nhà máy, xí nghiệp; vốn, đầu tư, cơ chế tự chủ, tự quản để trở thành một chủ thể kinh tế độc lập khác biệt với các chủ thể ở các vùng lãnh thổ khác. Dựa vào đó, Nhà nước sẽ trao quyền cho nó để hình thành tổ chức chính quyền ở đơn vị hành chính – lãnh thổ.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã dành Chương V với 4 Điều (từ Điều 74 – 77) quy định về “chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”. Theo đó, Điều 74 đưa ra khái niệm đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đơn vị do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế chính sách đặc biệt về kinh tế – xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó”. Điều 75 quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với cơ cấu tổ chức gồm có HĐND và UBND, nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động được thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Điều 76, 77 quy định về thẩm quyền thành lập và giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Có thể nói, việc Luật năm 2015 trao quyền ban hànhVBQPPL cho chủ thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ chủ thể này cũng là một đơn vị hành chính trong hệ thống bộ máy nhà nước do Quốc hội thành lập cũng giống như các đơn vị hành chính khác như tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, xã, phường… Bên cạnh đó, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tổ chức đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt cũng bao gổm HĐND và UBND cũng tương đương với đơn vị hành chính khác. Do đó, việc trao thẩm quyền ban hành VBQPPL cho chủ thể này là hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, đồng thời có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của các đơn vị này dựa trên cơ sở thế mạnh của từng vùng.

1.2. Thẩm quyền hình thức

Theo quy định của Luật năm 2015, hình thức VBQPPL do HĐND ban hành là nghị quyết, UBND ban hành là quyết định.

Thứ nhất, Luật năm 2015 đã bỏ hình thức chỉ thị của UBND các cấp

Hệ thống VBQPPL của nước ta hiện nay rất đa dạng về hình thức, với nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành. Với nhiều hình thức VBQPPL khác nhau, dẫn đến hệ thống VBQPPL khá cồng kềnh, nhiều tầng nấc, phần nào làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Do đó, xuất phát từ thực tế này, chủ trương đơn giản hóa hình thức VBQPPL luôn được các cơ quan xây dựng pháp luật coi trọng. Luật năm 2015 cũng không phải ngoại lệ khi giảm bớt hình thức VBQPPL của UBND. Theo đó, UBND các cấp chỉ ban hành VBQPPL với hình thức quyết định, điều này có nghĩa chỉ thị của UBND sẽ không được ban hành với tư cách là VBQPPL nữa.

Với tư cách là một đơn vị hành chính trong hệ thống bộ máy nhà nước, Luật năm 2015 trao thẩm quyền ban hành VBQPPL cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Tương tự hình thức VBQPPL của HĐND và UBND các cấp được tổ chức tại các đơn vị hành chính bình thường, theo quy định tại Điều 29 Luật năm 2015, HĐND tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, UBND đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban hành quyết định.

1.3. Thẩm quyền nội dung

Theo khoa học luật Việt Nam, thẩm quyền nội dung là giới hạn quyền lực mà pháp luật cho phép các chủ thể ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Với từng hình thức văn bản được ban hành thì sẽ có những quy định tương ứng về nội dung được thể hiện trong văn bản đó.

Nội dung những văn bản do chính quyền địa phương ban hành quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã có những hạn chế nhất định khi chưa phân định một cách rõ ràng nội dung của văn bản do chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ban hành, mà chủ yếu căn cứ dựa trên phạm vi ban hành văn bản. Điều đó dẫn đến tình trạng thụ động khi giải quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương, cũng như tình trạng sao chép văn bản của cấp trên… Để khắc phục tình trạng này, trên cơ sở sự phân định thẩm quyền quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật năm 2015 đã quy định cụ thể nội dung của VBQPPL do từng cơ quan, từng cấp ban hành. Theo đó, HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương ( Điều 27).

UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương (Điều 28).

HĐND cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao ( Điều 30 )

Như vậy, đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và quyết định của UBND cấp tỉnh, Luật năm 2015 đã quy định rõ hơn theo hướng VBQPPL của UBND cấp tỉnh quy định chi tiết những vấn đề được văn bản cấp trên giao; tổ chức, đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và quyết định những vấn đề cụ thể tại địa phương. Riêng đối với nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp huyện, xã, Luật năm 2015 đã giới hạn chỉ được ban hành để quy định những vấn đề được luật giao.

2. Một số đề xuất đối với việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015

Thứ nhất, Luật năm 2015 quy định HĐND cấp tỉnh có quyền ban hành nghị quyết, UBND cấp tỉnh có quyền ban hành quyết định để quy định chi tiết, điều khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Thiết nghĩ, việc giao cho cấp dưới quy định chi tiết văn bản của cấp trên sẽ phù hợp khi cơ quan được giao là một cơ quan có thẩm quyền chung trong cả nước (Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật) hay cơ quan chuyên môn ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ giao cho bộ quy định chi tiết luật, nghị định), vì như vậy vừa đạt được mục đích của ủy quyền, vừa đảm bảo được sự thống nhất của pháp luật. Còn việc Luật năm 2015 trao quyền cho HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành văn bản để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cấp trên không thực sự phù hợp. Bởi có thể đưa ra lý do cho việc ủy quyền này là xuất phát từ sự đặc thù riêng biệt về địa lý, dân cư, điều kiện kinh tế, xã hội… của từng địa phương nên cơ quan nhà nước cấp trên trao quyền chủ động cho địa phương quy định cụ thể. Tuy nhiên, nếu giải thích như vậy sẽ trùng lặp giữa khoản 1 và khoản 4 Điều 27. Còn nếu việc ủy quyền xuất phát từ lý do khác, thì có thể dẫn đến sự thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật từ trung ương đến địa phương, bởi khi trao quyền quy định chi tiết cho địa phương, thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng các địa phương quy định không giống nhau về cùng một vấn đề được giao.

Thứ hai, về VBQPPL của HĐND và UBND cấp huyện, xã, Luật năm 2015 quy định các chủ thể được phép ban hành VBQPPL quy định những vấn đề được giao trong luật, tức là khi có sự ủy quyền của Quốc hội. Trên thực tế, thông thường Quốc hội chỉ giao việc quy định những vấn đề chi tiết cho Chính phủ hoặc các bộ, do đó việc giao cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã quy định văn bản chi tiết là điều khó xảy ra. Về vấn đề này, có một số quan điểm cho rằng nên cắt bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương cấp huyện, xã, tuy nhiên theo tác giả trong những năm trở lại đây nhu cầu ban hành VBQPPL của cấp huyên, xã là hoàn toàn có thực, mặc dù không lớn. Bên cạnh đó, vấn đề tự quản, tự chịu trách nhiệm của cấp huyện, xã được bàn đến sôi nổi và là khuynh hướng xây dựng chính quyền địa phương hiện nay. Nếu nói đến vấn đề tự quản, tự chịu trách nhiệm, thì có lẽ không chỉ dừng lại ở việc tự quản, tự chịu trách nhiệm về việc giải quyết những vấn đề cụ thể mà tự quản, tự chịu trách nhiệm còn bao hàm cả việc tự định ra các chủ trương, biện pháp quản lý áp dụng chung trên phạm vi địa bàn quản lý. Vì vậy, rất nên quy định chính quyền cấp huyện, xã có thẩm quyền ban hành VBQPPL nhưng cần quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Thứ tư, khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015 quy định HĐND ban hành quyết định quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên, Điều 14 Luật năm 2015 lại nghiêm cấm quy định thủ tục hành chính trong VBQPPL của chính quyền địa phương. Việc quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho HĐND khi quy định các biện pháp đặc thù cho địa phương mình, vì thông thường địa phương sẽ có những hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện khi ban hành một biện pháp đặc thù nào đó trong khi Luật lại quy định HĐND không được quyền đặt ra thủ tục hành chính.

Tóm lại, mặc dù vẫn còn những quy định gây tranh cãi, tuy nhiên không thể phủ nhận Luật năm 2015 đã có những điểm mới, tiến bộ khi quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương, góp phần thống nhất, đồng bộ, minh bạch hệ thống VBQPPL, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước ở trung ương đến địa phương.

ThS. Hoàng Ngọc Hải