Cho Ví Dụ Về Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Phân Tích Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật? Các Trường Hợp Áp Dụng Pháp Luật? Cho Ví Dụ?

*Định nghĩa áp dụng pháp luật: Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. *Đặc điểm áp dụng pháp luật: + Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định. + Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định. VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông. + Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật. + Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định. *Các trường hợp áp dụng pháp luật: + Khi có vi phạm pháp luật xảy ra. cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt.àVD: 1 người vượt đèn đỏ +Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được. VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết. +Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước. VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện. VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn…

Văn Bản Nhật Dụng Là Gì? Hình Thức Và Ví Dụ Về Văn Bản Nhật Dụng

Văn bản nhật dụng được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được khái niệm văn bản nhật dụng là gì. Văn bản nhật dụng đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản. Vì vậy, nói đến văn bản nhật dụng là thể hiện tính chất của văn bản đó. Văn bản nhật dụng có thể dùng cho mọi thể loại văn bản.

Như vậy, văn bản nhật dụng là văn bản đề cập, bàn luận, đánh giá, miêu tả, tường thuật, thuyết minh,… về các vấn đề, hiện tượng trong xã hội và cộng đồng. Một số đề tài điển hình trong văn bản nhật dụng như: môi trường, tham nhũng, ma túy, mại dâm, trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông…

Tính cập nhật trong văn bản nhật dụng là gì? Văn bản nhật dụng có tính cập nhật, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, thể hiện rõ đề tài và chức năng của nó. Văn bản nhật dụng cập nhật những vấn đề nóng của xã hội, đem đến cho học sinh cái nhìn tổng quát của về xã hội giúp học sinh dễ dàng hòa nhập với xã hội.

Văn bản nhật dụng phản ánh hiện thực, dù là về mặt tích cực hay tiêu cực. Qua đó giúp học sinh thâm nhập vào cuộc sống thực tế, nâng cao ý thức xã hội.

Tính văn chương của văn bản nhật dụng là gì? văn bản nhật dụng không yêu cầu cao về tính văn chương, chỉ quan trọng về cách truyền tải thông điệp sao cho người đọc dễ hình dung, thấm thía về đề tài của văn bản.

Không chỉ quan tâm đến khái niệm văn bản nhật dụng là gì, chúng ta cũng cần lưu ý đến các đặc điểm của loại văn bản này. Nhìn chung, nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng, đối với các đề tài khác nhau cần lựa chọn hình thức và phương thức biểu đạt phù hợp.

Nội dung của văn bản nhật dụng là gì?

Đề tài của các văn bản nhật dụng gắn với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề xã hội đang quan tâm. Với các đề tài của văn bản nhật dụng, đòi hỏi người viết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ. Như vậy mới có thể bàn luận, phân tích và kéo người đọc theo ý muốn của mình.

Những đề tài cơ bản gắn với cuộc sống con người như: thiên nhiên, con người, môi trường, văn hóa – đạo đức…Tất cả các vấn đề của văn bản được các thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều, được địa phương và xã hội quan tâm.

Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chính của các chỉ thị, nghị quyết của đảng, các cơ quan nhà nước. Ví dụ như chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng hoặc là các thông báo, công của của các tổ chức quốc tế trên thế giới…

Hình thức của văn bản nhật dụng là gì?

Tự sự, miêu tả

Thuyết minh, miêu tả

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Nghị luận, biểu cảm

Bạn đã biết đến nội dung của văn bản nhật dụng là gì, vậy còn hình thức của văn bản nhật dụng thì sao? Theo nhận định của các chuyên gia, hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng như: thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố…

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng cũng rất phong phú và đa dạng, không chỉ dùng một phương pháp biểu đạt mà còn kết hợp nhiều phương thức trong một văn bản, cụ thể như:

Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật Và Đặc Điểm Của Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật

Văn bản áp dụng pháp luật và đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật? Văn bản áp dụng pháp luật là gì? Văn bản áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

1. Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nên sẽ được định nghĩa một cách khái quát và tổng quan nhất.

Xét văn bản áp dụng pháp luật dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật thì loại Văn bản áp dụng pháp luật này được xác định cụ thể đó là loại là văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của văn bản mang tính cá biệt, mang nội dung có tính chất quyền lực mà được lập, xác lập dựa trên yêu cầu vụ việc mà các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan nhà nước; nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) đưa ra quyết định ban hành dựa trên cơ sở pháp luật, pháp lý thực hiện theo trình tự, thủ tục mà luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được danh tính cụ thể và trong những trường hợp cụ thể.

Nghiên cứu khác mà xét dưới góc độ xây dựng văn bản pháp luật thì loại văn bản áp dụng pháp luật được hiểu như sau: Văn bản áp dụng pháp luật được xác định là văn bản do các chủ thể có đủ tư cách về thẩm quyền ban hành theo hình thức cũng như các nội dung trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.

2. Đặc điểm của văn bản pháp luật

Từ khái niệm trên, có thể thấy văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, văn bản áp dụng pháp luật ban hành ra dưới dạng quy định do những cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước. Chỉ những chủ thể có có thẩm quyền về những nội dung trong văn bản do pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Nếu văn bản áp dụng pháp luật mà nội dung ban hành xác định về nội dung được ban hành bởi cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm quyền ban hành thuộc cá nhân hay cơ quan tổ chức ban hành đó thì văn bản áp dụng pháp luật đó không có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lí dưới các dang hình thức nhất định nhất định như : bản án, quyết định, lệnh,…

Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tên gọi và thể thức của văn bản pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì tên gọi do pháp luật quy định, tùy thuộc vào tính chất công việc mà văn bản áp dụng pháp luật có tên gọi khác nhau, đồng thời thông qua tên gọi của văn bản áp dụng pháp luật ta có thể nhận biết được cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật đó.

Thứ ba, văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục mà đã được bên nội dung trong quy định pháp luật. Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật sẽ bao bao gồm một số hoạt động có nội dung chuyên môn như: về hình thức soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật, về vấn đề trình, sau đó được thông qua đối với văn bản áp dụng pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Điều này đề cập đến với nội dung xuất phát từ mục đích ban hành văn bản áp dụng pháp luật đó là giải quyết về vấn đề, công việc cụ thể do vậy mỗi một hoạt động chuyên môn trên không yêu cầu, đòi hỏi nhiều chủ thể tham gia, và văn bản áp dụng pháp luật này được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn.

Thứ tư, văn bản áp dụng pháp luật có tính chất áp dụng khá cá biệt, các văn bản áp dụng pháp luật thì xác định sẽ được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân. Khác với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật (các quy tắc xử sự chung) và các văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ được áp dụng nhiều lần trên thực tiễn thì nội dung của văn bản áp dụng pháp luật lại chứa đựng các mệnh lệnh cụ thể đối với những đối tượng đã được xác định trong văn bản, được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

3. Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Thứ năm, văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế, phải phù hợp với luật và dựa trên những quy định của pháp luật cụ thể. Bất cứ văn bản pháp luật nào được ban hành cũng đều phải đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện ở việc các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật về nội dung và mục đích điều chỉnh, nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành không những phải hợp pháp mà còn phải phù hợp với thực tế, nếu không phù hợp với thực tế thì nó khó có thể được thi hành hoặc thi hành mà không mang lại kết quả cao.

Văn bản áp dụng pháp luật được lập, ban hành thuộc về thẩm quyền quyết định của những cá nhân có thẩm quyền ban hành và cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên trên thực tế pháp luật hiện nay thì có thể thấy những văn bản áp dụng pháp luật này thường do các cá nhân có thẩm quyền ban hành loại văn bản trên.

– Đối với nội dung về hình thức thì chủ yếu được thể hiện dưới các hình thức văn bản như quyết định, hay dưới hình thức bản án, hay dưới hình thức các lệnh…

– Đối với nội dung về tên gọi thì hiện nay lại chưa được pháp điển hóa tập trung đối với nội dung về tên gọi của loại văn bản áp dụng pháp luật.

5. Cơ sở ban hành, trình tự ban hành văn bản áp dụng pháp luật

– Trong khi văn bản quy phạm pháp luật thì ta có thể thấy về vấn đề phạm vi áp dụng thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh trong phạm vi toàn quốc hoặc áp dụng đối với một đơn vị hành chính đã được chỉ định trong văn bản. Tuy nhiên đối với văn bản áp dụng pháp luật thì loại văn bản này lại chỉ có hiệu lực áp dụng với những đối tượng cụ thể, hoặc một số đối tượng đã xác định rõ danh tính, chỉ định đích danh trong văn bản áp dụng pháp luật đó (ví dụ: bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã tuyên, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đã ra quyết định…)

– Văn bản áp dụng pháp luật thường có hiệu lực trong khoảng thời gian không dài, và thường áp dụng theo vụ việc (ví dụ: bảng giá đất tại mỗi địa phương thường hết hạn vào cuối năm tài chính đó là ngày 31/12 hàng năm).

– Trình tự ban hành văn bản áp dụng pháp luật hiện nay không có bất cứ một trình tự áp dụng theo luật định nào. Tuy nhiên thì xác định văn bản quy phạm pháp luật hiện nay lại được ban hành một cách trình tự và đúng thủ tục mà luật đã định cụ thể tại Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

– Đối với vấn đề hủy bỏ, hay sửa đổi văn bản áp dụng pháp luật thì thường do các cơ quan tổ chức, hay cá nhân ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật này ra quyết định hủy bỏ hoặc sửa đổi.

Xin trân thành cảm ơn!

Nguyên Tắc Áp Dụng Văn Bản Pháp Luật

Hiện tại ở Việt Nam, các loại văn bản pháp luật quá nhiều như một rừng luật. Vậy quy định về văn bản pháp luật và việc áp dụng văn bản pháp luật như thế nào? Các trường hợp nhiều văn bản cùng một nội dung và có mâu thuẫn với nhau thì áp dụng ra sao? Theo hướng dẫn của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 giải thích:

Các văn bản ở trên được gọi là văn bản quy phạm pháp luật, đôi khi một số trường hợp các văn bản này sẽ có mâu thuẫn với nhau. Việc áp dụng được quy định rõ tại điều 156 luật này:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Theo đó có một số lưu ý sau đây khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật– Về hiệu lực thi hành văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.– Khi lựa chọn văn bản để áp dụng: Nếu nhiều văn bản cùng quy định một vấn đề nhưng có sự khác nhau thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Nếu hiệu lực ngang nhau và do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản được ban hành sau