Đại Luật Sư Mù Tvb / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

“Đại Luật Sư Mù”: Cuốn Phim Thập Niên 90 Trôi Lạc Giữa Năm 2022

Đại luật sư mù (tên gốc: Bước qua ranh giới) là series về đề tài luật pháp mới nhất của TVB. Phim phát hành trọn bộ trên dịch vụ truyền hình trực tuyến iQuiyi của Trung Quốc, lên sóng TVB mỗi tuần hai tập vào tối thứ 7 và chủ nhật. Tại Việt Nam, phim có các phiên bản Vietsub của TVB Vietfans và TVB Subteam.

Truyện phim kể về cuộc chiến bảo vệ luật phát, bình quyền cho người dân của nhóm bạn đại luật sư Hiệp Mù (Vương Hạo Tín), thám tử Gogo (Trương Chấn Lãng), trợ lí luật sư Cô Khùng (Thái Tư Bối) và thẩm phán Never Wong (Lý Giai Tâm). Các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu được xây dựng bên lề mạch truyện chính là các vụ án.

Dưới sự áp chế của Trung Quốc và trong cơn lốc tấn công của phim Hàn, phim Trung, phim TVB những năm qua ngày càng gây thất vọng bởi sự đầu voi đuôi chuột về kịch bản và những méo mó trong phong cách dàn dựng. Giữa bối cảnh như vậy, sự xuất hiện của Đại luật sư mù giống như thứ nước mát đập tan cơn khát phim hay đúng điệu Hương Cảng. Theo quan điểm cá nhân của người viết, đây là sản phẩm đáng xem nhất của truyền hình Hong Kong từ đầu năm tới giờ.

28 tập phim khai thác sâu sắc và đa chiều về đề tài luật pháp, hạn chế phương diện tình cảm, kết hợp nhịp nhàng yếu tố kịch tính của điều tra và chất liệu hài hước của đời thường. Cách xây dựng tổ hợp nhân vật ăn ý cũng phản ánh dáng dấp quen thuộc của phim TVB thời kì hoàng kim hơn 20 năm trước.

Luật pháp là chính, tình yêu là phụ

Trả lại phong cách từng một thời làm nên thương hiệu của phim hình sự phá án TVB, Đại luật sư mù gần như tập trung chủ yếu vào khía cạnh điều tra và tranh luận tại toà án. Câu chuyện tình yêu trong phim chỉ đóng vai trò phụ trợ và ước tính gói gọn trong chừng 5 – 6 tập sau khi phim đã trôi được quá nửa. Tất nhiên, cách làm này cũng khiến cho phim không tránh khỏi kết cấu “vón cục”, nghĩa là mấy tập phim đó chỉ hoàn toàn xoay quanh chuyện yêu đương, hẹn hò, bỏ trống vấn đề pháp luật, hơi nhàm một chút.

Quay trở lại cốt truyện chính, lĩnh vực luật chính được đề cập đa diện và chân thực. Ngoại trừ nhân vật trọng tâm là đại luật sư Hiệp Mù, bộ phim còn khai thác yếu tố pháp luật từ vai trò thẩm phán, thám tử và trợ lí luật sư. Giống như rất nhiều phim xoay quanh nghề nghiệp khác của TVB, phim này cũng chăm chút kĩ lưỡng về lời thoại đầy ắp từ ngữ chuyên ngành, trang phục của nhân vật hay thiết kế bối cảnh hiện trường vụ án, toà án…

Các vụ án trong phim luôn gắn liền đời thực, đơn giản nhất là sang đường sai luật, phức tạp hơn là quấy rối tình dục, bạo dâm, ngược đãi, giết người… Nhịp phim nhanh gọn mà vẫn đầy đủ quy trình điều tra, thẩm vấn, tìm kiếm nhân chứng, thu thập chứng cứ, tái hiện vụ án theo giả định… Thông thường, mỗi vụ án được giải quyết trong hai tập tới hai tập rưỡi.

So với phim TVB trong khoảng năm năm trở lại đây, Đại luật sư mù là một phim khá bạo lực. Ngoài các cảnh phim rượt đuổi, đâm xe, cháy nổ đã quá nhan nhản trên màn ảnh Hong Kong, phim còn gây ấn tượng với một vài cảnh gây giật mình: chém giết trên phố, đặc tả ngón tay bị chặt đứt, đặc tả một bên chân đã bị cưa lìa (dĩ nhiên là sử dụng kĩ xảo)… Yếu tố bạo lực trực diện như vậy từng làm nhiều fans ruột của TVB nhớ mãi trong series bốn phần Hồ sơ trinh sát với các vụ án giết người chặt xác, hung thủ tự chặt tay để đánh lạc hướng cảnh sát, giết người bằng cung tên hay ghê rợn nhất là giết người, moi ruột và xay sinh tố.

Còn nhớ, phim TVB lúc trước rất hay đề cập tới tính nguy cơ và lựa chọn. Chẳng hạn trong phim về đề tài y tế, bác sĩ, y tá cũng có lúc mắc bệnh nguy hiểm (Bàn tay nhân ái, Đột phá cuối cùng, On Call 36 giờ); hay trong phim hình sự, cảnh sát đôi khi đứng giữa lằn ranh tuân thủ pháp luật và biết pháp phạm pháp (Lôi đình tảo độc, Sứ đồ hành giả). Đại luật sư mù tương tự như thế, cũng khai thác lựa chọn công bằng hay thiên vị của Never trong vai trò thẩm phán, lựa chọn tôn trọng cán cân pháp luật hay tiêu diệt tội phạm bằng súng đạn của Hiệp Mù. Đây chính là ngụ ý của tựa gốc Vượt qua ranh giới và cũng là một yếu tố hay của cả bộ phim.

Tổ hợp ăn ý cùng phá án

Truyền hình TVB của những thập niên trước từng ghi dấu nhiều nhóm cộng sự tâm đầu ý hợp cùng điều tra phá án, trong các phim Hồ sơ công lý (luật sư – luật sư), Hồ sơ trinh sát (cảnh sát – cảnh sát), Lực lượng phản ứng (cảnh sát – cảnh sát), Bằng chứng thép (cảnh sát – pháp chứng – pháp y), Hình cảnh (cảnh sát – phóng viên)… Điều này một lần nữa được gợi nhắc trong Đại luật sư mù của năm 2017.

Là một kẻ cô độc, Hiệp Mù được giám chế Lâm Chí Hoa ban tặng cho ba người bạn thân là Gogo, Cô Khùng và Never. Mỗi người một cá tính và sở trường, tương trợ lẫn nhau trong quá trình thi hành pháp luật. Thêm một điểm khá thú vị của phim là nhóm nhân vật chính đều là những người không hoàn hảo: Hiệp Mù mù cả hai mắt, Gogo cụt một chân, Cô Khùng răng hô và có vết sẹo dài trên mặt do bị chém, còn Never về sau này cũng có vết sẹo bỏng lớn ở chân.

Trong tổ hợp bốn người này, bộ ba Hiệp Mù, Gogo và Cô Khùng lại có nhiều đất diễn chung hơn, tạo thành nhóm tam kiếm hiệp điều tra án. Tuy nhiên, trọng tâm của phim vẫn là bộ đôi Hiệp Mù và Gogo, bởi hai anh này sống chung nhà, sở hữu nhiều cảnh diễn tay đôi nhất, cãi nhau, đánh nhau, mâu thuẫn, mùi mẫn yêu thương nhau đều có hết cả.

Hiệp Mù sống nội tâm, kĩ tính, ăn nói nhỏ nhẹ; Gogo thì ngược lại, xốc nổi, nóng tính, ăn to nói lớn. Các màn tung hứng của hai anh cũng là những cảnh phim gây cười và gây phấn khích hiệu quả nhất trong phim. Vào tháng trước, Hiệp Mù và Gogo đã lọt top các bộ đôi nhân vật nam có chemistry tốt nhất trên màn ảnh nhỏ tại Hong Kong, hứa hẹn là ứng viên nặng kí cho hạng mục Nhóm bạn diễn ăn ý tại giải thưởng TVB cuối năm nay.

Đúng như lời hứa hẹn của giám chế Lâm từ khi phim mới bấm máy, Đại luật sư mù không có cái kết đẹp cho tình yêu, bù lại bộ phim tập trung tôn vinh tình bạn và tinh thần chính nghĩa.

Để làm nổi bật được điều này thì không thể phủ nhận cống hiến của dàn diễn viên. Vương Hạo Tín ngày càng chứng minh thực lực và vị thế của mình tại TVB với khả năng diễn nội tâm và kiểm soát đài từ tuyệt đỉnh, hoá thân vào hình ảnh người mù xuất sắc. Trương Chấn Lãng lên tay nhanh chóng từ dạng vai siêu phụ và dòng phim sitcom, diễn cảnh hành động, yêu đương hay khóc lóc đều tốt. Lý Giai Tâm rất hợp với hình tượng nữ thẩm phán mạnh mẽ và gợi cảm, một vài cảnh hơi thiếu cảm xúc nhưng nhìn chung là khá hơn chính cô của những năm trước. Ngoạn mục nhất là Thái Tư Bối – thảm hoạ truyền hình hứng chịu không biết bao nhiêu gạch đá của những năm qua – đánh dấu bước tiến bộ rõ rệt trong phim này: khóc thật hơn, đi đứng, nõi năng, cãi lộn đều có hồn hơn.

Đại luật sư mù là dự án chịu nhiều thiệt thòi của TVB. Phim phát sóng ở Hong Kong vào tối hai ngày cuối tuần – thời điểm mà người dân dành thời gian để nghỉ ngơi, đi chơi nên rating phim luôn thấp. Thứ nữa, phim được mạng iQuiyi của Trung Quốc phát hành trọn bộ trên mạng, khán giả yêu thích thực sự (như người viết) sẽ luyện đôi ba ngày cho hết luôn, càng bất lợi cho rating trên sóng truyền hình. Cơ hội phim đoạt giải Phim hay nhất TVB năm nay xem như là bằng không, nhưng các đề cử Nam chính, Nam phụ, Nam nhân vật, Nhóm bạn diễn hay Nhạc phim thì hoàn toàn có khả năng.

Về cơ bản là phim hay trọn vẹn, chỉ có điều là khả năng thính giác vượt trội, tự làm mọi việc bao gồm cả nấu ăn, lựa đồ thời thượng, chăm sóc ngườ bị bệnh, thậm chí chụp hình của một người bị mù  đôi khi có phần vô lí và khó tin.

Một lời khuyên chân thành dành cho các fans ruột của TVB là hãy xem phim này đi và chúng ta cùng café bàn luận!

Phong Kiều.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

“Mù Mờ” Về Luật, Việt Kiều Khó Mua Nhà

Việt kiều là đối tượng được mua và sở hữu nhà ở, song những vướng mắc về thủ tục, giấy tờ cũng như việc áp dụng luật thiếu thống nhất tại một số địa phương đã làm hạn chế số lượng người mua, không hút được dòng vốn từ nguồn khách hàng này.

“Việt kiều, người gốc Việt Nam, người nước ngoài cũng là nguồn lực đáng kể trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước, nhưng số lượng nhà mà nhóm đối tượng này đã mua trong thời gian qua không tương xứng với nguồn lực và khả năng thực tế. Suy cho cùng, nhà cửa cũng là tài sản lớn nên Việt kiều, người nước ngoài trước khi mua chắc chắn cũng phải cân nhắc nhiều, nhất là cả những vấn đề phức tạp hơn người trong nước như thuế má, chuyển nhượng… Để khơi dòng nguồn cầu này, nên chăng, chỉ hạn chế mua nhà ở xã hội đối với Việt kiều, người gốc Việt Nam, người nước ngoài tại VN, còn không nên phân biệt hay hạn chế điều kiện mua, cũng như đơn giản quyền và nghĩa vụ, thủ tục mua bán, sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất”.

Quy định không thống nhất

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó, nổi cộm là các quy định pháp luật không thống nhất và việc hiểu, áp dụng sai gây ra rào cản về thủ tục và tâm lý cho Việt kiều, người nước ngoài. Ông Tạ Nguyên Ngọc – Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp về công tác cộng đồng Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao khẳng định, Luật Nhà ở cho phép kiều bào định cư ở nước ngoài mà được phép cư trú tại VN từ 3 tháng trở lên được mua, sở hữu nhà, đất ở không hạn chế. Thế nhưng trong thực tế, quy định này được các địa phương hiểu “mỗi nơi một kiểu”.

Luật Nhà ở cho phép kiều bào định cư ở nước ngoài mà được phép cư trú tại VN từ 3 tháng trở lên được mua, sở hữu nhà, đất ở

Quy Trình Tổ Chức Đại Hội Đại Biểu Luật Sư Của Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

– Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH 11 ngày 29-6-2006;

– Căn cứ số lượng thành viên và Điều lệ của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

– Quy trình tổ chức Đại hội đại biểu luật sư ( sau đây gọi là Quy trình) của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội ( sau đây gọi là Đoàn luật sư) được quy định như sau:

Điều 1. Triệu tập Đại hội đại biểu luật sư

Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư (sau đây gọi là Đại hội) để bầu ra Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được tổ chức theo Quy trình này.

Việc triệu tập Đại hội do Ban chủ nhiệm đoàn luật sư quyết định.

Điều 2. Tiêu chuẩn của đại biểu dự Đại hội

1.Đại biểu dự Đại hội phải là luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

Điều 3. Các đại biểu sự Đại hội

Các đại biểu đương nhiên:

a) Các đại biểu đương nhiên dự Đại hội bao gồm:

– Các luật sư là thành viên của Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

– Các luật sư là Trưởng Văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật (sau đây gọi là trưởng tổ chức hành nghề);

– Các luật sư có tên trong Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

– Các luật sư nguyên là Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

– Các luật sư là người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội của Đoàn luật sư như : Hội cựu chiến binh, Chi hội luật gia, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ phụ nữ và câu lạc bộ luật sư trẻ;

b) Các đại biểu đương nhiên cũng phải đủ tiêu chuẩn như quy định tại Điều 2;

c) Các đại biểu đương nhiên không được ủy quyền cho luật sư khác dự Đại hội;

2) Các đại biểu do bầu cử:

a) Tại các tổ chức hành nghề, ngoài đại biểu đương nhiên, số luật sư còn lại, cứ ba luật sư được bầu một đại biểu; nếu còn dư hai luật sư thì cũng được bầu thêm một đại biểu;

b) Các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và các luật sư đang làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài có đăng ký tại Văn phòng Đoàn luật sư (sau đây gọi là Văn phòng Đoàn) sẽ do Văn phòng Đoàn tổ chức họp để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy trình này;

c) Trường hợp tổ chức hành nghề, trừ các đại biểu đương nhiên, chỉ còn hai luật sư thì hai luật sư đó tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì luật sư nào có thâm niên nghề nghiệp cao hơn sẽ được chọn làm đại biểu.

Điều 4.Trình tự chuẩn bị Đại hội

1. Trách nhiệm của Ban chủ nhiệm

Trách nhiệm của các tổ chức hành nghề

a) Đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện nêu trên.

Các ý kiến đóng góp phải được ghi vào biên bản cuộc họp; ngoài ra, các thành viên không được bầu làm đại biểu vẫn có quyền đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi Đại hội hoặc gửi về Văn phòng Đoàn trước ngày khai mạc Đại hội;

b) Bầu đại biểu đi dự Đại hội theo tiêu chuẩn như quy định tại Điều 2 và Điều 3.

Người tập sự hành nghề luật sư được tham dự họp tại tổ chức hành nghề, được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

Cách thức đề cử, ứng cử, biểu quyết bằng phiếu kín hoặc giơ tay do hội nghị của tổ chức hành nghề quyết định.

c) Thực hiện quyền đề cử và tự ứng cử vào Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật theo nguyên tắc: quyền đề cử không bị giới hạn bởi tổ chức hành nghề; quyền tự ứng cử được thực hiện tại các tổ chức hành nghề nhưng đều phải theo các tiêu chuẩn sau đây:

– Là luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, tính đến ngày khai mạc Đại hội; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp và có điều kiện dành thời gian phục vụ cho Đoàn luật sư;

d) Trưởng tổ chức hành nghề có trách nhiệm gửi biên bản cuộc họp; danh sách đại biểu dự Đại hội và danh sách những luật sư được đề cử hoặc tự ứng cử ( sau đây gọi chung là ứng cử viên) vào Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật ( kèm theo năm ảnh chân dung cỡ 4×6 và tóm tắt lý lịch luật sư – theo mẫu thống nhất – có chữ ký của ứng cử viên và xác nhận của tổ chức hành nghề) về Văn phòng Đoàn trong thời hạn chậm nhất là sau năm ngày, kể từ ngày họp;

đ) Trường hợp luật sư ở tổ chức hành nghề để cử ứng cử viên ở tổ chức hành nghề khác thì, ngay sau khi nhận được báo cáo nêu tại điểm d, Văn phòng Đoàn phải thông báo ngay cho ứng cử viên đó để họ gửi về Văn phòng Đoàn năm ảnh chân dung cỡ 4×6 cùng tóm tắt lý lịch luật sư – theo mẫu thống nhất – có chữ ký của ứng cử viên và xác nhận của tổ chức hành nghề nơi họ đang hành nghề. Nếu ứng cử viên đó hành nghề với tư cách cá nhân có đăng ký tại Văn phòng Đoàn sẽ do Văn phòng Đoàn xác nhận.

3. Những việc khác chuẩn bị cho Đại hội

Ban chủ nhiệm ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội ( sau đây gọi là Ban Tổ chức); Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Giám sát.

a.1) Ban Tổ chức có nhiệm vụ giúp Ban Chủ nhiệm chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để Đại hội được tiến hành đúng thời hạn và đạt kết quả;

a.2) Tiểu ban Văn kiện giúp Ban Chủ nhiệm dự thảo Báo cáo hết nhiệm kỳ và báo cáo tài chính và tổng hợp ý kiến của các luật sư và các tổ chức hành nghề đã góp để trình Đại hội;

a.3) Tiểu ban Giám sát gồm các tổ chức quần chúng trong Đoàn luật sư mà nòng cốt là Hội cựu chiến binh. Tiểu ban Giám sát có nhiệm vụ giúp Ban tổ chức giám sát toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội.

Không xem xét, giải quyết đối với các đơn khiếu nại, tố cáo nặc danh;

c) Ban Tổ chức họp với các ứng cử viên để xem xét, hiệp thương và chính thức lập Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật bao gồm những luật sư đủ tiêu chuẩn như đã nêu tại Điều 4 để trình Đại hội.

Những luật sư có tên trong Danh sách nêu trên phải có văn bản tự nguyện cam kết dành thời gian phục vụ cho Đoàn luật sư, nếu trúng cử.

Điều 5. Triệu tập đại biểu dự Đại hội

Ban Chủ nhiệm gửi giấy mời dự Đại hội đến các đại biểu thông qua các tổ chức hành nghề, trong đó xác định thời gian, địa điểm của Đại hội, kèm theo bản tổng hợp các ý kiến đã đóng góp cho bản dự thảo Báo cáo hết nhiệm kỳ, Báo cáo tài chính và Danh sách bầu vào Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật cùng bản tóm tắt lý lịch luật sư của các ứng cử viên và các tài liệu cần thiết khác, nếu có.

Các đại biểu hành nghề với tư cách cá nhân và các luật sư làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài nhận giấy mời và các tài liệu nêu trên tại Văn phòng Đoàn;

Cùng thời gian gửi giấy mời, Ban Tổ chức phải hoàn tất mọi công việc phục vụ Đại hội;

Ảnh cùng Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật – xếp theo thứ tự A, B, C – được niêm yết công khai tại Văn phòng Đoàn và tại hội trường của Đại hội.

Điều 6. Thay thế các đại biểu được bầu

Trước ngày họp Đại hội, nếu đại biểu nào đã được bầu mà vì lý do khách quan không thể tham gia dự được Đại hội, thì tổ chức hành nghề có đại biểu đó sẽ cử luật sư khác đủ tiêu chuẩn như quy định tại Điều 2 để dự họp thay.

Luật sư Trưởng tổ chức hành nghề phải báo cáo ngay cho Ban Chủ nhiệm biết về việc thay đổi đại biểu đó.

Điều 7. Tính hợp lệ của Đại hội

Đại hội được coi là hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập tham dự;

Trường hợp lần thứ nhất không đủ số lượng đại biểu được triệu tập thì trong thời hạn ba mươi ngày, Ban Chủ nhiệm phải triệu tập Đại hội lần hai.

Đại hội được triệu tập lần hai không phụ thuộc vào số lượng đại biểu đã được triệu tập.

Điều 8. Tiến trình Đại hội

Đại hội bầu Đoàn chủ tịch để điều hành công việc của Đại hội;

Nếu có khiếu nại, tố cáo Đại hội sẽ bầu Ban kiểm tra tư cách đại biểu theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch để giúp Đại hội xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đó;

Tiểu ban giám sát có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức và Đoàn Chủ tịch kiểm tra danh sách các đại biểu trước khi khai mạc Đại hội; giúp Đại hội giám sát công việc của Ban Kiểm tra tư cách đại biểu và Ban Kiểm phiếu.

Điều 9. Thể thức bầu cử

Hội nghị dự kiến số lượng thành viên Ban Chủ nhiệm là mười lăm người; số lượng thành viên Hội đồng khen thưởng; kỷ luật là chin người.

Số lượng thành viên chính thức để bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Đại hội quyết định;

2.Tại Đại hội không được đề cử hoặc tự ứng cử thêm vào Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật đã được Ban Tổ chức chuẩn bị để trình Đại hội;

3. Tại Đại hội, người có tên trong Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật có quyền rút khỏi danh sách này khi được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch;

4. Không được tiến hành vận động bầu cử tại Đại hội. Đại hội sẽ dành thời gian thích hợp cho mỗi ứng cử viên để tự giới thiệu;

5. Ứng cử viên vắng mặt mà không có lý do chính đáng sẽ bị đưa ra khỏi Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

6. Việc bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được tiến hành theo nguyên tắc: chung một danh sách và bỏ phiếu kín, cụ thể như sau:

a. Đại hội bỏ phiếu kín để bầu Ban Chủ nhiệm theo Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật đã được Ban Tổ chức chuẩn bị để trình Đại hội;

b. Người trúng cử vào Ban Chủ nhiệm phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập và có số phiếu cao hơn. Nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người bằng phiếu đó để chọn người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau thì luật sư nào có thâm niên nghề nghiệp cao hơn sẽ trúng cử.

Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng thành viên Ban chủ nhiệm do Đại hội quy định thì sẽ bầu lần hai. Ứng cử viên để bầu lần hai là các luật sư còn lại trong Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật – trừ những ứng cử viên sau lần bỏ phiếu đầu tiên được rút với sự đồng ý của Đoàn chủ tịch hoặc được số phiếu quá thấp, tỷ lệ cụ thể do Đại hội quyết định.

Nếu bầu lần hai mà vẫn chưa đủ, có bầu thêm nữa hay không do Đại hội quyết định.

Trường hợp phải triệu tập Đại hội lần hai thì người trúng cử chỉ cần được quá một nửa số phiếu bầu so với tổng số đại biểu có mặt;

c. Đại hội bỏ phiếu kín bầu Chủ nhiệm Đoàn luật sư trong số những luật sư đã trúng cử vào Ban Chủ nhiệm.

Số lượng ứng cử viên được đề cử hoặc tự ứng cử vào chức vụ Chủ nhiệm Đoàn luật sư do Đại hội quyết định.

Người trúng cử chức vụ Chủ nhiệm Đoàn luật sư là người được số phiếu cao nhất trong các ứng cử viên, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp có nhiều người cùng có số phiếu cao nhất và bằng phiếu đó để chọn người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau thì luật sư nào có thâm niên nghề nghiệp cao hơn sẽ trúng cử.

d. Sau khi bầu xong Ban Chủ nhiệm và Chủ nhiệm, Đại hội tiến hành bầu Hội đồng khen thưởng, kỷ luật trong số các ứng cử viên còn lại của Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng kỷ luật.

Cách thức bầu Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được thực hiện như cách bầu Ban Chủ nhiệm.

Điều 10. Thông qua nghị quyết của Đại hội

Nghị quyết của Đại hội được thông qua khi có quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập tán thành.

Trường hợp phải triệu tập Đại hội lần hai thì chỉ cần có quá một nửa so với tổng số đại biểu có mặt tán thành.

Bản Quy trình tổ chức Đại hội đại biểu luật sư này được thông qua tại hội nghị giữa Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và các Trưởng tổ chức hành nghề, các tổ chức chính trị – xã hội của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội ngày 10-5-2008 và có hiệu lực kể từ ngày công bố. Công ty luật Hưng Nguyên

Nghị Định 102: Có Hiệu Lực Vẫn Tù Mù Và Vướng

Ngày 15/11/2010, Nghị định 102 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực. Tuy nhiên, do một số nội dung của Nghị định này vẫn chưa đủ rõ ràng, nên mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thành lập, vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam, khó được như kỳ vọng.

Sau bốn lần dự thảo sửa đổi, ngày 01/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ-CP (Nghị định 102) hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp để thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2007 (Nghị định 139) hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

“Vốn điều lệ” – có định nghĩa vẫn chưa rõ ràng

“Quản trị nội bộ” – nhà đầu tư nhỏ được bảo vệ

Nghị định 102 bổ sung khá nhiều quy định chi tiết về vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc mà Nghị định 139 đã gặp phải, đặc biệt là việc bảo vệ các cổ đông, thành viên thiểu số. Đơn cử là quy định về việc hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, hoặc hội đồng quản trị được quyền chỉ định cá nhân khác phù hợp làm đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp đại diện theo pháp luật hiện tại vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày.

Hoặc, trường hợp thành viên/cổ đông tham dự họp từ chối ký vào biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị, chữ ký xác nhận việc tham dự họp của họ được coi là chữ ký của họ tại biên bản họp.

Bên cạnh đó, Nghị định 102 cũng cụ thể hóa về quyền khởi kiện chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc hoặc nghị quyết đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hoặc hội đồng thành viên, trong trường hợp các chủ thể này không hoàn thành nghĩa vụ hoặc nghị quyết vô hiệu.

“Thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài” – bước lùi?

Trong Điều 11.3 Nghị định 102, nhà làm luật đã bổ sung nguyên tắc của Điều 29.4 Luật Đầu tư: “Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có vốn nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư và kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước”.

Để lý giải cho vấn đề trên, cũng cần tham chiếu Điều 50 của Luật Đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp, theo đó quy định nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lần đầu tại Việt Nam phải có dự án và phải được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy, quy định tại Điều 50 có mâu thuẫn với Điều 29.4 trên. Do đó, để giải quyết vấn đề này nhà làm luật chú thích thêm “đã thành lập” trong Nghị định 102 như đã đề cập ở trên. Cần nhắc lại là Nghị định 139 đã từng vận dụng điểm này theo hướng có lợi cho nhà đầu tư khi cho phép doanh nghiệp có vốn nước ngoài (không quá 49% vốn điều lệ) được thành lập theo thủ tục thành lập công ty trong nước. Như vậy, nếu nhìn ở góc độ nhà đầu tư nước ngoài, quy định này là một bước lùi trong cách giải quyết mâu thuẫn giữa Điều 29.4 và Điều 50 như đề cập trên.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần DN trong nước – Vẫn vướng

Nhìn chung, một số nội dung của Nghị định 102 vẫn chưa đủ rõ ràng xuất phát từ việc hiện tại vẫn chưa giải quyết triệt để được một số bất cập của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là pháp luật về đầu tư. Điều này, tiếc thay, cũng là bức tranh chung của các văn bản dưới luật sắp được thông qua mà điển hình là Nghị định thay thế Nghị định 108.

LS Châu Huy Quang – Nguyễn Xuân Thủy