Điều 43 Luật Việc Làm / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Điều 43 Bộ Luật Lao Động 2012

Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như sau:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. ”

Theo đó, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bao gồm:

+ Người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

+ Người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người lao động cần lưu ý những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện được quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Khi tôi mang thai được 4 tháng thì công ty tôi làm chấm dứt hợp đồng lao động với tôi . Tôi nên làm gì ? Và công ty sẽ bị làm sao ? Chịu trách nhiệm như thế nào?

Luật sư NGUYỄN THANH HẢI tư vấn: Vấn đề bạn nêu luật sư trả lời như sau: không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012: Không được xử lý kỷ luật đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Khoản 3 Điều 155: Người sử dụng lao động Ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Như vậy, trong suốt thời gian mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ luôn được bảo đảm có việc làm để có thu nhập.

Người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật lao động sau khi hết thời gian nêu trên. Trường hợp hết thời gian này mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết (06 tháng) thì được kéo dài thêm 60 ngày (theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2012). Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định nêu trên, áp dụng sa thải, đuổi việc thì lao động nữ có thể khiếu nại, khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình. Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trong vòng 180 ngày kể từ ngày biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm, người lao động phản ảnh với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và gửi đơn khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động. Nếu việc giải quyết không thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn Phòng Lao động quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Người sử dụng lao động có hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng; Bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở. Hoặc bạn có thể tố cáo tới cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật. Lúc này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm.

Làm Thời Vụ Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Việc Làm Thời Vụ

Làm thời vụ là việc người lao động được công ty ký kết hợp đồng để thực hiện những việc làm mang tính chất thời vụ, có thời hạn kéo dài thường từ 3 đến 6 tháng,… Theo luật lao động thì thời gian làm việc thời vụ sẽ dưới 12 tháng.

Những công việc thời vụ thường là những việc làm lao động phổ thông. Những học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ hè cũng hay lựa chọn công việc này hoặc tìm việc làm này để kiếm thêm thu nhập trang trải cho sinh hoạt hoặc đóng học phí…

Tiền lương của các lao động thời vụ sẽ được trả theo mức khoán công việc, được xây dựng bởi chính Công ty thuê tuyển chứ không được tính toán theo hệ số bằng cấp hay là thang bảng lương theo quy định của nhà nước. Lao động thời vụ vẫn sẽ được Công ty đóng bảo hiểm xã hội theo đúng bộ luật lao động mới nhất của Nhà nước.

Thông qua cách định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về việc làm thời vụ như sau: Lao động thời vụ chính là những người lao động thực hiện một công việc nào đó tính đến một thời gian nhất định để có thể hoàn thành tốt công việc được giao của mình. Sau khi hết việc thì những người lao động đó sẽ nghỉ làm chờ đến khi nào công ty có nhu cầu thuê lại thì tiếp tục ký hợp đồng thời vụ tiếp theo. Do đó, tính chất công việc của những người lao động thời vụ không liên tục. Và nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tuyển dụng việc làm thời vụ trên các tin tức tim viec lam tai long an, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau,… nên hãy theo dõi thường xuyên để có thể tìm được tốt nhất hiện nay.

2.1. Điều kiện ký hợp đồng lao động thời vụ

Để xác định được điều kiện ký kết hợp đồng lao động thời vụ thì việc trước tiên cần phải xác định đó chính là tính chất của công việc mà những người lao động tham gia vào là gì. Nếu như bản chất công việc theo thời vụ, có thời gian làm việc dưới 12 tháng, không mang tính chất thường xuyên kéo dài từ 12 tháng trở lên thì người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động thời vụ.

Dựa vào quy định ở Khoản 3 Điều 22 của Bộ Luật Lao động ban hành vào năm 2012 thì những công việc mang tính chất thường xuyên từ thời gian 12 tháng trở lên thì không được ký hợp đồng lao động thời vụ hoặc một công việc ổn định nào đó có thời hạn dưới 12 tháng, trừ các trường hợp sau đây:

Tạm thời thay thế người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người lao động nghỉ chế độ thai sản.

Người lao động bị ốm, bị tai nạn lao động, nghỉ việc tạm thời.

Nếu vi phạm, chính người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đến 20.000.000 đồng tùy theo mức độ và số lượng người lao động vi phạm, được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.

2.2. Hình thức và thời hạn của hợp đồng thời vụ

Dựa vào khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2012 thì đối với công việc tạm thời, làm việc trong thời gian dưới 3 tháng thì các bên sẽ ký kết Hợp đồng lao động thông qua lời nói, không cần giấy tờ, còn làm việc từ 3 tháng trở lên thì sẽ bắt buộc phải ký kết dưới hình thức văn bản.

Về thời hạn của Hợp đồng lao động thời vụ thì theo Khoản 2 Điều 22 trong Bộ luật Lao động ban hành năm 2012 thì trong thời hạn kể từ 30 ngày trở đi khi Hợp đồng lao động thời vụ hết hạn thì doanh nghiệp cần phải ký kết hợp đồng mới. Nếu người lao động không ký kết hợp đồng thời vụ mới tiếp theo ngay sau khi hết hợp đồng cũ thì nghiễm nhiên bản hợp đồng đó sẽ trở thành Hợp đồng lao động được xác định thời hạn với thời hạn 24 tháng.

Những quy định về việc làm thời vụ

Không có quy định về số lần ký kết hợp đồng lao động thời vụ tối đa thế nhưng, cần phải đảm bảo được tổng thời gian trong nhiều lần ký kết sao cho một năm làm việc không vượt quá 12 tháng. Vì nếu như tổng thời gian cho toàn bộ những lần ký kết hợp đồng trong một năm được cộng tổng lại vượt quá mức 12 tháng thì sẽ được tính là công việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

2.3. Các chính sách về Bảo hiểm xã hội đối với Hợp đồng lao động mùa vụ

Theo Điểm a, b của Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội ban hành năm 2014, các đối tượng cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm:

Người làm việc theo các loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hay là theo công việc nhất định nào đó có thời hạn từ đủ 3 tháng cho tới 12 tháng, bao gồm cả Hợp đồng lao động đã được ký giữa bên sử dụng lao động đối với những người đại diện theo pháp luật dưới 15 tuổi.

Những lao động đang thực hiện theo hợp đồng thời hạn từ đủ 1 tháng cho tới dưới 3 tháng.

Như vậy có thể thấy, người lao động thời vụ dù làm việc trong thời gian ngắn, từ đủ 1 tháng trở lên cũng cần phải tham gia vào việc đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa vào quy định của luật bảo hiểm.

2.4. Lợi ích khi ký hợp đồng lao động thời vụ

Theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2012 thì việc ký kết Hợp đồng lao động thời vụ sẽ mang tới cho người lao động khá nhiều quyền lợi. Các quyền lợi đó bao gồm:

Được tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội, được hưởng các quyền lợi của người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, hưu trí, chế độ thai sản,…

Được bảo vệ các quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật: không bị đuổi việc vô cớ, được trả lương theo đúng thời hạn,…

2.5. Nội dung Hợp đồng lao động thời vụ

Trong Hợp đồng lao động thời vụ cần phải đảm bảo được đầy đủ những nội dung được quy định bởi pháp luật. Dựa theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì Hợp đồng lao động thời vụ sẽ bao gồm các nội dung như sau:

Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, người đại diện hợp pháp

Thông tin cá nhân của người lao động

Công việc, địa điểm làm việc

Thời hạn của Hợp đồng lao động

Mức lương, thời hạn và hình thức trả lương, phụ cấp lương, những khoản bổ sung khác

Chế độ nâng lương, nâng bậc

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Chế độ trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội

Đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề

3. Người lao động cần làm gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ?

Hiểu làm thời vụ là gì không chỉ đơn giản là việc nắm bắt khái niệm của nó mà còn phải hiểu rõ những điều lệ, luật tục để giúp cho bạn có thể bảo vệ được quyền lợi của chính mình trong vai trò là một người lao động thời vụ. Trong một vài trường hợp, quyền lợi của người lao động thời vụ sẽ bị ảnh hưởng nếu như bản thân các bạn không hiểu rõ về luật cũng như quyền hạn của chính mình. Do đó, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những nội dung cần thiết để bảo vệ bạn khi có nhu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Dựa vào nội dung của Điều số 37 Bộ luật lao động năm 2012, người lao động ký kết hợp đồng lao động thời vụ khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì cần phải thông báo trước cho những người sử dụng lao động trong thời hạn được quy định trong Hợp đồng lao động. Tùy vào các trường hợp khác nhau mà người lao động sẽ cần phải nộp mẫu đơn xin nghỉ việc để báo trước sẽ nghỉ việc theo một thời gian nhất định:

– Cần báo trước ít nhất 3 ngày trong trường hợp:

Không được bố trí đúng công việc và địa điểm làm việc theo nhu cầu

Không được đảm bảo các điều kiện việc làm theo như đã thỏa thuận ở trong Hợp đồng lao động

Không được trả lương đầy đủ hoặc được trả lương nhưng không đúng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng

Bị ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức lao động, bị ốm đau nhưng khả năng lao động chưa phục hồi.

Bản thân hay gia đình gặp phải hoàn cảnh khó khăn và không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng lao động được nữa, được phân công thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan dân cử hay là được bổ nhiệm để giữ chức vụ nào đó ở trong bộ máy nhà nước.

Với các trường hợp thai sản, các nữ lao động đang mang thai cần phải được nghỉ việc đúng theo quy định của cơ sở khám chữa bệnh, thời hạn cần báo trước cho những người sử dụng lao động sẽ tùy thuộc vào thời gian mà cơ sở khám chữa bệnh chỉ định.

Hợp đồng lao động thời vụ

Trường hợp những người lao động theo Hợp đồng lao động thời vụ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động thì chắc chắn sẽ bị hủy quyền hưởng các trợ cấp thôi việc đúng theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 14 thuộc Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Ngược lại nếu như người sử dụng lao động thời vụ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động thời vụ đối với người lao động thì cần phải báo trước cho người lao động đó trong thời hạn ít nhất là 3 ngày làm việc. Đây là điều luật được quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012.

Nếu những việc làm tại Thanh Hóa mới nhất với vị trí công việc thời vụ là điều điều bạn đang tìm kiếm thì chúng tôi chính là địa chỉ toàn diện nhất giúp bạn tìm kiếm việc làm hiệu quả.

Điều Chuyển Người Lao Động Làm Việc Công Việc Mới Theo Quy Định Thế Nào?

28/02/2019

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi về điều chuyển lao động như sau: Căn cứ tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:Theo đó trong quyết định lại không có ghi thời gian làm việc ở bộ phận mới là bao lâu và chỉ ghi công việc mới họ phải làm thì có đúng luật không?

Giả sử mức lương cũ 14 triệu, mức lương công việc mới 11 triệu, so với luật là chưa đủ 85% ( tính cả lương đóng Bảo hiểm và phụ cấp) . nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu. Nếu muốn khởi kiện thì thời gian làm công việc mới là bao lâu? Xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Đối với thắc mắc của bạn công ty Luật Minh Gia xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định :

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

Thứ nhất, Theo như thắc mắc của bạn thì trong quyết định điều chuyển làm công việc mới mà không ghi thời gian cụ thể làm là bao lâu có đúng luật hay không? Thì theo như khoản 1 Điều này đã nêu thời gian làm công việc mới là không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Đồng thời tại Khoản 2 điều này cũng nêu rất rõ là khi điều chuyển người lao động làm công việc mới bắt buộc phải thời gian làm tạm thời công việc mới .

Như vậy, khi công ty đưa ra quyết định điều chuyển mà không ghi rõ thời gian làm là trong thời gian bao lâu là trái với quy định pháp luật về lao động.

Thứ hai, về việc hưởng lương khi được điều chuyển làm công việc mới đã được quy định rất rõ tại khoản 3 Điều này.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

Theo đó, giả sử lương cũ của bạn là 14 triệu, trong khi mức lương mới là 11 triệu ( tức chưa đủ 85%). Như vậy, trong trường hợp này bạn sẽ được giữ nguyên tiền lương cũ là 14 triệu trong vòng 30 ngày làm việc đầu tiên kể từ khi tiếp nhận công việc mới.

Sau thời gian 30 ngày làm việc mức lương sẽ được áp dụng là 85% mức lương công việc cũ. Trường hợp trả ít hơn thì bạn có thể khiếu nại lên ban giám đốc công ty yêu cầu được giải quyết thỏa đáng

Thứ ba, yêu cầu khởi kiện của bạn về thời gian làm công việc mới.

+Trước hết, vì là người lao động nữ mang thai nên sẽ được áp dụng chế độ riêng dành cho lao động nữ.Cụ thể:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. …

Theo đó, nếu công việc mới tạm thời không ảnh hưởng tới sức khỏe,( không phải làm việc vào ban đêm,làm thêm giờ..) đến người lao động nữ có thai vì việc điều chuyển vẫn được thực hiện.Và thời gian làm cũng không vượt quá 60 ngày cộng dồn trong một năm.

Trong trường hợp mà không được áp dụng đúng với quy định của pháp luật lao động thì có thể khiếu nại hoặc thông qua tổ chức công đoàn cơ sở để yêu cầu được giải quyết.

Trân trọng! CV P.Gái – Công ty Luật Minh Gia.

#1 Luật Việc Làm Năm 2013

Luật Việc làm 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực 1/1/2015 thay đổi một số quy định về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó chính sách Bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong luật bảo hiểm xã hội trước đây sẽ được chuyển sang Luật Việc làm. Thông qua luật này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 đến dưới 12 tháng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp với những sửa đổi, bổ sung có lợi hơn cho người lao động.

Cơ sở pháp lý

Tóm tắt nội dung Luật việc làm năm 2013

Mở rộng đối tượng tham gia BHTN bắt buộc Theo Luật việc làm vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 01/01/2015 toàn bộ người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)Mức đóng BHTN vẫn là 2%, trong đó người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%. Đáng chú ý là trường hợp người sử dụng lao động dưới 10 lao động cũng sẽ phải tham gia BHTN bắt buộc. Các quy định về BHTN trong Luật Việc làm 2013 này sẽ thay thế cho toàn bộ các quy định trước đó tại Luật BHXH 2006; thời gian đã tham gia BHTN theo quy định cũ vẫn được cộng để tính thời gian tham gia BHTN. Luật việc làm cũng quy định về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia; tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm…

Nội dung Luật Việc làm 38/2013/QH13

Luật Việc làm 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực 1/1/2015 thay đổi một số quy định về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp có nội dung như sau:

LUẬT VIỆC LÀM Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.

1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.

4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Điều 4. Nguyên tắc về việc làm

1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.

2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.

3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật làm việc về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó:Người lao động (NLĐ) đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.

Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng (Thời hạn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận). Lãi suất vay vốn bằng với lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Nghị định 61/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015.

Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.Theo đó thời điểm tiến hành thu thập thông tin sẽ bắt đầu vào ngày 01/7 hàng năm và kéo dài trong 30 ngày. Nội dung thu thập bao gồm: Đối với Người lao động: nhân khẩu học; trình độ giáo dục phổ thông; chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục – đào tạo; thông tin về vị thế việc làm, công việc đang làm, nơi làm việc, loại hình kinh tế… Đối với Người sử dụng lao động: thông tin định danh; ngành, nghề kinh doanh chính; tiền lương; số lượng lao động đang làm việc theo giới tính, loại lao động… Ngoài ra, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định cách thức thu thập thông tin đối với Người lao động là người nước ngoài hoặc trường hợp người Việt Nam ra nước ngoài lao động. Thông tư này thay thế Thông tư 25/2009/TT-BLĐTBXH .

Nghị định 31/2015/NĐ-CP, đối với các ngành nghề sau NLĐ sẽ phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Vận hành máy, thiết bị khai thác than trong hầm lò. Sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế sử dụng điện tử, điều khiển bằng điện tử, khí áp lực và quang học. Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm (trong ngành xây dựng công trình đường sắt, Xây dựng công trình đường bộ, Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác). Vệ sinh lau dọn bề ngoài các công trình cao tầng trên 10 tầng. Nghị định này có hiệu lực từ 15/5/2015.

Trân trọng ./.