Điều 49 Luật Việc Làm / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Làm Thời Vụ Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Việc Làm Thời Vụ

Làm thời vụ là việc người lao động được công ty ký kết hợp đồng để thực hiện những việc làm mang tính chất thời vụ, có thời hạn kéo dài thường từ 3 đến 6 tháng,… Theo luật lao động thì thời gian làm việc thời vụ sẽ dưới 12 tháng.

Những công việc thời vụ thường là những việc làm lao động phổ thông. Những học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ hè cũng hay lựa chọn công việc này hoặc tìm việc làm này để kiếm thêm thu nhập trang trải cho sinh hoạt hoặc đóng học phí…

Tiền lương của các lao động thời vụ sẽ được trả theo mức khoán công việc, được xây dựng bởi chính Công ty thuê tuyển chứ không được tính toán theo hệ số bằng cấp hay là thang bảng lương theo quy định của nhà nước. Lao động thời vụ vẫn sẽ được Công ty đóng bảo hiểm xã hội theo đúng bộ luật lao động mới nhất của Nhà nước.

Thông qua cách định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về việc làm thời vụ như sau: Lao động thời vụ chính là những người lao động thực hiện một công việc nào đó tính đến một thời gian nhất định để có thể hoàn thành tốt công việc được giao của mình. Sau khi hết việc thì những người lao động đó sẽ nghỉ làm chờ đến khi nào công ty có nhu cầu thuê lại thì tiếp tục ký hợp đồng thời vụ tiếp theo. Do đó, tính chất công việc của những người lao động thời vụ không liên tục. Và nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tuyển dụng việc làm thời vụ trên các tin tức tim viec lam tai long an, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau,… nên hãy theo dõi thường xuyên để có thể tìm được tốt nhất hiện nay.

2.1. Điều kiện ký hợp đồng lao động thời vụ

Để xác định được điều kiện ký kết hợp đồng lao động thời vụ thì việc trước tiên cần phải xác định đó chính là tính chất của công việc mà những người lao động tham gia vào là gì. Nếu như bản chất công việc theo thời vụ, có thời gian làm việc dưới 12 tháng, không mang tính chất thường xuyên kéo dài từ 12 tháng trở lên thì người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động thời vụ.

Dựa vào quy định ở Khoản 3 Điều 22 của Bộ Luật Lao động ban hành vào năm 2012 thì những công việc mang tính chất thường xuyên từ thời gian 12 tháng trở lên thì không được ký hợp đồng lao động thời vụ hoặc một công việc ổn định nào đó có thời hạn dưới 12 tháng, trừ các trường hợp sau đây:

Tạm thời thay thế người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người lao động nghỉ chế độ thai sản.

Người lao động bị ốm, bị tai nạn lao động, nghỉ việc tạm thời.

Nếu vi phạm, chính người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đến 20.000.000 đồng tùy theo mức độ và số lượng người lao động vi phạm, được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.

2.2. Hình thức và thời hạn của hợp đồng thời vụ

Dựa vào khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2012 thì đối với công việc tạm thời, làm việc trong thời gian dưới 3 tháng thì các bên sẽ ký kết Hợp đồng lao động thông qua lời nói, không cần giấy tờ, còn làm việc từ 3 tháng trở lên thì sẽ bắt buộc phải ký kết dưới hình thức văn bản.

Về thời hạn của Hợp đồng lao động thời vụ thì theo Khoản 2 Điều 22 trong Bộ luật Lao động ban hành năm 2012 thì trong thời hạn kể từ 30 ngày trở đi khi Hợp đồng lao động thời vụ hết hạn thì doanh nghiệp cần phải ký kết hợp đồng mới. Nếu người lao động không ký kết hợp đồng thời vụ mới tiếp theo ngay sau khi hết hợp đồng cũ thì nghiễm nhiên bản hợp đồng đó sẽ trở thành Hợp đồng lao động được xác định thời hạn với thời hạn 24 tháng.

Những quy định về việc làm thời vụ

Không có quy định về số lần ký kết hợp đồng lao động thời vụ tối đa thế nhưng, cần phải đảm bảo được tổng thời gian trong nhiều lần ký kết sao cho một năm làm việc không vượt quá 12 tháng. Vì nếu như tổng thời gian cho toàn bộ những lần ký kết hợp đồng trong một năm được cộng tổng lại vượt quá mức 12 tháng thì sẽ được tính là công việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

2.3. Các chính sách về Bảo hiểm xã hội đối với Hợp đồng lao động mùa vụ

Theo Điểm a, b của Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội ban hành năm 2014, các đối tượng cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm:

Người làm việc theo các loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hay là theo công việc nhất định nào đó có thời hạn từ đủ 3 tháng cho tới 12 tháng, bao gồm cả Hợp đồng lao động đã được ký giữa bên sử dụng lao động đối với những người đại diện theo pháp luật dưới 15 tuổi.

Những lao động đang thực hiện theo hợp đồng thời hạn từ đủ 1 tháng cho tới dưới 3 tháng.

Như vậy có thể thấy, người lao động thời vụ dù làm việc trong thời gian ngắn, từ đủ 1 tháng trở lên cũng cần phải tham gia vào việc đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa vào quy định của luật bảo hiểm.

2.4. Lợi ích khi ký hợp đồng lao động thời vụ

Theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2012 thì việc ký kết Hợp đồng lao động thời vụ sẽ mang tới cho người lao động khá nhiều quyền lợi. Các quyền lợi đó bao gồm:

Được tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội, được hưởng các quyền lợi của người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, hưu trí, chế độ thai sản,…

Được bảo vệ các quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật: không bị đuổi việc vô cớ, được trả lương theo đúng thời hạn,…

2.5. Nội dung Hợp đồng lao động thời vụ

Trong Hợp đồng lao động thời vụ cần phải đảm bảo được đầy đủ những nội dung được quy định bởi pháp luật. Dựa theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì Hợp đồng lao động thời vụ sẽ bao gồm các nội dung như sau:

Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, người đại diện hợp pháp

Thông tin cá nhân của người lao động

Công việc, địa điểm làm việc

Thời hạn của Hợp đồng lao động

Mức lương, thời hạn và hình thức trả lương, phụ cấp lương, những khoản bổ sung khác

Chế độ nâng lương, nâng bậc

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Chế độ trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội

Đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề

3. Người lao động cần làm gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ?

Hiểu làm thời vụ là gì không chỉ đơn giản là việc nắm bắt khái niệm của nó mà còn phải hiểu rõ những điều lệ, luật tục để giúp cho bạn có thể bảo vệ được quyền lợi của chính mình trong vai trò là một người lao động thời vụ. Trong một vài trường hợp, quyền lợi của người lao động thời vụ sẽ bị ảnh hưởng nếu như bản thân các bạn không hiểu rõ về luật cũng như quyền hạn của chính mình. Do đó, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những nội dung cần thiết để bảo vệ bạn khi có nhu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Dựa vào nội dung của Điều số 37 Bộ luật lao động năm 2012, người lao động ký kết hợp đồng lao động thời vụ khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì cần phải thông báo trước cho những người sử dụng lao động trong thời hạn được quy định trong Hợp đồng lao động. Tùy vào các trường hợp khác nhau mà người lao động sẽ cần phải nộp mẫu đơn xin nghỉ việc để báo trước sẽ nghỉ việc theo một thời gian nhất định:

– Cần báo trước ít nhất 3 ngày trong trường hợp:

Không được bố trí đúng công việc và địa điểm làm việc theo nhu cầu

Không được đảm bảo các điều kiện việc làm theo như đã thỏa thuận ở trong Hợp đồng lao động

Không được trả lương đầy đủ hoặc được trả lương nhưng không đúng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng

Bị ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức lao động, bị ốm đau nhưng khả năng lao động chưa phục hồi.

Bản thân hay gia đình gặp phải hoàn cảnh khó khăn và không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng lao động được nữa, được phân công thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan dân cử hay là được bổ nhiệm để giữ chức vụ nào đó ở trong bộ máy nhà nước.

Với các trường hợp thai sản, các nữ lao động đang mang thai cần phải được nghỉ việc đúng theo quy định của cơ sở khám chữa bệnh, thời hạn cần báo trước cho những người sử dụng lao động sẽ tùy thuộc vào thời gian mà cơ sở khám chữa bệnh chỉ định.

Hợp đồng lao động thời vụ

Trường hợp những người lao động theo Hợp đồng lao động thời vụ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động thì chắc chắn sẽ bị hủy quyền hưởng các trợ cấp thôi việc đúng theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 14 thuộc Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Ngược lại nếu như người sử dụng lao động thời vụ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động thời vụ đối với người lao động thì cần phải báo trước cho người lao động đó trong thời hạn ít nhất là 3 ngày làm việc. Đây là điều luật được quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012.

Nếu những việc làm tại Thanh Hóa mới nhất với vị trí công việc thời vụ là điều điều bạn đang tìm kiếm thì chúng tôi chính là địa chỉ toàn diện nhất giúp bạn tìm kiếm việc làm hiệu quả.

Điều 49 Luật Lao Động Người Lao Động Nên Biết Các Quyền Lợi Sau

Điều 49 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc, mỗi năm làm việc trả một tháng tiền lương. Những bài test IQ

Khi người lao động bị chấm dứt hợp đồng thì được hưởng 2 quyền lợi sau:

Quyền lợi khi mất việc làm:

Khoản 10, điều 36 Bộ luật Lao động quy định, vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Theo quy định tại điều 49 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45, mỗi năm làm việc trả một tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Người lao động được hưởng quyền lợi gì khi mất việc làm

Quyền lợi về hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Căn cứ Thông tư 04/2013/TT- BLĐTBXH ngày 1/3/2013, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi:

a) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.

Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó.

b) Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

c) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.

Đăng ký thất nghiệp

Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013 về hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Như vậy, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Lao động đăng ký thất nhiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm

Về mức hưởng, căn cứ Điều 50 Luật việc làm 2013:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Một số tình huống nhân sự

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Elt: Đào Tạo Luật Việc Làm

ELT có nghĩa là gì? ELT là viết tắt của Đào tạo luật việc làm. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Đào tạo luật việc làm, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Đào tạo luật việc làm trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của ELT được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài ELT, Đào tạo luật việc làm có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

ELT = Đào tạo luật việc làm

Tìm kiếm định nghĩa chung của ELT? ELT có nghĩa là Đào tạo luật việc làm. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của ELT trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của ELT bằng tiếng Anh: Đào tạo luật việc làm. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, ELT được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Đào tạo luật việc làm. Trang này là tất cả về từ viết tắt của ELT và ý nghĩa của nó là Đào tạo luật việc làm. Xin lưu ý rằng Đào tạo luật việc làm không phải là ý nghĩa duy chỉ của ELT. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của ELT, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của ELT từng cái một.

Ý nghĩa khác của ELT

Bên cạnh Đào tạo luật việc làm, ELT có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của ELT, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Đào tạo luật việc làm bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Đào tạo luật việc làm bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.

10 Điều Công Ty Môi Giới Việc Làm Không Nói Với Bạn

Uy tín của các công ty môi giới việc làm được đánh giá dựa trên việc họ kết nối hiệu quả ra sao giữa người lao động và các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong nền kinh tế nhiều thách thức như hiện nay, công việc của các công ty môi giới có phần trở nên khó khăn hơn, khi mà số lượng ứng viên gia tăng, trong khi các yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng trở nên khắt khe hơn trước.

Vì lý do này, các công ty môi giới việc làm sẽ phải đưa ra quyết định nhanh chóng hơn về các ứng viên. Nói cách khác, các ứng viên cần lưu ý nhiều hơn tới sức mạnh của nhân tố “ấn tượng đầu tiên”. Các kỹ năng về giao tiếp, cách ăn mặc… đều giữ vai trò quan trọng hơn khi cuộc cạnh tranh giữa các nhân tài ngày càng trở nên khốc liệt.

Thực tế đã cho thấy, những người không gây được ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu dễ bị các công ty môi giới việc làm cho vào danh sách “loại” và không bao giờ được liên lạc trở lại. Bởi vậy, nếu công ty môi giới không gọi lại cho bạn sau khi có một cuộc gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại với bạn, thì rất có khả năng là bạn đã để lại ấn tượng xấu cho họ, ngoài khả năng bạn không có được những kỹ năng phù hợp cho công việc cần tuyển.

Tuy nhiên, công ty môi giới sẽ không bao giờ nói với bạn về sai lầm của ban. Lý do nằm ở chỗ, họ không được trả tiền để làm việc đó. Mặt khác, họ cũng không muốn phá hỏng mối quan hệ với bạn. Và họ cũng không có nhiều thời gian.

1. Trang phục bạn mặc khi tới cuộc phỏng vấn do công ty môi giới tổ chức quá lỗi thời/nhàu nhĩ/quá chật/quá hở hang/quá bóng bẩy.2. Bề ngoài của bạn luộm thuộm/lỗi thời/cẩu thả/bốc mùi/gây ấn tượng quá mạnh (chẳng hạn bạn xịt quá nhiều nước hoa…)3. Giao tiếp bằng ánh mắt của bạn quá yếu ớt/không đáng tin cậy/quá mạnh.4. Cách bắt tay của bạn ẻo lả/hời hợt/quá mạnh.5. Bạn nói à, ừ quá nhiều.6. Bạn nói quá nhiều/sử dụng câu cú tồi/nói những điều không phù hợp (chẳng hạn thề thốt) khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn.7. Bạn tỏ ra quá tự tin/nhút nhát/coi mình là trung tâm/bất an/xa cách/đãng trí/ngốc nghếch/ tuyệt vọng…8. Bạn nói quá nhanh/quá chậm/quá to/quá nhỏ.9. Bạn cười khúc khích/bồn chồn/có hành động kỳ quặc/nhăn mặt/thiếu biểu cảm.10. Bạn có thái độ thiếu tôn trọng/tự tin/minh bạch/sự thuyết phục.

Vậy làm thể nào để bạn khắc phục được những những sai lầm này? Theo các chuyên gia, nhiều trong số những sai lầm trên có thể được khắc phục bằng cách tập trung vào một điểm: thái độ của bạn.

Nếu bạn giận dữ, lo ngại hoặc bối rối, tất cả sẽ lộ ra. Bạn cần tìm ra một cách để cảm thấy thoải mái về bản thân và khả năng của bạn. Điều này xuất phát từ việc bạn hiểu rõ về các thế mạnh của mình và bám vào đó. Ngoài ra, bạn cũng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước để chứng minh được vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho công việc. Nói thì dễ hơn làm, nhưng đây đều là những việc bạn có thể làm được.

Các thầy cô giáo của bạn đã dạy bạn mọi thứ, trừ việc làm thế nào để bạn được tuyển dụng. Bởi vậy, bạn cần đầu tư thời gian để học cách đi đúng trên con đường tìm việc.