Điều Kiện Áp Dụng Văn Bản Pháp Luật / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Các Biện Pháp Xử Lý Văn Bản Pháp Luật Khiếm Khuyết, Thẩm Quyền Và Điều Kiện Áp Dụng

Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết, thẩm quyền và điều kiện áp dụng.Bài làm.Hiện nay văn bản pháp luật khi được áp dụng trên thực tế gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan dẫn tới những bất hợp pháp và bất hợp lý đã nảy sinh. Do đó đi cùng việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội là một hệ thống các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.1. Khái niệm văn bản khiếm khuyết:Văn bản khiếm khuyết: là văn bản pháp luật có một hay nhiều biểu hiện sau:1.1. Các văn bản pháp luật không đáp ứng được yêu cầu chính trị:Đó là những văn bản pháp luật (chủ yếu là những văn bản quy phạm pháp luật) có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Việc không thể chế hóa tốt các quan điểm chính trị cho thấy văn bản đó đi ngược lại với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân. Những văn bản có biểu hiện này thường khi phát hiện ra nhanh chóng được xử lý. Ví dụ: Quyết định cho phép các nhà đầu tư xây dựng các dự án sân golf thực tế gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực khi một tài nguyên đất nông nghiệp rất lớn bị chuyển đổi làm sân golf,

thiếu hụt đất sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, môi trường cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do nguồn nước dùng cho việc hệ thống nước sân golf rất lớn, tốn kém; lượng hóa chất thải ra môi trường từ việc chăm sóc cỏ ngoại rất độc hại và âm thầm làm ô nhiễm nguồn nước. Do đó, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Chính phủ ngừng cấp giấy phép cho 19 đề án xây dựng sân golf trên địa bàn Thành phố Hà Nội…11.2 Các văn bản không đáp ứng được yêu cầu pháp lý:1.2.1 Sự vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật:*Vi phạm thẩm quyền về hình thức: là văn bản có tên gọi không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Đó là: việc chủ thể ban hành văn bản pháp luật sử dụng hình thức văn bản pháp luật của thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác (ví dụ: chủ tịch UBND ban hành nghị quyết…); sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với công việc được giải quyết (ví dụ: sử dụng công văn ra quy phạm pháp luật…)…Đây là vi phạm dễ dàng nhận thấy và thông thường rơi vào văn bản áp dụng pháp luật. Nguyên nhân chính do không nắm rõ các quy định của pháp luật về hình thức văn bản, do vậy, sau khi luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra đời thì sai lầm về hình thức của các văn bản quy phạm pháp luật được khắc phục rất lớn.*Vi phạm thẩm quyền về nội dung: là văn bản mà chủ thể ban hành sử dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định đối với chủ thể đó.Trước hết, sự vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc chủ thể ban hành văn bản pháp luật giải quyết công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ví dụ: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, như: Cục, vụ, viện, văn phòng… ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Ngoài ra, văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền nội dung còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công việc vượt thẩm quyền mà pháp luật quy định đối với chủ thể đó. Ví dụ: Chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 45 triệu đồng trong khi pháp luật hiện hành chỉ cho phép phạt tới mức tối đa là 30 triệu đồng.21.2.2 Văn bản pháp luật có nội dung trái quy định của pháp luật: là những văn bản có nội dung là những quy phạm hoặc những mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành.

Nguyên Tắc Áp Dụng Văn Bản Pháp Luật

Hiện tại ở Việt Nam, các loại văn bản pháp luật quá nhiều như một rừng luật. Vậy quy định về văn bản pháp luật và việc áp dụng văn bản pháp luật như thế nào? Các trường hợp nhiều văn bản cùng một nội dung và có mâu thuẫn với nhau thì áp dụng ra sao? Theo hướng dẫn của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 giải thích:

Các văn bản ở trên được gọi là văn bản quy phạm pháp luật, đôi khi một số trường hợp các văn bản này sẽ có mâu thuẫn với nhau. Việc áp dụng được quy định rõ tại điều 156 luật này:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Theo đó có một số lưu ý sau đây khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật– Về hiệu lực thi hành văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.– Khi lựa chọn văn bản để áp dụng: Nếu nhiều văn bản cùng quy định một vấn đề nhưng có sự khác nhau thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Nếu hiệu lực ngang nhau và do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản được ban hành sau

Áp Dụng Văn Bản Pháp Luật Nào Lúc ‘Giao Thời’?

Văn bản hướng dẫn cần được ban hành kịp thời

Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có nêu: “Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”.

Nếu điều này được tuân thủ thì sẽ hạn chế được các khoảng trống của pháp luật trong quá trình phải chờ văn bản hướng dẫn, đồng thời những văn bản hướng dẫn mới sẽ thay thế ngay những văn bản cũ.

Vừa qua, tôi có nhận được hai yêu cầu tư vấn về việc áp dụng văn bản pháp luật nào cho chính xác.

Một là câu hỏi của bà L.T.K. về trường hợp hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức đối với người tập sự bị xử lý kỷ luật xảy ra tháng 4-2010 thì áp dụng quy định nào. Vì theo quy định tại điều 20 nghị định 117/2003/NĐ-CP (thi hành pháp lệnh cán bộ, công chức 1998) thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có quyền hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Sau đó pháp lệnh này bị thay thế bởi Luật cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 1-1-2010). Nghị định 24/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1-5-2010) hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức thì quy định người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có quyền hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.

Tháng 4-2010 là “giao thời” vì pháp lệnh cán bộ, công chức đã hết hiệu lực, còn nghị định 24 lại chưa có hiệu lực.

Hai là thắc mắc của ông H.V.Y.: thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14-7-2005 (thi hành nghị định 55/2001/NĐ-CP) quy định về điều kiện kinh doanh đại lý Internet, có các yêu cầu: người quản lý phòng máy phải có trình độ tối thiểu là A tin học, có sơ đồ hệ thống máy tính, có sổ tập hợp các quy định của Nhà nước về Internet. Sau đó nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 thay thế nghị định 55 lại không quy định các yêu cầu như trên. Như vậy thông tư 02 có còn hiệu lực áp dụng không?

Pháp luật bỏ ngỏ

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 có quy định rõ: “Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới”. Đây là một trong những quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay của Việt Nam nhưng đến Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì bị bỏ đi.

Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định một văn bản sẽ hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi ở vào một trong ba trường hợp sau: (1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; (2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; (3) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy cũng không rõ một nghị định có hết hiệu lực không khi luật được nghị định này hướng dẫn hết hiệu lực. Ngược lại, pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào về trường hợp một văn bản luật hết hiệu lực nhưng các nghị định hay thông tư hướng dẫn thi hành vẫn còn được áp dụng.

Khó cho người dân

Với sự phân tích như trên, rõ ràng không có một câu trả lời chính xác cho bà K. và ông Y.. Đến thời điểm hiện nay, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức vẫn chưa được ban hành đủ, do vậy nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh cán bộ, công chức trước đây vẫn còn đang được áp dụng nếu không trái với các quy định mới, chẳng hạn như nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vẫn có hiệu lực một phần.

Đối với trường hợp ông Y., có thể áp dụng nguyên tắc: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do đó sẽ áp dụng nghị định 97 thay cho thông tư 02.

Sự bỏ ngỏ có thể tạo ra sự tùy tiện vì sẽ có tình trạng không biết rõ văn bản nào có thể áp dụng tiếp và văn bản nào hết hiệu lực. Thêm vào đó là cảm nhận chủ quan của cơ quan có thẩm quyền khi tự họ xác định phần văn bản nào còn, phần văn bản nào hết hiệu lực. Ví dụ sau khi Bộ luật dân sự 2005 thay thế Bộ luật dân sự 1995 thì có nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự 1995 vẫn tiếp tục được áp dụng nhưng không có sự thống nhất vì tùy thuộc nhiều vào cảm nhận của cơ quan áp dụng pháp luật.

Như vậy, pháp luật hiện nay bỏ trống vấn đề này nên tạo sự áp dụng không thống nhất ở các cơ quan nhà nước và khó khăn cho người dân vì không thể biết chính xác văn bản nào sẽ điều chỉnh vấn đề mình quan tâm.

Phân Biệt Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Với Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật?

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật như thế nào? Xin cảm ơn.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Phạm vi áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh

Phạm vi áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định đối tượng cụ thể trong văn bản

Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh;

Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc

Cơ sở ban hành dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật;

Cơ sở ban hành thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật.

Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành

Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành được xác định là một trong 15 loại văn bản do các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theoĐiều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ban hành, và có thể thấy thường do tập thể ban hành nhiều hơn;

Chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện; các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều hơn.

chúng tôi