Điều Lệ Đoàn Luật Sư Hải Phòng

– Căn cứ Pháp lệnh Luật sư ngày 25/7/2001; – Căn cứ Nghị định số 94/2001/NÐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư. – Căn cứ Thông tư số 02/2002/TT-Bộ Tư pháp ngày 22/01/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định 94/2001NÐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ.

Bản điều lệ này quy định những quan hệ nội bộ của Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng.

MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ðiều 1 – Mục đích hoạt động của Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng

Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động nhằm xây dựng một đội ngũ luật sư của thành phố Hải Phòng đáp ứng được yêu cầu tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo vệ công lý, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN.

Ðiều 2 – Nhiệm vụ của Ðoàn luật sư

Nhiệm vụ của Ðoàn luật sư là: bồi dưỡng các luật sư về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn; giám sát các luật sư về chấp hành pháp luật và quy tắc, đạo đức nghề nghiệp luật sư; đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư trong khi hành nghề.

THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ Ðiều 3 – Gia nhập Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng

Người muốn gia nhập Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng phải là người có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 8 Pháp lệnh luật sư ngày 25-7-2001;

2. Cư trú tại thành phố Hải Phòng;

3. Không phải là người đã bị một Ðoàn luật sư thi hành kỷ luật xoá tên;

4. Không thuộc các trường hợp đã bị xử lý hình sự về những hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nghề nghiệp luật sư.

Ðiều 4 – Thủ tục gia nhập Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng

1. Người muốn gia nhập Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng phải có đơn xin gia nhập kèm theo những giấy tờ quy định tại Ðiều 10 Pháp lệnh luật sư ngày 25/7/2001. Nếu là người được miễn đào tạo, miễn hoặc giảm thời gian tập sự thì phải có những giấy tờ chứng minh.

2. Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận đơn và hồ sơ. Chủ nhiệm Ðoàn luật sư có thể yêu cầu người nộp đơn làm sáng tỏ những điều chưa rõ, bổ sung hồ sơ, hoặc cho xác minh thêm những điều cần thiết.

3. Mỗi năm 2 lần, Ban Chủ nhiệm xét đơn xin gia nhập Ðoàn luật sư vào tháng 6 và tháng 12.

Thời hạn nhận đơn phải được niêm yết tại trụ sở Ðoàn luật sư.

4. Ban Chủ nhiệm ra quyết định công nhận người mới được kết nạp là luật sư chính thức, nếu người này được miễn tập sự, nếu người mới được kết nạp phải tập sự thì ra quyết định công nhận là luật sư tập sự và thời gian tập sự tính từ ngày được kết nạp.

5. Ðối với người có đơn mà không đủ điều kiện để gia nhập Ðoàn luật sư thì Ban chủ nhiệm thông báo cho người đó biết, có nói rõ lý do. Người không được kết nạp có quyền khiếu nại đối với quyết định của Ban chủ nhiệm theo Ðiều 41 của Pháp lệnh luật sư và Ðiều 40 của Ðiều lệ này.

Ðiều 5 – Nghĩa vụ và quyền hạn của luật sư tập sự

1. Trong thời gian tập sự, luật sư tập sự phải chỉ rõ danh nghĩa của mình là luật sư tập sự.

2. Luật sư tập sự phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề luật sư sau khi đã thoả thuận với tổ chức hành nghề đó và được Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư giới thiệu. Tổ chức hành nghề đã thoả thuận nhận luật sư tập sự phải báo cáo với Ban chủ nhiệm về việc nhận luật sư tập sự.

3. Nghĩa vụ của luật sư tập sự là:

a. Tham gia các buổi học tập trung của Ðoàn luật sư hoặc những buổi học tập tổ chức riêng cho các luật sư tập sự; tham gia các việc khác do Ðoàn tổ chức;

b. Tham dự các phiên toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, sơ thẩm, phúc thẩm có các luật sư của tổ chức hành nghề nơi tập sự tham gia tố tụng hoặc do Ðoàn luật sư tổ chức;

c. Học soạn thảo những văn bản về nghề nghiệp do luật sư hướng dẫn giao cho;

d. Tham gia các việc tư vấn pháp luật, nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo của luật sư hướng dẫn hoặc của các luật sư khác trong tổ chức hành nghề khi được sự thoả thuận của các luật sư đó;

đ. Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề nơi mình tập sự.

4. Luật sư tập sự có quyền:

a. Tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý nhưng không được ký văn bản tư vấn pháp luật;

b. Tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền của các Toà án nhân dân cấp quận, huyện hoặc Toà án quân sự khu vực theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý; có những quyền và nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật tố tụng.

5. Chế độ công tác, chế độ trách nhiệm, đóng góp và quyền lợi của luật sư tập sự trong tổ chức hành nghề do luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề và luật sư tập sự thoả thuận.

6. Thời gian tập sự không được gián đoạn quá 2 tháng; nếu quá thời hạn đó thì thời gian tập sự sẽ bị kéo dài để bù lại thời gian bị gián đoạn.

Ðiều 6 – Nhiệm vụ của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề

Luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề có nhiệm vụ bồi dưỡng luật sư tập sự về nghề nghiệp, theo dõi việc tập sự, yêu cầu luật sư tập sự nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo với Ban Chủ nhiệm về những trường hợp tập sự không nghiêm chỉnh.

Ðiều 7 – Công nhận luật sư chính thức

1. Trước khi hết hạn tập sự 30 ngày, luật sư tập sự phải nộp cho Chủ nhiệm Ðoàn luật sư bản báo cáo về những công việc đã làm và kết quả, có nhận xét và kiến nghị của luật sư hướng dẫn và của tổ chức hành nghề là có đủ điều kiện kiểm tra hết tập sự và xét công nhận chính thức hay không.

2. Nếu luật sư tập sự đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra hết tập sự do Bộ Tư pháp tổ chức thì Ban chủ nhiệm đề nghị Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư; ra quyết định công nhận luật sư chính thức. Nếu không đạt yêu cầu tập sự hoặc không đạt được yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra hết hạn tập sự thì Ban chủ nhiệm ra Quyết định gia hạn tập sự theo Ðiều 6 của Nghị định số 94/2001/ NÐ- CP ngày 12-12-2001.

Ðiều 8 – Luật sư ở Ðoàn luật sư khác chuyển về

Luật sư chính thức, luật sư tập sự thuộc các Ðoàn luật sư khác có thể chuyển về Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng nếu họ cư trú tại thành phố Hải Phòng. Thời gian tập sự ở Ðoàn luật sư cũ được tính vào thời gian đã tập sự; nếu chưa đủ thời gian tập sự, thì phải tập sự tiếp. Người chuyển về phải có giấy giới thiệu của Ban Chủ nhiệm Ðoàn luật sư nơi chuyển đi kèm theo hồ sơ gốc của người đó.

Ðiều 9 – Danh sách luật sư

1. Ðịnh kỳ 6 tháng và hàng năm Ðoàn luật sư phải gửi danh sách luật sư, luật sư tập sự về Bộ Tư pháp đúng thời hạn quy định tại điểm 6.2 Thông tư số 02/2002/TT – BTP.

2. Danh sách luật sư được niêm yết tại tổ chức hành nghề luật sư và thông báo đến các cơ quan tố tụng.

Ðiều 10 – Xoá tên trong danh sách luật sư

1. Sẽ xoá tên trong danh sách luật sư trong những trường hợp sau đây:

a. Xin ra khỏi Ðoàn luật sư;

b. Ðược bầu hoặc được tuyển làm cán bộ , công chức, chiến sỹ, sỹ quan lực lượng vũ trang nhân dân;

c. Không đóng phí thành viên 3 tháng liền mà không có lý do chính đáng;

d. Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

đ. Bị quản chế hành chính;

e. Bị kết án mà chưa được xoá án;

g. Bị Ðoàn luật sư thi hành kỷ luật xoá tên;

h. Ðã hành nghề khác, không hành nghề luật sư trong 1 năm;

i. Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

2. Những người quy định tại điểm a, b, c, d, e và h khoản 1 có thể nộp đơn để được ghi lại vào danh sách nếu nguyên nhân xoá tên không còn nữa.

1. Thẻ luật sư là giấy chứng nhận tư cách luật sư để hành nghề. Thẻ luật sư do Chủ nhiệm Ðoàn luật sư ký, nếu là luật sư tập sự thì được cấp Thẻ luật sư tập sự.

2. Người được cấp thẻ luật sư phải nộp lại Ðoàn luật sư và không được sử dụng Thẻ luật sư khi bị xoá tên khỏi danh sách luật sư.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ: Ðiều 12 – Quyền và nghĩa vụ của luật sư

1 – Luật sư có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Ðiều 29 Nghị định số 94/2001/NÐ – CP ngày 12/12/2001, đặc biệt là luật sư phải tuân theo pháp luật, Ðiều lệ, của Ðoàn và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư: Ðộc lập tuân theo pháp luật, tận tâm, trung thực, khách quan, liêm khiết, giữ bí mật nghề nghiệp, tôn trọng đồng nghiệp; không làm gì có hại cho uy tín của luật sư và Ðoàn luật sư học tập và tham gia các buổi học tập do Ðoàn tổ chức để nâng cao trình độ của luật sư.

2 – Việc nhận những án chỉ định phải do tổ chức hành nghề phân công theo yêu cầu của Ban chủ nhiệm. Luật sư phải nhận những án chỉ định được phân công và phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đối với những vụ án đó.

Ðiều 13 – Luật sư làm theo hợp đồng

1 – Luật sư không phải là sáng lập viên của một tổ chức hành nghề có thể làm hợp đồng với một tổ chức hành nghề luật sư theo vụ việc, có thời hạn hoặc lâu dài. Trong thời hạn thực hiện hợp đồng không được ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư khác.

2 – Luật sư làm theo hợp đồng có quyền từ chối những việc trái với lương tâm, đạo đức luật sư.

Ðiều 14 – Ký các giấy tờ, phát biểu nhân danh luật sư

1 – Luật sư ký các giấy tờ, phát biểu ý kiến nhân danh luật sư trong các việc mà mình đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

2 – Chỉ có Chủ nhiệm Ðoàn luật sư mới có quyền ký giấy tờ, phát biểu ý kiến nhân danh Ðoàn luật sư.

Ðiều 15 – Danh thiếp của luật sư

Danh thiếp của luật sư cần phải ghi rõ tên luật sư, tên và địa chỉ Ðoàn luật sư mình là thành viên; nếu là luật sư tập sự thì phải ghi rõ là luật sư tập sự.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ Ðiều 17 – Các cơ quan của Ðoàn luật sư

Các cơ quan của Ðoàn luật sư gồm có: Hội nghị toàn thể luật sư, Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng – kỷ luật.

Văn phòng là bộ máy giúp việc của Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư.

Ðiều 18 – Hội nghị toàn thể luật sư

1 – Hội nghị toàn thể luật sư là cơ quan cao nhất của Ðoàn luật sư có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Ðiều 30 Nghị định số 94/2001/NÐ – CP ngày 12/12/2001.

2 – Hội nghị toàn thể luật sư được coi là hợp lệ nếu có 2/3 số luật sư chính thức tham gia. Các luật sư tập sự được tham gia Hội nghị toàn thể luật sư nhưng không có quyền biểu quyết.

3 – Hội nghị toàn thể luật sư họp mỗi năm ít nhất 1 lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Ban chủ nhiệm hoặc ít nhất 1/2 số luật sư chính thức.

Nghị quyết của Hội nghị toàn thể luật sư có giá trị khi được quá nửa số luật sư chính thức tán thành.

Ðiều 19 – Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư

1 – Ban chủ nhiệm là cơ quan chấp hành của Hội nghị toàn thể luật sư, gồm có Chủ nhiệm, một số Phó chủ nhiệm và một số uỷ viên. Số lượng thành viên Ban chủ nhiệm do Hội nghị toàn thể luật sư quyết định.

Ban chủ nhiệm có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Ðiều 31 Nghị định số 94/2001/NÐ – CP ngày 12/12/2001.

3 – Người trúng cử phải được số phiếu bầu đạt quá nửa số luật sư chính thức của Ðoàn luật sư hoặc quá nửa số đại biểu được triệu tập trong trường hợp họp Hội nghị đại biểu luật sư. Nếu số người có quá nửa số phiếu lớn hơn so với số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấyngười có số phiếu cao hơn, không cần phải quá nửa. Trong trường hợp bầu lại mà số phiếu ngang nhau, có bầu lại nữa hay không do Hội nghị quyết định.

4 – Chủ nhiệm Ðoàn luật sư do Hội nghị toàn thể luật sư bầu trong số những người trúng cử vào Ban chủ nhiệm. Việc cử Phó chủ nhiệm và phân công trong Ban chủ nhiệm do Ban chủ nhiệm quyết định.

5 – Ban chủ nhiệm họp mỗi tháng 1 lần. Khi cần thiết, Ban chủ nhiệm có thể họp bất thường.

6 – Ban chủ nhiệm quyết định theo đa số. Quyết định của Ban chủ nhiệm được thông báo cho các luật sư.

Ðiều 20 – Chủ nhiệm Ðoàn luật sư

1 – Chủ nhiệm Ðoàn luật sư điều hành các công việc của Ban chủ nhiệm và đại diện cho Ðoàn luật sư trong các giao dịch.

2 – Phó chủ nhiệm giúp Chủ nhiệm làm nhiệm vụ và có thể được Chủ nhiệm uỷ nhiệm thay mình khi bị ốm đau hoặc vắng mặt.

Ðiều 21- Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Ðoàn luật sư

1 – Hội đồng khen thưởng, kỷ luật gồm có các thành viên Ban chủ nhiệm và 2 luật sư. Hội đồng khen thưởng – kỷ luật có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Ðiều 32 Nghị định số 94/2001/NÐ – CP ngày 12/12/2001.

2 – Số luật sư không phải là thành viên Ban chủ nhiệm do Hội nghị toàn thể luật sư bầu theo cách bầu Ban chủ nhiệm.

3 – Tuỳ theo tính chất của việc được xem xét mà Hội đồng khen thưởng, kỷ luật họp với tính chất Hội đồng khen thưởng hoặc Hội đồng kỷ luật.

4 – Chủ tịch Hội đồng khen thưởng là Chủ nhiệm Ðoàn luật sư nhưng nếu Chủ nhiệm Ðoàn luật sư bị xét về kỷ luật thì Ban Chủ nhiệm cử 1 Phó chủ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng kỷ luật.

5 – Quyết định của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật có giá trị khi có quá nửa thành viên của Hội đồng tán thành.

Ðiều 22- Văn phòng Ðoàn luật sư

1 – Văn phòng Ðoàn luật sư có nhiệm vụ:

a. Theo dõi, tổng hợp các hoạt động của các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;

b. Phụ trách văn thư, thông tin, tư liệu, lưu trữ của Ðoàn luật sư;

c. Phụ trách công tác kế toán, tài chính của Ðoàn luật sư;

d. Xây dựng, quản lý thư viện của Ðoàn luật sư;

đ. Giúp Ban Chủ nhiệm phân công các vụ án chỉ định cho các tổ chức hành nghề luật sư;

e. Quản lý hồ sơ nhân sự của Ðoàn luật sư;

g. Quản lý con dấuvà tài sản của Ðoàn.

2 – Văn phòng Ðoàn luật sư do Phó Chủ nhiệm phụ trách và một luật sư chuyên trách hoặc nhân viên được tuyển theo hợp đồng lao động.

Ðiều 23 – Chế độ phụ cấp cho Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và các Ban

1 – Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm được hưởng một khoản phụ cấp thường xuyên hàng tháng. Mức phụ cấp do Hội nghị toàn thể luật sư quyết định.

2 – Các thành viên khác trong Ban Chủ nhiệm, các thành viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được bồi dưỡng về những ngày làm việc.

QUAN HỆ GIỮA ĐOÀN LUẬT SƯ VỚI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ðiều 24 – Quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư

1 – Tổ chức hành nghề luật sư có quyền và nghĩa vụ quy định tại các Ðiều 22 và 23 Pháp lệnh luật sư ngày 25-7-2001.

2 – Tổ chức hành nghề luật sư phải báo cáo với Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư về việc thành lập, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề mở chi nhánh trong nước, mở cơ sở hành nghề nước ngoài; báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề định kỳ 6 tháng và hàng năm.

Ðiều 25 – Quan hệ giữa Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư với tổ chức hành nghề luật sư

1 – Bồi dưỡng các luật sư trong các tổ chức hành nghề về chính trị, nghiệp vụ và đạo đức luật sư.

2 – Giám sát hoạt động các tổ chức hành nghề luật sư, giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư; yêu cầu luật sư hoặc tổ chức hành nghề chấm dứt việc làm trái pháp luật; đưa ra Hội đồng kỷ luật xem xét những trường hợp luật sư phạm kỷ luật.

3 – Hoà giải những tranh chấp giữa luật sư với khách hàng, giữa các luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư.

4 – Tổ chức tổng kết hoạt động của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

5 – Phản ánh, báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn của các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư; bảo vệ những quyền lợi và lợi ích hợp pháp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

Ðiều 26- Tổ chức hành nghề mở Chi nhánh ở địa phương khác, ở nước ngoài hoặc cử luật sư làm dịch vụ pháp lý ở nước ngoài

1 – Việc mở Chi nhánh ở địa phương khác phải thông báo cho Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư nơi mở Chi nhánh. Các luật sư của Chi nhánh vẫn có những quyền và nghiã vụ đối với Ðoàn luật sư như các luật sư ở cơ sở chính.

2 – Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng phải thông báo cho Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề mở Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng biết những trường hợp luật sư của Chi nhánh đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.

3 – Việc đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài hoặc cử luật sư làm dịch vụ pháp lý ở nước ngoài sẽ thực hiện theo Ðiều 20, 21 của Nghị định 94/2001/NÐ – CP.

Ðiều 27 – Thù lao và chi phí

Việc tính thù lao và chi phí trong dịch vụ pháp lý phải tuân theo quy định tại các Ðiều 27,28,30,31 Pháp lệnh luật sư ngày 25-7-2001 và các Ðiều 25,26,27 Nghị định số 94/2001/NÐ- CP ngày 12/12/2001.

Ðiều 28 – Thoả thuận về thù lao và chi phí

1 – Tổ chức hành nghề luật sư và luật sư phải cho khách hàng biết căn cứ tính thù lao và chi phí.

2 – Thù lao và chi phí hợp lý và có căn cứ.

3 – Ngoài thù lao và chi phí do khách hàng trả hoặc do Nhà nước trả đối với những việc do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Ban chủ nhiệm chỉ định luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và luật sư không được đòi hỏi khách hàng nộp bất cứ khoản nào khác.

Ðiều 29 – Tính thêm thù lao và chi phí

1 – Ðối với công việc kéo dài, tổ chức hành nghề luật sư có thể yêu cầu khách hàng ứng trước một số tiền thù lao và chi phí.

2 – Trong trường hợp tính thù lao trọn gói mà phải cần làm thêm những việc ngoài dự kiến ban đầu, tổ chức hành nghề luật sư được thoả thuận với khách hàng về tính thêm thù lao và chi phí.

Ðiều 30 – Miễn, giảm thù lao và chi phí

Ðối với những người thuộc diện chính sách thì có thể miễn, giảm thù lao, chi phí, luật sư và tổ chức hành nghề luật sư phải báo cho họ biết để không thu thù lao, chi phí hoặc giảm những khoản thu đó.

Ðiều 31 – Thù lao trong trường hợp khách hàng không nhờ luật sư nữa hoặc vụ án được chuyển cho luật sư khác

1 – Trong trường hợp khách hàng không nhờ luật sư nữa thì tính thù lao theo thời gian công việc luật sư đã làm. Nếu khách hàng nhờ luật sư khác thì phải làm hợp đồng dịch vụ mới.

2 – Trong trường hợp một luật sư chuyển vụ án cho luật sư khác làm tiếp thì phải được sự đồng ý của khách hàng. Luật sư đã làm và luật sư làm tiếp thoả thuận với nhau về thù lao mà mỗi luật sư được hưởng.

Ðiều 32 – Thu thù lao và chi phí

1 – Luật sư không trực tiếp thu thù lao và chi phí của khách hàng mà tổ chức hành nghề luật sư phải thu và thanh toán với khách hàng.

2 – Luật sư không được nhận thù lao và chi phí qua một người trung gian không phải là người được khách hàng uỷ quyền hợp pháp và không được chia tiền thù lao cho người không tham gia vào việc dịch vụ pháp lý.

3 – Việc thu thù lao phải có biên lai tài chính và vào sổ kế toán của tổ chức hành nghề luật sư.

THI HÀNH KỶ LUẬT VÀ KHEN THƯỞNG LUẬT SƯ Ðiều 33 – Ðiều tra, xác minh việc vi phạm kỷ luật

1 – Chủ nhiệm Ðoàn luật sư phải xem xét việc khiếu nại, tố cáo và các nguồn tin khác về vi phạm kỷ luật của luật sư và có thể giao cho một hoặc một số thành viên trong Hội đồng khen thưởng, kỷ luật điều tra, xác minh. Luật sư bị khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm trình bày vụ việc và có quyền tự bào chữa khi vụ việc được điều tra, xác minh .

2 – Nếu thấy cần xem xét về kỷ luật. Chủ nhiệm Ðoàn luật sư chuyển vụ việc sang Hội đồng kỷ luật quyết định.

3. Nếu xét thấy không thể để cho luật sư tiếp tục tham gia tố tụng đối với việc đang bị khiếu nại, tố cáo, Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư khác thay thế. Trong trường hợp này, luật sư phải chuyển công việc đang làm cho một luật sư khác do tổ chức hành nghề phân công, sau khi đã thoả thuận với khách hàng.

Ðiều 34 – Thủ tục xem xét tại Hội đồng kỷ luật

1 – Ngày họp Hội đồng khen thưởng, kỷ luật phải được Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật báo cho luật sư bị xem xét về kỷ luật biết trước 10 ngày. Ðại diện của tổ chức hành nghề luật sư cũng được mời tham gia cuộc họp của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

2 – Nếu khi Hội đồng khen thưởng, kỷ luật họp mà luật sư bị khiếu nại, tố cáo vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật quyết định cứ tiến hành cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp để triệu tập lại. Nếu lần thứ hai mà người được triệu tập vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc không rõ lý do thì Hội đồng khen thưởng, kỷ luật có quyền ra quyết định vắng mặt người đó.

3 – Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật làm chủ toạ cuộc họp.

a. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trình bày kết quả điều tra, xác minh;

b. Luật sư bị xem xét kỷ luật,đại diện tổ chức hành nghề trình bày ý kiến của mình và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật hỏi thêm để xác minh sự việc;

c. Luật sư bị xem xét về kỷ luật trình bày lời bào chữa;

Ðiều 35 – Các hình thức kỷ luật

1 – Hội đồng kỷ luật có quyền quyết định các hình thức kỷ luật sau đây:

c. Xoá tên khỏi danh sách luật sư.

2 – Cùng với quyết định về hình thức kỷ luật. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật có quyền quyết định luật sư bị kỷ luật phải trả lại những tài sản thu lợi bất chính hoặc phải thoả thuận với khách hàng về bồi thường thiệt hại.

3 – Nếu xét thấy không thể để cho luật sư tiếp tục tham gia tố tụng thì Chủ nhiệm Ðoàn luật sư có quyền quyết định đình chỉ công tác của luật sư đối với việc đang bị khiếu nại, tố cáo, hoặc tạm đình chỉ công tác nói chung của luật sư. Trong trường hợp này, luật sư phải chuyển công việc đang làm cho một luật sư khác do tổ chức hành nghề phân công, sau khi đã thoả thuận với khách hàng.

4 – Nếu xét thấy không có căn cứ để thi hành kỷ luật thì Hội đồng khen thưởng, kỷ luật phục hồi công tác của luật sư bị đình chỉ.

Ðiều 36 – Báo cáo, thông báo về quyết định của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

1. Chủ nhiệm Ðoàn luật sư phải báo cáo với Bộ Tư pháp, đồng gửi cho Sở Tư pháp về những quyết định của Hội đồng kỷ luật.

2. Nguyên văn quyết định của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật phải được gửi cho người khiếu nại và luật sư bị kỷ luật, đồng thời thông báo cho các luật sư trong Ðoàn biết.

Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thành tích được Hội đồng khen thưởng, kỷ luật báo cáo với Hội nghị toàn thể luật sư hoặc Ban chủ nhiệm khen thưởng hoặc đề nghị với UBND tỉnh hoặc Bộ Tư pháp khen thưởng.

TÀI CHÍNH CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ Ðiều 38 – Ðóng góp của luật sư

1 – Các luật sư, luật sư tập sự có nghĩa vụ đóng phí thành viên. Mức phí thành viên là 50.000đ/tháng đối với luật sư và 30.000đ/tháng đối với luật sư tập sự.

2 – Nếu cần có đóng góp khác thì Ban chủ nhiệm báo cáo Hội nghị toàn thể luật sư quyết định.

Ðiều 39 – Quỹ và việc sử dụng quỹ của Ðoàn luật sư

1 Quỹ của Ðoàn luật sư bao gồm phí thành viên, các khoản đóng góp của luật sư, các nguồn thu hợp pháp khác.

2 – Quỹ của Ðoàn luật sư được sử dụng vào những việc sau:

a- Trả lương, phụ cấp cho bộ máy làm việc của Ðoàn luật sư;

b- Chi phí về các hoạt động của Ðoàn luật sư;

c- Chi phí về văn phòng phí và các phương tiện kỹ thuật của Ðoàn luật sư;

d- Các chi phí khác.

3 – Ban chủ nhiệm quyết định việc sử dụng quỹ của Ðoàn luật sư và kiểm tra sổ sách, kế toán tình hình tài chính, tài sản của Ðoàn luật sư.

4 – Ban chủ nhiệm phải báo cáo với Hội nghị toàn thể về thu, chi của Ðoàn luật sư.

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN CHỦ NHIỆM, HỘI ĐÔNG KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT.

Ðiều 40 – Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

1 – Thời hạn khiếu nại đối với các quyết định của Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật là 15 ngày kể từ ngày đương sự được thông báo quyết định đó.

2 – Khi có khiếu nại đối với các quyết định của Ban chủ nhiệm, hội đồng khen thưởng, kỷ luật thì Chủ nhiệm Ðoàn luật sư, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

Ðiều 41 – Xem xét lại quyết định của Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

Khi UBND Tỉnh, Bộ Tư Pháp, Chủ nhiệm Ðoàn luật sư, Chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật yêu cầu Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét lại quyết định khiếu nại thì Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét lại quyết định đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và phải trả lời cho cơ quan hoặc người có yêu cầu biết.

QUAN HỆ GIỮA ĐOÀN LUẬT SƯ VỚI BỘ TƯ PHÁP, UBND TỈNH, SỞ TƯ PHÁP VÀ CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG Ðiều 42 – Quan hệ giữa Ðoàn luật sư với Bộ Tư Pháp, UBND Tỉnh, Sở Tư Pháp

Ðoàn luật sư phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo với Bộ Tư Pháp, UBND Tỉnh đã được quy định tại Ðiều 33 Pháp lệnh luật sư ngày 25/7/2001 và điều 31 Nghị định số 94/2001/NÐ – CP ngày 12/12/2001. Những báo cáo gửi Bộ Tư Pháp và UBND Tỉnh được đồng kính gửi Sở Tư Pháp.

Ðiều 43 – Quan hệ giữa Ðoàn luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng

Ðoàn luật sư phải bảo đảm phục vụ nhanh chóng chính xác các vụ án, đặc biệt là các vụ án quan trọng, phức tạp phục vụ cho yêu cầu chính trị của địa phương. Thông báo cho các luật sư biết các nhận xét của cơ quan tiến hành tố tụng để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, trao đổi, kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác của luật sư.

Ðiều 44 – Ðiều khoản thi hành

Bản Ðiều lệ này đã được Hội nghị toàn thể Ðoàn luật sư thành phố Hải Phòng thông qua ngày 11 tháng 1 năm 2003, thay thế các quy định trước về quan hệ nội bộ của Ðoàn và có hiệu lực kể từ ngày được Bộ Tư pháp phê duyệt.

Việc sửa đổi, bổ sung Ðiều lệ của Ðoàn luật sư do Hội nghị toàn thể Ðoàn luật sư quyết định khi có đề nghị của Ban chủ nhiệm Ðoàn luật sư hoặc của 1/2 số Luật sư

Van phong luat su Hai phong

Văn Phòng Luật Sư Hải An, Hải Phòng

Văn phòng luật sư tư vấn luật uy tín, giỏi tại Hải An Hải Phòng – LUẬT 24H 

Nói đến các Văn phòng luật sư Hải An, Hải Phòng, không thể không kể đến Công ty Luật 24H – thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội. Tự hào là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong dịch vụ tư vấn pháp luật. Luật 24H với sứ mệnh “HÃNG LUẬT CỦA MỌI NGƯỜI – MỌI NHÀ” có hệ thống phủ sóng toàn quốc, tư vấn nhanh chóng, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng miễn phí qua tổng đài 24/7.

Trải qua 20 năm hoạt động và cống hiến cho Luật pháp và lẽ công bằng, sở hữu đội ngũ luật sư chuyên môn cao, nhiều năm tuổi nghề, kinh nghiệm dày dặn và các chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản, tận tâm tư vấn; Luật 24h đã tham gia giải quyết và bảo vệ trọn vẹn quyền và lợi ích của hàng trăm nghìn khách hàng ở cả ba miền đất nước trong nhiều vụ việc, vụ án khác nhau.

Công ty Luật 24h luôn đồng hành cùng quý khách hàng trên nhiều lĩnh vực pháp luật đa dạng, cập nhật hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hàng ngày hàng giờ. Chúng tôi cam kết trong thời gian nhanh nhất sẽ định hướng chính xác, giải quyết vấn đề khoa học thông minh, triệt để, dự liệu được toàn bộ các tình huống sẽ phát sinh và phòng tránh mọi rủi ro không đáng xảy ra cho khách hàng theo hướng có lợi nhất. Đặc biệt,  Lut 24h hoàn toàn đặt quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng lên hàng đầu và bảo mật thông tin tuyệt đối cho quý khách hàng.

Luật 24h hoạt động với tôn chỉ TẬN TÂM – LINH HOẠT – CẦU THỊ đồng thời luôn có các chính sách nhân văn hỗ trợ pháp lý với những khách hàng có hoàn cảnh còn khó khăn, những người yêu thế bị chèn ép, người tàn tật, người neo đơn không nơi nương tựa, người già, phụ nữ, trẻ em, người có công với cách mạng. Cam kết phí dịch vụ hợp lý nhất và rẻ nhất.

TRỤ SỞ CHÍNH CỦA CÔNG TY: số 4 ngõ 139, đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Các dịch vụ văn phòng Luật Sư Hải An, Hải Phòng –

Công ty Luật 24H

hỗ trợ tư vấn:

Hiện nay, Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, giải đáp thắc mắc cho các quý khách hàng tại Quảng Ninh trên mọi lĩnh vực. Bao gồm nhưng không giới hạn trong các lĩnh vực pháp luật như sau:

– Tư vấn pháp luật dân sự tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật hình sự tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật hôn nhân – gia đình tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật đất đai tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật lao động tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp – thương mại tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật thuế – tài chính – kế toán tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật đấu thầu tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn pháp luật giao thông tại Hải An, Hải Phòng

– Tư vấn các lĩnh vực pháp luật khác tại Hải An, Hải Phòng

– Dịch vụ đại diện tranh tụng, thực hiện thủ tục hành chính, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác…

Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại:

-Là đơn vị hàng đầu uy tín hàng đầu cả nước, Luật 24h bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng ở mọi lúc mọi nơi, tiện lợi, không mất thời gian di chuyển, chi phí rẻ nhất mà khách hàng vẫn được kết nối với các luật sư uy tín, chuyên viên pháp lý, chuyên gia luật tư vấn giải đáp thắc mắc khi quý khách hàng liên hệ qua tổng đài 19006574 – Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí tại Hà Nội 24/7.

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69 ngõ 172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : [email protected]

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà”

Hải Phòng: Ông Dương Văn Thành Được Bầu Làm Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư Hải Phòng.

13/10/2023, 00:01

Ngày 12/10/2023, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Đoàn Luật sư Hải Phòng (LSHP) đã tổ chức Đại hội toàn thể Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2024.

Tới dự và chỉ đạo Đại hội, có Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Nguyễn Đình Chuyến – Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng; Lã Thanh Tân – Giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng, các đại biểu khách mời cùng 145/194 luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng.

Trong nhiệm kỳ này, Đoàn đã kết nạp được 75 Luật sư. Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp thì số luật sư trên tổng số dân của Hải Phòng vẫn còn thấp (chiến lược của thành phố đến năm 2023 có 400 luật sư). Các tổ chức luật sư đã ngày càng làm tốt hơn công tác tự quản, gắn kết chặt chẽ hơn với Ban chủ nhiệm Đoàn để chung tay xây dựng ngôi nhà chung của Đoàn.

Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, các tổ chức hành nghề và các luật sư trong Đoàn đã tham gia giải quyết 5.566 vụ việc. Trong đó, có 2.217 vụ án hình sự, 897 vụ án dân sự, 253 vụ án hành chính – lao động, 293 vụ án kinh tế-kinh doanh thương mại và tư vấn 1.906 việc.

Các vụ án chỉ định do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, các luật sư đã đáp ứng 100%. Các luật sư luôn phối hợp tốt với điều tra viên, kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án. Việc tranh tụng tại các phiên toà của luật sư đã từng bước có tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp theo định hướng tại Nghị quyết 49 của Bộ chính trị.

Tuy nhiên trong hoạt động nghề nghiệp, so với yêu cầu cải cách tư pháp vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót như: Trình độ ngoại ngữ của đại đa số luật sư còn hạn chế, chưa có được luật sư đủ trình độ và bản lĩnh để độc lập tham gia các vụ án lớn về kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài; kỹ năng tranh tụng và khả năng hùng biện còn hạn chế; việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề chưa làm được.

Chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý của các luật sư trong đoàn ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu người dân. Đoàn luật sư đã phối hợp thường xuyên, hiệu quả với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước của thành phố trong việc trợ giúp pháp lý cho các địa phương, các tổ chức xã hội có yêu cầu. Các luật sư của Đoàn đã trực tiếp tham gia Tư vấn pháp luật và Trợ giúp pháp lý ở huyện Tiên Lãng, quận Lê Chân, huyện Kiến Thuỵ, các cơ sở của người khuyết tật… Đoàn đã phối hợp với Đài PT&TH Hải Phòng trong các chuyên mục giải đáp pháp luật, bản tin pháp luật, trực tuyến…

Quan hề giữa Đoàn luật sư với Liên đoàn luật sư Việt Nam được củng cố chặt chẽ.

Nhiệm kỳ qua, Đoàn luật sư đã kiện toàn tốt các hoạt động Văn phòng Đoàn, làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng; đẩy mạnh công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục; làm tốt công tác tự quản và công tác đối ngoại.

Trong nhiệm kỳ IX, Đoàn luật sư Hải Phòng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Củng cố tổ chức, phát triển đội ngũ luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư cả về số lượng, chất lượng theo hướng chuyên tâm, chuyên nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề để có thể cung cấp dịch vụ pháp luật tốt nhất cho khách hàng; có ý thức chính chị, chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, giữ gìn danh dự, uy tín, nâng cao vị thế của Đoàn luật sư trong xã hội.

Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ luật sư thông qua các hình thức đào tạo đa dạng; tập trung đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan chính quyền thành phố, các cơ quan tiến hành tố tụng và Liên đoàn Luật sư Việt Nam; tổ chức tốt hoạt động cảu Ban chủ nhiệm khoá IX trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong hoạt động của Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ VIII bằng những giải pháp cụ thể, hiệu quả…

Tại Đại hội lần này, đã có nhiều luật sư tham gia phân tích, thẳng thắn đóng góp vào các Báo cáo của Đại hội và phương hướng hoạt động của Ban chủ nhiệm Đoàn LSHP nhiệm kỳ 2023-2024.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có các tổ chức hành nghề luật sư đủ mạnh, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Hải Phòng.

Đoàn LSHP Hải Phòng đã được sự quan tâm rất lớn của Thành uỷ, UBND thành phố như, được bố trí cho Trụ sở làm việc (tuy vẫn còn ở chung trong khu liên cơ quan, chưa được địa điểm mặt đường), từ năm 2023 đã được ngân sách thành phố hỗ trợ trên 70 triệu đồng/năm cho kinh phí hoạt động. Sự hỗ trợ này chỉ đứng sau UBND tỉnh Quảng Ninh (200 triệu đồng) và UBND TP Đà Nẵng (170 triệu đồng) và đứng sau Hội luật gia thành phố Hải Phòng (300 triệu).

Để Đoàn LSHP phát triển tương xứng với sự quan tâm của Thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng, trong nhiệm kỳ này Ban chủ nhiệm Đoàn LSHP phải tập trung phát triển đội ngũ được 500 luật sư. Đoàn, các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư của Hải Phòng phải phấn đấu là 1 trong 5 yếu tố không thể thiếu được trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Đoàn và các tổ chức hành nghề luật sư phải tích cực tham gia phản biện xã hội, trực tiếp tham gia giúp Thành uỷ, UBND TP giải quyết các điểm nóng về khiếu kiện; tham gia tư vấn pháp luật, tham gia tranh tụng bảo vệ chính quyền các cấp ở địa phương, giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền đúng pháp luật; giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực xã hội, góp phần bảo vệ ANTT.

Nhiệm kỳ này, Ban chủ nhiệm Đoàn LSHP phải xây dựng được bộ máy quản lý chuyên nghiệp, đảm bảo sự quản lý của Đảng và nhà nước; thực hiện tốt các nhiệm vụ thành phố giao; phải khuyến khích niềm tự tôn, tự hào của các luật sư để các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư luôn gương mẫu, xây dựng hình ảnh nhân hiệu, thương hiệu cho mình và tổ chức mình, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của khách hàng và nhân dân thành phố.

Đoàn LSHP phải gắn kết hơn nữa với Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động khen thưởng, kỷ luật và đào tạo nghiệp vụ cho các luật sư; các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư phải thể hiện được tinh thần phục vụ cộng đồng, làm nhiều việc cho xã hội, bảo vệ công lý sẵn sàng đóng góp tích cực và các hoạt động của các cấp chính quyền thành phố giao phó.

Đoàn LSHP, các tổ chức hành nghề và các luật sư chỉ có thể phát triển vững mạnh khi có Thành uỷ, các cấp chính quyền đứng bên cạnh… Nếu làm được như vậy, chắc chắn Thành uỷ, UBND TP sẽ tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện hơn nữa cho Đoàn LSHP, các tổ chức hành nghề luật sư Hải Phòng phát triển trong thời gian tới.”

Đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng; những kết quả mà Đoàn luật sư thành phố và các tổ chức hành nghề luật sư Hải Phòng đã đạt được trong thời gian qua. Trong nhiệm kỳ tới, cùng với mục tiêu, phương hướng, giải pháp đã được Đại hội hôm nay xác định, tôi đề nghị chúng ta cần quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất: Có biện pháp cụ thể để phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư trên địa bàn thành phố, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Thứ hai: Xây dựng Đoàn luật sư vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả và vai trò tự quản của Đoàn luật sư. Đoàn phải thực sự là mái nhà chung, là tổ chức tập hợp, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho giới luật sư thành phố; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong quản lý, tham mưu với thành phố xây dựng, thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho luật sư trong hành nghề; tăng cường đoàn kết, thống nhất, đổi mới trong hoạt động, điều hành; mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường xúc tiến và tạo điều kiện cho luật sư tham gia các chương trình, dự án, thoả thuận hợp tác quốc tế.

Thứ ba: Các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cần không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, chuyên nghiệp; đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ pháp lý; tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội; xây dựng uy tín, thương hiệu, khẳng định vị trí, vai trò, tạo niềm tin vững chắc trong đời sống, xã hội.

Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng thông qua phát huy vai trò hạt nhân chính trị của đảng viên, của Chi bộ Đoàn luật sư.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo thành phố, tôi trân trọng cảm ơn Đoàn LSHP, các luật sư đã luôn đồng hành, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển thành phố trong thời gian qua. Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống, bề dầy lịch sử của Đoàn LSHP; bản lĩnh, trí tuệ của đông đảo đội ngũ luật sư thành phố sẽ đóng góp ngày càng quan trọng vì sự phát triển nhanh, bên vững của thành phố Hoa Phượng Đỏ…”.

Luật sư Quang Chiến – Gia Tiệp

Văn Phòng Luật Sư Hải Âu

(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;

Phụ lục II-5;

Phụ lục II-6.

Văn Phòng Luật Sư Hải Dương

(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;

Phụ lục II-5;

Phụ lục II-6.