Đoạn Văn Bản Dài / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Chuyển Giọng Nói Thành Văn Bản , Chính Xác, Thông Minh, Văn Bản Dài

Theo tỉ giá thị trường, thì cửa hàng photocoppy sao chép một văn bản vào word sẽ tốn chi phí khoảng 10.000đ/mặt A4 . Vậy cuốn sách khoảng 50 tờ thì bạn tốn tiền triệu cho việc này . Vậy có cách nào khả thi hơn để giải quyết vấn đề này. Tôi là Ngọc, đến từ chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm từ bản thân cho chuyển giọng nói thành văn bản

Để nhập liệu được ngon, vì sử dụng dữ liệu thời gian thực thì bạn có thể tham khảo và sử dụng internet FPT , vì đang có chương trình giảm giá cực kỳ lớn trong năm . Đặc biệt là chương trình khuyến mại áp dụng tại Internet FPT Hà Nội .

Chuyển giọng nói thành văn bản khi bạn cần thực hiện trong trường hợp nào ?

Chia sẻ kinh nghiệm chuyển giọng nói thành văn bản

Trường hợp cần sao lưu lại một cuốn sách mà kiếm không ra file mềm

Sử dụng để viết bài (thay vì phải đánh máy )

….

: Ta dùng ứng dụng mail ( như gmail làm nơi soạn thảo ) . Sau đó dùng chức năng chuyển đổi giọng nói thành văn bản . Sau khi hoàn thành gửi mail đó sang máy tính . . Sử dụng Notepad ++ để tạo xuống dòng và dấu chấm ( thực hiện lệnh hàng loạt ) . Chỉnh sửa cuối những chỗ sai để hoàn thiện văn bản

Cách làm có thể thực hiện trên cả IPhone và Android như sau :

Quan trọng : Qua thực tế sử dụng mình có nhận xét riêng là như sau :

Iphone 6s ( sử dụng IOS 12 ) : Khá thông minh, đọc xuống dòng là biết xuống dòng chứ không phải ghi chữ xuống dòng như bên Android , nhưng nhận diện chữ còn rất tệ

Android ( Samsung J7 Prime sử dụng Android 7.0 ) : Thông minh bình thường nhưng nhận diện chữ viết thì bá đọc, cũng có sai nhưng chủ yếu do mình phát âm không chuẩn hoặc từ khó thôi, còn lại nhận điện cực kỳ ngon ( xem Demo sẽ thấy ) . Nhưng đổi lại thì đọc . thì ghi CHẤM, đọc xuống dòng thì ghi chữ xuống dòng .

Cuối cùng mình quyết định sử dụng Andoird , vì quan trọng nhất là nhận diện chữ phải thật sự chuẩn

: Tạm thời chúng ta sẽ có là dùng điện thoại Android , bật ứng dụng mail ( hoặc ghi chú nào bạn thích ) sau đó nhập liệu bằng giọng nói . Và nhập xong thì gửi mail đó luôn sang một mail khác , tiêu đề thì ghi rõ đây là mục nào, bài nào hoặc ghi chú mà bạn có thể hiểu được và ghép lại sau này

Xử lý và hoàn thiện một văn bản dài

Như đã nói ở trên, thì chúng ta sẽ chọn điện thoại Android làm thiết bị , vậy cần giải quyết vấn đề tiếp theo đó chính là xử lý các vấn đề :

Không hiểu được xuống dòng là như thế nào

Không hiểu được dấu chấm là thế nào

Cách làm : Ta gom lại những từ lặp lại nhiều lần, khi đọc dấu chấm đọc là chấm, dấu phẩy đọc là phẩy .

Trường hợp đen mà dính vào câu như “rau muống chấm nước mắm” thì ta bắt buộc phải chuyển toàn bộ chấm câu thành một dạng khác như chẻm ( đọc lái từ chấm đi ) .

Phần mềm hỗ trợ tiếp

Sau khi được đoạn văn liền mạch, không chấm không phẩy, Ta coppy đoạn văn đó từ email sang tạo một văn bản Word và bắt đầu chỉnh sửa .

Cần : Chuyển toàn bộ từ ” chấm” thành “.” , từ “phẩy” thành “,”…..

Khung Find and Replace hiện ra thì điền như sau

Find What ( từ cần thay thế ) : chấm

Replace With ( thay thế bằng từ gì ) : .

Sau đó chọn Replace All

Tiếp tục thực hiện với các từ khác , ta được một văn bản cơ bản với tốc độ cực kỳ nhanh. Về cơ bản thì mọi thứ cũng tạm chấp nhận, nhưng vấn đề xuống dòng là mình chưa tìm ra cách, thì khi sử dụng chức năng replace thì mục replace With không biết điền gì nữa.

Về cơ bản, nếu làm nghiêm túc thì trong khoảng 10 phút là bạn có thể làm việc được một văn bản A4 và quan trọng hơn đỡ stress , vì đánh máy tính sẽ Stress và nhàm chán hơn khá nhiều !

Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

3. Trong đoạn văn, các câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Mối quan hệ ấy có thể là bổ sung cho nhau hoặc là bình đẳng với nhau.

4. Có ba cách triển khai nội dung đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song hành.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đoạn văn?

a) Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

– Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b) Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c) Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

– Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

– Câu then chốt của đoạn thứ hai: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng ( Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng ( là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Văn bản Ai nhầm có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

– Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ dại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Mai Thu

Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh

Mục đích của bài học giúp học sinh biết cách viết một đoạn văn thuyết minh.

Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

I. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.

Lượng nước đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.

Ở các nước nghèo, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm.

Đến 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm.

Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

Đọc các đoạn văn trong SGK (trang 14), nêu nhược điểm và cách sửa.

a. Đoạn văn (a) thuyết minh về bút bi nhưng lộn xộn và chưa mạch lạc.

Có thể sửa lại như sau: Trước tiên, giới thiệu cấu tạo, vỏ bút, các loại bút (bút có nắp đậy và bút không có nắp đậy). Sau đó, giới thiệu cách sử dụng bút bi không có nắp đậy: khi viết cần làm gì, khi thôi viết cần làm gì.

b. Đoạn văn (b) thuyêt minh về chiếc đèn bàn nhưng lộn xộn và cũng thiếu mạch lạc.

Có thể sửa lại như sau: Giới thiệu đèn có ba phần: (1) đế đèn; (2) phần thân đèn gồm có ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn; (3) chao đèn gồm khung sắt và vải lụa.

1. Bài tập này yêụ cầu các em viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề bài: Giới thiệu trường em.

Mở bài: cần nêu khái quát về ngôi trường em đang học: yị trí, đặc điểm bên ngoài, cấu trúc phòng học.

Kết bài: cảm xúc về ngôi trường.

Gợi ý: Các vấn đề cần trình bày: giới thiệu tóm tắt quê quán Hồ Chí Minh, năm Bác ra đi tìm đường cứu nước, sự lãnh đạo tài tình của Người trong hai cuộc kháng chiến đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, những chức vụ quan trọng mà Người đã giữ…

3. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.

Sách Ngữ văn 8, tập một gồm 17 bài học. Mỗi bài thường gồm có ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên không phải bài nào cũng có đủ ba phần, có bài chỉ có hai phần, có bài lại thêm cả phần Ôn tập và Kiểm tra. Trong đó, mỗi phần lại có cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng:

Phần Văn, thưòng có các mục: văn bản, chú thích, đọc – hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập.

Phần Tiếng Việt, thưòng có các mục: bài tập hướng dẫn, ghi nhớ, luyện tập.

Phần Tập làm văn thường có các mục: bài tập hướng dẫn, ghi nhớ, luyện tập.

Bài 17. Định Dạng Đoạn Văn Bản

Tuần 25 – Tiết 48 Ngày dạy: 22/02/2016

Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

1. MỤC TIÊU:1.1 Kiến thức:HS biết: – Hoạt động 1: – Học sinh biết khái niệm định dạng đoạn văn bản là gì.– Hoạt động 2: – Học sinh biết định dạng đoạn văn bản bằng 2 cách là: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và hộp thoại Paragraph.HS hiểu:– Hoạt động 1: – Học sinh hiểu ý nghĩa của việc định dạng đoạn văn bản.– Hoạt động 2: – Học sinh hiểu các bước sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ hoặc sử dụng hộp thoại Paragraph để thực hiện việc định dạng đoạn văn bản.Kĩ năng: – Hs thực hiện được: – Việc sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ hoặc sử dụng hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn văn bản.– Hs thực hiện thành thạo: – Học sinh thực hiện thành thạo việc sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ hoặc sử dụng hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn văn bản.Thái độ:– Thói quen: – Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. – Tính cách: – Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.2. NỘI DUNG BÀI HỌC:– Định dạng đoạn văn bản.– Tìm hiểu các cách định dạng văn bản: sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng hộp thoại Paragraph.3. CHUẨN BỊ:3.1. Giáo viên: Phòng máy. Chương trình soạn thảo hoạt động tốt.3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)Lớp 6A2: Lớp 6A3: Lớp 6A5: Kiểm tra miệng: (5′)Gv: Đưa ra đoạn văn bản, gọi học sinh lên thực hiện lại các thao tác định dạng kí tựHs: Lên thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên.Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn (7p)

Gv: Chiếu một đoạn văn bản và thực hiện định dạng đoạn văn bản HS: Quan sát Gv: Qua ví dụ này cho biết định dạng đoạn văn bản là làm gì ?Hs: Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản: + Kiểu căn lề;+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang;+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên;+ Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới;+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.1. Định dạng đoạn văn:

– Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản: + Kiểu căn lề;+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang;+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên;+ Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới;+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.

2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn

– Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng: + Căn lề.+ Thay đổi lề cả đoạn văn.+ Khoảng cách dòng trong đoạn văn.