Đọc Và Hiểu Văn Bản Sự Tích Hồ Gươm / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Văn Bản : Sự Tích Hồ Gươm Ngữ Văn 6

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Tóm tắt truyện

Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh nhưng nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Lê Thận đánh cá ba lần đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra là thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm sáng rực lên, trên đố có khắc chữ “Thuận Thiên”, nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm, nghĩa quân chiến thắng liên tiếp, đuổi hết quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm. Từ đó hồ mang tên Họ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Việc trả gươm giải thích tên gọi mới của hồ Tả Vọng và nói lên mơ ước được sống trong hoà bình, không phải dùng vũ khí chiến tranh của nhân dân ta.

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

-Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tuỷ.

-Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.

-Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng giặc. 

2.- Lê Lợi không trực tiếp nhận được thanh gươm.

+ Đầu tiên là người đánh cá Lê Thận thả lưới bắt được gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thì lưỡi gươm “sáng rực lên”. Trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Nhưng không ai biết đó là báu vật.

+ Khi Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy “ánh sáng lạ”, ông bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa.

+ Tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm này thì “vừa như in”.

+ Lê Thận nâng gượm lên, dâng cho Lê Lợi.

-Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm có ý nghĩa :

+ Sức mạnh của thanh gươm thần là sức mạnh tập hợp, từ vùng sông nước đến vùng rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc của toàn dân tộc.

+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, hợp.lòng trời của nghĩa quán Lam Sơn.

3.Sức mạnh của gươm thần thể hiện ở chỗ :

-Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, quân Minh bạt vía.

-Từ bị động trốn tránh, nghĩa quân chủ động, xông xáo tìm giặc.

-Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, tiêu diệt và đuổi hết bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước.

4*. – Khi đất nước đã thanh bình, Lê Lợi đã lên ngôi vuạ và dời đồ về Thăng Long thì Long Quân đòi lại gươm.

-Cảnh đòi gươm và trả lại gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng.

+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng, lên đòi lại gươm.

+ Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nổi tiếng người : “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đóp lấy lặn xuống nước. “Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hổ xanh”.

5.Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm :

-Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, nhưng cũng nói lên nguyện vọng của nhân dân ta muốn sống trong hoà bình, hạnh phúc, không phải dùng vũ khí chiến tranh.

6*. Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương (một phần của truyện này là truyện Mị Châu, Trọng Thuỷ).

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết của Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng của sông núi, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm và trí tuệ, khát vọng hoà binh của dân tộc.

Xem lại hướng dẫn đọc hiểu Sơn tinh, Thủy tinh :

Ngữ văn 6 : Bài 3 Sơn tinh,Thủy tinh

Ôn Tập Văn Bản “Sự Tích Hồ Gươm”

Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Lí Bí.

C. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

D. Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo.

2. Giặc ngoại xâm được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là giặc nào?

A. Giặc Ân.

B. Giặc Thanh.

C. Giặc Minh.

D. Giặc Tống.

3. Địa bàn diễn ra cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Thanh Hóa

B. Hà Tĩnh.

C. Nghệ An.

D. Hà Nội.

4. Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?

A. Thanh gươm thần.

B. Chiếc nỏ thần.

C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.

D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

5. Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?

A. Lê Lợi.

B. Lê Lai.

C. Nguyễn Trãi.

D. Lê Thận.

6. Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?

A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.

C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.

D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.

7. Ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là gì?

A. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo.

B. Lên án hành động xâm lược của quân giặc đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

C. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

D. Cả A, B và C đều đúng.

8. Trên báu vật của đức Long Quân có khắc hai chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?

A. Hai chữ “Hoàn Kiếm”, có ý nghĩa là trả kiếm.

B. Hai chữ “Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi.

C. Hai chữ “Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời.

D. Hai Chữ “Tả Vọng”, có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng.

9. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê lợi mượn gươm báu?

A. Vì Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân cho mượn gươm.

B. Vì đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê lợi.

C. Vì thế lực của nghĩa quân còn non yếu.

D. Vì đức Long Quân muốn thử tác dụng của báu vật.

10. Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân đã sai ai lên đòi lại báu vật?

A. Rùa Vàng.

B. Tự Đức Long Quân đi lấy.

C. Long Vương.

D. Cung nữ.

II. TỰ LUẬN

Tóm tắt truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm ca ngợi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa mang tính chất chính nghĩa, vừa hợp ý trời, vừa phải lòng dân nên đi đến thắng lợi cuối cùng.

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm kể lại những điều bạo ngược do quân Minh gây ra khi chúng đô hộ nước ta. Đứng trước tình cảnh đó, Lê Lợi đã tập hợp nhân dân, dựng cờ khởi nghĩa. Ban đầu, cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thế yếu nên liên tiếp bị thất bại. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.

Thông qua một người đánh cá tên là Lê Thận, nghĩa quân có được lưỡi gươm thần. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi phải chạy vào rừng và bắt gặp chuôi gươm trên cây đa, đem tra lưỡi gươm do Lê Thận trao vào chuôi gươm thì vừa như in, từ đó Lê Lợi có được gươm thần. Từ khi có gươm thần, thanh thế của nghĩa quân mạnh lên rất nhiều, đánh thắng quân giặc nhiều trận và tiến tới đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc và lên ngôi vua, Lê Lợi đi chơi thuyền ở hồ Tả Vọng, đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.

2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.

Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

Giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.

Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo.

Thể hiện ý nghuyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Soạn Văn: Sự Tích Hồ Gươm Lớp 6

Soan bai Su tich Ho Guom – Đề bài: Soạn văn: Sự tích Hồ Gươm lớp 6.

I Đọc hiểu văn bản Câu 1: Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượm gươm thần vì Đức Long quân muốn giành thắng lợi và vì cuộc khởi nghĩa này hợp lòng dân, ban đầu sức quân còn yếu nên gặp nhiều thất bại.

Câu 2: Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng. Lê Lợi đem khớp với nhau thì vừa như in. Mỗi bộ phận gươm ở một nơi nhưng cuối cùng cũng hợp lại được thể hiện đồng lòng, thống nhất ý nguyện chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Trên gươm có hai chữ ” Thận Thiên” nhấn mạnh tính chất chính nghĩa hợp ý trời, hợp ý dân.

Câu 3: Sức mạnh của thanh gươm: nhuệ khí nghĩa quân ngày càng mạnh, từ nhiều lần thu và bị đông, nghĩa quân đã tự chủ động đi tìm giặc để đánh giành thắng lợi vang dội, quân Minh buộc phải rút quân về nước.

Câu 4: Khi đất nước đã thanh bình Long Quân cho Rùa Vàng đi đòi lại gươm thần. Khi ấy Lê Lợi đang dạo trên hồ Tả Vọng nghe rùa nói Lê Lợi đã rút gươm nâng lên về phía Rùa Vàng, Rùa vàng ngậm và nặn xuống nước.

Câu 5: Ý nghĩa của câu truyện: thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta, sự đoàn kết, hợp lòng dân và ý chí quyết thắng chống giặc ngoại xâm. Ca ngợi tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Và lí giải tên hồ là Hồ Gươm ( Hoàn Kiếm ).

Câu 6: Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy. Rùa vàng tượng trưng cho thần biển và mang lại sức mạnh, nguyện vọng và công lí cho nhân dân.

II Luyện tập: Tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm

Giặc Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu yếu thế hay bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc ngoại xâm.Một người đánh cá tên là Lê Thận kéo lưới được một lưỡi gươm.

Sau Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy,và cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Đất nước hòa bình, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Bắt đầu từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!

Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

+ Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.

+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

+ Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.

+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”

+ Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in

– Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

+ Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

+ Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

+ Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên

+ Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc

+ Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long

– Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

+ Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.

Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

– Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

– Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

– Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

Luyện tập

Bài 1 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:

+ Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi

+ Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một

+ Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng

⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :

+ Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.

+ Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ

+ Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.

Bài 3 (trang 43 skg ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:

– Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:

+ Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm

+ Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm

+ Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước

– Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:

+ Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm

+ Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí

Bài 4 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Định nghĩa truyện truyền thuyết:

– Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại

– Có các yếu tố hoang đường kì ảo

Bài giảng: Sự tích Hồ Gươm – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Sự tích Hồ Gươm – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: