File Tuyên Truyền Nghị Định 100 / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Tăng Cường Tuyên Truyền Nghị Định 100/2019/Nđ

Đó là một trong những yêu cầu được Đại tá Võ Văn Thăng, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ, nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020. Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nhiều quy định mới, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân nắm rõ. Đại tá Võ Văn Thăng yêu cầu lực lượng CSGT phải có kế hoạch cụ thể, quyết tâm làm giảm tai nạn giao thông (TNGT); đảm bảo không để ùn tắc giao thông; tiếp tục khảo sát những điểm không hợp lý về giao thông; nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể đối với hệ thống camera giám sát giao thông…

CSGT Công an TP Cần Thơ xử lý vi phạm.

Theo CSGT đường bộ – đường sắt (Phòng PC08), năm 2019, lực lượng CSGT toàn thành phố phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 41.132 trường hợp, phạt tiền trên 43 tỉ đồng, tước gần 7.300 giấy phép lái xe, tạm giữ 10.443 phương tiện. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là lỗi chạy quá tốc độ quy định (trên 11.000 trường hợp); đi không đúng phần đường, làn đường quy định (7.107 trường hợp); đi ngược chiều, đi vào đường cấm (1.581 trường hợp)… Ngoài ra, có 5.459 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn. Thông qua hệ thống camera giám sát, lực lượng đã phát hiện 325 trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn giao thông; trong đó, có 49 ô tô khách, 68 ô tô tải và 208 ô tô con, đã xử phạt 84 trường hợp với số tiền 134,4 triệu đồng, tước 84 giấy phép lái xe.

Theo Trung tá Trần Hiếu Đạo, Đội trưởng Đội CSGT – trật tự Công an quận Ninh Kiều, thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm quy định về uống rượu, bia giảm khoảng 50%. Các tổ tuần tra, kiểm soát đo nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trên địa bàn quận Ninh Kiều chưa phát hiện người điều khiển ô tô vi phạm… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhận thức của người tham gia giao thông đã chuyển biến tích cực.

Bài, ảnh: Trần Vũ Trọng

Tân Phú Tuyên Truyền Nghị Quyết Số 35

Sáng 21/01, Ban Tuyên giáo Quận ủy phối hợp Liên đoàn Lao động quận tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và tình hình kinh tế – xã hội năm 2019.

Đến dự có đồng chí Võ Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị quận; đồng chí Nguyễn Ngọc Nga, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận; đại diện Ban Giám đốc, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và gần 400 công nhân, người lao động tại công ty may Gia Phú và công ty Dintsun.

Hội nghị đã được nghe đồng chí Võ Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị quận báo cáo các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và tình hình kinh tế – xã hội của đất nước năm 2019 .

Qua hội nghị, công nhân, người lao động đã nắm được ý nghĩa, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và những thành tựu nổi bật của đất nước trong năm 2019 . Từ đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, “sức đề kháng”, tạo được sự đồng thuận, giữ vững niềm tin của nhân dân, đặc biệt là lực lượng công nhân, người lao động đối với Đảng, với sự nghiệp đổi mới và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Định Hướng Tuyên Truyền Tháng 12/2019

1. Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của các địa phương; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị các ngành, địa phương, đơn vị quý IV/2019, phương hướng, nhiệm vụ quý I/2020.

2. Tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện trong tháng:

– Kỷ niệm 01/12 – Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS.

– Kỷ niệm 03/12 – Ngày Người khuyết tật Quốc tế.

– Kỷ niệm 09/12 – Ngày Quốc tế chống tham nhũng.

– Kỷ niệm 10/12 – Ngày Nhân quyền thế giới.

– Kỷ niệm 20/12 – Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại.

– Kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2019).

– Kỷ niệm 73 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2019).

– Kỷ niệm 22 năm ngày Dân số Việt Nam (26/12/1997 – 26/12/2019).

– Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2019) và 30 năm Ngày quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2019).

– Kỷ niệm Đô thị Đồng Xoài 20 năm xây dựng và phát triển (01/01/2000-01/01/2020) và 45 năm Ngày giải phóng Đồng Xoài (26/12/1974-26/12/2019).

– Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Bù Đăng (14/12/1974-14/12/2019).

– Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Phước Long (06/01/1975-06/01/2020).

3. Tiếp tục tuyên truyền về kết quả Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

5. Tuyên truyền kết quả kỳ họp kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa IX.

6. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và Kế hoạch số 194-KH/TU, ngày 11/7/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII.

7. Tiếp tục tuyên truyền, phân tích các vấn đề cốt lõi, mới trong các văn bản: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Kết luận số 156-TB/TW ngày 01/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 195-QĐi/TW, ngày 8/6/2019 của Ban Bí thư “Về chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng”; Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật”.

8. Tuyên truyền các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; công tác đối ngoại quốc phòng và các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh diễn ra trong tháng. Tuyên truyền biển, đảo; biên giới; đối ngoại Nhân dân.

9. Tiếp tục tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh” (theo Kế hoạch số 214/KH-UBND, ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh).

10. Tiếp tục tuyên truyền cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; về phong trào thi đua theo chuyên đề “Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cải cách hành chính” tỉnh Bình Phước từ năm 2019 – 2020 (theo Kế hoạch số 136/KH-UBND, ngày 20/5/2019 của UBND tỉnh); về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng 1.000 km đường giao thông nông thôn và xóa 1.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo” trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 (theo Kế hoạch số 159/KH-UBND, ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh).

11. Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước (theo Kế hoạch số 258/KH-UBND, ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh); việc tổ chức thực hiện Quyết định số 1685/QĐ-LĐTBXH, ngày 11/11/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước vào Trường Cao đẳng Nghề Bình Phước và đổi tên thành Trường Cao đẳng Bình Phước (theo Quyết định số 261/QĐ-UBND, ngày 22/11/2019 của UBND tỉnh); về vận động hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội đón Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 (theo Kế hoạch 251/KH-UBND, ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh).

12. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, về công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo, chú trọng thông tin, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, tập thể cá nhân điển hình làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

13. Tập trung tuyên truyền sâu rộng về phong trào “Chống rác thải nhựa”; biểu dương các cơ quan, đơn vị không mua sắm, sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động của cơ quan, đơn vị (theo Công văn số 3168-CV/TU, ngày 09/9/2019 của Tỉnh ủy “về tăng cường chống rác thải nhựa”).

14. Tuyên truyền việc biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

16. Tiếp tục tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm; phòng, chống các dịch bệnh trên người và vật nuôi trong giai đoạn giao mùa; xâm hại tình dục trẻ em; tai nạn lao động; ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ lao động, sản xuất; các giải pháp của Chính phủ, các bô, ban, ngành, địa phương nhằm bình ổn giá cả, thị trường, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường những tháng cuối năm 2019.

17. Thông tin, tuyên truyền các nội dung được cung cấp, phản hồi tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin cho báo chí, Hội nghị báo cáo viên định kỳ tháng 12/2019 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Lượt xem: 4497

Kế Hoạch Tuyên Truyền Thực Hiện Nghị Quyết 04

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII). Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

HUYỆN UỶ TRIỆU SƠN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN TUYÊN GIÁO

* Triệu Sơn, ngày 09 tháng 01 năm 2017

Số 03 – KH/BTG

KẾ HOẠCH Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII).Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Thông qua tuyên truyền về Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của nhân dân và sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết; đồng thời thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

– Làm rõ tác hại của các yếu tố làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và đời sống. Tuyên truyền làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu

Công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết 04-NQ/TU, do đó cần đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền. Các hoạt động tuyên truyền phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể; có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Thông tin phải chính xác, kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản trong Nghị quyết như: Thực trạng an toàn thực phẩm trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, huyện và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

– Tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với các sản phẩm/nhóm sản phẩm như: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm đã đóng gói; tuyên truyền công tác quản lý thực phẩm đối với các chợ, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hoá thực phẩm.

– Tập trung tuyên truyền chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền và của tập thể, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác thực tế tình hình an toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm (rau, quả, tôm, thịt, cá …) như: công khai kết quả lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm; công khai kết quả xếp loại về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản. Cung cấp thông tin công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm sau kết luận thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

– Tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cách nhận biết sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không còn giá trị sử dụng.

– Tuyên truyền về thương hiệu sản phẩm an toàn, mô hình trong sản xuất, trong lưu thông; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.

– Tuyên truyền các mục tiêu đạt được, chưa đạt được; kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Nghị quyết.

2. Hình thức tuyên truyền

– Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông của huyện (hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, trang thông tin điện tử của huyện, bản tin, ấn phẩm của các ngành, địa phương, đơn vị…).

– Tuyên truyền thông qua hội nghị báo cáo viên, bản tin, tài liệu và các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp.

– Tuyên truyền thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng bí thư cấp uỷ, cấp uỷ viên, đảng viên, quần chúng ưu tú, cán bộ chủ chốt các đoàn thể tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

– Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động cổ động về an toàn thực phẩm, băng zôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích, thông tin lưu động,… chú trọng tuyên truyền ở khu vực trung tâm hành chính huyện, xã, thị trấn, trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã,

liên thôn, cổng chào của các xã, thị trấn; cổng chào thôn, làng, khu phố. Thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở…

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ

Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; chỉ đạo, định hướng các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp các tài liệu tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong xây dựng chương trình nông thôn mới, trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; hướng dẫn Trung tâm BDCT huyện thực hiện lồng ghép chuyên đề về an toàn thực phẩm trong giảng dạy cho các lớp học tổ chức tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

2. Phòng Y tế

Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế – hạ tầng, Phòng Văn hoá & Thông tin, Trung tâm Văn hoá – TDTT huyện tăng cường các hình thức tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức như: Tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động … để truyền tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Cung cấp thông tin các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, hình thức xử lý vi phạm trong hoạt động lấy mẫu giám sát, qua các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, về sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường để công khai trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, các bản tin…

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý từ huyện đến cơ sở.

3. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được khi triển khai kế hoạch tuyên truyền, đồng thời đề xuất hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

4. Phòng Kinh tế – Hạ tầng

Chủ trì, phối hợp với Đội quản lý thị trường số 6, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng y tế, Công an huyện tăng cường kiểm soát việc lưu thông trên thị trường đối với các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

5. Phòng Giáo dục và đào tạo

6. Trung tâm văn hoá – TDTT huyện

– Tập trung tuyên truyền cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với thực hành bảo đảm an toàn thực phẩm; chỉ đạo cán bộ văn hóa cơ sở tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các địa phương, đơn vị với hình thức tuyên truyền phù hợp.

– Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng nhiều hình thức, như: Treo băng xôn, khẩu hiêu, pa nô, áp phích, tranh cổ động, thực hiện các đợt tuyên truyền lưu động…

7. Phòng Văn hoá và Thông tin

– Chủ trì tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không chồng chéo, thiết thực, hiệu quả.

– Chỉ đạo các phương tiện thông tin trên địa bàn huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh.

8. Đài truyền thanh huyện

9. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cấp huyện

– Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế – Hạ tầng tuyên truyền, phổ biến kiến thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn, giới thiệu các điểm bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng nhận biết.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế – xã hội; về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, của các cơ quan quản lý nhà nước.

– Vận động hội viên cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tham gia tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trong chuỗi sản xuất.

10. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ

Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ, chi bộ trực thuộc tổ chức cho báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền thực hiện Nghị quyết. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp, các ngành tham mưu cho cấp uỷ kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết theo quy định.

Căn cứ Kế hoạch này, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đề nghị các địa phương, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ và thường xuyên báo cáo về Ban Tuyên giáo Huyện ủy để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy./.

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII). Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

HUYỆN UỶ TRIỆU SƠN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN TUYÊN GIÁO

* Triệu Sơn, ngày 09 tháng 01 năm 2017

Số 03 – KH/BTG

KẾ HOẠCH Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”

Thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TGTU, ngày 30/12/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về Tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”; Chương trình hành động số 25-CTHĐ/HU, ngày 28/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVIII).Ban Tuyên giáo Huyện uỷ ban hành Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Thông qua tuyên truyền về Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của nhân dân và sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết; đồng thời thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

– Làm rõ tác hại của các yếu tố làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và đời sống. Tuyên truyền làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu

Công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết 04-NQ/TU, do đó cần đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền. Các hoạt động tuyên truyền phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể; có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Thông tin phải chính xác, kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản trong Nghị quyết như: Thực trạng an toàn thực phẩm trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, huyện và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

– Tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với các sản phẩm/nhóm sản phẩm như: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm đã đóng gói; tuyên truyền công tác quản lý thực phẩm đối với các chợ, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hoá thực phẩm.

– Tập trung tuyên truyền chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền và của tập thể, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác thực tế tình hình an toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm (rau, quả, tôm, thịt, cá …) như: công khai kết quả lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm; công khai kết quả xếp loại về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản. Cung cấp thông tin công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm sau kết luận thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

– Tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cách nhận biết sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không còn giá trị sử dụng.

– Tuyên truyền về thương hiệu sản phẩm an toàn, mô hình trong sản xuất, trong lưu thông; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.

– Tuyên truyền các mục tiêu đạt được, chưa đạt được; kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Nghị quyết.

2. Hình thức tuyên truyền

– Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông của huyện (hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, trang thông tin điện tử của huyện, bản tin, ấn phẩm của các ngành, địa phương, đơn vị…).

– Tuyên truyền thông qua hội nghị báo cáo viên, bản tin, tài liệu và các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp.

– Tuyên truyền thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng bí thư cấp uỷ, cấp uỷ viên, đảng viên, quần chúng ưu tú, cán bộ chủ chốt các đoàn thể tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

– Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động cổ động về an toàn thực phẩm, băng zôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích, thông tin lưu động,… chú trọng tuyên truyền ở khu vực trung tâm hành chính huyện, xã, thị trấn, trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã,

liên thôn, cổng chào của các xã, thị trấn; cổng chào thôn, làng, khu phố. Thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở…

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ

Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; chỉ đạo, định hướng các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp các tài liệu tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong xây dựng chương trình nông thôn mới, trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; hướng dẫn Trung tâm BDCT huyện thực hiện lồng ghép chuyên đề về an toàn thực phẩm trong giảng dạy cho các lớp học tổ chức tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

2. Phòng Y tế

Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế – hạ tầng, Phòng Văn hoá & Thông tin, Trung tâm Văn hoá – TDTT huyện tăng cường các hình thức tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức như: Tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động … để truyền tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Cung cấp thông tin các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, hình thức xử lý vi phạm trong hoạt động lấy mẫu giám sát, qua các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, về sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường để công khai trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, các bản tin…

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý từ huyện đến cơ sở.

3. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản là hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được khi triển khai kế hoạch tuyên truyền, đồng thời đề xuất hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

4. Phòng Kinh tế – Hạ tầng

Chủ trì, phối hợp với Đội quản lý thị trường số 6, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng y tế, Công an huyện tăng cường kiểm soát việc lưu thông trên thị trường đối với các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

5. Phòng Giáo dục và đào tạo

6. Trung tâm văn hoá – TDTT huyện

– Tập trung tuyên truyền cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với thực hành bảo đảm an toàn thực phẩm; chỉ đạo cán bộ văn hóa cơ sở tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các địa phương, đơn vị với hình thức tuyên truyền phù hợp.

– Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng nhiều hình thức, như: Treo băng xôn, khẩu hiêu, pa nô, áp phích, tranh cổ động, thực hiện các đợt tuyên truyền lưu động…

7. Phòng Văn hoá và Thông tin

– Chủ trì tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không chồng chéo, thiết thực, hiệu quả.

– Chỉ đạo các phương tiện thông tin trên địa bàn huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh.

8. Đài truyền thanh huyện

9. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cấp huyện

– Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế – Hạ tầng tuyên truyền, phổ biến kiến thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn, giới thiệu các điểm bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng nhận biết.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế – xã hội; về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, của các cơ quan quản lý nhà nước.

– Vận động hội viên cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tham gia tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trong chuỗi sản xuất.

10. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ

Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ, chi bộ trực thuộc tổ chức cho báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền thực hiện Nghị quyết. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp, các ngành tham mưu cho cấp uỷ kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết theo quy định.

Căn cứ Kế hoạch này, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đề nghị các địa phương, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ và thường xuyên báo cáo về Ban Tuyên giáo Huyện ủy để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy./.