Hệ Thống Văn Bản Luật Xây Dựng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng

MỘT SỐ SAI SÓT, GIAN LẬN THƯỜNG GẶP TRONG KẾ TOÁN XÂY DỰNG.

1. Chi phí dự toán:

– Về khối lượng:

+ Quyết toán khống khối lượng, không đúng thực tế thi công; + Tính toán khối lượng sai so thiết kế và bản vẽ hoàn công; + Tính trùng khối lượng xây lắp của công trình (thường xẩy ra ở những điểm giao); + Quyết toán không trừ sản phẩm, vật tư thu hồi;

– Về đơn giá:

+ Áp dụng sai giá khu vực, giá trúng thầu hoặc đơn giá công trình; + Áp dụng sai hệ số vận chuyển, hệ số điều chỉnh giá; + Vật tư đưa vào công trình không đúng chủng loại quy định; + Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức; + Áp dụng sai thời điểm được quy định tính chênh lệch giá…; + Áp dụng sai chỉ số trượt giá: sai nguồn chỉ số, sai thời điểm.

 

2. Đối với chi phí khác:

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ không đúng với khối lượng thực tế, bồi thường sai diện tích đất, sai đơn giá, tiền bồi thường không được thanh toán đầy đủ đến tay người dân được bồi thường, thanh toán cho cả diện tích đất công cộng, xác định sai cấp nhà, loại đất, … – Các chứng từ chi phí không hợp lệ, quyết toán vượt giá trị hợp đồng đã ký kết. – Không ghi thu hồi giá trị sản phẩm thu được trong thời gian sản xuất thử hoặc thu hồi giá trị phế liệu sau đầu tư. – Quyết toán tiền bảo hiểm công trình nhưng thực tế không mua. – Nhận tiền bồi thường bảo hiểm công trình nhưng không giảm chi phí công trình. – Tính và phân bổ lãi vay đầu tư không đúng quy định. – Không nộp ngân sách nhà nước các khoản cho thuê trụ sở, thiết bị, tài sản. – Vật tư, thiết bị tồn đọng không khớp với sổ sách.

3. Sai sót về thuế khác:

– Lao động thời vụ theo công trình không đăng ký MST TNCN, không khấu trừ 10%, hoặc 20% (đối với cá nhân không cư trú), không có cam kết Mẫu 02/CK-CN. - Nguyên vật liệu xuất kho đưa vào công trình không khớp với dự toán hạng mục công trình. – Hóa đơn Nguyên vật liệu sau ngày nghiệm thu công trình. – Và một số lỗi nhỏ khác. – Không kê khai các khoản thu từ thanh lý NVL, công cụ, dụng cụ, lán trại tạm… do hư hỏng, thừa, không có nhu cầu sử dụng. – Hạch toán chi phí nguyên vật liệu vào thẳng chi phí trong khi chưa nghiệm thu công trình. – Lấy hóa đơn của các công trình khác mà chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng hóa đơn thành chi phí công trình khác. – Lập bảng kê, biên nhận NVL hoặc ghi cao giá các vật liệu theo quy định không cần hóa đơn (đất, đá, cát, sỏi, …. theo Luật Thuế TNDN) – Lập khống hồ sơ nhân công. – Các doanh nghiệp thi công san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng thường xuyên Lấy hóa đơn khống như: hóa đơn lắp đặt máy, vận chuyển máy, sửa chữa máy, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng máy thi công… – Trích lập chi phí bảo hành cao hơn quy định, không hoàn nhập chi phí bảo hành.

4. Sai sót sổ sách kế toán:

– Tài khoản 131:    + Số dư bên nợ: Cơ quan Thuế sẽ kiểm tra hợp đồng, nếu đã nghiệm thu mà vẫn treo công nợ là truy thu TNDN, GTGT    + Số dư bên có: Cơ quan Thuế sẽ kiểm tra hợp đồng, nếu đã trả tiền, đã hoàn thành sao lại không hạch toán DT mà hạch toán trả trước. – Tài khoản 331; tài khoản khác tương tự.

Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Ngành Xây Dựng Tiếp Tục Được Hoàn Thiện

Bộ Xây dựng đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, gửi Bộ Tư pháp bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 tại Tờ trình số 08/TTr-BXD, văn bản số 188/BXD-PC ngày 28/01/2019.

Ngày 25/02/2019, Chính phủ có Tờ trình số 48/TTr-CP về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; trong đó, đã bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Ngày 25/02/2019, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1520/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tích cực soạn thảo dự án Luật, dự kiến trình Chính phủ tháng 7/2019.

Bộ Xây dựng đã tham gia góp ý, xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Ngày 21/02/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp Phiên họp thứ 31 cho ý kiến về các vấn đề khác nhau của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Theo Chương trình công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (văn bản số 371/CTr-UBTVQH14 ngày 11/12/2018) thì dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 tại Phiên họp thứ 33 (dự kiến từ ngày 10-16/4/2019) trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Dự thảo Nghị định này đã lấy ý kiến Thành viên Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo số 21/BC-BXD ngày 28/02/2019 tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý; đồng thời hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Ngày 01/3/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 84/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp ngày 19/02/2019; theo đó, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về hợp đồng EPC tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung nêu trên bảo đảm tính bao quát, đầy đủ, tạo sự linh hoạt, hiệu quả cao trong ký kết và thực hiện các hợp đồng theo hình thức hợp đồng EPC, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tích cực triển khai các nội dung theo chỉ đạo.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 (văn bản số 488/BXD-PC ngày 14/3/2019) nhằm tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trên thực tế.

Đức Cương

Theo

Link gốc:

Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Trong Xây Dựng

Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015- Hệ thống quản lý chất lượng đối với dự án công trình xây dựng.

Hiện nay với tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, bởi tổ chức cần phải giải quyết các vấn đề định hướng chiến lược dựa trên rủi ro, nâng cao việc quản lý và kiểm soát ở tất cả các quá trình trọng yếu nhằm đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình được quản lý và kiểm soát đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiến độ và giảm thiểu sự lãng phí.

Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng bao gồm trình tự các bước:

– Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

– Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

– Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.

– Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình bao gồm trình tự các bước:

– Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

– Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng.

– Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng.

– Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

– Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

Quản lý chất lượng thi công xây dựng bao gồm trình tự các bước:

– Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

– Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

– Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

– Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.

– Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

– Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có).

– Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

– Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Bảo trì công trình xây dựng bao gồm trình tự các bước:

– Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.

– Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.

– Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.

– Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.

– Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

Cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III, khi xảy ra sự cố cần tiến hành thực hiện:

– Báo cáo sự cố công trình xây dựng

– Giải quyết sự cố công trình xây dựng

– Giám định nguyên nhân sự cố xây dựng

– Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng

Nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng

Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định, cần xây dựng thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các văn bản quy trình hướng dẫn hạng mục công việc xây dựng do mình thực hiện, nhận diện các rủi ro trong quá trình thi công công trình và biện pháp giải quyết rủi ro, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và hành động khắc phục theo đúng các văn bản quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại nguyên tắc 3, 4 và 5 chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng

Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng tại ISOCERT gồm 6 bước:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tại ISOCERT

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Bước 3: Đánh giá tài liệu tại ISOCERT

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Thời gian thông thường tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá khoảng 15-30 ngày. Tuy nhiên, tùy năng lực và điều kiện của tổ chức chứng nhận, thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Chúng tôi có thể thực hiện đánh giá ngay sau khi khách hàng đủ điều kiện!

ISOCERT – HÀI HÒA CÙNG THỊNH VƯỢNG

Quý doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 liên lạc hoặc đến ngay ISOCERT đăng ký.

ISOCERT là tổ chức chứng nhận ISO 9001 uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

ISOCERT có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các hoạt động chứng nhận và giám định quốc tế. Thấu hiểu được vai trò quan trọng, xu thế thời đại cũng như luôn quan tâm lắng nghe từ phía khách hàng. Chúng tôi luôn hướng tới giải pháp, thủ tục trọn gói, giá thành hợp lý hướng tới “Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng”.

Hơn +1000 Doanh nghiệp đã được ISOCERT đánh giá và cấp giấy chứng nhận iso 9001- hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng.

Quý doanh nghiệp cần được tư vấn về dịch vụ cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong xây dựng có thể liên hệ với ISOCERT qua hotline 0976 389 199 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hướng Dẫn Xây Dựng Hệ Thống Thang Bảng Lương

Câu hỏi: Công ty các bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chắc chắn hàng tháng sẽ có trả lương cho người lao động, nhưng công ty các bạn đã xây dựng THANG BẢNG LƯƠNG, và đã nộp cho phòng lao động chưa?

+ Khi bắt đầu đi vào hoạt động có thuê lao động ngoài việc bạn báo cáo khai trình lao độngbạn cần phải xây dựng hệ thống Thang Bảng Lương để nộp cho phòng lao động Quận.

+ Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong Thang Bảng Lương bạn đã nộp Phòng Lao Động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì bạn cũng phải xây dựng lại thang bảng lương nộp lại cho Phòng Lao Động.

Bài viết này sẽ HƯỚNG DẪN các bạn kế toán xây dựng hệ thống thang lương bảng lương để các bạn có thể tự xây dựng và đăng ký với Phòng lao động thương binh và xã hội. Văn bản các bạn tham khảo để xây dựng hệ thống thang bảng lương bao gồm các văn bản sau: 1. Bộ luật lao động 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013. 2. Nghị định 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013. 3. Nghị định 103/2014/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

1. Công văn đề nghị đăng ký thang lương bảng lương I. Thành phần hồ sơ:

– Đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – Đối với các doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động đăng ký tại Phòng Lao động – TBXH Quận-Huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Các bạn tham khảo mẫu và hướng dẫn chi tiết như sau: 1. Công văn đề nghị đăng ký thang lương bảng lương Lập theo mẫu. Mức lương tối thiểu vùng xin áp dụng không được thấp hơn quy định (Xem mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp tại nghị định 103/2014/NĐ-CP).

2. Hệ thống thang lương bảng lương

Ví dụ: Công ty TNHH A xây dựng thang bảng lương như sau:

3.1000.000 + (3.1000.000 x 7%) = 3.317.000,

Các bạn có thể để cao hơn số này, và trong bảng kê lương để mức là 3.720.000 (Theo hướng dẫn tại điều 5 nghị định 103/2014/NĐ-CP) – Chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Trong bảng kê lương công ty TNHH A:

Bậc 1 của Giam Đốc công ty là 5.580.000đ,

Bậc 2 ít nhất phải bằng :

5.580.000 + (5.580.000 x 5%) = 5.735.000,

Các bạn có thể để cao hơn số này . Các bậc sau các bạn xây dựng tương tự (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP) – Chênh lệch mức lương giữa các nhóm chức danh có sự tăng dần đều. Trong bảng kê lương công ty TNHH A, tại bậc 1, nhóm ban lãnh đạo là 5.580.000đ, các nhóm khác giảm dần đều, và cuối cùng là nhóm tạp vụ, phục vụ là 3.100.000đ

3. Quy chế lương bảng phụ cấp (nếu có phụ cấp thì làm, không có thì không làm)

Biên bản về hệ thống bảng lương của mỗi công ty được quy định nội dung theo thông tư 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuế mướn lao động.

6. Văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp nêu ý kiến về hệ thống thang lương, bảng lương (nếu doanh nghiệp đã có công đoàn)

+ Công văn xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn của Liên Đoàn Lao Động

(nếu không đủ điều kiện thành lập công đoàn thì liên hệ Liên đoàn lao động quận, huyện,…để có công văn xác nhận doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập công đoàn này)