Bản gốc là gì?
Bản gốc là bản thảo cuối cùng được tác giả hay người có thẩm quyền duyệt.
Bản gốc phải là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức, là cơ sở để in ấn, phổ biến, phát hành hay chuyển thể sang loại hình khác. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau. Vị dụ: hợp đồng (dân sự, kinh tế,…) có thể được làm làm thành nhiều bản, mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng giữ 1 bản và các bản có giá trị như nhau.
Phân biệt bản gốc và bản chính
Về căn cứ pháp lý, khoản 1 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định:
‘Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:
“Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền;
“Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành”‘. Như vậy, Bản gốc được hiểu là văn bản đã chế bản xong, nhân viên trực tiếp xử lý ký nháy và sau đó có chữ ký của thủ trưởng có thẩm quyền. Nhưng thường các vị lãnh đạo chỉ ký một bản. Bản có chữ ký tươi đó sẽ được photocopy thành nhiều bản (cho đủ theo yêu cầu) rồi đem đóng dấu. Bản có chữ ký tươi sẽ là bản gốc và các bản còn lại sẽ là bản chính và đều có hiệu lực pháp lý như nhau. Riêng đối với văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định của pháp luật, thì bản đăng trên công báo có cùng giá trị với bản gốc và là cơ sở để đối chiếu và sử dụng trong mọi trường hợp, nhất là khi có sự khác biệt giữa văn bản đăng trên công báo và văn bản có nguồn gốc khác hoặc khi có tranh chấp về pháp lí.
Người đăng: trang Time: 2020-08-01 00:29:31