Tìm Hiểu Luật Thi Đấu Cờ Vua Hệ Thụy Sĩ Có Gì Khác Và Đặc Biệt

Trước tiên, luật thi đấu cờ vua Thụy Sĩ có những quy cách cơ bản nhất quy định về phạm vi di chuyển của các quân cờ. Mục đích đưa ra các loại luật thi đấu nhằm giúp cho ván cờ thêm công bằng và có quy củ hơn. Không chỉ mình môn cờ vua mà bất cứ một trò chơi nào đều cần đến những luật chơi cơ bản nhất.

Luật thi đấu cờ vua hệ Thụy Sĩ có gì khác biệt

Trong hệ luật Thụy Sĩ có rất nhiều những điểm khác biệt và tiến bộ hơn. Trước hết, luật có những khắt khe hơn và có rất nhiều những trường hợp xử lý cụ thể hơn. Trước hết đó là điểm khác biệt của cách đi của các quân cờ. Một quân cờ không được di chuyển đến ô mà quân cùng màu của nó đang đứng. Và quân Mã có thể di chuyển đến một vị trí không nằm trên hàng ngang mà nó đang đứng.

Cong lại những di chuyển khác đều giữ nguyên theo luật cờ vua cơ bản nhất. Luật thi đấu cờ vua theo hệ Thụy Sĩ nhìn chung về việc di chuyển của quân cờ không có gì khác biệt quá nhiều. Điểm khác biệt lớn về luật cờ vua hệ Thụy Sĩ đó là những trường hợp được quy định hợp và phạm luật.

Quy định về bước đi nhập thành, đây là nước đi đặc biệt của quân Vua và quân Xe. có những quy định không được phép nhập thành bao gồm: Khi vua hoặc xe đối phương đã di chuyển rồi thì không được phép nhập thành. Hoặc trong trường hợp có một quân khác đứng giữa quân vua và quân xe đang đứng thì cũng tạm thời không được nhập thành.

Tại sao bạn cần nắm thêm nhiều loại luật thi đấu cờ vua

Ngoài việc bạn cần biết những luật thi đấu cơ bản ra, bạn nên nắm thêm những loại luật cơ khác nữa. Càng nắm được nhiều loại luật thi đấu bạn càng có thêm nhiều kinh nghiệm trước những tình huống trong một ván cờ.

Môn cờ vua có lịch sử phát triển từ rất lâu rồi. Chính vì vậy, có rất nhiều những thay đổi, bổ sung và những cải tiến trong luật chơi.

Một bật mí cho những bạn mới học chơi cờ vua và những bạn muốn nâng cao khả năng chơi cờ của mình. Ngoài việc nắm vững những loại luật chơi cơ bản nhất và luyện tập thường xuyên, bạn nên xem nhiều các cuộc thi đấu của các cờ thủ nổi tiếng thế giới để học những phản xạ của họ.

Khi chơi cờ vua, bạn cần có một khả năng tư duy đặc biệt. Bạn nên để ý mọi nước đi của đối phương, dàn thế cờ chắc chắn và bí mật nhất. Chiến thắng một ván cờ rất cần đến khả năng tư duy và nhanh nhạy của bạn trong mọi trường hợp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều bản luật cờ vua cơ bản ở nhiều hệ. Trong những giải đấu quốc tế quan trọng, luật thi đấu rất quan trọng và không thể để xảy ra bất cứ tranh cãi nào trong cuộc thi đấu cờ vua. Trong mỗi trận đấu lớn, còn có trọng tài tham gia vào quản lý những trận đấu.

Phương Pháp Tổ Chức Thi Đấu Hệ Thụy Sĩ

Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ áp dụng trong trường hợp có nhiều đấu thủ chơi với số vòng đấu hạn chế được thông báo trước (thông thường cứ 20-30 đấu thủ 7-9 vòng, 30-50 đấu 9 hay 11 vòng, nếu số lượng lớn hơn đấu 11 hay 13 vòng).

Trong hệ Thụy Sĩ các đấu thủ không được gặp nhau hai lần và được ghép thành từng cặp có cùng chung số điểm hoặc sao cho sự chênh lệch điểm là nhỏ nhất.

Không được phép chơi ba ván liên tiếp cùng màu quân hoặc cách biệt tới ba ván cùng màu quân.

Quy tắc này có thể bị xóa bỏ ở vòng đấu cuối cùng nếu nó làm cản trở việc xếp cặp theo cùng số điểm. Nên xếp sao cho mỗi đấu thủ có số ván cầm quân Đen, và quân Trắng tương đương nhau và mầu quân thay đổi lần lượt.

– Những đấu thủ có cùng số điểm hợp thành nhóm.

– Nếu trong vòng đấu nào đó số lượng đối thủ là lẻ thì người có số cuối cùng trong nhóm điểm thấp nhất mà trước đó chưa được điểm nào do thiếu đối thủ, sẽ được một điểm không phải chơi như không có đối thủ và không tính màu quân.

– Xếp các cặp bắt đầu từ nhóm điểm cao nhất (từ trên xuống dưới)

– Nếu đấu thủ không có đối thủ cùng nhóm điểm thì xếp đấu thủ đó sang nhóm điểm lân cận, cùng áp dụng như vậy trong trường hợp trong nhóm có số đấu thủ lẻ.

– Đấu thủ bị chuyển dịch khi ghép đôi ở nhóm trên xuống sẽ ghép với nhóm điểm thấp hơn gần nhất. Khi ghép đôi từ dưới thì đối thủ đó được xếp lên nhóm cao điểm hơn gần nhất.

– Trong trường hợp có nhiều đấu thủ đánh xuống thì trong nhóm đó đầu tiên chọn cặp có điểm cao nhất, trong trường hợp bằng điểm thì có số thứ tự nhỏ nhất.

Trong trường hợp đánh lên thì chọn cặp có số điểm ít nhất, nếu bằng điểm thì chọn cặp có số thứ tự lớn nhất.

Ghi chú: Hiện nay tại các giải chính thức đều sử dụng phần mềm vi tính Hệ Thụy Sĩ 4.6, (hoặc 4.8), để xếp cặp thi đấu trên máy vi tính theo quy định của FIDE.

14.1. Thẻ theo dõi thi đấu

Ban đầu cũng tổ chức xác dịnh số thứ tự cho các đấu thủ. Số thứ tự này chỉ có nghĩa trong vòng đấu đầu số 1 gặp số 2 và số 3 gặp số 4 v.v… và số nhỏ cầm quân Trắng. Trong những vòng sau, số thứ tự không có giá trị mà các cặp sẽ gặp nhau theo kết quả bốc thăm cho từng nhóm riêng có số điểm bằng nhau. Quyền cầm quân Trắng cũng sẽ được ấn định dựa vào việc bốc thăm lựa chọn các cặp đấu thủ (sau vòng 1 thường có 3 nhóm: nhóm 1 điểm, nhóm 1/2 điểm, nhóm 0 điểm; sau vòng 2 có thể có 5 nhóm, v.v…)

Mỗi đấu thủ được Ban tổ chức thi đấu chuẩn bị sẵn cho 1 thẻ thi đấu do trọng tài theo dõi ghi sau khi bốc thăm và kết thúc trận đấu. Mẫu the như sau:

Tên đấu thủ: Nguyễn Văn Đại, Cấp: I; Số thứ tự 11

14.2. Chia các nhóm để bốc thăm:

Sau mỗi vòng đấu, thẻ các đấu thủ có tổng số điểm ngang nhau được xếp vào cùng một nhóm.

Trong khi bốc thăm phải chú ý để bảo đảm quyền cầm quân Trắng được công bằng.

Trong thẻ theo dõi, trọng tài sẽ ghi ký hiệu (đi xuống); trong cột “nhóm” đối với đấu thủ đó và ký hiệu (đi lên) cho đối phương của anh ta. Nếu trong nhóm này số đấu thủ là chẵn, thì sau đó lại xảy ra trường hợp một đấu thủ không có cặp và do đó lại tìm đối phương cho đấu thủ này ở nhóm dưới nữa.

14.4. Những vấn đề cần lưu ý:

14.4.1. Hai đấu thủ chỉ được quyền gặp nhau 1 lần trong suốt hệ thi đấu. nếu khi bốc thăm xẩy ra trường hợp hai đấu thủ gặp nhau lần nữa, thì kết quả này coi như không có giá trị và bốc thăm lại để chọn đối thủ khác, nếu cần có thể thay đổi cả kết quả bốc thăm ở các cặp trước, nhất thiết không được để hai đấu thủ gặp lại lần thứ hai.

14.4.2. Mỗi đấu thủ không được chơi quá 2 ván với cùng một màu quân và tránh tình trạng số lần giữ quân Trắng và quân Đen của một đấu thủ quá chênh lệch (lớn quá 1 ván khi số vòng đấu lẻ, qúa 2 ván khi số vòng đấu chẵn).

14.4.3. Có trường hợp một số đấu thủ không có đối phương ở cùng nhóm hoặc ở cả nhóm dưới (vì lý do màu quân). Trường hợp này phải tìm cho đấu thủ một đối thủ ở nhóm trên và như vậy tức là phải thay đổi cả kết quả bốc thăm ở nhóm trên này.

14.4.4. Nếu có điều kiện nên tránh tình trạng một đấu thủ “đi lên” hoặc “đi xuống” hai lần liền. Nhưng một đấu thủ có lần “đi lên”, lại có lần “đi xuống” rồi thì có thể coi như đấu thủ đó chưa “đi lên” và “đi xuống”

Dễ dàng nhận thấy rằng việc bốc thăm chọn cặp đấu thủ trong hệ Thụy Sĩ đòi hỏi trọng tài phải nhậy bén khéo léo, cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng. Kết quả bốc thăm thường được tiến hành ngay sau một vòng đấu và được công bố cho đấu thủ biết trước để chuẩn bị cho vòng đấu sau. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xử lý mọi khiếu nại về kết quả bốc thăm. Sau khi việc bốc thăm hoàn thành, mọi khiếu nại được giải quyết, kết quả bốc thăm có hiệu lực và các đấu thủ có trách nhiệm thi hành.

Sau khi vòng đấu kết thúc, các đấu thủ được xếp hạng theo tổng số điểm thu được.

Trong trường hợp nhiều đấu thủ bằng điểm nhau (điều này rất dễ xảy ra), Để xác định thứ hạng cho các đấu thủ này, người ta quy ước tính hệ số Búcgôn cho các đối thủ đó. Hệ số Búcgôn được tính bằng cách cộng số điểm thu được của tất cả các đối phương đã gặp của một đấu thủ. Giữa 2 hay nhiều đấu thủ bằng điểm nhau, ai có hệ số lớn hơn sẽ được xếp hạng trên.

Riêng trong trường hợp khi tính hệ số Búcgôn mà có một đấu thủ bỏ cuộc giữa chừng, thì điểm của đấu thủ này được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của số điểm thu được của các đấu thủ cùng nhóm với đấu thủ trước khi bỏ cuộc. Trong hệ Thụy Sĩ nếu số đấu thủ lẻ, thì đấu thủ nào được nghỉ sẽ tính hệ số của ván đó bằng số điểm của người xếp cuối cùng giải.

Trong trường hợp 2 hay nhiều đấu thủ có hệ số Bécgơ bằng nhau, thì người ta xét xem đấu thủ nào có nhiều ván thắng hơn hoặc có số ván thắng bằng quân Đen nhiều hơn sẽ cho xếp hạng trên, điều này nhằm động viên các trận đấu thêm tích cực.

Cuối cùng nếu cả hai chỉ số trên đều bằng nhau thì người ta tính đến ván cờ giữa các đấu thủ bằng điểm. Đấu thủ nào thắng trong ván đó sẽ được xếp hạng trên.

Hiếm có trường hợp các chỉ tiêu nêu trên của các đấu thủ bằng điểm nhau hoàn toàn ngang nhau, nhưng nếu điểm này xảy ra thì phải dùng biện pháp bốc thăm để phân tích thứ hạng.

Một điểm cần lưu ý là khi vận dụng hệ thi đấu này các ván cờ phải được kết thúc trong một buổi chứ không tổ chức hoãn đấu.

Cách Tính Màu Quân Trong Bốc Thăm Hệ Thụy Sĩ

Giải thích về cách tính màu quân trong bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ – Dutch system của FIDE.

Đi cùng với sự phát triển của các phần mềm bốc thăm chuyên dụng hiện nay, Hệ Thụy Sĩ đang trở thành một thể thức thi đấu phổ biến nhất trên thế giới dành cho các môn cờ. Các giải đấu từ nhỏ đến lớn, với số lượng từ 10 người trở lên cho đến hàng trăm người đều có thể xem Hệ Thụy Sĩ như một giải pháp tối ưu để xếp cặp thi đấu. Hiện nay đa phần Ban Trọng tài ở các giải đấu tại Việt Nam đều sử dụng phần mềm Swiss-manager để bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ.

Swiss-manager là một phần mềm chuyên nghiệp, bốc thăm nhanh chóng và dễ sử dụng đến mức người bốc thăm có thể không cần biết về lý thuyết cơ bản của nguyên tắc bốc thăm, không cần phải suy nghĩ về ván đấu kế tiếp ai sẽ gặp ai, ai cầm quân Trắng, ai cầm quân Đen. Nhờ vậy, một người bốc thăm có thể xếp cặp cho cả ngàn người, cả chục bảng thi đấu chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Tiện lợi là vậy, thế nhưng nếu có một kỳ thủ nào đến khiếu nại là “Tại sao tôi không gặp anh A mà phải gặp anh B?” hoặc “Tại sao tôi lại cầm quân Đen thay vì quân Trắng?” v.v… thì mọi chuyện trở nên rối rắm, không thể giải thích được nếu ta không biết cơ bản về nguyên lý bốc thăm. Và thế là người bốc thăm chỉ trả lời đơn giản là “do máy bốc”, một câu trả lời thiếu trách nhiệm, trốn tránh. Điều này đã từng xảy ra ở nhiều giải đấu quốc gia và quốc tế.

Phần mềm Swiss-manager mà chúng ta đang sử dụng hiện nay dùng giải thuật bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ – Dutch system của FIDE. Đây là hệ bốc thăm tiên tiến và minh bạch nhất hiện nay. Nguyên lý của hệ bốc thăm này khá phức tạp, do đó tôi sẽ giải thích về nó trong một bài viết khác (các bạn có thể tham khảo đầy đủ về Dutch system trên trang web của FIDE: http://www.fide.com/component/handbook/?id=167&view=article); Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ trình bày về cách xếp màu quân khi 2 đấu thủ gặp nhau vì vấn đề này thường có nhiều người thắc mắc và khiếu nại nhất.

Trước hết ta hãy lược qua các nguyên tắc cơ bản của Hệ Thụy Sĩ nói chung theo quy định của FIDE như sau:

– Số ván đấu trong một giải phải được công bố trước. – Hai đấu thủ chỉ gặp nhau một lần trong suốt giải đấu. – Nếu số người tham dự là số lẻ, thì một người lẻ sẽ được miễn đấu (tiếng Anh là “Bye”) và thường được 1 điểm (số điểm này có thể được quy định khác đi tùy theo Ban Tổ chức). Ván “Bye” này xem như không có màu quân. – Trường hợp có một đấu thủ bỏ cuộc không đến nơi thi đấu thì đối phương của anh ta cũng được 1 điểm, xem như được “Bye”. Cả 2 đấu thủ này xem như chưa từng gặp nhau, vì vậy vẫn có thể bốc thăm gặp nhau ở các ván kế tiếp. – Một đấu thủ đã nhận được điểm từ đấu thủ bỏ cuộc sẽ không được cho miễn đấu ở các ván tiếp theo. – Về mặt nguyên tắc chung, một đấu thủ được xếp cặp với các đấu thủ khác trong cùng một nhóm điểm. – Hiệu số giữa số lần cầm quân Đen và quân Trắng của một đấu thủ sẽ không được lớn hơn 2 hoặc ít hơn -2. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp ngoại lệ ở vòng đấu cuối của giải đấu. – Không có đấu thủ nào được xếp cầm một màu quân ở 3 lần liên tiếp. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp ngoại lệ ở vòng đấu cuối của giải đấu.

Căn cứ theo những nguyên tắc như trên ta có thể hiểu đơn giản là:

1. Một đấu thủ ván trước cầm quân Trắng, thì ván sau cầm quân Đen. 2. Trường hợp không xếp được thì cho một đấu thủ giữ tiếp màu quân của ván trước. 3. Một đấu thủ đã 2 lần liên tiếp cầm quân Trắng thì ván sau phải cầm quân Đen và ngược lại. 4. Riêng ở ván cuối, nếu không còn cách nào khác thì có thể xếp cho một đẩu thủ cầm một màu quân 3 ván liên tục.

Ở các trường hợp 1 và bên trên 3 thì dễ tính màu quân, nhưng mục 2 và 4 thì việc xếp màu quân cho 2 đấu thủ có cùng màu quân của ván trước sẽ theo nguyên tắc nào. Qua theo dõi ở các giải toàn quốc, tôi nhận thấy đa phần mọi người chỉ hiểu nôm na là phải đổi màu quân cho kỳ thủ có số thứ tự (số xếp hạt nhân) nhỏ hơn hoặc đổi màu quân cho kỳ thủ đang xếp hạng cao hơn. Điều đó chỉ đúng một phần và chưa đầy đủ.

Theo cách bốc thăm của Dutch system, trình tự ưu tiên xếp màu quân sẽ xét theo nguyên tắc sau (xem mục E, phụ lục C.04.3.1. Dutch System – Handbook của FIDE:

E1. Đổi màu quân khác cho đấu thủ đã giữ 2 lần liên tiếp một màu quân. E2. Đổi màu quân khác cho đấu thủ nào đã giữ số lượng một màu quân này nhiều hơn màu quân khác trong tổng số ván đã thi đấu. E3. Đổi màu quân căn cứ vào việc so sánh lùi dần về các vòng đấu trước đó cho đến khi 2 đấu thủ có màu quân khác nhau. E4. Đổi màu quân cho đấu thủ đang tạm xếp hạng cao hơn (Ở một số giải đấu phong trào, Ban Trọng tài thường tổ chức bốc thăm công bố cách xếp hạng sau khi kết thúc ván cuối, do đó ít nhiều cũng sẽ làm sai lệch kết quả bốc thăm của toàn bộ giải đấu). E5. Ở ván đầu tiên, các đấu thủ mang số chẵn sẽ có màu quân khác với đấu thủ mang số lẻ trong cùng nhóm S1 (điều này chỉ dùng cho ván 1)

Để dễ hiểu ta tham khảo một ví dụ minh họa:

Ta chọn dữ liệu tại G iải Cờ tướng vô địch hạng nhất toàn quốc 2023 bảng nữ, xét trường hợp của kỳ thủ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Bộ Công An. Đây là trường hợp cũng ít gặp trong bốc thăm Hệ Thụy Sĩ. Ở đây ta không bàn đến việc xếp cặp với ai, nhóm điểm nào, mà chỉ bàn đến màu quân mà Hồng Hạnh được xếp trong 9 ván đấu theo Hệ Thụy Sĩ tại giải đấu.

Ta có bảng màu quân theo từng ván đấu như sau: (Ký hiệu trong ví dụ này: Trắng = W, Đen = B, miễn đấu= dấu trừ -)Ghi chú: Bảng tổng hợp chỉ thống kê màu quân của các đấu thủ ở các ván đấu trước đó cho đến khi gặp Nguyễn Thị Hồng Hạnh

VánMàu quân của Nguyễn Thị Hồng HạnhĐấu thủ của Hồng Hạnh và màu quân xếp theo từng ván Ván 1Ván 2Ván 3Ván 4Ván 5Ván 6Ván 7Ván 8Ván 9 Vương Tiểu NhiNguyễn Thị BìnhNguyễn Hoàng Yến

Giải thích:

Ván 1: Hồng Hạnh cầm quân Đen gặp Võ Thị Thu Hằng do bốc thăm ngẫu nhiên theo điều E5.

Ván 2: Hồng Hạnh tiếp tục cầm quân Đen gặp Lê Thị Kim Loan. Lý giải theo trình tự màu quân theo các điều từ E1 đến E4 như đã nói bên trên:

E1= không có

E2 và E3= không có, vì cả 2 đi quân Đen như nhau, và chỉ mới xong ván 1.

E4 = có, do thời điểm ván 2 Kim Loan xếp hạng trên vì vậy đổi màu quân cho Kim Loan cầm quân Trắng

(Kể từ lúc này, những trường hợp không thỏa theo điều nào sẽ không lập lại)

Ván 3: Hồng Hạnh có 2 ván Đen, BB, gặp Vương Tiểu Nhi có 1 ván bye và 1 ván Trắng (-W). Như vậy trường hợp này thỏa điều E1, ưu tiên đổi màu quân cho Hồng Hạnh cầm quân Trắng.

Ván 4: Hồng Hạnh đã giữ màu quân 3 ván trước là BBW (2 Đen, 1 trắng) gặp Hoàng Hải Bình có màu quân 3 ván trước là WBW (2 Trắng 1 Đen). Như vậy trường hợp này thỏa điều E2, Hồng Hạnh tiếp tục cầm quân Trắng để cho cả 2 đấu thủ đều cân bằng màu quân tại ván 4.

Ván 5: Hồng Hạnh đã giữ màu quân 4 ván trước là BBWW gặp Nguyễn Thị Bình có màu quân WBWB, cả 2 đều cân bằng màu quân nhưng màu quân của Hồng Hạnh thỏa theo điều E1, buộc phải cầm quân Đen ván thứ 5.

Ván 6: Hồng Hạnh đã có 3 ván Đen, 2 ván Trắng (BBWWB), do đó sẽ cầm Trắng khi gặp Võ Thị Thu Hằng có 3 Trắng, 2 Đen (WWBBW), thỏa điều E2, cân bằng màu quân.

Ván 7: Trong 6 ván Hồng Hạnh với màu quân BBWWBW (3 Trắng, 3 Đen) gặp Hồ Thị Thanh Hồng cũng 3 trắng 3 Đen, BWWBWB; Vì vậy căn cứ vào ván 6, thỏa theo điều E3, Hồng Hạnh buộc phải đổi sang cầm quân Đen.

Ván 8: Sau 7 ván, Hồng Hạnh có số màu quân gồm 3 Trắng, 4 Đen, BBWWBWB, gặp Châu Thị Ngọc Giao cũng 3 Trắng, 4 Đen nhưng khác thứ tự từng ván BWBWBWB. Màu quân cân bằng, buộc phải xét theo điều E3 trước là đi ngược lại từng ván trước đó.

ở ván 7: cả 2 cầm đều quân Đen, buộc phải xét đến ván trước

ở ván 6: cả 2 cầm đều quân Trắng, buộc phải xét đến ván trước

ở ván 5: cả 2 cầm đều quân Đen, buộc phải xét đến ván trước

ở ván 4: cả 2 cầm đều quân Trắng, buộc phải xét đến ván trước

ở ván 3: Hồng Hạnh cầm quân Trắng, Ngọc Giao cầm quân Đen. Đến đây đã có sự khác nhau giữa 2 đấu thủ. Thỏa theo điều E3 phải đổi màu quân cho Hồng Hạnh cầm quân Đen, Ngọc Giao cầm quân Trắng.

Ván 9: Sự trùng hợp thiếu may mắn lặp lại với Hồng Hạnh như ở ván 8. Sau 8 ván Hồng Hạnh đã cầm 5 lần Đen, 3 lần Trắng, BBWWBWBB, gặp Nguyễn Hoàng Yến cũng 5 Đen và 3 Trắng, BWBWBWBB. Xét lùi lại các ván trước đó thì cả 2 đấu thủ có khác màu quân ở ván 3, Hồng Hạnh đã cầm quân Trắng, còn Hoàng Yến cầm quân Đen. Như vậy thỏa theo điều E3, Hồng Hạnh phải tiếp tục cầm quân Đen 3 lần liên tiếp ngay tại ván cuối, điều này cũng khớp theo nguyên tắc ngoại lệ của bốc thăm theo Hệ Thụy Sĩ.

Tương tự tại bảng nam, sau 10 ván thi đấu, Trềnh A Sáng có 5 ván Trắng, 5 ván Đen, WBWBWBWBWB, gặp Lại Lý Huynh cũng 5 Trắng, 5 Đen, BWWBWBWBWB. Xét lùi lại các ván trước thì 2 đấu thủ khác màu quân với nhau tại ván 2 Trềnh A Sáng cầm quân Đen và Lại Lý Huynh cầm quân Trắng. Như vậy thỏa theo điều E3, A Sáng được cầm quân Trắng ở ván thứ 11.

Các bạn có thể tham khảo dữ liệu bốc thăm của giải này tại http://chess-results.com/tnr168109.aspx

IA Nguyễn Phước Trung

Đại Kiện Tướng Cờ Vua Thế Giới Mơ Làm Bác Sĩ

Đến với cờ vua một cách tình cờ từ năm sáu tuổi, Anh Khôi nhớ lại: “Lúc nhỏ em mê chơi game lắm, ba thấy vậy nên cho em làm quen với cờ vua”.

Nhờ cai game mà bộc lộ năng khiếu cờ vua

“Khi chơi cờ thì em bộc lộ năng khiếu, được các thầy khuyến khích đi thi các giải, có huy chương. Điều đó làm em có niềm vui, tạo động lực cho em rèn luyện, thi đấu và theo cờ vua tới bây giờ đã là 11 năm” – Anh Khôi kể.

Gia đình cũng là một chỗ dựa tinh thần giúp Khôi thi đấu tốt. Từ các giải đấu trong nước đến ngoài nước, gia đình luôn đồng hành với em, khi thì cha, khi thì mẹ, có khi là cả cha mẹ và em gái. Điều đó giúp Khôi có thêm động lực, tinh thần thi đấu ổn định và nhất là không còn cảm giác nhớ nhà tại những cuộc thi quốc tế.

Đối với Anh Khôi, khi đã chọn cho mình con đường thi đấu thể thao nhưng vẫn song hành với việc học tập thì cậu học trò bản lĩnh đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Các ngày trong tuần, sau khi giải quyết xong bài vở trên lớp, nếu còn thời gian Khôi sẽ tập chơi cờ trên mạng khoảng 30 phút. Cuối tuần Khôi tập cờ với huấn luyện viên. “Trước đây lịch tập của em duy trì hai buổi/tuần, dạo gần đây chỉ còn một buổi/tuần vì em rất bận rộn với việc học văn hóa trong năm cuối cấp này. Em vẫn đặt việc học văn hóa quan trọng hơn nên đó có thể cũng là khó khăn của em trong việc thi đấu. Em không thi đấu nhiều, không được cọ xát nhiều so với các bạn vận động viên trên thế giới. Vì vậy khả năng thi đấu của các bạn tiến bộ rất nhanh, còn em chỉ vừa phải thôi” – Khôi chia sẻ.

Mỗi khi thi đấu xa nhà, hành trang mà Anh Khôi luôn mang theo là cây côn nhị khúc. Ít ai biết rằng chàng đại kiện tướng cờ vua đã đạt đẳng cấp nhất đẳng huyền đai môn võ taekwondo. Anh Khôi học võ từ năm lên năm tuổi, trước cả khi em đến với cờ vua. Chính việc học võ giúp Khôi cân bằng được trong việc phải ngồi hàng giờ liền căng thẳng khi học văn hóa và khi chơi cờ. Những lúc rảnh rỗi Khôi thường múa côn nhị khúc như một cách vừa tập thể dục, vừa thư giãn về mặt tinh thần.

Ngoài ra, trước nay tại các cuộc thi quốc tế, Khôi vẫn thường tự nói chuyện, trao đổi bằng tiếng Anh mà không cần phiên dịch. “Em học tiếng Anh chủ yếu ở trường và tự trau dồi thêm ở nhà thông qua sách báo, tài liệu, phim ảnh…” – Khôi cho hay.

Chăm chỉ học vì giấc mơ làm bác sĩ

Nguyễn Anh Khôi là vận động viên cấp quốc gia đầu tiên thi đậu thủ khoa đầu vào của một ngôi trường chuyên nổi tiếng – Trường Phổ thông Năng khiếu ( ĐH Quốc gia TP.HCM). Và đến hiện tại, cậu học trò đã 11 năm liền là học sinh giỏi.

Cậu học lớp không chuyên nên chương trình học theo giáo trình đầy đủ các môn của Bộ Giáo dục, không có đặc cách nào được giảm bài kiểm tra hay môn học ngoài việc nhà trường luôn tạo điều kiện cho Khôi được nghỉ học mỗi lần đi thi đấu và trả bài sau các bạn. Khi được hỏi về Khôi, các giáo viên đều nhận xét: “Đó là cậu học trò bản lĩnh, xuất sắc, học giỏi. Thằng bé nghỉ học nhiều nhưng sau đó đều trả bài kiểm tra đầy đủ, thậm chí kết quả cũng rất tốt”.

Nguyễn Anh Khôi vừa được Liên đoàn Cờ vua Thế giới (FIDE) phong tặng danh hiệu đại kiện tướng. Như vậy, Khôi là đại kiện tướng thế giới thứ 11 của làng cờ vua Việt Nam khi mới 17 tuổi. Chưa kể trước đó Khôi còn là kỳ thủ Việt Nam duy nhất hai lần vô địch thế giới cờ tiêu chuẩn ở lứa U-10 (năm 2012) và U-12 (năm 2014).

Hỏi Khôi cách nào để em luôn chu toàn việc học, giữ vững thành tích học sinh giỏi qua 11 năm, cậu học trò cười ngại ngùng: “Có thể do đọc sách giáo khoa em hiểu nhanh. Nghe cô giảng bài là em đã nắm được ý. Những khi đi thi đấu thì sau đó về em cố gắng đọc sách giáo khoa bù, cái nào không hiểu thì hỏi thêm từ các bạn”.

Trên sàn đấu thể thao Anh Khôi là một ngôi sao sáng nhưng khi ở trường em vẫn chỉ là cậu học trò vô tư bên bạn bè. Khôi vẫn thích đá banh, tán gẫu với bạn bè vào mỗi giờ ra chơi. Trò chuyện với Khôi, cậu học trò có vẻ trầm tính, ít nói, khiêm tốn nhưng khi nói về các bạn trong lớp học, em vụt hào hứng: “Có một bạn trong lớp rất thân thiết với em, chúng em thường hay trò chuyện với nhau, có cùng đam mê khoa học, là bạn Nguyễn Hữu Minh Trí”.

Khôi có nhóm bạn vui vẻ, năng động, tinh nghịch, là những thiếu niên mang lại nhiều tiếng cười cho mọi người. Võ Minh Hiếu, cậu bạn nhanh nhẹn, hoạt bát của Khôi, cho biết: “Khôi có sở thích đặc biệt lắm chị. Đại kiện tướng ít nghe nhạc Âu-Mỹ mà thích nghe nhạc Nga, nhất là dân ca Nga”.

Ngoài cờ vua, Khôi rất thích tìm hiểu kiến thức về khoa học, về y học, các loại vũ khí chiến đấu. Chia sẻ về dự định tương lai, cậu khiêm tốn: “Em đang tập trung vào học khối B để thi đại học. Em thích làm bác sĩ. Em học tốt môn sinh, thích tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe của con người và cảm thấy thích ngành y”.

Lĩnh hội nhiều từ đại kiện tướng Đào Thiên Hải

Được hỏi về cảm xúc khi đạt được danh hiệu đại kiện tướng quốc tế môn cờ vua, Anh Khôi khiêm tốn: “Qua việc chơi cờ giúp em có tính kế hoạch, đặt mục tiêu rất rõ ràng khi bắt tay vào làm việc, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống, tăng kỹ năng giải quyết các vấn đề. Mỗi cuộc thi, ngoài chuyện chuẩn bị một sức khỏe tốt, tâm lý ổn định, trước mỗi ván đấu mình thường phải tìm hiểu một chút về đối thủ thông qua dữ liệu các ván đấu trên mạng. Và khi có huấn luyện viên là thầy Đào Thiên Hải, cũng là đại kiện tướng thì em học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như nhiều điều hay. Thầy là người giúp em có thể trở thành đại kiện tướng như bây giờ”.

Hướng Dẫn Cách Chơi Cờ Tướng – Luật Đánh Cờ Tướng Online

Giới thiệu

Chơi cờ tướng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Châu Á đặc biệt là người Việt. Mỗi ván cờ, mỗi nước đi đều thể hiện sự mạnh mẽ trong con người, lối tư duy dị biệt còn hơn nữa là một trí tuệ siêu đẳng. Để tạo ra một không gian giao lưu cho các cờ thủ cũng như là nơi giải trí sau mỗi lúc căng thẳng.

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lục). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái/Suý) của đối phương

Bàn cờ tướng

Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen (hoặc Xanh lục). Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh lục) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Cách xếp bàn cờ tướng

Để sắp xếp bàn cờ tướng bạn chỉ cần thuộc các quân cờ được mô tả ở dưới sau đó sắp xếp như hình mẫu bên dưới là được.

Loại quân và cách di chuyển

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen (Xanh lục), gồm bảy loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:

Quân Ký hiệu Số lượng

Tướng

1

2

Tượng

2

Xe

2

Pháo

2

2

Tốt

5

Luật cờ tướng

Quân cờ được di chuyển theo luật sau:

Tướng: Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi cung và không được ra ngoài. “Cung” tức là hình vuông 3×3 được đánh dấu bởi lằng chéo hình chử X.

Sĩ: Đi xéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như con Tướng.

Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nữa bàn cờ của đối phương. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.

Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.

Mã: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không được đi đường đó.

Pháo: Đi ngang và dọc giống như xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chổ đi đến chổ đến phải không có quân cản.

Chuột: (hay Tốt) đi một ô mỗi nước. Nếu chuột chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến. Khi đã vượt sông rồi, chuột có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.

Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí giử bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.

Chống tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.

An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương ăn ngay trong nước tiếp. Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ.

Kết thúc trận đấu: Ván cờ kết thúc khi 1 trong những tình huống sau:

Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt tướng), và đối thủ không có khả năng đở, bên chiếu tướng thắng.

Hết nước đi: Nếu bên tới phiên đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua.

Sau 120 nước đi của cả 2 bên, mà ko có quân nào bị ăn thì hòa nhau.

Cấm chiếu tướng liên tục 10 lần

Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí được giữ bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.

Chống Tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.

Tổng thời gian toàn trận đấu: nếu để hết giờ trước đối thủ người chơi sẽ bị xử thua!

Thời gian cho một lượt đánh: mỗi lượt đánh sẽ có tối đa là 1 phút. Nếu để hết giờ mà không đánh một quân cờ người chơi sẽ bị xử thua!

Luật chơi cờ tướng Ziga có tham khảo từ Asian Chinese Chess Rules