Bài viết này được dịch lại từ HLTV
Có ba thể thức thi đấu cơ bản đang được áp dụng hiện tại: round robin (thi đấu vòng tròn), GSL và Swiss. Ở cấp bậc cao nhất của Counter-Strike, round robin – tồn tại lâu đời nhất trong ba thể thức, và là format được sử dụng cả ở các môn thể thao truyền thống và esports khác. Nhưng round robin đã lùi về sau, đôi khi chúng ta vẫn thấy chúng xuất hiện ở các giải đấu lớn gần đây, như tại IEM trước khi dừng hẳn ở Katowice năm nay.
Thể thức GSL (đặt tên theo Global StarCraft League) xuất hiện vào năm cuối của Counter-Strike 1.6, 2012, sau khi Tomi “lurppis” Kovanen giới thiệu GSL và giải thích những lợi ích của thể thức này. Nó trở thành chuẩn thi đấu tại các kỳ Major CS:GO, với rất nhiều tổ chức khác cùng áp dụng theo. DreamHack có lẽ là bên sử dụng nhiều nhất, từ vòng đấu mở rộng cho đến các giải Masters lớn hơn. ESL cũng thêm thay đổi cho các giải đấu của họ trong 2023.
Swiss, thể thức đến từ các giải đấu cờ vua, là thể thức mới nhất trong CS:GO. Các đội vượt qua vòng đấu này bằng cách đối đầu với các đội có cùng thành tích thắng-thua, cho đến khi họ đạt đủ số trận thắng cần có để vào vòng trong, hoặc bị thua đủ số trận cho phép và bị loại. Swiss lần đầu tiên được sử dùng tại ESL One Cologne 2023 Main Qualifer, và vào đầu 2023, thể thức này được áp dụng tại Major.
Các bên tổ chức sử dụng các thể thức thi đấu khác nhau là điều có thể hiểu được. Giải đấu là do họ tổ chức, cho nên họ có quyền chọn hệ thống mà mình xem là phù hợp nhất, dù lý do đó là gì đi nữa, như là lịch thi đấu, số lượng các đội tham dự, lựa chọn theo dõi của người xem.
Tuy nhiên, tại Major, do có cả Valve tham gia tổ chức, cần phải được xem lại. Valve chính là ‘cha mẹ’ của CS:GO, đây cũng là sự kiện có độ quy mô cao nhất. Do đó, họ nên sử dụng thể thức tốt nhất để chọn ra 8 đội mạnh nhất vào vòng trong, chính xác nhất có thể. Và đó có thể được xem là thể thức hoàn hảo.
Round Robin
Hiển nhiên round robin có lỗ hổng lớn nhất. Thiếu vòng đấu tranh vé vớt (tiebreaker), đặc biệt trong những hợp có hơn hai đội có cùng số điểm, là thứ đáng quan ngại nhất. Thường thì những trường hợp này quyết định bằng hiệu số chênh lệch các round đấu giữa những đội đồng điểm, nhưng đó khó được xem là giải pháp, vì các đội không nên quá lo lắng về việc mình có thể thua đối thủ về hiệu số các round; thắng trận đấu mới là thứ quan trọng nhất.
Cách tốt nhất là để các đội đồng điểm tái đấu với nhau, nhưng điều đó thường khó xảy ra khi lịch thi đấu ở vòng bảng khá chằng chịt. Đó là lý do tại sao, trước thềm IEM Katowice 2023, ESL giới thiệu mr3 tiebreaker: các đội se đấu với nhau ở cùng map đó nhưng trong tình huống overtime, sau khi hoàn thành veto. May mắn là nó chỉ xảy ra đúng một lần, tại Katowice 2023, và chúng ta thấy rằng, ESL đã bỏ ỷ 1 tưởng này cùng thể thức round-robin.
Thứ hai, kết quả của vòng bảng round-robin có thể đã được xác định trước khi những trận đấu cuối diễn ra, điều đó cho thấy các trận đấu này không có ý nghĩa gì. Ví dụ, điều đó đã xảy ra tại vòng bảng ESL Pro League Season 6, khi mà Luminosity đấu với Liquid và North chạm trán NiP ở cuối vòng bảng trong khi chẳng mất mát gì, ngoài vài thay đổi nhỏ.
Tuy vấn đề này ít khi xảy ra hiện nay vì rủi ro cao, round robin cho phép các đội cố tình thua để tránh gặp đội khó ở vòng trong. Việc này có thể giới hạn bằng cách lên lịch thi đấu, để cả hai bảng đấu diễn ra cùng lúc, nhưng điều này không thể ngăn chặn hoàn toàn. Cuối cùng, round robin chỉ xác định những đội mạnh nhất trong vòng bảng đó thay vì đội mạnh nhất trong tất cả các đội, cho nên nó vẫn còn khá dựa dẫm vào việc xem ai là đội hạt giống.
GSL
Thể thức GSL cải tiến hơn hẳn round robin vì nó không cần đến tiebreaker và những trận đấu vô nghĩa, bởi vì GSL gần như là double-elimination.
Tuy nhiên, nó không phải hoàn hảo hoàn toàn. Bất cập trước đó vẫn tồn tại, có khi còn nhiều hơn cả round robin. Một đội chỉ phải chạm mặt ba đối thủ, hoặc hai nếu trận cuối gặp lại đối thủ cũ ở vòng trước đó. Nhìn chung họ chỉ cần chơi tốt hơn một đối thủ để vào được vòng trong.
Trong cải tiến gần đây bởi ESL, khi họ sử dụng thể thức GSL cho tám đội mỗi bảng tại IEM Katowice 2023, và vài sự kiện tương lai của mình, đã khắc phục phần nào các khó khăn trên. Tuy nhiên, với giải đấu dùng cách này để tìm ra ba đội vào vòng trong (hạng nhất vào bán kết, nhì và ba vào tứ kết), nếu phải chọn bốn đội vào trong, các trận cuối của mỗi nhánh chỉ là xếp đội nào vào nhánh nào, dù họ đã giành quyền vào được tứ kết. Do đó, bạn vẫn chỉ phải đánh bại có hai đội để vào đến đây.
Swiss
Với thể thức Swiss, các đội đối đầu từ ba đến năm đối thủ và phải đánh bại ba để vào đến playoff. Ngoài ra, họ có thể gặp bất kỳ ai trong vòng bảng, tùy thuộc vào kết quả thi đấu củ mình.
Tại StarSeries, BO3 lần đầu tiên được đưa vào hệ thống. Điều này giảm thiểu khả năng “bất ngờ” (upset), giúp các đội có map pool rộng lớn hay thay vì những đội chỉ chơi được đúng ba đến bốn map và thoát nạn bằng BO1. Nhưng Swiss chưa thuyết phục lắm, vì các trận đấu vẫn được xếp ngẫu nhiên.
Với những gì diễn ra, hệ thống bán tự động này chỉ dựa vào số điểm của các đội để xác định trận tiếp theo, có nghĩa là khả năng hai đội giỏi nhất – hoặc yếu nhất – có thể gặp sớm hơn dự định, ví dụ thế. Điều đó khiển cho hệ thống mất đi hiệu quả bởi vì một đội có thể rớt vào nhóm đấu lẽ ra họ không đáng hiện diện ở đó, từ đó khiến cho các trận đấu tiếp theo ngày càng sai lệch.
Lấy ví dụ điển hình Cloud9 tại Kiev, khi họ đang được xếp hạng ba thế giới. Sau khi thắng trận đầu, Cloud9 đụng FaZe (#1 thế giới khi đó) ở nhóm 1-0 và thua, sau đó để thua SK (#2) ở nhóm 1-1. Như đổ dầu vào lửa, khi họ đánh bại chúng tôi ở vòng bốn, C9 gặp trận khó nhất ở vòng thứ 5, mousesports và bị loại. Cloud9 lẽ ra đã có thể vào đến vòng trong nếu như gặp một chút may mắn.
Thể thức thi đấu hoàn hảo
Từ những thể thức trên dẫn chúng ta đến giải pháp mới. Ý tưởng rõ ràng nhất là xác định trước các đội hạt giống. Các đội sẽ được giữ như thế xuyên suốt vòng bảng, nhưng nó không đơn giản như thế. Nó sẽ yêu cầucác đội được xác định đúng hạt giống và giới hạn khả năng các trận được ghép ngẫu nhiên với nhau.
Ngoài ra, viễn cảnh hoàn hảo là không có những pha “nổ kèo”, đội hạt giống sẽ dẫn đến việc 9 đội mạnh nhất vào vòng trong thay vì 8 đội giỏi nhất. Một phần là do quy định chính trong thể thức Swiss; các trận tái đấu không thể diễn ra, trừ khi điều này không thể tránh được.
Để giải quyết vấn đề này, một là quy định này phải bỏ – điều này sẽ lảm mất đi điểm mạnh của thể thức Swiss trước GSL – hoặc phải áp dụng xếp hạt giống lại các đội ở vòng tiếp theo.
Có một cách để sử dụng kết quả trong giải đấu để xếp hạng lại các đội dựa vào đối thủ họ gặp: hệ thống Buchholz, thường được dùng ở các lượt tiebreaker. Hệ thống này xác định hành trình của đội đó tại giải đã diễn ra như thế nào bằng cách tính tổng số điểm của đối phương, cho nên nó có thể được dùng làm công cụ xếp hạt giống giữa các vòng đấu để ngăn chặn các đội bị xếp vào trận đấu khó hơn (hoặc dễ hơn) mà lẽ ra họ có thể đã được xếp.
Vì chúng dựa vào kết quả trong giải đấu, cách xếp này rất khách quan. Nhưng với việc xác định trước các đội hạt giống trước thềm giải đấu thì nó lại không khách quan, vì kết quả dựa vào khoảng thời gian dài hơn, cho nên hệ thống có thể bỏ qua giai đoạn cải thiện (cũng như mất phong độ) gần nhất của các đội. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cần xác định trước các đội hạt giống ở vòng đầu tiên, vì Buchholz chỉ có thể dùng từ vòng ba trở đi, khi mỗi đội đã gặp hai đối thủ, giúp có thêm thông tin cho việc xếp lại hạt giống.
Để chứng minh cách thức này hoạt động thực tế như thế nào, chúng ta thử lấy giải StarSeries tiếp theo làm ví dụ. Trong đó, ở hai vòng đấu đầu, mọi thứ sẽ diễn ra như lúc đầu. Sau đó, từ vòng ba, Buchholz được áp dụng và bắt đầu xếp hạt giống lại các đội kể từ đó:
Phương pháp tính điểm Buchholz: tổng số điểm hiện tại của đối thủ trước đó (W-L: Thắng-Thua)
Như các bạn thấy, Buchholz không chỉ thêm điểm của đối thủ trực tiếp vào sau khi đội đã đấu với họ, hệ thống tiếp tục thu thập dữ liệu về những đối thủ trước đó để xác định cấp bậc các đội mà bạn sẽ phải gặp trong giải đấu. Từ đó, đội nắm được phần nào thông tin về đối thủ tiếp theo.
Bạn sẽ thấy rằng, ở vòng 3 và 4, đây là nơi xác định các nhóm hạt giống thay vì hạt giống chính xác từng đội. Bởi vì lúc này, số lượng thông tin về đối thủ trước đó khá nhỏ, cho nên sẽ có sắp xếp ngẫu nhiên ở vòng đấu tiếp theo. Ở vòng 5, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, tại thời điểm này, đại đa số các đội đã hoàn tất vòng bảng, do đó số lượng thông tin từ Buchholz cũng tăng lên.
Theo thể thức Swiss, nếu bạn tiếp tục thắng, bạn sẽ gặp đối thủ khó và khó hơn, trong khi thua, bạn sẽ gặp đối thủ dễ thở hơn. Hệ thống Buchholz tận dụng điều này, vì nó ngăn chặn những đội mạnh nhất (và yếu nhất) trong cùng nhóm đấu gặp nhau. Nếu bạn gặp đối thủ khó (nhóm các đội thắng nhiều hơn thua), hệ thống Buchholz sẽ xếp bạn gặp đối thủ chưa chạm trán trước đó.
Hệ thống có thể được cải thiện hơn nữa. Vấn đề nằm ở “độ ngẫu nhiên” diễn ra ở vòng hai. Nếu xui, có thể tạo ra viễn cảnh tồi tệ nhất hoặc tương tự thế:
Đây là những gì chúng ta muốn tránh nếu sử dụng hệ thống Bunchholz kể từ đây. Đó là lí do tại sao chúng ta nên sử dụng thông tin xác nhận các đội hạt giống trước thềm giải vào ngay cả vòng hai – hoặc ít nhất là hạt giống thuộc mỗi nhóm bốn đội. Sau đó, Buchholz sẽ bắt đầu từ vòng 3 và dựa vào kết quả diễn ra trong giải đấu để tính.
Khi bạn vào đến vòng cuối để xác định thứ hạng cuối cùng, với tám đội vào vòng trong, những vấn đề khác sẽ xảy ra. Tại thời điểm này, các nhánh vòng trong sau thể thức Swiss sẽ được bốc thăm bán ngẫu nhiên:
Các đội 3-0 được rút thăm gặp các đội 3-2
Đội 3-2 còn lại được rút thăm gặp một đội 3-1
Các đội 3-1 còn lại gặp nhau
Điều này tạo ra một số tranh cãi trong quá khứ, nổi bật nhất là tại giải PGL Major Krarkow, khi Astralis (3-1) gặp SK (3-1) ở trận tứ kết, trong khi North (3-1) có trận đấu dễ thở hơn, chúng tôi (3-2).
Nó có thể được cải thiện tốt hơn. Và thử đoán xem – mục đích của hệ thống Buchholz là để tránh sắp xếp các trận đồng hạng. Bằng cách tính điểm Buchholz của mỗi đội, bạn có thể xếp họ vào hạt giống từ 1-9, thay vì vào ba nhóm (1-2, 3-5 và 6-8). Từ đó, vấn đề cản trở trên đã được giải quyết.
Astralis sẽ không gặp SK, mà thay vào đó họ sẽ đấu với North – đội đã có hành trình thi đấu khá dễ hơn so với những đội cùng thành tích 3-1 khác. Trong khi đó, SK – đội đã gặp những đối thủ khó nhất trong ba vòng đấu trước đó – sẽ gặp chúng tôi ở nhánh còn lại.
Kết luận, Buchholz không chỉ đảm bảo các đội được ghép cặp công bằng trong vòng đấu bảng – dựa vào kết quả diễn ra trong giải đấu thay vì kết quả dự đoán trước thềm sự kiện – Buchholz giúp xếp hạt giống các đội vào vòng trong một cách công bằng, hoàn tất những gì chúng ta muốn hướng đến một thể thức thi đấu hoàn hảo. Điểm yếu duy nhất đó là các số liệu đằng sau hệ thống Buchholz khá phức tạp để theo dõi, nhưng những quy tắc cơ bản trong thể thức Swiss vẫn không đổi.
Điều còn lại mà chúng ta có thể hy vọng đó là nó không chỉ được bàn tán về mặt lý thuyết, mà sẽ được áp dụng vào thực tế. Đến lượt các anh rồi đó, những người tổ chức giải đấu!
Nguồn: HLTV