lá bài chuẩn quốc tế 2.5×3.5 inches, tặng kèm FULL bọc bài.
Trò chơi cần tối thiểu 8 người chơi. Thường được chia làm hai phe: Ma Sói và Dân Làng. (số lượng sói, số lượng dân có chức năng, số lượng dân thường = 1/3 số lượng người chơi).
Trò chơi được chia làm 3 giai đoạn: Ban Đêm, Ban Ngày, Lên giàn.
Mọi người nhắm mắt! Quản Trò gọi tên vai trò nào thì vai trò ấy mở mắt và thực hiện chức năng của mình trong-yên-lặng .
Đầu ngày, quản trò sẽ thông báo những ai đã chết và sẽ thu lại lá bài của những người đó (không tiết lộ thân phận người chết).
Mỗi buổi sáng, trước khi thông báo người chết. Quản trò xào và chọn ngẫu nhiên 1 người chơi còn sống bóc ra 1 lá sự kiện và Quản trò đọc to sự kiện diên ra ngày hôm nay.
– Dân làng sẽ thắng khi giết được hết số lượng sói trong làng.
– Sói thắng khi số lượng sói bằng số lượng dân làng.
– Phe thứ 3 (nếu có) thắng khi Dân làng và Sói chết hết.
C. Các chức năng trong game:
Hồ Ly (cáo) : Mỗi đêm, cáo có thể chọn 1 nhóm 3 người sát nhau bằng cách chỉ người ở giữa. Quản trò sẽ báo hiệu cho cáo biết trong nhóm đó có sói hay không bằng cách gật đầu. Nếu có, cáo có thể tiếp tục sử dụng năng lực vào đêm sau. Nếu không, cáo sẽ mất đi năng lực vĩnh viễn.
Thần Gấu: Mỗi sáng sau khi công bố người chết xong. Nếu có sói ngồi sát bên cạnh Gấu (chỉ tính những người còn sống), thì quản trò sẽ thông báo cho làng: “Gấu đang cảm thấy nguy hiểm” .
Nếu chọn phe sói, sẽ trở thành sói. Khi bạn chết, chọn 1 người, nếu người đó là dân thì sẽ chết ngay lập tức.
Nếu chọn phe dân, sẽ trở thành dân. Khi bạn chết, chọn 1 người, nếu người đó là sói thì sẽ chết ngay lập tức.
Sói – Dân: thì người dân chết;
Sói – Chức Năng: thì Sói chết;
Dân – Chức Năng: thì Chức Năng chết.
Nếu không thuộc 3 trường hợp trên thì đều sống.
Quản Trò giữ một nhiệm vụ vô cùng cao cả và quan trọng trong trò chơi, đó là điều tiết trận đấu giữa Sói và Dân Làng. Quản Trò phải thật sự khéo léo, cẩn thận và công tâm.
Các gợi ý nhỏ dành cho những người mới làm Quản Trò:
Trò chơi được chia làm 3 giai đoạn: Ban Đêm, Ban Ngày, Lên giàn.
Mọi người nhắm mắt! Quản Trò gọi tên vai trò nào thì vai trò ấy mở mắt và thực hiện chức năng của mình trong-yên-lặng .
Đàn sói chọn 1 người để giết và tính theo đa số, nếu huề thì xem như 1 đêm không cắn.
Quản trò sẽ gọi các chức năng dậy lần lượt theo thứ tự để thực hiện chức năng.
Đầu ngày, quản trò sẽ thông báo những ai đã chết và sẽ thu lại lá bài của những người đó (không tiết lộ thân phận người chết).
Người chơi bị lên giàn có 2 phút để tự biện hộ cho bản thân rằng mình không phải Ma sói và để những người khác tương tác.
Chỉ có người lên giàn mới có quyền cho ai tương tác. Nếu không được người lên giàn cho phép nhưng vẫn nói chuyện sẽ bị mất quyền biểu quyết.
Hết 2 phút tương tác, Quản trò nói: “GIẾT HOẶC CỨU! 5,4,3,2,1 HẾT!”. Kết quả sẽ lấy theo số lượng đông hơn, nếu Huề hoặc số phiếu Cứu nhiều hơn thì người lên giàn sống.
Khi lộ diện: không cung cấp thông tin người được bảo vệ tối trước đó.
Nên lộ diện thân phận sau khi sử dụng thuốc sống hoặc cả 2
Cũng giống thuốc chết của phù thủy, chỉ nhắm khi thực sự nghi ngờ một người nào đó.
Đừng a dua theo những con sói khác vào ban ngày, hãy tự lập luận riêng.
Cố gắng giao tiếp với nhau trong đêm bằng cử chỉ
Hãy đóng vai làm 1 người dân thực sự dù điều đó có thể giết 1, 2 con sói khác.
Các sự cố khi quản trò và cách khắc phục
Gọi trong đêm : Đôi khi, tiếng vọng thánh thót của bạn trong đêm có thể làm một vài người ước đoán được ai ngồi ở đâu. Ví dụ như khi gọi phù thủy, bạn đang tập trung nói “Hôm nay người này chết, phù thủy có cứu không? Có giết ai không nào?”, âm thanh ở khu vực đó sẽ nghe to hơn hẳn, và một số người tinh tế có thể nghe và đoán được.
Thông báo sai người chết : Trong những giây phút bối rối, bạn có thể nhầm lẫn ai chết và ai không. Việc thông báo nhầm người chết có thể rất tai hại với game, ảnh hưởng đến cách suy luận của người chơi. “Tao chưa chết mà, chức năng tao a b c mà sao chết T_T”. Tai hại đến thế đấy, vậy phải làm sao đây!!!
Quên gọi chức năng: Một chức năng không thực hiện trong đêm có thể ảnh hưởng đến hướng phát triển cả game. “Tui chưa dậy quản trò ơi!” – vậy là mọi người đều biết bạn đó có chức năng. Những tình cảnh như vậy thật không nên có đúng không bạn?
Người chơi to tiếng, cãi nhau không kiểm soát nổi: một trò chơi biện luận thì ít khi nào không xảy ra cãi vả. Trước những tình huống như vậy thì xử lý thế nào cho ổn thỏa?