Luật Flycam / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Người Chơi Flycam Đều… Phạm Luật

Nhiều người chơi flycam (thiết bị bay điều khiển từ xa dùng để quay phim, chụp ảnh) ở chúng tôi mấy ngày gần đây “la hoảng”: lệnh cấm đã bắt đầu áp dụng, khi màn hình đã xuất hiện thông báo vùng cấm bay!

Ông Nguyễn Minh Tân – ủy viên thường vụ Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh chúng tôi một người có thâm niên gần năm năm chơi flycam – cho biết: “Tôi vừa mới lấy một chiếc flycam mới và mang ra quay thử ở kênh Nhiêu Lộc. Khu vực này lâu nay vẫn quay bình thường, nhưng bây giờ thì trên màn hình đã hiện lên những quầng đỏ kèm theo thông báo vùng cấm bay”.

“Ở khu vực kênh Nhiêu Lộc mà cũng bị cấm nữa thì coi như dẹp flycam rồi” – ông Tân và nhiều bạn chơi flycam khác than thở. Và đó là lý do để Tuổi Trẻ tổ chức cuộc tọa đàm, nhằm giúp người chơi flycam tìm hiểu về vấn đề pháp lý trong vấn đề này.

Lợi ích của flycam

Ông Lê Xuân Thăng – phó chủ tịch Hội Nhiếp ảnh chúng tôi – cho biết tại buổi tọa đàm rằng ở các cuộc thi ảnh gần đây, số lượng các ảnh dự thi được chụp bằng flycam tăng lên trông thấy.

Tận hưởng cảm giác vi vút giữa bầu trời, thu vào ống kính những góc máy đẹp đang là cảm hứng của nhiều tay máy trẻ đang gia nhập cộng đồng những người sử dụng flycam.

Hiệu quả ứng dụng của flycam trong việc quảng bá hình ảnh đất nước qua các chương trình Good Morning America của kênh truyền hình ABC (Mỹ) giới thiệu hang Sơn Đoòng, các đoạn phim giới thiệu trung tâm chúng tôi đang thay da đổi thịt, quốc kỳ Việt Nam ở Lũng Cú… đã được các nhiếp ảnh gia, đạo diễn tung ra khiến người xem thật sự ngây ngất.

Đạo diễn Đinh Thái Thụy cho biết so với cách quay phim với máy quay, chân quay phim… truyền thống thì sẽ không tạo ra những hiệu quả thị giác đẹp như bằng ứng dụng flycam.

Một cái lợi nữa của flycam ứng dụng trong phim ảnh được đạo diễn Đinh Thái Thụy đề cập là bảo đảm an toàn lao động lúc quay phim.

“Để có cảnh một người ngã xuống từ thác cao, nếu như quay theo cách trước đây là cột dây để quay phim lia máy theo người ngã… thì thường chúng tôi phải chuẩn bị 2 – 3 ngày, có khi còn không an toàn. Nhưng giờ đây, với một diễn viên và một người điều khiển flycam để bắt hình ảnh, chúng tôi chỉ tốn khoảng 2 – 3 giờ cho cảnh ấy, vừa hiệu quả lại an toàn!” – đạo diễn Đinh Thái Thụy cho biết.

Nhưng flycam nào chỉ phục vụ dân nhiếp ảnh và làm phim? Là dân xây dựng, lại chơi nhiếp ảnh nên nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tân chia sẻ: “Trước đây, để báo cáo tiến độ thi công của các tòa cao ốc, công viên, sân golf… chúng tôi thường phải thuê một xe cần cẩu cho người đứng lên đó chụp hình.

Nhưng những xe cần cẩu như vậy lên cao được cùng lắm là 40 – 50m, nên không phải lúc nào cũng chụp được toàn cảnh. Giờ đây, với thiết bị flycam quay phim, chụp hình chúng tôi có báo cáo cho chủ đầu tư tường tận, một cách không thể… cụ thể hơn về tiến độ thi công! Có những tòa cao ốc rất cao, mà chỉ với flycam mới bay đến để chụp hình, quay phim được!”.

Nên tổ chức thành câu lạc bộ

Tóm lại, flycam đang trở thành một cơn sốt. Nhiều cửa hàng xưa nay chỉ chuyên bán máy ảnh, thì nay cũng bắt đầu nhảy vào kinh doanh flycam khi nhu cầu người chơi ngày càng tăng cao.

Và trong khi đang hào hứng như vậy thì mọi người như “bật ngửa” với công văn của Bộ Quốc phòng đưa ra nhằm nhắc nhở các địa phương chấn chỉnh, kiểm tra tình hình sử dụng flycam.

Từ công văn của Bộ Quốc phòng, dân chơi flycam lại thêm một lần “bổ ngửa” khi biết được đã có quy định về chuyện này bởi nghị định 36 của Chính phủ ban hành năm 2008. “Lỗ hổng” về kiến thức pháp luật đối với người dân – mà ở đây là người sử dụng flycam – lại càng lộ rõ hơn khi mọi người đặt ra câu hỏi: Năm 2008 đã có flycam đâu mà có quy định về pháp luật đối với nó?

Người ta quên rằng nghị định 36 hoàn toàn có cơ sở để điều chỉnh flycam, vì nội dung nghị định nêu rõ: “Về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ”! Chưa kể, đến tháng 9-2011 Chính phủ có tiếp nghị định 79 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 36/2008.

Nhiều người thảng thốt: Như vậy, tất cả những người sử dụng flycam ở chúng tôi đều sai phạm?

Ông Lại Xuân Thanh – cục trưởng Cục Hàng không – cười và cho biết: “Đúng vậy, nếu như người sử dụng flycam không xin phép”. Tuy nhiên, ông Thanh cũng trấn an: “Nên hiểu ở đây không phải là cấm hoàn toàn, mà các anh muốn bay thì phải xin phép!”.

Nhưng giải thích này tiếp tục làm bùng lên những thắc mắc khác từ những người chơi flycam. Nếu từ chúng tôi muốn bay flycam phải ra Cục Tác chiến ở Hà Nội xin phép hay sao?

Thời gian cấp phép là bao lâu?… Các nhiếp ảnh gia, đạo diễn chơi flycam có mặt trong buổi tọa đàm đều bày tỏ rằng họ mong muốn được chơi flycam theo đúng quy định pháp luật.

Trước tâm tư này của những người chơi flycam, ông Lại Xuân Thanh đề nghị Hội Nhiếp ảnh chúng tôi nên thành lập một CLB người chơi flycam. CLB này sẽ hoạt động như CLB hàng không được quy định trong nghị định 36.

Khi ấy hội sẽ thay mặt anh em xin phép Cục Tác chiến của Bộ Quốc phòng về những vùng có thể bay flycam cho mong muốn sáng tác của các nhiếp ảnh gia. Trước đề xuất này, ông Lê Xuân Thăng, Hội Nhiếp ảnh chúng tôi cho biết sẽ tham vấn thêm ý kiến của các luật sư để hi vọng mở cánh cho giấc mơ bay của người chơi flycam theo đúng quy định pháp luật!

Sao không ứng xử như với xe máy?

Những đạo diễn, nhà quay phim chuyên nghiệp cho biết họ đi quay bao lâu nay đều đơn giản chỉ xin phép chính quyền địa phương và rồi cũng không ai nói gì.

Thậm chí, có người còn làm chương trình cho lực lượng công an và được tạo điều kiện rất thuận lợi. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ về nghị định 36 thì mới thấy những sự đồng ý từ chính quyền địa phương cũng sai quy định, bởi chỉ có một nơi duy nhất được cấp phép là Cục Tác chiến của Bộ Quốc phòng!

Nhà quay phim Nguyễn Trường đưa ra một đề xuất: “Xe máy có nhiều loại khác nhau, vậy nên mới có việc xe dưới 50cm3 thì khỏi cần giấy phép, xe từ 50cm3 đến dưới 175cm3 thì cần giấy phép A1, xe từ 175cm3 trở lên thì phải bằng A2.

Vậy tại sao lại không linh động như vậy trong việc quản lý “tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ”? Bởi một chiếc flycam rất nhẹ, nhỏ và chỉ bay có 120m về độ cao thì phải khác với khinh khí cầu, máy bay không người lái thứ thiệt…

Ông Lại Xuân Thanh cho rằng đó là một ý kiến đáng lưu ý, và ông hứa sẽ về trình bày với các cơ quan chức năng.

Nhất trí đề xuất lập câu lạc bộ flycam

Trong cuộc thăm dò bỏ túi 10 vị khách tham dự tọa đàm, 100% ý kiến cho rằng phương tiện flycam phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

100% ý kiến cho rằng flycam là ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc, đem đến những hình ảnh đẹp và sinh động của đất nước.

Nhiếp ảnh gia Thái Tôn Hạo nêu ý kiến flycam là vô hại vì trần bay cao nhất chỉ 250m. Các ý kiến khác đồng ý rằng nên lập câu lạc bộ flycam để những người yêu thích flycam có thể tiếp tục giấc mơ bay.

Quy Định Sử Dụng Flycam

Flycam hiện nay không còn là một thiết bị quá xa lạ với ae chụp ảnh, làm phim bởi những thước phim tuyệt đẹp với những góc nhìn bao quát tổng thể mà nó mang lại. Tuy nhiên Chính Phủ luôn có những quy định nhất định trong việc sử dụng Flycam mà không phải ai cũng cập nhật kịp thời. Chính vì lý do đó, hôm nay HanoiFlycam sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cập nhật nhất, mới nhất 2020 về quy định sử dụng flycam tại Việt Nam, cụ thể là những vùng cấm bay, hạn chế bay cùng với hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất về thủ tục cấp phép bay. Là một đơn vị chuyên cung cấp các , chúng tôi đảm bảo đã có tìm hiểu chi tiết và tuân thủ các quy định sử dụng flycam theo đúng pháp luật. Các khách hàng khi lựa chọn HanoiFlycam sẽ luôn có được sự yên tâm ở mức độ cao nhất.

Quy định về khu vực hạn chế bay, cấm bay tại Việt Nam

Ngày 10/06/2020, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 18/2020/QĐ-TT về việc thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ. Vì vậy ae chơi Drone cần phải lưu ý khi bay gần các khu vực như sau.

Khu vực hạn chế bay

1.Khu vực vùng trời có độ cao lớn hơn 120 m so với địa hình (không bao gồm vùng trời các khu vực cấm bay). chúng tôi vực tập trung đông người. chúng tôi vực biên giới

a.Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là 25.000 m tính từ đường biên giới trở vào nội địa Việt Nam ở mọi độ cao.

b. Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Campuchia là 10.000 m tính từ đường biên giới trở vào nội địa Việt Nam ở mọi độ cao. chúng tôi vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, tàu bay quân sự mở rộng ra phía ngoài 3.000 m theo chiều rộng, 5.000 m theo chiều dài, tính từ ranh giới khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay; độ cao nhỏ hơn 120 m so với địa hình.

5.Việc tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực hạn chế bay phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan cấp phép bay.

Khu vực cấm bay

1. Khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ. Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.

2. Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương; trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 200 m ở mọi độ cao.

5. Khu vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không được nêu trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam công bố.

Quy định sử dụng flycam chi tiết

Flycam phải xin cấp phép mới được sử dụng tại Việt Nam

Trong thời gian gần đây, các thiết bị đồ chơi điều khiển từ xa, máy bay không người lái như Drone, flycam đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và ngày càng trở thành trào lưu mới của những người yêu công nghệ trong nước.

1. Thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay

Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng. ( quy định tại điều 8 nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008)

2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép bay bao gồm

3. Nội dung của phép bay

– Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay. – Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay). – Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay. – Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay. – Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay. – Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác. ( điều 10 nghị định 36/2008/NĐ-CP) 4. Thời hạn cấp phép, từ chối bay– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay. – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định xin sửa đổi phép bay đã cấp, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép điều chỉnh thực hiện các chuyến bay.” ( khoản 3 điều 1 nghị định 79/2011/NĐ-CP)

5. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân khi tổ chức hoạt động bay (Điều 13 của Nghị định 79/2011/NĐ-CP)- Làm thủ tục xin phép bay trước khi tổ chức hoạt động bay. – Thực hiện công tác dự báo, thông báo bay trước ngày bay theo quy định. – Nắm vững các quy định, nội dung của việc tổ chức, thực hiện hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam. – Tuân thủ các quy định, điều kiện, giới hạn được nêu trong phép bay. – Chấp hành nghiêm hiệu lệnh đình chỉ bay và báo cáo kết quả về cơ quan điều hành bay và giám sát các hoạt động bay. – Chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn hàng không, gây thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất.

6. Hành vi bị nghiêm cấm (khoản 1điều 14 nghị định 36/2008/NĐ-CP)

– Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay; – Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia; – Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay. – Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại. – Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép. – Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay. – Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.

7. Quy định xử lý đối với hành vi vi phạm

Điều 16 nghị định 36/2008/NĐ-CP nêu rõ: Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định, thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Theo đó khoản 5 Điều 19 Nghị định 147/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng như sau: – Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay, mục đích của chuyến bay theo phép bay đã được cấp sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. – Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Căn cứ những quy định trên, người chơi Drone, flycam phải thực hiện thủ tục xin cấp phép trước khi bay thì mới được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên về phía những người chơi thì họ cho rằng, nghị định ban hành năm 2008 khi Drone, Flycam còn chưa xuất hiện tại Việt Nam, hơn nữa các thiết bị trên thuộc dạng siêu nhẹ, tầm bay tương đối thấp nên mỗi khi sử dụng bay lại phải xin xép thì mất thời gian, gây rườm rà, rắc rối nên có nhiều kiến nghị đưa ra là nghị định 36/2008 nên loại bỏ các thiết bị trên ra khỏi đối tượng cần phải xin phép trước khi bay. Còn đối với nhà nước, thì việc xin phép trước khi bay là hoàn toàn phù hợp vì nó không chỉ tạo nên sự an toàn cho chính người chơi mà còn tạo sự an toàn cho những người xung quanh, cho hoạt động bay quân sự và dân dụng của nước nhà. Do đó, hiện tại những người sử dụng Drone, Flycam vẫn phải xin phép trước khi bay, nếu vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mẫu Đơn cấp phép bay

Căn cứ Nghị định số…………/2008/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2008 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay.

Đề nghị Quý Cơ quan cấp phép hoạt động bay cho loại phương tiện bay sau đây:………………..

– Mục đích thực hiện bay;

– Vùng trời và kích thước khu vực tổ chức hoạt động bay;

– Thời hạn và thời gian tổ chức hoạt động bay;

– Sân bay (hoặc tên khu vực trên mặt đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay;

– Trang thiết bị thông tin hàng không (nếu có);

– Kèm theo đơn đề nghị này có các văn bản, tài liệu:………………………………………………………

(Địa danh), ngày… tháng… năm… Tổ chức (cá nhân) đề nghị cấp phép bay (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Thêm các thông tin hữu ích về flycam tại: Flycam News.

Thông tin chi tiết các gói sản phẩm của HanoiFlycam: Báo giá – Khuyến mãi.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=200225&fbclid=IwAR3n2EBnNBa2XmuG8vJ08imqtcC-pJITbl3Hhzr5VHKpct74kGLomeTjThI

Thủ Tục Xin Cấp Phép Bay Flycam, Drone

Flycam (Drone) là thiết bị bay cũng như thú chơi khá phổ biển hiện nay. Là phương tiện khá hiện đại và công nghệ nhưng để được sử dụng hợp pháp thì cần có sự phê duyệt và cấp phép của cơ quan chức năng. Điều này có nghĩa, việc mua flycam không đồng nghĩa với việc được phép tự do bay trên bầu trời mà cần xin cho phép bằng văn bản thông qua Thủ tục xin cấp phép bay Flycam.

1. Flycam được coi là tàu bay không người lái

Theo quy định tại Luật hàng không dân dụng cũng như Nghị định 36/2008/NĐ-CP thì Flycam, drone được coi là thiết bị bay không người lái, được định nghĩa cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.

2. Phương tiện bay siêu nhẹ, bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.

a) Khí cầu là khí cụ bay mà lực nâng được tạo bởi những chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, chất khí này có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí. Có hai loại khí cầu:

– Khí cầu bay có người điều khiển;

– Khí cầu bay không người điều khiển, bao gồm cả khí cầu bay tự do hoặc được điều khiển tự động hoặc được giữ buộc cố định tại một vị trí trên mặt đất.

b) Mô hình bay, bao gồm:

– Các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ sử dụng nguồn năng lượng bằng pin hoặc nhiên liệu lỏng, rắn hoặc năng lượng mặt trời, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn;

– Các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian.

3. Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.

Do được quy định là thiết bị bay không người lái nên khi thực hiện các chuyến bay, dù bất kỳ mục đích là gì thì cũng cần xin cấp phép. Giấy phép để bay được cấp bởi Cục Tác Chiến – Bộ tham mưu.

2. Thủ tục xin cấp phép bay

Như đã nói ở trên, dù quan điểm chúng ta luôn coi Flycam/ Drone là một loại đồ chơi công nghệ nhưng các cơ quan chức năng thì không nghĩ vậy. Việc quản lý drone bằng hình thức xin cấp phép sẽ giúp đảm bảo an toàn kỹ thuật cho vùng bay, tránh ảnh hưởng người dân xung quanh cũng như quản lý thiết bị. Vậy thủ tục cấp phép bay sẽ là như thề nào?

Cơ quan quản lý: Cục Tác Chiến – Bộ tổng tham mưu

Thời gian cấp phép: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoảng 10 ngày thông thường)

Để được cấp phép bay flycam thì chủ sở hữu, người sử dụng sẽ phải thực hiện việc soạn thảo đầy đủ bộ hồ sơ gồm có:

Mẫu đơn đề nghị cấp phép bay (Theo mẫu của Nghị định 79/2011/NĐ-CP)

Ảnh chụp Flycam, Drone (Được in màu chi tiết với kích thước tối thiểu là 18x24cm)

Ảnh chụp khu vực dự tính xin cấp phép bay (Chụp ảnh google maps và được in màu)

CMND, CCCD, Hộ chiếu được in và có công chứng chứng thực

Nếu xin cấp phép với danh nghĩa là công ty thì cần có đăng ký kinh doanh của Công ty đó

Phương thức nộp hồ sơ: Có hai phương thức nộp hồ sơ xin cấp phép bay, đó là:

Nộp trực tiếp tại Cục Tác chiến – Bộ tham mưu có địa chỉ tại: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Nộp qua đường bưu điện tới địa chỉ số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Soạn thảo hồ sơ chi tiết và đầy đủ nhất, tránh bị từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi để mất thời gian

Cần lên kế hoạch bay trước khoảng 15 ngày để tiến hành xin cấp phép

Việc không xin cấp phép có thể bị phạt và tịch thu phương tiện bay

Hy vọng, bài viết này sẽ có ích đối với các bạn!

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ xin giấy phép bay flycam Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Mẫu Đơn Xin Cấp Phép Bay Flycam, Drone Mới Nhất

Mẫu đơn xin cấp phép bay máy bay không người lái là mẫu đơn mà những người có thú chơi Flycam, Drone cần phải quan tâm. Việc bay Flycam, Drone là phải được sự cấp phép của Cục tác chiến – Bộ tham mưu, do đó mẫu đơn này là mẫu đơn quan trọng nhất trong thành phần hồ sơ xin cấp phép.

1. Mẫu đơn xin cấp phép là văn bản quan trọng

Tất nhiên, không phải cứ “Sắm” Drone, Flycam về là có thể bay tự do trên bầu trời mà để bay và quay mà phải tuân thủ quy trình cấp phép nghiêm ngặt mà trong đó “Mẫu đơn đề nghị cấp phép bay” là văn bản quan trọng nhất. Song song với đó là những văn bản và giấy tờ để xin cấp phép bay như sau:

Mẫu đơn đề nghị cấp phép bay

Ảnh chụp thiết bị bay

Ảnh chụp vị trí bay

CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu

Giấy đăng ký kinh doanh (nếu xin phép trên danh nghĩa công ty)

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ, các bạn có thể nộp hồ sơ tại Cục tác chiến tại địa chỉ số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trong thời gian 7 ngày làm việc thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp phép bằng văn bản.

2. Mẫu đơn xin đề nghị cấp phép bay

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY APPLICATION FORM FOR REQUEST OF FLIGHT AUTHORIZATION

Kính gửi/To: ………………………….

Căn cứ Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 15/09/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP/Pursuant to Decree No.36/2008/NĐ-CP dated 28 March 2008 of the Government on the management of unmanned aircraft and ultra light Instrument, Decree chúng tôi dated DD/MM/2011 of the Government on Revision and Supplement of Decree No.36/2008/NĐ-CP.

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay/Applicant

– Tên/Full name: …………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ/Address: …………………………………………………………………………………..

– Quốc tịch/Nationality: ……………………………………………………………………………

– Điện thoại, fax/Phone, fax: ……………………………………………………………………..

Đề nghị Cục Tác chiến cấp phép hoạt động bay cho loại phương tiện bay sau đây/Request Department of Operations issue flight authorization for the aircraft or ultra light Instrument below: ……………………………….

2. Phương tiện bay/Aircrafts or ultra light Instrument:

– Loại phương tiện bay, tên gọi/Type of aircraft or ultra light Instrument, call sign: ….

– Nhà sản xuất/Manufacturer: …………………………………………………………………….

– Số xuất xưởng/Manufacturer’s Serial Number: …………………………………………….

– Trọng lượng cất cánh tối đa/Aircraft maximum take – off weight (MTOW): …………..

– Năm sản xuất/Year of Delivery from the Manufacturer: …………………………………..

– Số lượng và kiểu loại động cơ/Number and Designation of Engines: …………………

– Dấu hiệu đăng ký (nếu có)/Registration Mark (if possible): ………………………………

– Trang thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, thiết bị chụp ảnh/Avionics Equipment, type of communication, Navigation, Surveillance and camera: ……………………………………..

– Thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không, kích thước (rộng, dài, cao), độ cao bay tối đa, tốc độ bay tối đa, bán kính hoạt động, phương pháp điều khiển bay, thời gian hoạt động trên không, khả năng mang, treo/Performance specification, Dimension (width, length, height), Service Ceiling, Max Cruising Speed, Range with Max Fuel (no reserve), Way of Control, Enduration of Flight: ………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

– Các thông tin và tính năng kỹ thuật khác, trang bị khác/Additional Informations, Performance specification and Equipments: …………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

3. Mục đích thực hiện bay/Purpose of flight: …………………………………………………

4. Kích thước khu vực vùng trời tổ chức bay/Dimension of Airspace’s Area for Flights:

5. Số ngày và thời gian tổ chức bay/Dates and Times for Day requested: …………….

6. Sân bay (hoặc tên khu vực mặt đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay/Location or Name of Area of Land/Water for Take Off/Landing: ………………………………………….

7. Sơ đồ bay/Flight Chart: ………………………………………………………………………..

8. Tài liệu gửi kèm theo đơn/The below reference documents are attached:

– Ảnh chụp tàu bay, phương tiện bay (kích thước tối thiểu 18 x 24 cm)/Photo of Aircraft (dimension 18x24cm).

– Bản thuyết minh kỹ thuật hàng không/Performance specifications.

– …………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan các thông tin trong đơn là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin/I certify that all of the information above and attached to this request is true, correct and complete.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay