Luật Hình Sự Về Sử Dụng Ma Tuý / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Hình Sự Về Ma Túy

Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chất ma túy.

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm : a) Có tổ chức; b) Tái phạm tội này.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đến năm mươi triệu đồng.

Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy.

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phãt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy nănm cho đến mười lăm năm : a) Có tổ chức. b) Phạm tội nhiều lần. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoắc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam (Kg). e) Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam. g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam. h) Các chất ma túy thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít. i) Có hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định từ một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản 2 Điều này. k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm :

a) Có tình chất chuyên nghiệp. b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam. c) Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam cho đến dưới mộttrăm gam d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dươi ba trăm gam. đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít. e) Có hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình :

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 5 kilôgam trở lên. b) Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên. c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên. d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên. đ) Có từ hai chất ma túy trở lên mà số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng. Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm : a) Có tổ chức. b) Phạm tội nhiều lần. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới. e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em. g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam. h) Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam. i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam. k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam. l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam. m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam. n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có trọng lượng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít. o) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại mộttrong các điểm từ điểm g đến điểm điểm n khoản 2 Điều này. p) Tái phạm nguy hiểm

3. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi măm : a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam. b) Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam. c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam. d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam. đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam. e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam. g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít. h) Có hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình : a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên. b) Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên. c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca có trọng lượng từ bảy mươi mươi lăm kilôgam trở lên. d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên. đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên. e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên. g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên. h) Có hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng các chất đó tương đương với số lượng ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 195 : Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền, chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý.

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền, chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từmột năm đến sáu năm.

2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm : a) Có tổ chức. b) Phạm tội nhiều lần. c) Lợi dụng chức vụ quyền hạn. d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. đ) Tiền, chất có trọng lượng từ haitrăm gam đến dưới năm trăm gam. e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới. g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến 20 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp tiền, chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 196 : Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển , mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy :

Đã đến lúc cần sự phố hợp của toàn dân với lực lượng công an trong việc bắt giữ các đối tượng buôn bán như trên

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển , mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc trong một các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ năm năm đến mười năm : a) Có tổ chức. b) Phạm tội nhiều lần. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn. e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới. g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 197 : Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy :Tiêm chích ma tuý ! Một tệ nạn cần phải lên án !

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc trong một các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm : a) Phạm tội nhiều lần. b) Đối với nhiều người c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 trở lên. d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai. đ) Đối với người đang cai nghiện. e) Gây tổn hại chosức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác. h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc trong một các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm : a) Gây nguy hiểm người khác. b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người. c) Gây nguy hiểm cho nhiều người. d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình : a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên. b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ. Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 198 : Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy :

1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm : a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. b) Phạm tội nhiều lần. c) Đối với trẻ em. d) Đối với nhiều người. đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 199 : Tội sử dụng trái phép chất ma túy :

1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Tái phạm tội này bì phạt từ hai năm đến năm năm.

Điều 200 : Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy :

1. Người nào cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ bảy năm đến mười lăm năm.

a) Có tổ chức. b) Phạm tội nhiều lần. c) Vì động cơ đê hèn. d) Đối với người chưa thành niên đủ tuổi 13 trở lên. đ) Đối với phụ nữa mà biết là đang có thai. e) Đối với nhiều người. g) Đối với người đang cai nghiện. h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác. k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội một trong các trường hợp sa đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm. a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương từ 61% hoặc gây chết người. b) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác. c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

Điều 201 : Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.

1. Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác mà vi phạm quy định về quản lý , sử dụng các chất đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạttù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm : a) Có tổ chức. b) Phạm tội nhiều lần. c) Gây hậu quả nghiiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hặoc chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng , cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Lần Đầu Sử Dụng Ma Túy Thì Bị Xử Phạt Như Thế Nào ? Hình Phạt Tội Sử Dụng Ma Túy ?

3. Khung hình phạt tội sử dụng ma túy ?

Chào luật sư cháu muốn nhờ Luật sư. Cháu làm nông nghiệp, ở huyện sông Mã, tỉnh Sơn La. Cháu muốn nhờ LS giúp cháu hiểu rõ hơn về việc của em cháu. Gia đình hoàn cảnh. Không biết hỏi ai. May có người quen mách và giúp cháu viết emal nhờ LS để LS tư vấn cho cháu vụ việc sau.

Hồi tháng 10 âm lịch năm 2015. Em trai cháu có mua ma túy về nhà đang sử dụng thì bì công an vào nhà bắt. Tất chỗ đấy khoảng 3 phân thuốc. Họ lập biên bản và bắt tạm giam em cháu. Cháu xin đc hỏi luật sư mấy vấn đề sau.

1. Em cháu từ khi bi bắt không thấy công an báo về gia đình về ngày xử hay thăm nuôi, theo luật thì từ đó đến giờ cháu đã được vào thăm em chưa. Và hỏi ở đâu.

2. Trước đấy em cháu đã hai lần đi cai ở 06. Lần đầu 3 tháng cách khi bắt khoảng 5 năm. Lần 2 cách bắt tầm 3 năm. Vậy đấy có bị tính là tiền án không. Có ảnh hưởng thế nào đến tuyên án của lần bắt này. Và em cháu bị ở khung bao nhiêu năm.

Cháu xin nhờ ls tư vấn giúp cháu và gia đình không biết nói gì . Xin cám ơn LS. Chúc cách chú các cô các bác luật sư khỏe manh và công tác tốt. Gia đình cháu đợi tin từ LS ạ.

Thứ nhất, đối với việc thăm người bị tạm giam được hướng dẫn theo quy định của Thông tư 34/2017/TT-BCA về việc tổ chức cho thân nhân gặp người bị tạm giam như sau:

Điều 4. Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

3. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.

4. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.

5. Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

7. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để phối hợp.

8. Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

9. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ có các yêu cầu về giao dịch dân sự, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định trên, thì người bị tạm giam, tạm giữ chỉ có thể được gặp thân nhân, luật sự hoặc người bào chữa khác…Việc có được gặp hay không là hoàn toàn do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Chỉ khi được cơ quan thụ lý đồng ý thì gia đình bạn mới được vào thăm người bị tạm giam.

2. Trước hết bạn cần hiểu rõ về tiền án. Người có tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án thì coi như chưa bị kết án.

Theo đó, em bạn bị đưa đi cai nghiện bắt buộc, đó là một biện pháp hành chính theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 , vậy, đó không được coi là tiền án để làm yếu tố tăng nặng của em bạn. Như vậy, khi xét xử chỉ căn cứ vào mức độ phạm tội lần này của em bạn để đưa ra mức phạt.

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Hình sư năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc em bạn sử dụng ma túy sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chứ không còn bị truy cứu TNHS như quy định trước đây.

Căn cứ theo khoản 1, 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép; b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

Luật Phòng Chống Ma Tuý (Sửa Đổi), Những Sửa Đổi, Bổ Sung Pháp Lý Quan Trọng Phục Vụ Công Tác Đấu Tranh Phòng, Chống Ma Tuý Trong Tình Hình Mới

Thời gian qua, thực hiện Luật phòng, chống ma túy năm 2000, được sửa đổi bổ sung năm 2008 đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; công tác tuyên truyền đã có sự đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, huy động được sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhiều mô hình tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy có hiệu quả đã được triển khai, nhân rộng; công tác cai nghiện ma túy đã đạt được những kết quả tích cực; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đã đạt kết quả toàn diện, đã phát hiện, điều tra, khám phá hàng ngàn tổ chức, đường dây tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ số lượng lớn các chất ma túy; công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật…

Những kết quả qua triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy, góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cũng đã thể hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong thực thi các Công ước quốc tế về phòng, chống ma túy cũng như các Nghị quyết của Liên hợp quốc về phòng chống và kiểm soát ma tuý. Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, có thể thấy:

Tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đối tượng trong nước đã có sự câu kết chặt chẽ với tội phạm nước ngoài; các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia phần lớn sinh sống ở nước ngoài gây rất nhiều khó khăn cho công tác bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án ở Việt Nam; Luật phòng chống ma tuý hiện tại cũng chưa có cơ chế đầy đủ, rõ ràng cho công tác phối hợp điều tra của lực lượng điều tra trong nước với các nước, các tổ chức quốc tế trong phòng, chống ma túy.

Lực lượng công tác trong lĩnh vực phòng, chống ma túy luôn đứng trước các mối nguy hiểm, nguy cơ hy sinh, lây nhiễm HIV là rất cao… tuy nhiên Luật phòng, chống ma túy hiện hành chưa có chính sách khuyến khích, động viên hợp lý để động viên, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích cho cán bộ thực hiện công tác phòng chống ma tuý.

Các hoạt động kiểm soát ma túy như tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập diễn ra thường xuyên trên thực tế, rất khó quản lý và dễ bị các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội về ma túy, tình hình thực tiễn đấu tranh với ma tuý có thể thấy hiện nay một số loại thuốc có chứa chất ma túy, tiền chất cũng chưa được kiểm soát đầy đủ, đã bị các đối tượng lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp. Thời gian qua, Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ 44 vụ sản xuất trái phép chất ma túy (trong đó có 1 vụ sản xuất Heroine, 43 vụ sản xuất ma túy tổng hợp), 15 vụ sản xuất ma túy tổng hợp bằng cách chiết xuất tiền chất từ thuốc tân dược…

Từ thực tiễn và trước sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tình hình tội phạm, tệ nạn ma tuý đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu; trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với tình hình mới, Chính phủ đã giao cho Bộ Công an chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành chức năng xây dựng Dự thảo Luật phòng chống ma tuý (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua.

Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) dựa trên 3 trụ cột: Giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy; đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy trong tình hình mới; đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 69 điều (so với Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 tăng 13 điều) trong đó giữ nguyên 7 điều và sửa đổi, bổ sung 47 điều và quy định 15 điều mới; đặc biệt bổ sung thêm Chương “Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy (Chương IV). Có thể thấy Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)  có một số điểm mới, bổ sung, hoàn thiện hơn so với Luật phòng chống ma tuý năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008, về một số nội dung mới được sửa đổi, bổ sung gồm:

Dự thảo Luật phòng chống ma tuý (sửa đổi) đã mở rộng thêm phạm vi, đối tượng áp dụng Luật như: Tách khái niệm “tội phạm về ma túy” ra khỏi “tệ nạn ma túy” nhằm xác định đúng tính chất của “tội phạm về ma túy” vì tệ nạn ma tuý là hiện tượng xã hội còn tội phạm về ma tuý là hành vi cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự; bên cạnh đó, dự Luật cũng đã bổ sung thêm các khái niệm: Người sử dụng trái phép chất ma túy, khái niệm cai nghiện ma túy, khái niệm thuốc tiền chất; các quy định để đảm bảo điều kiện cho công tác phòng, chống ma túy và tăng cường nguồn lực và năng lực cho cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy.

Về Chương nói về phần quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, đây là chương mới được quy định trong dự Luật do xuất phát từ tình hình phức tạp của người sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay, dự Luật đã xác định người sử dụng trái phép chất ma túy; chính sách quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; công tác thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy; công tác cai nghiện ma túy; công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; đồng thời sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, các địa phương cho phù hợp với các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Luật, Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy…

Như vậy có thể khẳng định: Xuất phát từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn khách quan, việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết, khách quan để thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới./.

Nguyễn Bình

Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy

Tra cứu Xử phạt vi phạm hành chính

Sử dụng trái phép chất ma túy

Mô tả hành vi

Sử dụng trái phép chất ma túy

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hình thức xử phạt

Phạt cảnh cáo hoặc Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Biện pháp bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Khoản 6 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý, các chủ thể có thẩm quyền của các lực lượng sau cũng có thẩm quyền xử phạt:

– Công an nhân dân: Trưởng Công an cấp xã Trưởng đồn Công an Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất Trưởng Công an cấp huyện Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Trưởng phòng Cảnh sát trật tự Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Trưởng phòng An ninh kinh tế Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng Trưởng phòng An ninh thông tin Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên Giám đốc Công an cấp tỉnh Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ Cục trưởng Cục An ninh kinh tế Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng Cục trưởng Cục An ninh thông tin Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh

– Bộ đội biên phòng – Cảnh sát biển – Hải quan – Kiểm lâm – Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

Khoản 3 đến 7 Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Lưu ý

Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khoản 7 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP