Luật Kinh Tế Về Doanh Nghiệp Tư Nhân / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Pháp Luật Kinh Tế ( Doanh Nghiệp Tư Nhân )

Successfully reported this slideshow.

Published on

1. LOGO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Lớp D01A21 Nhóm 2

2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DNTN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN CỦA DN CHO THUÊ, BÁN DNTN NỘI DUNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM SO SÁNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

3. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM LÀM CHỦ BẰNG TOÀN BỘ TS CỦA MÌNH VỀ MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA DN KHÁI NIỆM MỘT CÁ NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM

4. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẶC ĐIỂM 1. 2. 3. 4. Chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ trong kinh doanh Do một cá nhân bỏ vốn đầu tư,1 người chỉ được thành lập 1 DNTN DNTN không có tư cách pháp nhân Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào

5. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DNTN CƠ CẤU QUẢN LÝ * Trực tiếp hoặc thuê người quản lý * Một cá nhân làm chủ * Có toàn quyền quyết định việc kinh doanh * Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN Điều 185, Luật DN 2014

6. Điều 184, Luật DN 2014 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN CỦA DN Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng kí. Toàn bộ vốn và tài sản phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

7. Được quy định trong hợp đồng cho thuê Có quyền cho thuê toàn bộ Quyền và trách nhiệm Theo thỏa thuận của hai bên Có đầy đủ các thủ tục cần thiết (bản sao hợp đồng cho thuê…. Chủ doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật 3.4.1 Cho thuê CHO THUÊ, BÁN DNTN Điều 186, Luật DN 2014

8. Vẫn chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ chưa thực hiện Có quyền bán DN của mình Quyền và trách nhiệm Trong vòng 15 ngày Chủ doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh (tên, dịa chỉ ,số nợ…) 3.4.1 Bán doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về luật lao động, người mua phải đăng ký KD theo quy dịnh của luật DN CHO THUÊ, BÁN DNTN Điều 187, Luật DN 2014

9. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm * Chủ DNTN có quyền định đoạt đối với tài sản doanh nghiệp cũng như quyền tổ chức quản lí doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả nhất. * Toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. * Có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư.

10. chúng tôi ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM 1 Không có tư cách pháp nhân 2 Phải chịu mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này. 3 Chủ DNTN sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. *Không được phát hành chứng khoán * Chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập một doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó còn tồn tại. NHƯỢC ĐIỂM

11. SO SÁNH DNTN CTY TNHH CTY CỔ PHẦN CTY HỢP DANH Đặc điểm * Do 1 cá nhân bỏ vốn. * Chịu trách nhiệm vô hạn. * Có thể tự hoặc thuê người điều hành nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm. * Do 1 hay nhiều thành viên sở hữu(cá nhân hoặc tổ chức) * Chịu trách nhiệm hữu hạn. * Vốn được chia thành nhiều phần không bằng nhau. * Không được phát hành cố phiếu. * Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. * Vốn chia thành các phần bằng nhau. * Có quyền phát hành CK. * Huy động vốn nhanh chóng. * Phải có ít nhất 2 thành viên sở hữu. * Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. * Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. * Không được phát hành CK

14. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG Ông A đứng ra thành lập DNTN “Hoàng Nam” kinh doanh ở lĩnh vực điện tử với số vốn đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Ông A có người bạn là B rất am hiểu lĩnh vực kinh doanh này nên A đã mời B đến làm việc và giao cho chức vụ giám đốc thay A điều hành doanh nghiệp. Sau 1 thời gian kinh doanh DNTN ” Hoàng Nam” bị thua lỗ phát sinh số nợ 700 triệu đồng . a. Trách nhiệm về việc thanh toán các khoảng nợ của DNTN thuộc về ai? Vì sao? b. Trường hợp B làm trái với sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc về ai? Biết rằng ngoài vốn kinh doanh ra thì A còn có tài sản trị giá 300 triệu đồng, B có có tài sản trị giá 100 triệu đồng.

15. TRẢ LỜI  A phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN. Vì A là chủ DNTN và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh. (Theo khoản 2, điều 185 của luật DN 2014)  + TH B làm trái với sự phân công của A thì A vẫn chịu trách nhiệm thanh toán với chủ nợ. ( Vì theo khoản 4, điều 185 của luật DN 2014)  + B chịu trách nhiệm về việc làm của mình do trái với sự phân công của A ( Việc này được giải quyết dựa theo hợp đồng lao động đã được kí kết giữa A và B theo bộ luật dân sự)

Luật Doanh Nghiệp 2022 Quy Định Về Doanh Nghiệp Tư Nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, những quy định cụ thể về doanh nghiệp tư nhân taij chương VII của luật này về vốn đâu tư, quản lý doanh nghiệp tư nhân, cho thuê doanh nghiệp tư nhân, bán doanh nghiệp tư nhân, thực hiện quyền doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt.

Download Luật Doanh Nghiệp 2020

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Điều 191. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Điều 193. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

Doanh Nghiệp Tư Nhân Theo Luật Doanh Nghiệp Mới

Tư vấn Minh Anh cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân theo luật doanh nghiệp mới tại Hà Nội và các tỉnh lân cận 1. Doanh nghiệp tư nhân(DNTN): *Theo điều 183 Luật doanh nghiệp 2014: – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. – DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. – Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. – DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân(DNTN). – DNTN  do một cá nhân làm chủ. Khác với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ. Không có hội đồng cổ đông như công ty cổ phần, không có hội đồng thành viên như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và không có chủ sở hữu là một tổ chức như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một người làm chủ và có quyền quyết định cao nhất. – DNTN có trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác. Tức là khi chủ sở hữu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sau khi sử dụng hết tài sản của công ty vẫn chưa trả hết nợ thì chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ dùng tài sản riêng của mình để chi trả.  Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty, nên pháp luật quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đồng thời là thành viên công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh. Bởi vì thành viên công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh cũng đều có trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình. – DNTN không có tư cách pháp nhân. DNTN không có tài sản độc lập, tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp không có sự phân biệt rõ ràng. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một người làm chủ nên cơ cấu tổ chức của công ty còn đơn giản, không có sự phức tạp. Bởi vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân –  DNTN không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, có sự hạn chế về vốn điều lệ. Bản thân công ty không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu. Vậy nên khi phát hành cổ phiếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thành viên góp vốn, không xác định được trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp đối với cổ đông. – DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bởi vậy doanh nghiệp tư nhân không có tư cách là “người”, không thể tự mình tham gia nhân danh chính mình vào quan hệ xã hội. Vậy nên doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp. Chủ doanh nghiệp tư nhân muốn góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp phải nhân danh chính bản thân mình chứ không được nhân danh doanh nghiệp tư nhân. 3. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân DNTN là loại hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức đơn giản, không phức tạp như các loại hình kinh doanh khác.  Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp như thế nào còn phụ thuộc vào cách tổ chức, sắp xếp, quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm: 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; 2. Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (nếu có hộ chiếu thì dùng hộ chiếu) còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân; 3. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; 4. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và chứng minh thư nhân dân của Chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân khác có chứng chỉ hành nghề; 5- Bản kê khai thông tin đăng ký thuế; – Tư vấn miễn phí cách đặt tên doanh nghiệp: Tư vấn Minh Anh sẽ tư vấn và tra cứu tên doanh nghiệp để không bị trùng với tên các doanh nghiệp khác đã được đăng ký, và phù hợp với định hướng kinh doanh của Khách hàng; – Tư vấn trụ sở chính doanh nghiệp: hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng; – Tư vấn ngành nghề kinh doanh:  Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành – Tư vấn mô hình và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: phù hợp với định hướng kinh doanh của khách hàng; – Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu: phù hợp với định hướng kinh doanh và quy định của pháp luật; Thông tin, tài liệu mà khách hàng cần cung cấp để thành lập doanh nghiệp tư nhân: – Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân; – Chứng chỉ bản sao công chứng nếu ngành nghề có điều kiện(nếu có); Kết quả mà Quý khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Tư vấn Minh Anh: – Sau 05 ngày làm việc có – Sau 04 ngày làm việc tiếp có dấu tròn công ty và giấy chứng nhận mẫu dấu; – Làm thuế môn bài cho doanh nghiệp; – Soạn thảo hồ sơ nội bộ cho doanh nghiệp tư nhân;

Rate this post

Quy Định Về Doanh Nghiệp Tư Nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Điều 184. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định, trong hợp đồng cho thuê.

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.