Luật Kinh Tế Về Hợp Đồng / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Pháp Luật Về Hợp Đồng Kinh Tế

Các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế

Nguyên tắc tự nguyện

Theo nguyên tắc này 1 hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau:

Tự do lựa chọn bạn hàng

Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng

Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng

Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:

Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.

Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật.

Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.

Nguyên tắc cùng có lợi

Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đêù có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng.

Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.

Nguyên tắc không trái pháp luật

Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản

Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Theo quy định của pháp lênh hợp đồng kinh tế thì ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Ngoài các chủ thể kể trên theo quy định của các điều 42, 43 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể hoặc giữa pháp nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được áp dụng các quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế.

Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế

Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế cử 1 đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế

Theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế và nghị định 17- HĐBT qui định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì người ký kết hợp đồng kinh tế phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh

Đại diện hợp pháp

Đối với pháp nhân : Là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức vụ đó. Người đứng đầu pháp nhân là đại diện đương nhiên theo pháp luật của pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:Là chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê làm giám đốc và theo quy định của pháp luật.

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh: Là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh.

Đối với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân: Là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu nhiều người cùng làm thì người ký vào bản hợp đồng phải do những người cùng làm cử bằng văn bản trong đó có tất cả chữ ký của những người đó và phải đính kèm theo hợp đồng kinh tế

Đối với hộ gia đình nông dân, ngư dân, cá thể: Là chủ hộ

Đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ quyền bằng văn bản của pháp nhân thành lập ra tổ chức tại Việt Nam.

Đối với cá nhân nước ngoài ở Việt Nam : Bản thân họ là người ký kết các hợp đồng kinh tế.

Đại diện theo uỷ quyền

Theo quy định của pháp luật nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia ký kết hợp đồng được có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết hợp đồng.

Việc uỷ quyền có thể là uỷ quyền theo vụ việc hoặc uỷ quyền thường xuyên tuy nhiên phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản

Đối với doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ quyền không phải công chứng hoặc chứng nhận của UBND cấp có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định hoặc hai bên có thoả thuận khác.

Cá nhân có đăng ký kinh doanh văn bản uỷ quyền phải có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác.

Cách thức ký kết hợp đồng

Ký kết trực tiếp

Là cách ký kết mà các bên (đại diện hợp pháp của các bên) trực tiếp gặp nhau đàm phán với nhau để xác định từng điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào bản hợp đồng. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai bên đã ký vào văn bản hợp đồng.

Ký kết gián tiếp

Là cách ký kết mà các bên không trực tiếp gặp nhau mà thương lượng đàm phán với nhau bằng thư tín. Các bên gửi cho nhau những tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng trong đó chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Thông thường việc ký kết tuân theo trình tự gồm 2 bước:

Bước1: Một bên lập dự thảo (đề nghị) hợp đồng trong đó đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch gửi cho bên kia. Nội dung giao dịch trong dự thảo (đề nghị ) hợp đồng phải rõ ràng, chính xác.

Bước2: Bên nhận được đề nghị hợp đồng tiến hành trả lời cho bên đề nghị hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung chấp thuận, nội dung không chấp thuận, đề nghị bổ sung.

Nếu bên nhận được đề nghị chấp thuận toàn bộ các vấn đề mà bên đề nghị đưa ra thì mới được coi là chấp thuận. Nếu bên nhận được đề nghị bổ sung thay đổi một số điều khoản thì coi như bên này đưa ra đề nghị hợp đồng mới và lại trở thành bên đề nghị hợp đồng . Bên nhận được đề nghị mới này cũng phải trả lời bằng văn bản cho bên kia là có chấp thuận hay không. Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cả các điều khoản của hợp đồng.

Nội dung hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các bên về việc thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh. Do đó nội dung của hợp đồng kinh tế trước hết là những điều khoản do các bên thoả thuận. Những điều khoản mà các bên đã thoả thuận đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thoả thuận. Tuy nhiên nội dung của hợp đồng kinh tế không chỉ có những điều khoản mà các bên đã thoả thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản mà các bên không thoả thuận nhưng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Nội dung của hợp đồng kinh tế được chia thành 3 điều khoản như sau:

Điều khoản chủ yếu

Là những điều khoản căn bản nhất thiết phải có trong hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng kinh tế bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào văn bản hợp đồng. Nếu thiếu những điều khoản này thì coi như hợp đồng kinh tế chưa được ký kết

Như vậy điều khoản chủ yếu là những điều khoản chủ yếu của một hợp đồng, chúng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của 1 hợp đồng.

Điều 12 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định những điều khoản sau là điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Ngày tháng năm ký kết hợp đồng kinh tế, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.

Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.

Chất lượng chủng loại quy cách tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.

Giá cả

Điều khoản thường lệ

Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Những điều khoản này các bên có thể đưa vào hợp đồng mà cũng có thể không cần đưa vào hợp đồng. Nếu các bên không đưa những điều khoản này vào hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận. Nếu đưa vào hợp đồng nhằm tăng tầm quan trọng hoặc cụ thể hoá thì không được trái pháp luật.

Điều khoản tuỳ nghi

Là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không trái với pháp luật. Những điều khoản này chỉ trở thành nội dung của hợp đồng kinh tế nếu các bên trực tiếp thoả thuận với nhau.

Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng Kinh Tế

Hợp đồng là phần không thể tách rời các hoạt động kinh doanh, mua bán, giao dịch. Hợp đồng có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, chỉ một sai sót nhỏ trong hợp đồng cũng sẽ khiến cho các bên chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề.

Để đảm bảo độ an toàn và chính xác, tránh được các rủi ro cho các hoạt động kinh doanh, chúng ta cần phải nắm rõ được bản chất của các loại hợp đồng kinh tế. Luật Hiếu Gia với các Luật Sư nhiều năm kinh nghiệm và uy tín sẽ tư vấn cho quý khách hàng lựa chọn hợp đồng phù hợp.

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

I. Khái quát về hợp đồng kinh tế

1. Khái niệm Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

2. Đặc điểm của Hợp đồng kinh tế

Về mục đích hợp đồng kinh tế bao giờ cũng gắn với hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, mục đích chủ yếu của hợp đồng kinh tế là vì mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận.

Về hình thức của hợp đồng hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch, là những văn bản có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thỏa thuận, có thể dưới dạng các công văn, thư điện tử, đơn chào hàng, đơn đặt hàng…

Chủ thể của hợp đồng trong mối quan hệ hợp đồng kinh tế, ít nhất một bên phải là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Nội dung ký kết hợp đồng phải phù hợp với phạm vi nghề nghiệp kinh doanh đã đăng ký.

II. Dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng kinh tế của Luật Hiếu Gia

Các doanh nghiệp khi tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thường không am hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng, do đó có không ít các trường hợp xảy ra những tranh chấp không đáng có. Bên cạnh đó, hợp đồng kinh tế thường là những hợp đồng có giá trị vô cùng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn hợp đồng sẽ giúp cho các doanh nghiệp: hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý cho các bên khi tham gia vào hợp đồng, đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp cho quý khách hàng.

Nội dung Luật sư tư vấn hợp đồng kinh tế của Luật Hiếu Gia

Sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật Hiếu Gia, quý khách hàng sẽ được các Luật sư tư vấn các vấn đề:

Tư vấn các quy định định chung về hợp đồng kinh tế;

Tư vấn đàm phán Hợp đồng kinh tế;

Tư vấn soạn thảo Hợp đồng Kinh tế;

Tư vấn thực hiện Hợp đồng kinh tế;

Tư vấn giải quyết các tranh chấp về Hợp đồng kinh tế;

Dịch vụ tư vấn của Luật Hiếu Gia luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ Luật Sư nhiều kinh nghiệm và uy tín cam kết đem lại quyền lợi tốt nhất cho quý khách hàng.

III. Cách thức liên hệ và chi phí Dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng kinh tế

1. Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn hợp đồng kinh tế

Khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của qua các cách thức sau:

2. Chi phí Luật sư tư vấn hợp đồng kinh tế

Khách hàng có thể sử dụng Dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng kinh tế theo các phương thức sau:

sẽ căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc, thời gian giải quyết và hiệu quả giải quyết để tính phí.

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

VPGD HIEU GIA LAW

Văn phòng tại Hà Nội: Số 2/115, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 2/16 Trần Hưng Đạo – Hạ Long – Quảng Ninh

Hotline: 0973.931.600 – 093.324.3003

Email: luathieugia@gmail.com

Website: Luathieugia.com

LUẬT HIẾU GIA

– Soạn hồ sơ cho khách hàng;

– Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

– Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;

– Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng

Chia sẻ bài viết

Mẫu Thông Báo Chấm Dứt Hợp Đồng Kinh Tế

Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế

Thông báo chấm dứt hợp đồng là văn bản thể hiện ý chí đơn phương của một bên về việc thông báo cho bên còn lại của hợp đồng để chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa hai bên, đồng thời xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng.

Thông thường mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Thông tin các bên hợp đồng

Bối cảnh quan hệ giữa các bên

Lý do chấm dứt hợp đồng trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm hợp đồng

Cơ sở và quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng

Thời hạn hiệu lực của việc chấm dứt hợp đồng (theo quy định là sau khi bên kia nhận được thông báo)

Xử lý hậu quả, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)

Các nội dung khác

Chữ ký và con dấu của bên phát hành thông báo

Tài liệu đính kèm

Căn cứ chấm dứt hợp đồng

Các bên căn cứ vào các cơ sở sau khi muốn chấm dứt hợp đồng kinh tế:

Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;

Căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng để thông báo chấm dứt.

Chấm dứt hợp đồng do hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng.

Có hành vi vi phạm căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015 để chấm dứt hợp đồng,…

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là kết thúc việc thực hiện hợp đồng, làm cho quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại.

Khi có một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ) thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo đó khi chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo để bên còn lại được biết.

Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bị coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm.

Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng đúng quy định thì các bên không còn bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận theo hợp đồng nữa.

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở, MẶT BẰNG KINH DOANH TƯ VẤN KHỞI KIỆN TRONG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Trường hợp có các tranh chấp trong quá trình thực hiện các loại hợp đồng, mời quý bạn đọc theo dõi một số bài viết sau để hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành:

Một Số Lưu Ý Về Đám Phán Và Ký Kết Hợp Đồng Kinh Tế

Một số lưu ý về đám phán và ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là cầu nối giữa các Thương nhân và là hoạt động phát sinh thường xuyên của thương nhân.

Hợp đồng kinh tế là cầu nối giữa các thương nhân – chủ thể kinh doanh với nhau trên thương trường và là hoạt động phát sinh mang tính thường xuyên của thương nhân. Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hầu như không có chủ thể kinh doanh nào không ký kết hợp đồng kinh tế hay còn gọi Nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hợp đồng kinh tế, khắc phục những sơ hở, thiếu sót của hợp đồng, hạn chế tranh chấp xảy ra, bộ phận hợp đồng thương mại. tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Dương Gia xin phép đưa ra một số lưu ý về đám phán và ký kết hợp đồng kinh tế.

1. Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp đó. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được ký kết dựa trên hai văn bản pháp luật cơ bản là Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, cả hai văn bản này đều đang có hiệu lực.

Hai văn bản này đã thay thế cho việc ký kết hợp đồng dựa trên các văn bản Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Bộ Luật dân sự năm 1995, “Bộ luật dân sự năm 2015”, Luật thương mại năm 1997. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ký kết hợp đồng thường dựa vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và “Bộ luật dân sự năm 2015” làm căn cứ khi ký kết các hợp đồng. Điều này không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, vì Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự Luật số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực. Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

Nguyên nhân mà các doanh nghiệp thường căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế là do thói quen từ lâu đã ký kết theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế, một nguyên nhân thứ hai là khả năng cập nhật kiến thức pháp luật của các doanh nghiệp hiện nay còn rất chậm. Nguyên nhân thứ ba là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các doanh nghiệp hiện nay còn kém hiệu quả. Tuy nhiên, cho dù nguyên nhân nào thì việc các doanh nghiệp ký kết hợp đồng không dựa trên văn bản pháp luật hiện hành là lỗi của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải chịu mọi hậu quả pháp lý do không thực hiện đúng những quy định của pháp luật hiện hành.

Trong một doanh nghiệp thì việc ký hợp đồng sẽ được giao cho người đại diện thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì có hai loại đại diện: Đại diện đương nhiên theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì người đại diện đương nhiên theo pháp luật của các doanh nghiệp được xác định như sau:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại điện theo pháp luật.

– Đối với công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì người đại diên theo pháp luật là Tổng giám đốc (Giám đốc), trừ trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật.

– Đối với công ty hợp danh thì người đại diện theo pháp luật là các thành viên hợp danh.

Như vậy, đối với người đại diện theo pháp luật họ có quyền nhân danh doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những người khác trong doanh nghiệp dù giữ bất cứ chức vụ gì đều không có quyền tự mình ký hợp đồng nhân danh doanh nghiệp mà họ chỉ có quyền ký hợp đồng theo sự uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật và chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi uỷ quyền. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật, có rất nhiều trường hợp Phó giám đốc, trưởng phòng, trưởng chi nhánh, trưởng các bộ phận ký hợp đồng không được sự uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật.

Cũng có trường hợp có giấy uỷ quyền nhưng người ký hợp đồng đã ký vượt quá phạm uy uỷ quyền, hay giấy uỷ quyền không còn thời hạn uỷ quyền. Tất cả những trường hợp trên, nếu căn cứ vào quy định của pháp luật thì hợp đồng có nhiều khả năng bị tuyên bố vô hiệu, mà hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu sẽ gây ra thiệt hại cho một bên hoặc cả hai bên. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do trong quá trình hợp tác các bên thường tin tưởng và không quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý khi giao kết hợp đồng.

Đây là điều khoản rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên theo Điều 300 và 301 Luật thương mại (2005), biện pháp phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng và tổng mức phạt do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp vi phạm do kết quả giám định sai.

Điều khoản này xem chừng đơn giản nhưng thực chất lại rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng rất nhiều doanh nghiệp lại không quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức điều khoản này. Do đó khi có những vấn đề phát sinh, một bên họ có thể vô ý hoặc cố ý vi phạm hợp đồng nhưng bên kia lại không thể có biện pháp bảo vệ lợi ích cho mình. Và trên thực tế có rất nhiều hợp đồng khi đi vào thực hiện, khi có những sự thay đổi về giá cả, nguyên vật liệu, biến động của thị trường, có thể một bên họ biết chắc rằng họ vi phạm hợp đồng nhưng họ vẫn cố tình vi phạm, bởi vì khi xem xét về hợp đồng thì điều khoản phạt vi phạm lại không được các bên đưa vào hợp đồng hoặc có đưa vào nhưng mức phạt lại rất thấp mà nếu mức phạt rất thấp thì dù cho họ vi phạm nhưng họ hợp đồng với một đối tác khác mà giá trị cao hơn họ vẫn kiếm được lợi nhuận rất lớn từ hợp đồng này.

Mặc dù Luật thương mại (2005) có đưa ra điều khoản bồi thường thiệt hại, theo đó thì điều khoản này không nhất thiết phải có thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật bên bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại, đồng thời thiệt hại này phải là nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên vi phạm. Thực chất thì việc chứng minh này gặp rất nhiều khó khăn và bên phải chứng minh là bên bị vi phạm.

Qua đây, chúng tôi cho rằng khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp cần tham vấn những quy định của pháp luật hiện hành. Và tốt hơn hết là các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, các luật sư trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng.

4. Một biện pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại

Phòng tránh rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại không chỉ và bao gồm những biện pháp sau các rủi ro pháp lý mang tính khách quan trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại thường là những rủi ro do thay đổi chính sách pháp luật về hợp đồng, sự biến đổi giá cả thị trường hoặc thay đổi khi Việt Nam tham gia vào các Điều ước quốc tế mà ở đó có sự bất tương thích hay chưa phù hợp với pháp luật nội địa.

Ví dụ về các chế tài do vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. Đối với những rủi ro pháp lý mang tính chủ quan trong ký kết hợp đồng thương mại thường bao gồm những rủi ro như sau: đánh giá về đối tác trong quan hệ hợp đồng, nhận thức về bản chất pháp lý của hợp đồng thương mại trong khuôn khổ pháp lý nội địa và pháp luật quốc tế, khả năng hành động trong ký kết và thực hiện hợp đồng, rủi ro từ sự ảnh hưởng hay tác động từ người thứ ba. Cũng nhấn mạnh rằng những rủi ro pháp lý có thể nhận diện được nhưng cũng có thể rủi ro tiềm ẩn trong tương lai mà vì một lý do nào đó, vào một thời điểm nào đó mới xuất hiện tác động đến mục tiêu mà hai bên hướng tới.

Đồng thời, những rủi ro có thể xuất phát từ hành vi cố ý, ngược lại có những rủi to pháp lý là hệ quả của hành vi vô ý. Vì vậy, tùy thuộc bản chất và hình thức của mỗi loại rủi ro cần xây dựng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Những rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại kinh tế có thể là những rủi ro mang tính khách quan và những rủi ro mang tính chủ quan. Trong các rủi ro, rủi ro mang tính chất chủ quan chiếm một vị trí rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới hiệu quả hay làm suy giảm lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại.