Luật Lao Đông Việt Nam Về Chế Độ Thai Sản / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Chế Độ Thai Sản Cho Lao Động Nam Khi Vợ Sinh Con

chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con. Căn cứ vào khoản 1 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản..

CHẾ ĐỘ THAI SẢN CHO LAO ĐỘNG NAM KHI VỢ SINH CON

Xin chào quý công ty, tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn của luật sư:

Vợ tôi sinh con đẻ thường nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy chỉ có tôi tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi có được hưởng chế độ thai sản khi vợ tôi sinh con hay không? Mong được Luật sư giải đáp.

Nội dung tư vấn : Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con

Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.[/symple_box]

Căn cứ vào khoản 1 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

” 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con”

Theo như quy định trên, Lao động nam đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con mà vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Về thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con , Căn cứ theo khoản 2 điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

” 2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

Với trường hợp của bạn, vợ bạn sinh con đẻ thường vậy bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 05 ngày làm việc. Ngoài ra, căn cứ vào điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

“…Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Như vậy, vợ bạn sinh con ngoài việc bạn được hưởng chế độ thai sản là được nghỉ 05 ngày làm việc, bạn còn trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con nếu như vợ bạn không tham bảo hiểm xã hội.

Để được tư vấn vấn chi tiết về Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chế Độ Thai Sản Đối Với Lao Động Nam Khi Vợ Sinh Con

31/03/2017

Kính gửi: Các anh chị Các anh chị tư vấn giúp em trường hợp này với ạ Công ty em có 01 lao động nam đóng BHXH, vợ lao động này cũng đóng BHXH. Hiện tại vợ lao động nam vừa sinh con phải đẻ mổ. HĐLĐ với công ty của lao động nam có phần nghỉ phép năm. Vậy các anh chị tư vấn giúp em các câu hỏi sau: 1. Luật BHXH mới thì lao động nam có được hưởng chế độ thai sản (nghỉ 7 ngày tương ứng với trường hợp trên) không? 2. Khi tính lương, những ngày nghỉ hưởng thai sản đó người lao động yêu cầu công ty chấm nghỉ phép năm để được hưởng nguyên lương. Mặt khác, người lao động vẫn làm hồ sơ và gửi BHXH để được hưởng chế độ nghỉ thai sản. Người lao động có được hưởng 02 loại tiền như vậy không?Nếu công ty tính lương và ký hồ sơ thai sản như vậy có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Trân trọng cảm ơn.

Thứ nhất, về số ngày nghỉ việc của lao động nam khi vợ sinh con

Tại Điểm c Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo đó: “Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, con dưới 32 tuần tuổi”. Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về thời gian nghỉ này có được tính vào thời gian nghỉ hàng năm theo hợp đồng lao động với công ty không. Như vậy, ta có thể hiểu là thời gian 7 ngày này sẽ không phụ thuộc vào thời gian nghỉ hằng năm của công ty mà đây là quyền lợi của lao động nam khi vợ họ sinh theo luật BHXH.

Thứ hai, vấn đề tính lương cho lao động nam trong thời gian nghỉ việc khi vợ sinh con

Điều 39 Luật BHXH 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của luật này thì được hưởng chế độ thai sản được tính như sau:a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc h ưở ng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại điều 32 và khoản 2 điều 34 của luật này được tính bằng mức lương hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày…

Như vậy, do bạn không nêu rõ thời gian đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam này cũng như mức đóng bảo hiểm xã hội nên bạn căn cứ vào Điểm a, b Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH để tính lương. Việc lao động nam yêu cầu công ty chấm nghỉ phép năm để hưởng nguyên lương và đồng thời anh ấy cũng làm hồ sơ và gửi BHXH để được hưởng chế độ nghỉ thai sản như vậy, nếu công ty tính lương và ký hồ sơ thai sản như vậy là trái so với quy định của pháp luật. Bởi vì, thời gian nghỉ theo chế độ thai sản đối với lao động nam chỉ được tính lương theo Điểm b ,Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014 nên lao động nam đó chỉ có thể làm hồ sơ để gửi bên BHXH để được hưởng chế độ nghỉ thai sản mà không được hưởng hai loại tiền như vậy.

Trân trọng !

CV Nguyễn Hải – Công ty Luật Minh Gia

Hỏi Về Chế Độ Nghỉ Thai Sản.

Câu hỏi:

Em là Nguyễn Thị Hoa, năm nay 27 tuổi, em đang mang bầu bé đầu được 7 tháng và hết ngày 31/12/2014 là bắt đầu nghỉ thai sản. Theo em được biết thì phụ nữ sinh con sẽ được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng, nhưng vừa rồi em có được bên hành chính công ty thông báo là ở công ty tư nhân như công ty em đang làm thì chỉ được nghỉ 3 tháng (không lương). Em muốn hỏi việc nghỉ này là do công ty tự quyết định hay do luật nào quy định? Và nếu là do công ty tự quyết định thì có vi phạm vào điều luật nào không? Xin Hội Luật Gia giải đáp thắc mắc này giúp ẹm ạ. Em cảm ơn nhiều!

Trả lời:

Với câu hỏi của Chị Hoa, Luật gia trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Lao động nữ mang thai; 

b) Lao động nữ sinh con; 

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; 

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động quy định về Nghỉ thai sản như sau:

1.     Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

        Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

       Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Việc nghỉ chế độ thai sản là do Bộ Luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội quy định, người sử dụng lao động không được quyết định việc này. Nếu Công ty nơi bạn làm việc tự ý quyết định việc nghỉ chế độ thai sản là vi phạm Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể gửi email về địa chỉ hoiluatgiavn@gmail.com.

Luật gia Đàm Thanh Tuấn

Chú ý: Phần trả lời nói trên có tính chất tham khảo.

Quy Định Của Bộ Luật Lao Động Năm 2012 Về Chế Độ Nghỉ Thai Sản?

Căn cứ Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

Về thời gian nghỉ sinh con, so với trước, Điều 157 chỉ quy định một khoảng thời gian nghỉ sinh con chung cho mọi lao động nữ là 06 tháng, không có sự phân biệt giữa lao động nữ về điều kiện lao động và khả năng lao động bị suy giảm như trước đây. Hay nói cách khác, mọi lao động nữ khi có đủ điều kiện do Luật Bảo hiểm xã hội quy định, đều có quyền được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng và thời gian nghỉ tối thiểu sau sinh là ít nhất 04 tháng.

Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được dựa trên cơ sở tính toán một cách khoa học lượng thời gian cần và đủ để lao động nữ ổn định nhịp sinh học của cơ thể, đồng thời đủ để đứa trẻ tận dụng được nguồn sữa mẹ để có thể phát triển tốt về thể lực và trí tuệ cũng như phù hợp với nhu cầu của lao động nữ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Mục đích của quy định này là n hằm bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ khi thực hiện thiên chức, đồng thời bảo vệ thế hệ lao động tương lai, góp phần nâng cao thể lực, cải thiện nòi giống, khắc phục thể trạng thấp còi của người Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. So với quy định của pháp luật các nước trong khu vực, với thời gian nghỉ sinh con 06 tháng, đã thể hiện rõ rệt sự ưu đãi của Nhà nước đối với lao động nữ.

Mặc dù thể hiện sự ưu đãi đối với lao động nữ khi thực hiện thiên chức, song có một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc trong tương quan chung về lợi ích của đơn vị sử dụng lao động và lợi ích lâu dài của lao động nữ, trong sự thống nhất với quy định của pháp luật khác. Vì quy định này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp về việc sử dụng lao động (ký họp đồng lao động thay thế, bố trí công việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới cho lao động nữ sau khi sinh con, bảo đảm tiền lương sau thời gian lao động nữ nghỉ sinh con…), làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc và sản xuất, tạo tâm lý e ngại cho người sử dụng lao động khi tuyển lao động nữ. Từ đó, vô hình trung làm cho các quy định của pháp luật về cấm phân biệt khi tuyển dụng lao động giữa lao động nam và lao động nữ trong luật lao động và luật bình đẳng giới khó thực thi trong thực tế. Đồng thời do thời gian nghỉ sinh con quá lâu nên ảnh hưởng không ít đến cơ hội việc làm, thu nhập cũng như thăng tiến và các cơ hội khác của lao động nữ.

Tuy nhiên, để hoá giải cho những ý kiến đặt ra ở trên, khoản 3 và khoản 4 của Điều luật quy định linh hoạt các trường hợp nghỉ sinh con. Theo đó, lao động nữ có thể đi làm sớm hơn khi đủ điều kiện về thời gian nghỉ tối thiểu (04 tháng), sức khỏe đảm bảo (xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), người sử dụng lao động bố trí được công việc (người sử dụng lao động đồng ý). Đồng thời, lao động nữ cũng có thể nghỉ thêm khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu có nhu cầu, để bảo đảm sức khỏe của mình và trẻ sơ sinh (thỏa thuận với người sử dụng lao động). Quy định như vậy là phù hợp, thể hiện sự thống nhất với pháp Luật Bảo hiểm xã hội, nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ được quyền lựa chọn thời gian nghỉ sinh con phù họp với nhu cầu, sức khỏe, điều kiện cụ thể của mình.

Về quyền lợi của lao động nữ khi nghỉ sinh con, t rong thời gian nghỉ sinh con, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Bao gồm chế độ trợ cấp thay lương và chế độ trợ cấp một lần, nhằm giúp lao động nữ đảm bảo đời sống, sinh hoạt, tăng cường sức khỏe trong thời gian nghỉ sinh con cũng như đáp ứng nhu cầu chi phí tăng lên đột xuất do lao động nữ cần phải sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ.

Trường hợp lao động nữ nghỉ thêm ngoài thời gian quy định thì không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đi làm sớm khi chưa hết thời gian nghỉ sinh con, thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, người lao động vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định cùa pháp luật về bảo hiểm xã hội cho đến khi hết thời gian nghỉ theo quy định.

Có thể thấy rằng, quy định về thời gian nghỉ sinh con tại Điều 157 là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, đạt được mục đích trong việc bảo vệ sức khỏe lao động nữ khi sinh con.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”