Luật Nghĩa Vụ Quân Sự Quy Định Độ Tuổi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quy Định Về Độ Tuổi Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự Mới Nhất? Độ Tuổi Gọi Nhập Ngũ Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự Năm 2022?

Cách xác định tuổi để tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự? Chưa tốt nghiệp cấp hai có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Quy định về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự? Bao nhiêu tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự?

Nghĩa vụ quân sự là một trong những trách nhiệm của công dân nằm trong độ tuổi gọi nhập ngũ phải đi nghĩa vụ quân sự. Có thể hiểu rằng, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc, là một nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Thực tiễn cho thấy, không phải trường hợp nào nằm trong độ tuổi gọi nhập ngũ cũng đều được gọi nhập ngũ.

Về độ tuổi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP về tiêu chuẩn tuổi đời thì quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau: công dân đủ 18 tuổi được gọi đi nhập ngũ, tuy nhiên tùy vào từng đối tượng khác nhau mà độ tuổi kết thúc gọi nhập ngũ sẽ khác nhau. Theo đó, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi mới hết tuổi gọi nhập ngũ.

Vấn đề độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam cũng theo tiêu chuẩn chung đa số của các quốc gia trên thế giới đó là độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên. Với độ tuổi này thì công dân đã hoàn thiện về sức khỏe, năng lực nhận thức để điều khiển hành vi. Về tâm sinh lý thì độ tuổi 18 trở lên thì tâm sinh lý của công dân đã bắt đầu hoàn thiện, theo quy định của pháp luật thì gọi người thanh niên, với những điều kiện đó thì Luật nghĩa vụ quân sự của nước ta chọn độ tuổi là 18 tuổi là độ tuổi tối thiểu để thực nghĩa vụ quân sự.

Độ tuổi tối đa thực hiện nghĩa vụ quân sự là 25 tuổi, nếu có lý do tạm hoãn thì được kéo dài đến năm 27 tuổi. Độ tuổi từ 18 đến 27 tuổi là độ tuổi có đầy đủ sức khỏe, bản lĩnh phù hợp với nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự, quá 27 tuổi thì theo thống kê trung bình thì sức khỏe ở tuổi này có sự giảm sút có những điều kiện không đáp ứng được yêu cầu đề ra của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Với những yêu cầu rất khắt khe cho quá trình tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ thì độ tuổi là yêu cầu bắt buộc, không ai dưới 18 tuổi có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc trên 27 tuổi mà vẫn đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự được.

Ngoài ra, trong trong trường hợp nếu công dân có mong muốn và tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi như sau sau đây:

– Đối với công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

Như vậy về độ tuổi đủ điều kiện nhập ngũ đối với công dân nam tối thiểu là 17 tuổi, tối đa là 27 tuổi; đối với công dân nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên và có trình độ chuyên môn phù hợp.

Một số quy định khác về điều kiện nhập ngũ.

Công dân ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi còn phải đáp ứng được một số điều kiện để được nhập ngũ như sau:

Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cần phải đáp ứng được quy định về tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An quy định cụ thể.

Công dân đạt đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhập ngũ là có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Việc khám sức khỏe nhập ngũ này sẽ được thực hiện vào trước thời điểm nhập ngũ, và do Hội đồng khám sức khỏe quyết định. Trường hợp công dân có sức khỏe loại 4, 5, 6 thì không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Đối với những công dân có sức khỏe loại 3 nhưng có tật khúc xạ về mắt như là bị cận thị từ 1.5 độ trở lên, viễn thị ở các mức độ, có dấu hiệu nghiện ma túy hoặc mắc HIV/AIDS thì không được gọi vào nhập ngũ.

Ngoài ra đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí đặc biệt như là vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân Đội, Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp, lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ thì phải đáp ứng được những yêu cầu tuyển chọn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Công dân được tuyển chọn và gọi vào nhập ngũ phải có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, và sẽ lấy theo tiêu chuẩn từ cao xuống thấp.Ở những địa phương do có khó khăn mà không đủ chỉ tiêu giao quân thì có có lên tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa từ lớp 7 trở lên nhưng trước đó phải làm báo cáo gửi lên cấp trên có thẩm quyền để xem xét và phải được xét duyệt.

Đối với các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, có đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì chỉ được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

+ Về tiêu chuẩn chính trị: Công dân phải đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

+ Về tiêu chuẩn sức khỏe: phải đạt sức khỏe từ loại 3 trở lên, không bị viễn thị, không bị cận thị từ 1.5 độ trở lên, không nghiện ma túy hay nhiễm HIV/AIDS.

+ Về tiêu chuẩn văn hóa: Công dân phải có trình độ văn hóa ở lớp 8 trở lên.

Thông thường, công dân có đủ điều kiện sẽ được gọi nhập ngũ và tham gia nghĩa vụ quân sự một lần vào tháng hai hoặc tháng ba hàng năm. Nếu trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì có thể được gọi nhập ngũ hai lần trong năm. Thời gian gọi nhập ngũ có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của địa phương trong trường hợp ở địa phương có dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, thiên tai (lũ lụt, sóng thần, sạt lở nghiêm trọng.. ).

Ngoài ra, công dân đến đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe sẽ được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe này, được hỗ trợ cả tiền tàu xe đi lại. Đối với trường hợp công dân đang công tác làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì vẫn sẽ được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp đang được hưởng khác.

Về cách tính hết tuổi nghĩa vụ quân sự. Hiện nay xem trên một số tư vấn, tôi thấy cùng tồn tại 2 phương án để tính thời điểm hết tuổi nghĩa vụ quân sự (NVQS) (25 tuổi): Ngày sinh + 25 năm +1 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 01-6-1990 thì sẽ hết tuổi vào 02-6-2015. Ngày sinh + 25 năm + 365 ngày (1 năm).Ví dụ: Sinh ngày 01-6-1990 thì sẽ hết tuổi vào 01-6-2016. Vậy phương án nào đúng ? Các cách này dựa trên sự nhận thức hay có văn bản cụ thể nào quy định ?

Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực ngày 01-1-2016. Độ tuổi thực hiện NVQS là hết 25 tuổi, riêng các trường hợp đã được hoãn để học đại học v.v..thì phải đến hết 27 tuổi. Nhưng hiện nay, các Ban chỉ huy quân sự Phường và Quận nơi địa phương tôi vẫn giải thích rằng là TẤT CẢ đều phải hết 27 tuổi. Như vậy có đúng không ? Tôi nay đã ở vào tuổi 26, trước đây không phải học đại học nhưng vẫn có lệnh gọi khám tuyển, vậy tôi phải làm sao ?Rất mong luật sư tư vấn cho các vấn đề trên. Xin trân trọng cám ơn.

Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự áp dụng như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.“

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.“

+ Độ tuổi hết 27 tuổi: Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ

+ Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi: Tất cả những công dân còn lại

Độ tuổi áp dụng là đủ 25 và đủ 27, theo phương án bạn đưa ra thì phải áp dụng theo phương án Ngày sinh + 25 năm + 365 ngày (1 năm).Ví dụ: Sinh ngày 01-6-1990 thì sẽ hết tuổi vào 01-6-2016. Nếu bạn không tạm hoãn nhập ngũ khi đang đào tạo cao đẳng đại học thì độ tuổi áp dụng là đủ 25.

2. Chưa tốt nghiệp cấp hai có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Chào luật sư, cho tôi hỏi: tôi chưa tốt nghiệp cấp 2 liệu tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tôi nghe mấy người bạn của tôi bảo là không tốt nghiệp cấp 2 thì không phải đi nghĩa vụ?

Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định như sau về tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự:

Theo quy định trên, tiêu chuẩn văn hóa để tuyển quân là trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, một số trường hợp đặc biệt thì có thể tuyển cả người có trình độ văn hóa lớp 7 hoặc tốt nghiệp tiểu học. Như vậy nếu bạn đã tốt nghiệp lớp 8 trở lên nhưng chưa tốt nghiệp cấp hai, bạn vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. Trường hợp bạn chưa tốt nghiệp lớp 8, bạn có thể vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu địa phương bạn không đủ chỉ tiêu giao quân hoặc địa phương bạn là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Quy định về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Em học xong đại học, chuẩn bị đi làm thì có giấy mời nghĩa vụ quân sự. Em muốn đi làm để phụ mẹ lo đứa em đang học lớp 11, em muốn lo để không đi nghĩa vụ mà người ta bảo nếu lo thì tuổi đi nghĩa vụ quân sự là tới 27 tuổi, xin hỏi luật sư có phải không?

Căn cứ Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

Như vậy, độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi hết 25 tuổi, nếu khi bạn đang học đại học, có giấy gọi nhập ngũ và bạn tạm hoãn thì lúc này độ tuổi gọi nhập ngũ đối với bạn đến hết 27 tuổi. Như bạn trình bày, nay bạn đã học xong đại học, nếu còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì bạn đi nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định.

Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau:

– Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

+ Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

+ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

+ Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

+ Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

+ Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự qua tổng đài:1900.6568

– Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

+ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

+ Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn gọi nhập ngũ. Nếu sau thời gian tạm hoãn gọi nhập ngũ, bạn đã trên 25 tuổi thì bạn sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa trừ khi là bạn có yêu cầu bởi độ tuổi 27 tuổi chỉ áp dụng đối với trường hợp công dân trước đây được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, có giấy gọi nhập ngũ và tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự thì bạn có thể lên trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú trình bày về điều kiện, hoàn cảnh gia đình của bạn để được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

4. Bao nhiêu tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự?

Xin chào Luật Dương Gia, em muốn hỏi. Em sinh 28/04/1992, tháng 7/2018 lấy bằng Đại học. Trước đây chưa bị gọi NVQS. Em muốn hỏi có phải 28/04/2018 là em đã hết hạn gọi NVQS rồi phải không ạ. Xin cảm ơn Công ty!.

Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Như vậy, trường hợp của bạn sinh ngày 28/04/1992, thông thường, thời gian gọi nhập ngũ của bạn tính từ ngày bạn đủ 18 tuổi, tức ngày 28/04/2010 cho đến hết 25 tuổi, tức hết ngày 28/04/2018.

Tuy nhiên, bạn thuộc trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Theo đó:

“Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”

Như bạn đã trình bày, bạn đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học. Do vậy thuộc trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Tương ứng với đối tượng này, thời gian tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cũng như độ tuổi gọi nhập ngũ có những sự sai khác so với trường hợp thông thường. Cụ thể:

Bạn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và thời hạn tạm hoãn là trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo, tức tháng 07/2018. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trường hợp công dân nam được tạm hoãn nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi, tức hết ngày 28/04/2020 – ngày bạn hết 27 tuổi.

Như vậy, thời gian gọi nhập ngũ của bạn được kéo dài đến hết ngày 28/04/2020. Do đó, khi bạn nhận bằng tốt nghiệp đại học, tức kết thúc một khóa đào tạo vào tháng 7/2018 thì bạn vẫn có thể được gọi nhập ngũ cho tới hết ngày 28/04/2020.

Nghĩa Vụ Quân Sự Là Gi? Độ Tuổi Đăng Kí Nghĩa Vụ Quân Sự Là Bao Nhiêu?

Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp Xây luật về quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Quản lí, bảo vệ  đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn Chiến sĩ chặn các hành vi hải quân xâm phạm lãnh canh gác thổ, biên giới, vượt trên đảo biên, vượt biển và Sinh Tồn – các vi phạm khác quần đảo xảy ra ở khu vực Trường biên giới. Sa. LHật quân giới tquốc gia ệủaập ệtảo vệ năm quyềnđã u ải Biên Việ Nam luy cn t Vi b Nam chủ 2003 khẳng định chủ quyềnốc trên ệt ển. đối với hai quần Tổ qu của Vi bi Nam đảo Hoàn

dựng khu vực biên giới quốc gia vững  Xây mạnh toàn diện: Để quản lí, bảo vệ tốt biên giới quốc gia phải xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. + Về chính trị + Về kinh tế – XH + Về an ninh và quốc phòng  Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lí, bảo vệ biên giới quôc gia

Vận động quần chúng nhân dân ở khu - vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của tổ quốc.

b.Trách nhiệm của công dân Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ b ảo  vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Để thực hiện trách nhiệm của mình, trước hết công dân  phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bão vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của nhà nước Thực hiện nghiêm Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ  quân sự, Luật biên giới; tuyết đối trung thành với t ổ quốc Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nghĩa  vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

* Trách nhiệm của học sinh  Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.  Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc.  Tích cực học tập kiến thức quốc phòng -an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng.  Tích cực tham gia các phong của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Đảng và Nhà nước ta đã và đang dựng biên giới hòa bình, hữu nghị;  Xây giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình.

dựng lực lượng  Xây vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lí.

Không quân Việt Nam Lực lượng hải quân Việt Nam

truyền về chủ quyền biển, đảo  Truyên

dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống  Xây vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân các vùng ven biển và hải đảo, nhất là ở các vùng biển, đảo giữ vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh của đất nước.

Quy Định Mới Năm 2022 Về Thực Hiện Chế Độ Nghĩa Vụ Quân Sự ? Cách Tính Độ Tuổi Đi Nvqs ?

1. Tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tuổi đời, tiêu chuẩn văn hóa, tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

2. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào ?

Được hiểu là việc công dân được tạm thời không phải chấp hành nghĩa vụ quân sự khi có lý do chính đáng. Theo đó công dân thuộc diện đăng ký nghĩa vụ quân sự được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi có một trong những lý do sau:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Ví dụ: Bạn A vừa học xong đại học công đoàn Hà Nội, đang bị cận thị hai mắt là 5 độ? Vậy trường hợp này đối chiếu theo Bảng phân loại sức khỏe Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì sức khỏe bạn A bị điểm 5; như vậy bạn A sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ do không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Miễn nghĩa vụ quân sự khi nào ?

Khác với tạm hoãn, công dân được miễn nghĩa vụ quân sự là những công dân sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình; nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Lý do miễn nghĩa vụ quân sự được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự như sau:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Những công dân được miễn nghĩa vụ quân sự nếu có nhu cầu đăng ký nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự bình thường.

4. Không đi nghĩa vụ quân sự có bị xử lý không ?

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện bởi một số hành vi như sau: không đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành đúng quy định về khám sức khỏe, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu…

Việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự tùy từng mức độ sẽ bị xử lý theo hai biện pháp: hành chính và hình sự. Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp bị cảnh cáo;

Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;

Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;

Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho quân nhân dự bị thực hiện các quy định về tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị đã hoàn thành việc tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác.

Không những vậy, người nào trước đây đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi liệt kê ở trên hoặc đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ” trốn tránh nghĩa vụ quân sự” theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (Điều 332). Với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;b) Phạm tội trong thời chiến;c) Lôi kéo người khác phạm tội.

TRên đây là một số vấn đề cơ bản về nghĩa vụ quân sự năm 2019 mà chúng tôi thống kê, mọi khúc mắc về nghĩa vụ quân sự mời khách hàng liên hệ để được tư vấn. Trân trọng cảm ơn!

Tư Vấn Về Độ Tuổi Nhập Ngũ Theo Luật Nghĩa Vụ Quân Sự Mới 2022 ?

Độ tuổi nhập ngũ hiện nay là bao nhiêu tuổi ? Bao nhiêu tuổi thì hết độ tuổi nhập ngũ. Luật Minh Khuê tư vấn về độ tuổi nhập ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự vào năm 2017 và những chính sách pháp luật trong quân đội hiện nay:

1. Tư vấn về độ tuổi nhập ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay ?

Luật Minh Khuê tư vấn về độ tuổi nhập ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự vào năm 2017 và những chính sách pháp luật trong quân đội hiện nay:

Thưa luật sư, Em muốn hỏi: Cách tính độ tuổi nghĩa vụ quân sự 2017 vì thường địa phương e tháng 9 năm này sẽ tuyển quân cho đầu năm sau. Em sinh ngày 11-08-1989, Em đã tốt nghiệp đại học. Vậy đến thời điểm này, theo luật năm 2015 em còn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự hay là đã hết tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự ạ. Mặt dù e đã khám nhiều lần hàng năm và mỗi lần khám đến 2-3 đợt (phúc tra) điều loại vì bệnh huyết áp cao vô căn (có giấy của bác sĩ bệnh viện) và e thường xuyên sử dụng thuốc cao huyết áp, nhưng vẫn đưa vào danh sách khám gây phiền hà vì hiện tại e đã đi làm có vợ và con nhỏ. Em xin cám ơn!

Trả lời:

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi nhập ngũ như sau:

“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”.

Bạn sinh ngày 17/12/1989. Như vậy 17/12/2015 bạn mới đủ 26 tuổi (hết 25 tuổi) do đó, theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005 thì hiện tại bạn vẫn chưa hết tuổi gọi nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối với công dân thuộc diện kéo dài tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi, nếu bạn thuộc trường hợp đó thì phải đến hết ngày 17/ 12/2017 bạn mới hết độ tuổi nhập ngũ theo Luật NVQS 2015. Mặt khác, Luật NVQS 2015 có hiệu lực vào ngày 1/1/2016, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì đã hết đợt gọi nhập ngũ cho năm 2015. Hội đồng NVQS tại địa phương bạn đang tiến hành gọi cho năm 2016. Cho nên, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Tư vấn về độ tuổi nhập ngũ và làm sao để tránh không phải nhập ngũ ?

Tôi sinh năm 1990, hiện đang công tác tại 1 công ty TNHH, theo thông tin tôi được biết thì tới đây bên Quân sự sẽ gọi đi nhập ngũ có độ tuổi từ 18 – 27 và gọi cả cán bộ, viên chức. Vậy cho tôi hỏi là tôi có thuộc diện phải đi nhập ngũ không ? Và nếu thuộc diện nhập ngũ thì tôi phải làm thế nào để tránh được việc phải đi nhập ngũ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Như vậy, độ tuổi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi ” đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi” . Bạn sinh năm 1990, tính đến thời điểm hiện tại bạn 30 tuổi. Bạn đang công tác tại công ty TNHH bạn không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật.

3. Sinh năm 1990 theo luật nghĩa vụ quân sự mới đã hết độ tuổi nhập ngũ chưa ?

Thưa luật sư, Luật sư cho tôi hỏi là tôi sinh ngày 20/04/1990 thì tôi đến 20/04/2015 hay 20/04/2016 mới hết tuổi tham gia nvqs? Và nếu luật mới có hiệu lực từ 1/1/2016 thì tôi có nằm trong độ tuổi tham gia nvqs nữa hay k? Vì tôi mới tốt nghiệp đại học ra trường. Kính mong luật sư tư vấn cho tôi để tôi có thể hiểu rõ hơn nữa về luật mới này. Cám ơn luật sư!

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

– Như vậy năm sau bạn vẫn thuộc đối tượng trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Bạn có thể tham khảo những trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự tại Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP

Điều 5. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

4. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi hết tuổi gọi nhập ngũ ?

Chào luật sư. Hiện nay em 28 tuổi, đang làm tại một công ty cấp nước, em đã có bằng cao đẳng nhưng vừa qua em mới thi đỗ liên thông từ cao đẳng lên đại học. Khi em đi làm thủ tục nhập học thì trường yêu cầu phải có giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự. Cho em hỏi em có cần phải nộp giấy này không (vì em đã hết tuổi nghĩa vụ quân sự)? Em xin cảm ơn!

Trường hợp này theo quy định tại điều 30, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì “Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”. Như vậy, bạn 28 tuổi là đã hết tuổi gọi nhập ngũ rồi. Cho nên, bạn không cần phải xuất trình giấy chuyển NVQS nữa.

5. Công dân nam sinh năm1990 hết tuổi nhập ngũ theo luật mới ?

Thưa luật sư Minh Khuê cho tôi hỏi: Con tôi sinh ngày 14/5/1990 được tạm hoãn gọi nhập ngũ do học đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh. Theo luật nghĩa vụ hiện hành thì hiện nay con tôi đã hết tuổi gọi nhập ngũ chưa ? Nếu áp dụng luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 thì có áp dụng cho đối tượng như con tôi không?

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.