Luật Nghĩa Vụ Quân Sự Sửa Đổi Bổ Sung / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Sửa Đổi Và Bổ Sung Luật Nghĩa Vụ Quân Sự

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, luật này quy định những điều sửa đổi và bổ sung sau đây về luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960:

Nay sửa đổi những điều 7, 10, 28, 32 của luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960 và thay bằng những điều (mới) sau đây:

1. Điều 7 (mới): Lứa tuổi tuyển vào quân đội thường trực trong thời bình là từ mười tám đến hai mươi nhăm tuổi, trong thời chiến là từ mười tám đến bốn nhăm tuổi.

Việc lần lượt gọi các lứa tuổi ra phục vụ tại ngũ trong thời chiến do Hội đồng quốc phòng định.

2. Điều 10 (mới): Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội lục quân là ba năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội không quân là bốn năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan kỹ thuật và binh sĩ kỹ thuật trong bộ đội lục quân là bốn năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội hải quân là năm năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc các binh chủng kỹ thuật trong Công an nhân dân vũ trang theo như thời hạn phục vụ tại ngũ của các binh chủng, quân chủng trong Quân đội nhân dân.

Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ công an có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân thuộc quyền mình nhưng không được quá bốn tháng.

3. Điều 28 (mới): Sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hàng năm phải tham gia huấn luyện quân sự theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Sĩ quan dự bị, hạ sĩ quan kỹ thuật dự bị, binh sĩ kỹ thuật dự bị và những người được chọn để đào tạo thành sĩ quan dự bị mỗi năm phải tham gia huấn luyện quân sự hai mươi nhăm ngày.

Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị bộ binh mỗi năm phải tham gia huấn luyện quân sự mười lăm ngày.

Trong trường hợp thật cần thiết, Hội đồng Chính phủ quyết định việc tổ chức huấn luyện quân sự tập trung cho quân nhân dự bị trong một thời gian không quá tám tháng.

4. Điều 32 (mới): Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra các mệnh lệnh cần thiết để thực hiện.

Uỷ ban hành chính các cấp có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh động viên của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các tổ chức khác có nhiệm vụ bảo đảm cho quân nhân dự bị thuộc tổ chức của mình chấp hành lệnh động viên được nhanh chóng.

Nay bổ sung tiếp theo những điều 27, 32, 34 của luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960 những điều 27b, 32b, 34b sau đây:

1. Điều 27b: Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo công tác tuyển binh trong toàn quốc.

Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các tổ chức khác có nhiệm vụ bảo đảm cho công tác tuyển binh trong tổ chức của mình tiến hành được tốt.

2. Điều 32b: Việc gọi quân nhân dự bị ra phục vụ tại ngũ trong thời chiến quy định như sau:

Thủ tướng Chính phủ ra lệnh gọi sĩ quan dự bị cấp tướng;

Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra lệnh gọi quân nhân dự bị từ cấp tá trở xuống;

Theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh gọi quân nhân dự bị từ cấp uý trở xuống;

Theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố ra lệnh gọi hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị.

3. Điều 34b: Trong thời bình, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng tổ chức động viên thực tập cho các địa phương, cơ quan, đơn vị sản xuất và các tổ chức khác. Những người có nghĩa vụ quân sự có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh về động viên thực tập của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Chủ tịch Uỷ ban hành chính địa phương.

Luật này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ II, kỳ họp thứ 5, thông qua ngày 26 tháng 10 năm 1962.

Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Nghĩa Vụ Quân Sự

LUậT

SửA đổI, Bổ SUNG MộT Số đIềU

CủA LUậT NGHĩA Vụ QUâN Sự

Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sựđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng12 năm 1981.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự nhưsau:

1/ Điều 14 về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan vàbinh sĩ, được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14.

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan vàbinh sĩ là hai năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉhuy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quanvà binh sĩ trên tầu hải quân là ba năm.”

2/ Đoạn 4 Điều 21 về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấptrong việc gọi công dân nhập ngũ, được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổchức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình,bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêuchuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợpvới Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này”.

3/ Điều 29 về những người được hoãn gọi nhập ngũ, được sửađổi, bổ sung như sau:

“Điều 29.

Trong thời bình, những người đây sau được hoãn gọi nhập ngũ:

1- Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận củaHội đồng khám sức khoẻ;

2- Con của liệt sĩ;

3- Anh hoặc em trai còn lại duy nhất của liệt sĩ;

4- Một con trai của thương binh hạng một, hạng hai và bệnhbinh hàng một;

5- Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người kháctrong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

6- Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đìnhlà hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

7- Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làmviệc ở một số vùng cao xa xôi, hẻo lánh do Hội đồng bộ trưởng quy định;

8- Người đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nướcđược Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước hoặc người có chức tương đương chứngnhận;

9- Người đang học ở các trường phổ thông; đang học ở cáctrường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đạihọc thuộc hệ tập trung dài hạn do Nhà nước quản lý.

Hàng năm, những người nói ở các điểm 1, 5, 6, 7, 8 và 9 củaĐiều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do hoãn thì được gọi nhập ngũ;hết 27 tuổi mà vẫn không được gọi nhập ngũ thì chuyển sang ngạch dự bị”.

4/ Điều 32 về việc xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ, đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 32.

Hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn quyđịnh ở Điều 14 của Luật này thì được xuất ngũ. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ quốcphòng, người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có tráchnhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền.

Thời gian xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ phải được thôngbáo trước một tháng cho quân nhân, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh và đơn vị cơ sở, nơi quân nhân cư trú hoặc làm việc trước khinhập ngũ. Người chỉ huy của đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên có hạsĩ quan và binh sĩ xuất ngũ phải tổ chức tiễn và đưa họ về bàn giao cho Uỷ bannhân dân địa phương đã giao quân. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũvề địa phương mình.”

5/ Điều 38 về hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ởngạch dự bị, được sửa đổi như sau:

“Điều 38.

Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bịđược quy định như sau:

Nam giới, đến hết 45 tuổi;

Nữ giới, đến hết 40 tuổi;”

6/ Điều 39 về chia nhóm quân nhân dự bị nam giới, được sửađổi như sau:

“Điều 39.

Căn cứ vào lứa tuổi, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị nam giới ởmỗi hạng được chia thành 2 nhóm:

Nhóm A gồm những người đến hết 35 tuổi;

Nhóm B gồm những người từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi.”

7/ Bỏ khoản 3 Điều 40 về việc huấn luyện quân nhân dự bị ởnhóm C.

8/ Điều 53 về quyền lợi của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ,được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 53.

Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ:

1- Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chấtlượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, đượcbảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp vớitính chất nhiệm vụ của quân đội theo chế độ, tiêu chuẩn, định lượng do Hội đồngbộ trưởng quy định;

2- Từ năm thứ 2 trở đi, được nghỉ phép theo quy định của Hộiđồng bộ trưởng;

3- Từ tháng thứ 25 trở đi, được hưởng thêm 100% phụ cấp hàngtháng;

4- Được tính nhân khẩu ở gia đình khi gia đình được cấp hoặcđiều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

5- Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian côngtác;

6- Được ưu tiên mua vé khi đi lại bằng các phương tiện giaothông thuộc các thành phần kinh tế;

7- Được ưu đãi về bưu phí theo quy định của Hội đồng bộtrưởng.”

9/ Điều 54 về quyền lợi của gia đình quân nhân tại ngũ, đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54.

Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ đượcquy định như sau:

1- Bố hoặc vợ được tạm miễn tham gia lao động công ích trongnhững trường hợp gia đình thực sự có khó khăn và được Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn chứng nhận;

2- Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn độtxuất theo chính sách chung của Nhà nước; được miễn viện phí khi khám bệnh vàchữa bệnh tại các bệnh viện của Nhà nước;

3- Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trườngphổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựngtrường.”

10/ Điều 55 về chế độ đối với hạ sĩ quan và binh sĩ xuấtngũ, được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 55.

Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được cấp tiền tầu xe, phụcấp đi đường và trợ cấp xuất ngũ do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Hạ sĩ quan và binh sĩ kể từ ngày có quyết định xuất ngũ đượctạm miễn làm nghĩa vụ lao động công ích; cứ mỗi năm phục vụ tại ngũ thì đượcmiễn thời gian nghĩa vụ lao động công ích của một năm.

Thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung huấn luyện vàkiểm tra sẵn sàng chiến đấu được trừ vào thời gian nghĩa vụ lao động công íchhàng năm.”

Các Điều 69, 70, 71 về việc xử lý các vi phạm được thay bằngĐiều 69 mới như sau:

“Điều 69.

2- Quân nhân nào vi phạm các quy định về việc tuyển chọn vàgọi công dân nhập ngũ, về việc xuất ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ, về chế độ,quyền lợi của quân nhân hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳtheo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý theo Điều lệnh kỷ luật của quân đội hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam khoá VIII, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990.

Luật Nghĩa Vụ Quân Sự Sửa Đổi 1965

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, nay quy định những điều sửa đổi và bổ sung sau đây về Luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960 đã được sửa đổi và bổ sung lần thứ nhất bằng Luật ngày 26 tháng 10 năm 1962.

Điều 1: Nay sửa đổi những điều 8 và 10 của Luật nghĩa vụ quân sự và thay bằng những điều (mới) sau đây:

1. Điều 8 (mới) – Những quân nhân đang phục vụ theo chế độ tình nguyện sẽ dần dần được phục viên và chuyển sang dự bị, hoặc giải ngạch nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu đặc biệt về xây dựng quân đội và tác chiến, Bộ quốc phòng được phép thực hiện chế độ tình nguyện đối với một số hạ sĩ quan và binh sĩ.

2. Điều 10 (mới) – Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội lục quân là 4 năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội phòng không – không quân, của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội hải quân, của hạ sĩ quan kỹ thuật và binh sĩ kỹ thuật trong bộ đội lục quân là 5 năm.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc các binh chủng kỹ thuật trong Công an nhân dân vũ trang theo như thời hạn phục vụ tại ngũ của các binh chủng, quân chủng trong Quân đội nhân dân.

Điều 2: Nay bổ sung tiếp theo điều 34b của Luật nghĩa vụ quân sự, điều 34c như sau:

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ công an có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân thuộc quyền mình; mỗi lần kéo dài thời hạn phục vụ không được quá 1 năm.

Điều 34c – Trong thời bình, khi có tình hình khẩn trương nhưng chưa cần ra lệnh động viên, để kịp thời tăng cường các lực lượng vũ trang và bảo đảm cho các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền gọi một số quân nhân đã xuất ngũ, một số cán bộ và nam nữ công nhân, nhân viên kỹ thuật ra phục vụ tại ngũ.

Luật này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá III, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 10 tháng 4 năm 1965.

Thông Qua Luật Nghĩa Vụ Quân Sự (Sửa Đổi)

Thông qua Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) và Luật thú y

Với 87,65% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Như vậy, Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) gồm 9 chương, 62 Điều quy định rõ về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Ðại biểu Quốc hội ấn nút thông qua Luật. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) ban hành sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong đó, về nghĩa vụ quân sự, Luật nêu rõ: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ, Luật nêu rõ: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Đối với những công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) lần này đã quy định rõ là: Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

Ngoài ra có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; dang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Thông qua Luật thú y

Trong đó, nguyên tắc hoạt động, Luật thú y nêu rõ: Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động thú y từ trung ương đến địa phương nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Thực hiện việc phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch, nguồn lây dịch bệnh; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Phòng, chống dịch bệnh động vật trước hết là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Bảo đảm thuận lợi trong giao dịch thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật; hài hòa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật.

Luật thú y sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Đồng tình với việc ban hành Luật tạm giữ, tạm giam, đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) nhấn mạnh: Dự án Luật đã đưa ra nhiều quy định mới, tiến bộ, chặt chẽ và triển khai thực hiện quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự án Luật vừa phải đáp ứng quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân, mà người tạm giữ, tạm giam không bị hạn chế; nhưng đồng thời phải bảo đảo tính khả thi trong điều kiện thực tế của đất nước ta để Luật sau khi ban hành được thực hiện một cách thuận lợi, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật tạm giữ, tạm giam, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) cho rằng: Dự thảo Luật đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân; đồng thời khắc phục được những hạn chế phát sinh từ thực tiễn, nhất là khắc phục tình trạng bức cung, nhục hình ở các trại tạm giam, nhà tạm giữ. Nhưng sẽ văn minh, tiến bộ hơn nữa khi cho phép người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được khởi kiện nếu bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp.

Góp ý về chế độ của phụ nữ có thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Các đại biểu đề nghị dự án Luật cần quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

Theo đại biểu Lưu Thị Huyền (Ninh Bình): Đối tượng nữ bị tạm giam trong trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các cơ sở của Công an nhân dân rất nhiều. Để đảm bảo vấn đề bình đẳng giới, dự thảo Luật đã lồng ghép khá tốt vấn đề bình đẳng giới đảm bảo theo quy định của Luật bình đẳng giới.

Những quy định trong dự thảo Luật đã đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; không phân biệt giữa nam và nữ. Trong dự thảo Luật có nhiều điểm thể hiện tính nhân đạo phù hợp về độ tuổi, giới tính, đảm bảo quyền phụ nữ, trẻ em, người già, người bị bệnh. Tuy nhiên, do đặc thù giới tính, dự thảo Luật cần có những quy định đảm bảo bình đẳng giới cho phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Minh Phương (thành phố Cần Thơ) cho rằng: Dự thảo Luật quy định người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được chăm sóc y tế và đảm bảo tiêu chuẩn theo chỉ dẫn của y bác sĩ; được cấp thực phẩm, thuốc, đồ dùng thiết yếu trong thời gian nuôi cao; được bố trí chỗ nằm tối thiểu 3m2 đã thể hiện tính nhân đạo, sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền của bà mẹ và quyền của trẻ em.

Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Nguyễn Minh Phương phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn khi nào và ai xác định được chăm sóc y tế trong những trường hợp cần thiết, cơ sở giam giữ hay người tạm giam, tạm giữ đang mang thai. Theo đại biểu nên quy định như Bộ Y tế về chăm sóc y tế cho phụ nữ mang thai ở cơ sở tạm giữ, tạm giam và cần tổ chức khám thai ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai.

Cũng theo đại biểu, hiện nay, trên toàn quốc có 83 trại tạm giam, 734 nhà tạm giữ và 224 buồng tạm giữ ở các đồn biên phòng. Nếu tách khỏi cơ quan Công an các cấp sẽ phải đầu tư một khoản kinh phí khổng lồ để xây dựng trại tạm giam, nhà tạm giữ mới; đồng thời phải bổ sung một lượng biên chế cán bộ, chiến sĩ để thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam.

Do đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định tổ chức cơ quan quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ như hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, cần tăng cường công tác kiểm sát, thanh tra để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi tiêu cực trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng đã góp ý cụ thể vào các nội dung khác của Dự án Luật tạm giữ, tạm giam như: Tên gọi và phạm vi điều chỉnh; vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam…