Luật Thuê Nhà Ở Mới Nhất

Luật nhà ở được ra đời vào năm 2004 đã sửa đổi và bổ sung nhiều lần để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Về cơ bản hiện nay điều luật có 13 chương tương ứng là 183 điều.

Cụ thể luật cho thuê nhà ở nằm trong mục 3 chương 8 của bộ luật nhà ở; bao gồm các điều từ 129 đến 133 của luật nhà ở năm 2004. Trong các điều luật quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người cho thuê nhà và người thuê nhà.

Các điều luật cụ thể trong luật cho thuê nhà ở

Nội dung cơ bản của các điều luật thuê nhà ở trong chương 8 mục 3 như sau:

Về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở được quy định tại điều 129

Trong điều luật này sẽ quy định giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà có thể được thỏa thuận giữa 2 bên. Bên thuê nhà trong thời gian sử dụng có thể cải tạo nhà ở để phù hợp với sinh hoạt nếu bên cho thuê đồng ý.

Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cả 2 bên đều được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê.

Quy định cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung tại điều 130

Điều luật quy định việc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu nhà ở đó đồng ý. Chủ sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho thuê nhà ở. Do vậy khi đi thuê nhà ở hay thuê chung cư khu vực thanh xuân hay bất kỳ khu vực nào bạn cần lưu ý đến những quy định cho thuê trong bài này.

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại điều 131

Theo luật thuê nhà ở Việt Nam những trường hợp thuê nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước sẽ thực hiện tại khoản 1 điều 84 của luật nhà ở. Nếu thuê nhà ở không phải nhà nước sở hữu thì sẽ được thực hiện cụ thể trong từng trường hợp.

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà tại điều 132

Luật Nhà Ở Xã Hội Mới Nhất

Tại điều 51 của Luật nhà ở năm 2014 quy định rõ về 3 điều kiện để mua nhà ở xã hội:

Các đối tượng mua nhà cần phải thuộc một trong những diện sau:

Đối tượng chưa có nhà ở, đang phỉa đi thuê nhà, mượn nhà hay ở nhờ nhà người khác hoặc có nhà ở nhưng bị nhà nước thu hồi phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo quyết định của các cư quan có thẩm quyền hoặc trường hợp giải tỏa để cải tạo chung cư bị hư hỏng, xuống cấp hoặc không được bồi thường bằng nhà ở, đất ở khác.

Đối tượng chưa được nhà nước giao đất ở theo quy định pháp luật về đất đai.

Đối tượng chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, hoặc chưa mua, thuê, thua mua nhà ở xã hội tại các dự án khác.

Đối tượng chưa được tặng nhà tình thương, tình nghĩa

Đối tượng có nhà thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, diện tích bình qân của hộ gia đình dưới 10,2/ sàn/ người. Hay nhà ở riêng lẻ diện tích bình quân dưới 10m2/sàn/người và diện tích khuôn viên đất thấp hơn tiêu chuẩn diện tích tói thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở.

Một số câu hỏi:

Câu hỏi 1: Nhà ở xã hội có được bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng không?

Trả lời: Quy định về nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội tại điều 62 Luật nhà ở có ghi rõ:

Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, nhà ở xã hội được bán, cho thuê và chuyển nhượng sau 5 năm và phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà.

Câu hỏi 2: Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Trả lời: Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2023/NĐ-CP:

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong trường hợp mua và sử dụng chưa đến 5 năm và chỉ được phép thế chấp và bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu hỏi 3: Nhà ở xã hội có sổ đỏ (sổ hồng) không?

Trả lời:

Theo quy định của nhà nước thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2023. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhận được “sổ đỏ” nhà ở xã hội sau khi thanh toán 100% tiền giá trị nhà.

Câu hỏi 4: Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?

Trả lời:

Nhà ở xã hội cũng có nhưng quy đinh theo tiêu chuẩn như nhà ở thương mại, cụ thể theo Điều 55 Luật nhà ở 2014 quy định. Thời hạn sử dụng nhà ở dựa theo hai yếu tố:

Cấp độ của công trình xây dựng.

Kết quả kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở.

Cách tính thời hạn theo cấp độ công trình xây dựng theo đơn vị quản lý chất lượng được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD như sau:

Công trình cấp 4 có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Công trình cấp 3 có niên hạn sử dụng từ 20 đến dưới 50 năm.

Công trình cấp 2 có niên hạn sử dụng từ 50 đến 100 năm.

Công trình cấp 1 có niên hạn sử dụng trên 100 năm.

Cụ thể, các cấp công trình được phân cấp như sau:

Tham khảo them: Cách xem hướng nhà

Luật Nhà Ở Mới Nhất Năm 2023

Luật Nhà ở mới nhất năm 2023 – Công ty Luật Toàn Quốc, Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước

Hiện nay Luật Nhà ở 2014 đang là văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành và chưa có văn bản sửa đổi bổ sung hay thay thế văn bản này.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

9. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.

10. Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có.

11. Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.

13. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.

14. Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).

15. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.

16. Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật này.

17. Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

18. Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

19. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Để được tư vấn chi tiết về Luật Nhà ở năm 2014, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./

Luật Nhà Ở Chung Cư Mới Nhất 2023

Luật nhà ở chung cư mới nhất 2023 của nhà nước vừa ban hành đã khắc phục một số thiếu xót trong tình hình BĐS tại Việt Nam ngày càng phát triển và chuyển biến mạnh mẽ.

Cập nhật những thay đổi trong luật nhà ở chung cư mới nhất này sẽ giúp bạn đọc nắm rõ tình hình luật cũng như bất động sản (BĐS) hiện nay như thế nào để có hướng giải quyết tốt như khi nói đến pháp luật. Năm 2023, thị trường BĐS được xem là có những bước phát triển ổn định. Năm 2023 này, kinh doanh BĐS sẽ tiếp tục chuyển hướng tích cực. Luật nhà ở mới nhất đưa ra nhằm góp phần giúp thị trường BĐS ổn định và bền vững hơn.

Luật nhà ở, chung cư mới nhất năm 2023

Lãi suất cho vay nhà ở xã hội 5%

Thông tin mà Địa ốc Bình Định cập nhật được mới nhất về luật xây dựng nhà ở hiện nay: Quy định từ luật nhà ở mới nhất này sẽ là tin mừng cho những ai đang có ý định mua nhà ở xã hội. Theo Quyết định 117/QĐ-TTg quyết định mức lãi suất cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tại Nghị định số 100/2023/NĐ-CP ngày 20/10/2023 nhằm phát triển và ổn định, tạo điều kiện cho các đối tượng được quy định tai nghị định này.

Theo đó, mức lãi suất cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định áp dụng luật nhà ở chung cư mới nhất trong năm 2023 này đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo lại, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2023/NĐ-CP ngày 20/10/2023 nhằm hỗ trợ các đối tượng đặc biết với mức phí là 5%.

Quyết định này sẽ thay thế Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 13/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định số 100/2023/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để sửa chữa nhà để ở, xây dựng mới, mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cải tạo là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của luật nhà ở.

Luật nhà ở mới có nhiều điều khoản tạo điều kiện dân vay tiền mua nhà dễ hơn

Theo luật nhà ở chung cư mới nhất thì: Các đối tượng trên sẽ được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

Như vậy, thông tin luật nhà ở chung cư mới nhất sẽ phần nào giúp người dân vay tiền để sở hữu không gian sống tốt hơn.

Người dân đỡ lo lắng khi vay tiền mua nhà an cư lạc nghiệp

Phạt tiền đối với chủ đầu tư thi công chậm tiến độ

Đây là bước chuyển mình của luật nhà ở chung cư mới nhất năm 2023, là niềm vui của người mua nhà hiện nay. Bởi vì, từ nay, những người có ý định mua căn hộ trong các dự án chung cư sẽ yên tâm hơn, không lo lắng nhiều vì luật nhà ở mới nhất có quy định phạt tiền đối với chủ đầu tư chậm tiến độ. Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 139/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS,… có hiệu lực từ 15/1/2023.

Cụ thể, theo đó, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị và  phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng từ 20 – 30 triệu đồng.

Đối với vi phạm quy định về kinh doanh BĐS phạt tiền từ 250 – 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

– Triển khai dự án chậm tiến độ đã được phê duyệt.

– Bán hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Phạt tiền với các đối tượng vi phạm luật BĐS

– Ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê mua BĐS.

Đối với vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thì phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.

Đồng thời sẽ phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng đối với hành vi bàn giao, đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Kết luận

Đó là những thay đổi về luật nhà ở chung cư mới nhất 2023 được quy định rõ ràng trong pháp luật.  Địa ốc Bình Định hy vọng rằng mọi người hãy cập nhật sớm để đảm bảo quyền lợi nhất định của mình khi mua nhà ở cũng như đầu tư vào BĐS trong năm 2023 này.

Luật Nhà Ở 2005 Còn Hiệu Lực Không? Cập Nhật Mới Nhất Về Luật Nhà Ở

1. Nguyên nhân vì sao Luật Nhà Ở 2014 ra đời thay thế cho Luật Nhà Ở 2005.

Luật Nhà Ở ngày 29 tháng 11 năm 2005 ra đời và được sử dụng chỉ trong 8 năm nhưng đã để lại nhiều thành tựu quan trọng cho sự phát triển của bộ Luật Nhà Ở sau này. Tuy vậy, văn bản luật này đã nhanh chóng bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự thiếu nhất quán, không đồng bộ với những quy định khác trong các bộ Luật Kinh Doanh BĐS, Luật Đầu Tư, Luận Dân Sự,….

Trong đó, một số quy định của Luật Nhà Ở 2005 không đảm bảo hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời kỳ mới cũng như chưa hoàn thành sứ mệnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nhà ở cho người dân.

Vì vậy, Luật Nhà Ở 2014 được ra đời để khắc phục những thiếu sót trên của Luật Nhà Ở 2005. Đồng thời tạo nên những bước tiến quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở thời kỳ mới.

2. Lịch sử hiệu lực của Luật Nhà Ở 2005

Trong 8 năm tồn tại. Bộ luật này đã có một số điều chỉnh cũng như ban hành những nghị định hướng dẫn Luật Nhà Ở 2005. Cụ thể các mốc thời gian và văn bản luật bổ sung đã được ban hành:

Văn bản 56/2005/QH11 (Luật Nhà Ở 2005) được ban hành ngày 29/11/2005.

Văn bản 56/2005/QH11 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

Văn bản 38/2009/QH12 được ban hành ngày 01/08/2009 để thay thế, bãi bỏ và bổ sung một phần văn bản 56/2005/QH11 (Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 132). Hiện tại văn bản này đã hết hiệu lực một phần.

Sau đó, Luật Nhà Ở 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thông qua văn bản số 34/2009/QH12 (ban hành ngày 01/09/2009). Cụ thể: bổ sung và sửa đổi tại Điều 126 của bộ luật này.

Từ ngày 01/07/2023, Văn bản 56/2005/QH11 chính thức hết hiệu lực toàn bộ.

Ngày 01/07/2023, bộ Luật Nhà Ở 65/2014/QH13 được ban hành và thay thế Luật Nhà Ở 2005.

Luật Nhà Ở 2014 đánh dấu thời kỳ thị trường nhà đất của TPHCM và Hà Nội phục hồi và phát triển bùng nổ trong giai đoạn 2014 – 2023.

Như đã đề cập, bộ luật này còn nhiều hạn chế. Các nhà hoạch định chính sách và làm luật đã chỉ ra 7 điểm hạn chế của văn bản luật số 56/2005/QH11. Cụ thể:

Không có những quy định để lập kế hoạch, mục tiêu dài hạn cho sự phát triển nhà ở bền vững tại địa phương.

Sự thiếu sót này đã gây nên hiện trạng nhà ở phát triển không thể kiểm soát, không đồng bộ. Làm thị trường rối loạn cũng như gặp rất nhiều khó khăn khi phát triển hạ tầng giao thông, tiện ích xã hội về sau này.

Có những thời điểm, nguồn cung thừa nhưng người dân không thể tiếp cận được nhà ở. Nguyên nhân là do giá quá cao so với thu nhập lúc bấy giờ. Ngược lại, chủ đầu tư thì phải giảm giá, bán tháo bất động sản hoặc tệ hơn là phá sản.

Chưa cụ thể hóa những chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà Nước.

Mặc dù bộ luật này được nghiên cứu ra đời dựa trên sự phá triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhưng cả hai mục tiêu quan trọng này đều rất mờ nhạt. Nên dẫn đến những hệ quả không tốt cho kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.

Không có những điều luật khuyến khích phát triển dự án nhà ở xã hội.

Như đã đề cập. Trong giai đoạn này các chủ đầu tư chỉ chăm chăm vào phát triển những dự án cao cấp. Nguyên nhân là do bộ luật nhà ở 2005 không có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển những căn hộ, dự án nhà ở xã hội. Điều này làm cho người thu nhập thấp không thể tiếp cận được quyền sở hữu nhà ở.

Hiện nay đã có những chuyển biến tích cực trong vấn đề nhà ở xã hội. Nhưng nhìn chung niềm hy vọng có nhà của người thu nhập thấp tại Sài Gòn hay Hà Nội vẫn còn rất xa vời.

Chưa có những quy định chi tiết trong việc hỗ trợ doanh nghiệp huy động nguồn vốn.

Đây là khó khăn chung của doanh nghiệp và người dân. Trong giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư không đa dạng, chủ yếu tập trung ở khối tín dụng tư nhân. Một khi những tổ chức này thực hiện việc thắt chặt tín dụng thì chủ đầu tư gần như sẽ rơi vào trạng thái “bất động”.

Ngoài ra, Văn bản 56/2005/QH11 còn có một số điểm hạn chế như sau:

Quyền sở hữu nhà ở có những thiếu sót và không chặt chẽ

Không có định hướng phát triển hệ thống CSDL nhà ở.

Chưa quy định hết những đối tượng được phép sở hữu nhà ở.

4. Những điểm nổi bật của Luật Nhà Ở 2014 so với Luật Nhà Ở 2005.

Với những bất cập trong bộ luật cũ, bộ luật Nhà Ở mới ra đề để giải quyết những thiếu sót còn tồn tại. Cải thiện tình hình thị trường bất động sản và nhu cầu nhà ở tại Việt Nam.

Thứ nhất: Luật Nhà 2014 đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh rất nhiều.

Luật Nhà ở 2014 chỉ phải thực hiện điều chỉnh việc phát triển, sở hữu, sử dụng và quản lý. Phần nào đó là sự giao dịch và quản lý của Nhà Nước về nhà ở tại Việt Nam.

Đối với những giao dịch mua bán, cho thuê và cho thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh BĐS thì thực hiện theo bộ Luật Kinh doanh BĐS năm 2014.

Thứ hai: Bộ luật mới đã quy định chi tiết hơn về thời điểm chuyển quyền sở hữu phù hợp với từng nhóm giao dịch BĐS.

Đây là một trong những quy định rất quan trọng và phù hợp với tình hình hiện nay. Đảm bảo quyền sở hữu nhà ở và hạn chế rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai. Giảm thiểu những tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở giữa các bên.

Tuy vậy, đối với những dự án còn tồn đọng từ trước đây. Bộ luật này vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Dẫn đến rất nhiều dự án đã hàng chục năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng, sổ đỏ.

Thứ ba: Một trong những điểm quan trọng nhất trong Luật Nhà ở năm 2014 là việc mở rộng đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam so với Luật Nhà Ở 2005. Cụ thể:

Luật Nhà Ở 2014 bổ sung nhiều nhóm đối tượng được sở hữu nhà ở khác như:. hộ gia đình. Bởi vì, hộ gia đình là một chủ thể quan trọng trong nhiều giao dịch dân sự. Phù hợp với bộ Luật Dân Sự và Luật Kinh Doanh BĐS.

Đồng thời bộ luật này cũng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như tổ chức, người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở. Theo đó, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu.

Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Luật Nhà Ở 2014 cũng đã đưa ra các quy định chặt chẽ như: chỉ cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cho phép sở hữu có thời hạn 50 năm (có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu). Hạn chế về tỷ lệ và số lượng nhà ở được phép mua và sở hữu.

Thứ tư: khai thông nguồn vốn cho doanh nghiệp và người thu nhập thấp

Để đảm bảo mọi người dân đều có thể sở hữu nhà ở. Luật Nhà Ở năm 2014 cũng mở rộng chính sách & đối tượng được sở hữu nhà ở xã hội. Cụ thể, những đối tượng phù hợp với quy định sẽ có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho họ được sở hữu nhà ở dưới dạng hỗ trợ việc cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, hỗ trợ vay vốn ưu đãi nhà nước,….

Mặc khác. Để tránh phát sinh tranh chấp và bảo vệ quyền, lợi ích của người mua. Nhà Nước cũng quy định số tiền tối đa được huy động không được vượt quá 70% giá trị bất động sản. Và không được vượt quá 95% cho đến khi làm thủ tục cấp quyền sở hữu.

Tóm lại, Luật Nhà ở 2014 đã sửa sai rất nhiều thiếu sót tồn tại trong Luật Nhà ở 2005. Góp phần quan trọng trong cải thiện tình hình thị trường BĐS lúc bấy giờ. Quan trọng nhất là tận dụng nguồn vốn từ xã hội. Và đảm bảo quyền được sở hữu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp.

Sự ra đời của Luật nhà ở năm 2014 đã nâng cao sự đồng bộ với những bộ luật khác như:. Luật Kinh Doanh BĐS, Luật Đất đai 2013, Bộ Luật Xây dựng. Tăng tính thống nhất của hệ thống văn bản luật tại Việt Nam, phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước.

Để có thêm thông tin về pháp luật Bất Động Sản. Các bạn có thể theo dõi thêm tại chuyên mục: Luật Nhà Đất của website Mogi.vn.