Luật Nhân Quả Không Trừ Một Ai / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Phật Dạy : Luật Nhân Quả Không Trừ Một Ai

1. Những việc con người làm, trời xanh đều thấu tỏ

2. Cách đối xử với thế giới này quyết định nhân – quả nhận được

Cách bạn đối xử với thế giới này ra sao, thế giới cũng sẽ hồi đáp lại bạn tương tự. Trong kinh Niết-bàn cũng có dạy: “Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình; tam thế nhân quả tuần hoàn bất thất”, nghĩa là: quả báo lành – dữ như bóng theo hình, nhân quả trong ba đời xoay vần không mất.

Một câu chuyện thời kỳ chiến quốc kể lại như sau:

Phùng Hoan đến nơi, thấy rằng những người mắc nợ đều là dân nghèo bèn ra lệnh đốt sạch sổ sách ghi nợ. Ông cho gọi dân ấp Tiết đến và bố cáo rằng: “Mạnh Thường Quân cho vay nợ không phải vì lợi lộc mà muốn để mọi người mưu sinh, lập nghiệp.

Còn nếu bạn vì lợi ích cá nhân, sống giả dối hai mặt, chẳng ai muốn đến gần một người gian xảo như vậy cả.

3. Bồ Tát sợ “nhân”, chúng sanh sợ “quả”

Bởi một khi đã nhận hiểu được mối quan hệ đó, thì dù chúng ta làm việc gì, nói lời gì, cũng đều sẽ phải nghĩ đến kết quả tốt hay xấu mà nó mang lại. Như vậy sẽ tuyệt đối không có sự làm liều, nói ẩu, để rồi phải chịu hậu quả đau khổ trong hiện tại và tương lai.

daibotat.com.vn tổng hợp

1. Những việc con người làm, trời xanh đều thấu tỏ

2. Cách đối xử với thế giới này quyết định nhân – quả nhận được

Cách bạn đối xử với thế giới này ra sao, thế giới cũng sẽ hồi đáp lại bạn tương tự. Trong kinh Niết-bàn cũng có dạy: “Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình; tam thế nhân quả tuần hoàn bất thất”, nghĩa là: quả báo lành – dữ như bóng theo hình, nhân quả trong ba đời xoay vần không mất.

Một câu chuyện thời kỳ chiến quốc kể lại như sau:

Phùng Hoan đến nơi, thấy rằng những người mắc nợ đều là dân nghèo bèn ra lệnh đốt sạch sổ sách ghi nợ. Ông cho gọi dân ấp Tiết đến và bố cáo rằng: “Mạnh Thường Quân cho vay nợ không phải vì lợi lộc mà muốn để mọi người mưu sinh, lập nghiệp.

Còn nếu bạn vì lợi ích cá nhân, sống giả dối hai mặt, chẳng ai muốn đến gần một người gian xảo như vậy cả.

3. Bồ Tát sợ “nhân”, chúng sanh sợ “quả”

Bởi một khi đã nhận hiểu được mối quan hệ đó, thì dù chúng ta làm việc gì, nói lời gì, cũng đều sẽ phải nghĩ đến kết quả tốt hay xấu mà nó mang lại. Như vậy sẽ tuyệt đối không có sự làm liều, nói ẩu, để rồi phải chịu hậu quả đau khổ trong hiện tại và tương lai.

daibotat.com.vn tổng hợp

Luật Nhân Quả Chẳng Trừ Một Ai, Hoạ Hay Phúc Đều Ở Mình Lựa Chọn Mà Thôi

Hai vợ chồng George sống tại một vùng núi cách một thị trấn nhỏ khá xa, sáng sớm mỗi ngày George phải đi làm việc ở một nông trường cách nhà 50km về phía Bắc của thị trấn. Còn vợ anh do đang mang bầu sắp tới ngày sinh nên ở nhà dưỡng thai.

Hôm đó cũng bao như ngày khác, George rời khỏi nhà từ sáng sớm để đến nông trường làm việc. Con đường mà mỗi ngày George đi làm là một con đường núi, một bên là vực sâu với những mỏm đá nhấp nhô sắc nhọn nguy hiểm. Khi vừa đến đoạn đường quanh co khó đi cách nhà mấy km, xung quanh đây vắng người chẳng có ai sinh sống. Đang tập trung lái xe thì đột nhiên điện thoại reo lên, đó là điện thoại của Helen gọi, khi vừa bắt máy George đã nghe thấy tiếng vợ đang lo lắng nói: “Anh về nhà gấp, bụng em đang đau dữ dội, có khả năng em sinh con sớm rồi…”

George vội vàng nói với vợ: “Em yêu, em đừng lo lắng, anh sẽ về nhà ngay”, nói xong George bỏ điện thoại xuống rồi quay xe trở về. Khi xe đang chuẩn bị quay đầu thì đột nhiên nghe tiếng gọi hốt hoảng của một ai đó, tiếp đó thì một người đàn ông da đen xuất hiện chặn đầu xe anh lại.

Người đàn ông vừa khóc vừa nói: “Cầu xin anh hãy cứu lấy con trai tôi, xin anh hãy cứu lấy con trai tôi”. George dừng xe lại tìm hiểu tình hình, hoá ra anh ta tên là Anthony, nhân tiện hôm nay thời tiết trong lành, lại được rảnh rỗi nên anh đưa vợ con ra ngoài đi dạo. Ngờ đâu đang đi giữa đường thì chiếc xe off-road của anh ta bị mất phanh, vì không thể kiểm soát được tình hình nên xe đã lao xuống vực.

Trên xe có vợ và đứa con trai 9 tuổi, vợ anh thì chỉ bị thương chút ít ngoài da, chỉ riêng đứa con trai của Anthony vì nghịch ngợm không thắt dây oan toàn, hiện nay đang trong cơn nguy kịch chẳng biết sống chết ra sao?

George không biết phải làm sao khi phải đối diện với lựa chọn là cứu người trước hay về nhà đưa vợ đi sinh trước? Từ đây đến thị trấn cũng phải 20km, nhưng nếu về nhà đón vợ rồi quay lại thì lại thành rất xa, hơn nữa thời gian để lâu đứa bé sẽ mất máu nhiều, rất nguy hiểm. Nhưng nếu không về nhà mà lại cứu con trai của Anthony trước thì vợ con ở nhà sẽ gặp nguy hiểm đến tình mạng.

Đang lúc phân vân chưa biết làm thế nào thì thấy Anthony quỳ xuống trước mặt cầu xin, George rất muốn nói cho anh ta biết rằng vợ con của mình cũng đang gặp nguy hiểm ở nhà, cần phải về nhà gấp đứa vợ con đi bệnh viên, nhưng sau cùng vì lương tâm không cho phép, George vẫn bước xuống xe hỏi: “Con anh đang ở đâu”?

Anthony lập tức dẫn George đến hiện trường cách đó không xa xem. Từ trên đường nhìn xuống, quả nhiên ở đó có một chiếc xe bị lật, còn đứa trẻ thì đang nằm trên mặt đất. Hai người cùng nhau xuống dưới, tới nơi George nhìn thấy đứa bé toàn thân dính máu, mặt mày trắng bệch vì đau và mất máu quá nhiều, tình cảnh này thật khiến cho George không muốn nhìn thêm nữa.

Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, George cũng đưa ra một sự lựa chọn khó khăn: “Mau bế đứa bé lên xe”. George lớn tiếng kêu. Anthony nghe vậy vui mừng vội vàng bế con lên xe rồi tất cả mau chóng đến bệnh viện thị trấn gần nhất.

George vừa lái xe tay vừa cầm điện thoại không ngừng gọi điện về nhà, mong rằng có thể động viên vợ kiên cường thêm. Khi đầu dây bên kia vừa bắt máy, George nghe tiếng vợ yếu ớt: “Anh đang ở đâu?”, George cố giữ bình tình nói: “Em yêu, em gắng chịu thêm chút nữa”.

Sau 10 phút qua đi, George lại gọi điện thoại về nhà, nhưng lần này giọng của vợ anh đã yếu ớt lắm rồi, anh chỉ đành nói thật: “Em yêu, hãy tha thứ cho anh, anh không thể thấy chết mà không cứu, em hãy kiên cường lên, xin thượng đế bảo hộ mẹ con em!”.

Vì đến bệnh viện kịp thời, nên con của Anthony đã mau chóng được bác sỹ sơ cứu, qua được cơn nguy kịch, nhưng ngược lại lúc này George như người ngồi trên đống lửa. Anh lại gọi điện về nhà thêm lần nữa nhưng lần này thì không có người nhấc máy, nước mắt tuôn rơi, anh nghĩ không có người nhấc máy thì rất có khả năng vợ con anh đã gặp nguy hiểm…

George phóng như bay về nhà, Anthony thấy vậy cũng lên xe về theo, khi vừa về đến cửa nhà, hai người đã nghe thấy tiếng khóc oa oa của trẻ nhỏ. Cảnh tượng đầu tiên khi anh bước vào nhà như là một bức tranh tuyệt đẹp khiến anh không thể ngờ tới. Vợ anh đang bình yên đắp chăn nằm ngủ trên giường, bên cạnh là một người phụ nữ với dáng vẻ đầy mệt mỏi nhưng vẫn toát lên vẻ hiền lành phúc hậu đang bế đứa con xinh xắn mới trào đời của mình mà vỗ về chăm sóc.

George vừa kinh ngạc vừa vui mừng không thể nói thành lời, lúc này Anthony cũng bước vào trong và tiến lại gần ôm người phụ nữ đó và nói: “Em yêu, chúng ta phải cám ơn George, con trai của chúng ta không sao rồi”. Sau đó Anthony kể lại sơ qua mọi chuyện cho vợ mình nghe. Hoá ra, người phụ nữ đó tên là Marie, chính là vợ của Anthony.

Marie là bác sỹ khoa sản của bệnh viện. Sau khi tai nạn xảy ra, cô men theo đường mòn đi tìm nhà dân, vốn dĩ muốn kiếm một chiếc xe để cứu con mình, nhưng khi đến đây, nghe thấy tiếng kêu đau đớn của Helen nên đẩy cửa bước vào xem. Thấy Helen có triệu chứng sinh non, tình hình lại nguy cấp, nếu không xử lý ngay e rằng sẽ không kịp. Marie nói tiếp: “George, thành thật xin lỗi anh, lúc đầu tôi rất khó khăn để lựa chọn, không biết nên giúp vợ anh trước hay là đi tìm xe cứu con mình trước, nhưng thật may mắn, vào thời khắc quan trọng ấy tôi đã không chọn sai”.

Nghiệp lực của con người là điều không thể nghĩ bàn, luật nhân quả báo ứng xưa nay không hề bỏ sót một ai. Hãy gieo thiện căn ngay từ hôm nay!

Tội Bất Hiếu Trời Đất Không Dung, Luật Nhân Quả Chẳng Bỏ Sót Một Ai

Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong tất cả các đức hạnh của con người thì đạo Hiếu là hàng đầu. Bởi vậy, phận làm con phải biết kính trên nhường dưới báo đáp công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ.

Câu chuyện về người mẹ đầu thai để đòi nợ

Tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có đôi vợ chồng nuôi một chú chó nhỏ đặt tên là Lu Lu. Lu Lu lớn lên vô cùng đáng yêu với bộ lông trắng mượt kiêu hãnh nên được chủ nhân hết mực cưng chiều. Mỗi ngày họ đều cho nó uống sữa bò, ăn thịt chân giò hun khói, tắm rửa, chỗ ngủ thì vô cùng êm ái thơm tho. Khách đến chơi nhìn thấy Lu Lu như vậy đều bảo nó thật là có phúc.

Nhưng một ngày kia chú chó nhỏ đột nhiên lăn ra chết bất ngờ. Cả nhà nọ đều khóc thương, mãi cho đến vài tháng sau đôi vợ chồng trẻ vẫn không hết buồn rầu. Hàng xóm thấy thế đều không hiểu được phải thốt lên rằng : “Chẳng phải nó chỉ là một con chó thôi sao, có cần phải khổ sở đến như thế? Lúc mẹ họ chết tôi cũng không thấy họ rơi nhiều nước mắt đến như vậy!”.

Một trưa nọ, khi người chồng buồn bã vì nhớ Lu Lu mà thiếp đi thì thấy mẹ anh hiện về nói với anh rằng: “Lúc mẹ sắp qua đời, hai con quá bận rộn làm ăn mà không chăm sóc mẹ. Kết quả là đã để mẹ phải lẻ loi trơ trọi một mình trong góc nhà. Thậm chí lúc mẹ qua đời hai con cũng không về bên cạnh mẹ lần cuối. Sau khi mẹ ra đi, các con cũng không hề thương xót mà rơi nhiều nước mắt. Là con nhưng các con đã không làm tròn bổn phận của mình. Lu Lu chính là mẹ chuyển sinh đến để đòi món nợ này. Các con nghĩ lại sẽ thấy thời gian các con chăm sóc Lu Lu chính bằng với thời gian các con bỏ mặc mẹ bị bệnh đấy. Duyên hết rồi, nợ cũng đã trả xong, mẹ phải đi đây!”. Sau khi nói xong, mẹ anh liền rời đi.

Giật mình tỉnh lại, người chồng ướt đẫm mồ hôi pha lẫn bần thần. Anh ngẫm lại thời gian đem Lu Lu về nuôi đúng hai năm, cũng chính là hai năm vợ chồng anh lao vào làm ăn mà quên mất bổn phận làm con, bỏ mặc mẹ lẻ loi ốm đau bệnh tật ở góc phòng. Khi về nhà cũng vì quá mệt mỏi nên hiếm lời hỏi thăm. Lúc bà mất hai vợ chồng vì bận bịu cũng không túc trực bên cạnh. Sau khi bà ra đi, bản thân anh cũng không quá buồn rầu mà nhanh chóng quên đi rồi tiếp tục lao vào kiếm tiền.

Khi được nghe chồng kể lại, người vợ rơi nước mắt nhìn lên bàn thờ mẹ chồng mà rằng: “Hóa ra thiếu nợ người khác cái gì đều phải hoàn trả. Người xưa nói ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ quả là không sai, chúng ta đã quá có lỗi với mẹ rồi”.

“Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. Mẹ là người mang nặng đẻ đau mới nên hình hài chúng ta hôm nay. Vì con mà mẹ chịu biết bao vất vả cực nhọc, thức đêm hôm chăm sóc cho ta từng miếng ăn giấc ngủ hay đau ốm lúc trái gió trở trời, vì con mà mẹ đã hy sinh cả cuộc đời. Phận làm con chúng ta đã nợ công đức ấy biết bao nhiêu. Người chồng trên chỉ vì quá lo làm ăn mà quên mất rằng, dù anh có kiếm ra nhiều tiền để phụng dưỡng bà đi nữa thì sự thật anh vẫn nợ mẹ sự quan tâm, tình cảm mà cả đời bà đã dành cho anh.

Nhắc đến đây, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện của gia đình người hàng xóm bên cạnh nhà, có lẽ cũng vì tội bất hiếu nên cả dòng họ về sau không ai có được cuộc sống đàng hoàng, bình yên.

Mẹ là người tần tảo nuôi chúng ta nên người, nhưng thành người rồi chúng ta lại quên mất rằng không có Mẹ thì không có tất cả. (Ảnh: Dương Tuấn Minh )

Câu chuyện về người mẹ chết trong đói lạnh

Hàng xóm cạnh nhà tôi có một cụ bà sinh được ba người con gồm một gái, hai trai. Chồng bà mất sớm vì chiến tranh nên chỉ mình bà còm cõi sớm hôm nuôi ba con khôn lớn.

Khi cả ba người con đã yên bề gia thất thì lúc đó bà cũng gần kề 80 tuổi. Tuy nhiên cuộc sống lúc ấy của bà cũng chẳng mấy êm đềm. Người chị cả có gia đình rất hiếm khi về thăm bà cụ. Người con trai thứ hai cũng không có việc làm gì ổn định, nay đây mai đó, lại có đến ba đời vợ và hai người con.

Tuy nhiên câu chuyện không chỉ dừng ở đó. Một ngày nọ, bà cụ lâm bệnh nặng lại thêm phần già yếu nên chỉ có thể nằm một chỗ không đi lại được. Lúc ấy bà đang sống cùng với hai người con trai và vợ con của người con trai thứ hai.

Khi biết bà già yếu, người con dâu sợ trách nhiệm nên bảo chồng dọn về nhà mình ở cách đó 20 cây số, vì thế người con trai thứ lâu lâu mới ghé đến chăm bà cụ. Người chị cả bình thường không về, thì đến lúc bà cụ già yếu cũng hiếm khi lui tới. Phần trách nhiệm lo bà cụ dồn hết cho người con trai út vốn thần kinh không bình thường.

Vào một ngày sau hai năm ròng bệnh tật, hàng xóm đi ngang qua nhiều ngày nhưng thấy cửa phòng bà cụ đóng im ỉm chứ không mở ra như mọi hôm. Họ gọi cũng không ai trả lời nên bèn đẩy cửa đi vào. Cảnh tưởng trước mắt khiến ai chứng kiến cũng không khỏi xót xa. Bà cụ nằm đó không mặc áo, bộ xương già nua co quắp ốm yếu vì lâu ngày bị đói, một mùi hôi thối ẩm ướt bốc lên.

Mọi người xì xầm với nhau rằng, có lẽ cụ chết vì đói, áo quần dính phân và nước tiểu hôi thối không mặc được nên cụ phải cởi ra trần truồng như vậy, thêm phần trời về đêm trở lạnh không có gì đắp đã khiến cụ qua đời. Tuy nhiên, điều tôi ấn tượng sâu sắc hơn cả là, dù ba người con của cụ đối xử tệ bạc như thế nhưng chưa một lần nào cụ than vãn với hàng xóm về con mình cả.

Sau khi chôn cất cụ không lâu thì giống như báo ứng nhãn tiền đến với gia đình đó. Chồng người chị cả bỗng dưng bị tai biến phải nằm liệt giường, con trai người chị cả thì sa vào nghiện ngập nên phải đi tù. Người vợ của con trai thứ thì khinh rẻ chồng, bắt ông giặt đồ nấu cơm hầu hạ như người ở, còn bà thì lo ăn diện đi theo người khác trước mặt ông. Người con trai út của bà cụ thì thêm phần điên loạn, suốt ngày đi ngoài đường lẩm bẩm một mình, thấy ở ngã ba hay ngoài đường có bát hương vất vưởng, ông đều rinh về nhà. Bàn thờ bà cụ thì không ai hương khói phủ một màu lạnh tanh, u uất.

Đây phải chăng là cái giá nhãn tiền mà ba người con bà cụ phải chịu lấy vì tội bất hiếu. Bởi cả đời bà cụ đã mòn mỏi hy sinh cho họ nhưng dù khi bà còn sống cho đến khi chết đi, chưa một lần bà nhận được sự hiếu thuận chân tình từ con mình.

“Nhọc nhằn nuôi lớn, dạy khônSay giấc no tròn, Mẹ bế Mẹ chămĐau những lúc đêm nằm mệt mỏiỐm thêm nhiều bởi đói vì con

Mong sao cuộc sống trường tồnMưu sinh Mẹ khổ, héo hon từng ngàyChẳng ai hiểu… ai hay điều đóChỉ thấy mình từ nhỏ sướng, ngon

Nỗi đau khiến Mẹ hao mònTuổi xuân lặng lẽ dành con dại khờĐời vất vả nào mơ với mộngMẹ hy sinh mở rộng tâm hồn”

(Bài thơ “Mẹ trong tiếng gọi tim con” của Vượng Phạm)

Mẹ đã hy sinh cho con nhiều như thế, dù con thế nào mẹ vẫn ôm ấp chở che, nhưng ai thấu hết nỗi đau của mẹ. Là phận làm con chúng ta phải làm tròn chữ Hiếu, đừng để mẹ đi rồi mới tiếc nuối xót xa. Và hơn thế nữa trời xanh luôn có mắt nên sẽ không thể im lặng trước sự vô tình của những người con, bởi “Sống ở đời có vay có trả, luật nhân quả không bỏ sót một ai”.

Luật Nhân Quả: Oan Nghiệt Đời Trước, Kiếp Này Phải Trả, Sẽ Chẳng Chừa Một Ai!

Kiếp trước, vì xem nhe mạng người, giết oan người vô tội nên một vị hòa thượng nỗi đau đớn trong kiếp này. Luật nhân quả báo ứng là nghiêm minh vô tình, đối với người tu luyện cũng không ngoại lệ.

Chùa Quán Âm ở huyện Lâm Hải, tỉnh Triết Giang, trước kia có vị hòa thượng pháp hiệu Hàm Huy, đã hơn 40 tuổi, là người nghiêm trì giới luật.

Một hôm, hòa thượng đang đi tản bộ trên đường, ngang qua một quán bán thịt chó, chủ quán mời mua thịt chó. Do nghiệp lực chiêu cảm, làm cho vị hòa thượng bỗng dưng bị “mủi lòng” bởi mùi hương của thịt chó, đột nhiên nước miếng tuôn chảy, thèm thuồng, nghĩ tưởng đến cảm giác ngậm miếng thịt chó vào miệng thích thú vô cùng. Nhưng ngay lập tức ông xua tan ý nghĩ thèm thuồng đó và vội vàng quay trở về chùa.

Sau khi hòa thượng về chùa, bỗng toàn thân sốt nóng, trên thân dần dần mọc ra 18 cái nhọt độc, mỗi nhọt độc đều có hình giống như đầu người, gây đau đớn không thể chịu nổi. Nếu có người khác nhìn thấy nhọt độc thì đớn đau có phần giảm đi, nhưng nếu che lại không cho người khác thấy thì lập tức đau đớn thấu xương thấu tủy. Tuy đã mời thỉnh rất nhiều thầy thuốc danh tiếng, song tất cả đều bó tay, không chữa trị được.

Sau khi chịu sự hành hạ đau đớn như vậy một thời gian, hòa thượng Hàm Huy liền tự suy ngẫm, đây hẳn là do oan nghiệt ác báo từ đời trước. Ông liền quì trước hình tượng đức Như Lai, kiền thành tụng kinh Kim Cang, phát nguyện sám hối tất cả những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ và hiện tại.

Một buổi trưa nọ, vị hòa thượng đang thiu thiu ngủ bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, hoảng hốt thấy 18 cái nhọt độc cùng lúc nhô lên giống như những hình người bị chặt đầu, từ trong yết hầu lại vang ra tiếng hỏi: “Ông có biết chúng tôi không?”.

Hòa thượng đáp: “Tôi không biết”.

Lại có tiếng nói:

“Ông không biết thật sao? Vậy tôi sẽ nhắc cho ông nhớ. Vào đời nhà Kim, ông làm chức thống lãnh binh lính, chúng tôi đều là thuộc hạ dưới quyền của ông. Ông ra lệnh cho chúng tôi canh giữ cửa ra vào chỗ đóng quân.

Oán thù như thế, làm sao có thể không trả? Chúng tôi theo ông đã hơn 200 năm, nhưng ông biết tin theo Phật, những đời trước đều làm thiện tích đức, nay lại xuất gia nghiêm trì giới luật, nên lúc nào cũng có thiện thần hộ pháp theo bảo vệ, chúng tôi không dám xâm phạm.

Mới đây nhìn thấy thịt chó ông khởi tâm muốn ăn, như vậy là đã phá giới, khiến thiện thần hộ pháp đều xa lánh, chúng tôi mới có cơ hội báo oán này. Nay ông lại tụng kinh cầu nguyện giải trừ oan trái, vậy chúng tôi cho ông thêm ba năm nữa, sau đó nhất định quay lại lấy mạng ông”.

Từ đó, quả nhiên nhọt độc của hòa thượng Hàm Huy không phát tác nữa. Nhưng đúng ba năm sau, chúng phát tác trở lại kịch liệt hơn lần trước, thối rữa và làm cho đau nhức không sao chịu nổi. Những cái nhọt độc oan nghiệt ấy đã hành hạ ông mãi cho đến chết. Phải chăng đây chính là luật nhân quả mà ông phải gánh chịu?

Theo Lịch ngày tốt

Phật dạy trong cuộc đời này có 4 thứ không nên mắc nợ, đó là tiền bạc, là trách nhiệm, là ân tình và thời gian. Nợ mà không trả là tự gieo nghiệp nghèo hèn.

Về món nợ thứ nhất là tiền bạc. Theo lẽ tự nhiên, có vay thì có trả. Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa. Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả dẫn đến gieo nghiệp nghèo. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay. Theo lý lẽ nhà Phật thì đây chính là việc họ đang tự gieo nghiệp nghèo hèn cho mình.

Tiến làm nghề kinh doanh bất động sản ở Hà Nội vốn xuất thân là một người khá giả. Anh được thừa hưởng khối tài sản lớn của bố mẹ để lại nên bắt đầu lập nghiệp kinh doanh bất động sản một cách thuận lợi. Thế nhưng chỉ sau 10 năm lấy vợ và làm người giàu có, sự nghiệp của Tiến càng ngày càng xuống dốc. Bao nhiêu đất đai mà Tiến tậu được cuối cùng phải bán hết vì nợ nần.

Chẳng là trong quá trình làm ăn, Tiến thường vay rất nhiều người, cả ngân hàng cũng như anh em bạn bè và bất cứ ai mà Tiến gặp. Tiến ở nhà biệt thự, đi xe sang nhưng lạ là khi có cơ hội vay được tiền của ai là Tiến vay. Lúc vay, Tiến đều hứa là 1 tháng hoặc 2 tháng sau sẽ trả. Nhưng đến ngày hẹn trả, Tiến viện đủ lý do để khất nợ.

Khi đòi quá thì Tiến sẽ tránh mặt, không trả lời điện thoại, thậm chí còn dùng kế “cả vú lấp miệng em” rằng “đừng có mà dồn tôi đến chân tường” hoặc dùng kế hoãn binh: “Yên tâm đi, một tuần sau tôi trả không thiếu một đồng. Anh em với nhau, vay mấy đồng bạc mà cứ làm như là chết đến nơi”… Thế nhưng đến một tuần sau đó, Tiến lại lờ đi như chưa bao giờ có chuyện vay mượn xảy ra…

Hầu hết những người cho Tiến vay tiền đều đã có mối quan hệ rất thân tình, tốt đẹp với anh. Nhiều người vì cho Tiến vay tiền mà mất thời gian đi hỏi nợ, mất cả ăn cả ngủ vì ức chế, vợ chồng mất hòa thuận vì trách móc lẫn nhau khi cho Tiến vay tiền.

Tiến cũng từng kiếm được bộn tiền nhờ buôn bán bất động sản. Thế nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Tiến không làm ăn gì được với nghề này. Bao nhiêu đất của Tiến đều bị các chủ nợ “thu hồi”. Đến ngôi nhà vợ chồng Tiến ở cũng bị ngân hàng xiết nợ. Hiện, Tiến đang phải ra phụ vợ bán hàng ăn để kiếm sống hàng ngày.

Trường hợp thích “nợ”, vay nợ không muốn trả như của Tiến không hề hiếm. Chỉ cần tra google cụm từ “vay tiền không trả”, bạn sẽ tìm ra hàng loạt những câu hỏi gửi luật sư của các “chủ nợ” là nạn nhân của những “con nợ” vay tiền không muốn trả kiểu này.

Thượng toạ Thích Chân Quang, trong bài pháp âm Nhân quả Giàu – Nghèo, giải thích về vấn đề nhân quả giàu nghèo trong bài pháp âm nhân quả giàu nghèo như sau: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bủn xỉn, ích kỷ, không chịu bố thí.

Theo lời giải thích này thì hành vi “vay tiền không trả”, hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau. Không chỉ gieo nghiệp nghèo vì tâm ích kỷ mà còn gieo cả nghiệp gian truân trong đời vì tâm tráo trở như đã phân tích ở trên.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Lê (Trung Ương Đoàn TNCSHCM) cũng cho rằng, tốt nhất trên cuộc đời không nên nợ cái gì. Khi ta nợ ai đó một cái gì thì ta đang tự khoác lên cuộc đời mình một gánh nặng.

Về vấn đề nợ tiền bạc cũng như vậy, bất đắc dĩ thì mới phải đi vay. Người có đạo đức họ sẽ ăn không ngon ngủ không yên khi chưa trả được nợ. Còn người thiếu đạo đức thì thường họ không có cảm giác đó. Ngược lại với họ, vay được là mừng, còn không cần biết là khi nào sẽ trả. Khi nào người khác đòi nợ thì họ sẽ chây ì mặc cho “ân nhân” của mình đau khổ, tức giận thế nào.

Theo các chuyên gia, người sợ nợ vì thế cũng là người có đạo đức. Bởi nợ nào thì cũng phải trả, không trả cách này thì sẽ phải trả bằng cách khác. Bởi nhân quả không loại trừ ai.

Dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.

Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này. Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.

Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà còn là nợ cả ân tình và nếu không trả sẽ gieo nghiệp nghèo.

Theo Lịch ngày tốt